Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Mè đen và sữa đậu nành

Mè đen và sữa đậu nành là hai loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng chúng như thế nào để vừa an toàn, vừa mang lại lợi ích cao nhất lại là điều không phải ai cũng biết rõ.
ThS.BS Đào Thị Yến Phi (giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) - khẳng định: “Đây là hai loại thực phẩm từ thiên nhiên được nhiều người quan tâm sử dụng vì giá trị dinh dưỡng cao, không chứa cholesterol, có nhiều tác dụng trong việc ngăn ngừa và chữa bệnh

.


Từ lâu đời, mè đen (còn gọi là hắc chi ma) được xem là món ăn bổ và vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, mè đen có vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, giúp sáng mắt, thông minh; dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt... Ngoài ra, hạt mè và dầu hạt mè còn được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.


Sữa đậu nành không đường là nguồn cung cấp hoàn hảo loại đạm chất lượng cao, isoflavone và các vitamin nhóm B. Đặc biệt, isoflavone trong đậu nành là chất giúp làm giảm lượng LDL (cholesterol "xấu"), nếu dùng thường xuyên, trái tim của bạn sẽ như được một “thành trì” bảo vệ!”.


Tuy nhiên không phải bao giờ, lúc nào dùng hai loại thực phẩm này cũng tốt.


Người bị cường giáp được khuyên nên hạn chế dùng đậu nành sống. Thạc sĩ Yến Phi lưu ý: Trước hoặc sau khi uống đậu nành một giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất axit và vitamin trong cam, quýt sẽ tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành, kết thành khối ở ruột non làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói vì dễ bị rối loạn đường huyết. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ. Nam giới không nên dùng sữa đậu nành thường xuyên (dạng uống thay nước).


Không đựng sữa trong phích nước nóng, vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, uống sữa này sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Sữa nóng chế vào chai nhựa, bịch nhựa cũng không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là chế sữa đậu nành nóng ra ly hoặc lựa chọn sữa đóng gói tiệt trùng của các hãng sản xuất có uy tín.
Vừng - Vị thuốc "trường sinh"

Vừng là thức ăn thường dùng, quen thuộc. Trong các cuốn sách Đông y các thời đại thì vừng được gọi là vị thuốc kéo dài tuổi thọ.
Cây vừng.
Cây vừng.
Tại sao vừng được gọi là vị thuốc "trường sinh"?

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong vừng có chứa rất nhiều các chất chống lão hóa như vitamin E...; có các chất mà cơ thể cần như protein, chất béo, đường, khoáng chất, có các chất phòng chống bệnh xơ cứng động mạch như axit béo không bão hòa, vitamin PP, vitamin B1, những thứ này đều là cơ sở cho việc kéo dài tuổi thọ.

Vừng có tác dụng bổ não dưỡng sinh: Do vừng có chứa nhiều chất chống lão hóa, bổ não, tăng cường trí lực, lại chứa nhiều axit béo không bão hòa có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, bởi vậy nó có tác dụng bổ não dưỡng sinh rất tốt.

Các bài thuốc người trung niên và người già có thể dùng để bổ não chống lão hóa. Nếu thanh thiếu niên do học hành căng thẳng, não lực mệt mỏi, hay đau đầu, giảm trí nhớ có thể dùng:

- Đem vừng sao thơm, khi sao cho vào ít muối, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g.

- Lấy 30g vừng, 60g gạo tẻ, cho nước ninh thành cháo, ăn một lần một ngày.

- Lấy quả dâu khô và vừng với lượng bằng nhau nghiền từng thứ thành bột, trộn đều, mỗi lần lấy một thìa trộn với một thìa mật ong, pha với nước sôi uống.

Vừng với tác dụng trị táo bón:

Vừng có chứa chất dầu có tác dụng nhuận tràng dễ đại tiện, lại bổ nên phù hợp với những người đại tiện táo hoặc khô do âm tân khí huyết hư tổn. Các bài thuốc dùng vừng để nhuận táo dễ đại tiện:

Bài 1: Dùng 90g vừng đen, 20g hạnh nhân ngọt, 90g gạo tẻ, ba vị này đổ nước vào ngâm cho nở ra rồi đem nghiền nát, đun chín, cho ít đường, chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Bài 2: Lấy 30g vừng đen, 60g hạnh đào, cả hai thứ đem giã nát, mỗi ngày lấy một thìa, pha vào nước sôi, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống vào sáng sớm.

Bài 3: Đem sao vừng đen, lá dâu (hai thứ lượng bằng nhau), rồi nghiền thành bột, mỗi lần ăn 3 thìa, ngày 2-3 lần.

Dùng vừng trị chứng thiếu sữa:

Vừng có tác dụng thông sữa, trị chứng thiếu sữa. Vừng vị tính bình hòa, tác dụng bổ gan thận, bổ dưỡng tinh huyết, nên có tác dụng bổ dưỡng cho sản phụ bị tinh huyết hư tổn, thiếu sữa.

Bài thuốc kinh nghiệm là lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g tằm khô nghiền bột, cho ít đường đỏ vào trộn đều, hãm nước sôi, đậy kín khoảng 10 phút thì uống một lần cho hết, ngày uống một lần vào lúc đói.
Trần Nga (Theo KTNT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét