Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Đôi điều về tục lệ thờ cúng tổ tiên ở Thủ Dầu Một - Bình Dương

* TRẦN THANH ĐẠM


Từ xưa người Việt Nam ở tại quê nhà hay đi lập nghiệp nơi đất mới (Thủ Dầu Một – Bình Dương) vẫn mang theo nếp sống tâm linh ''uống nước nhớ nguồn'' với tục lệ thờ cúng tổ tiên trong giỗ ky và ngày Tết. Bởi vì, theo quan niệm của nhân dân ta ''công ơn cha mẹ bằng trời bằng biển''. Cho nên con cháu đối với ông bà cha mẹ phải tôn khi sống, thờ khi chết. Người xưa còn dạy ''Bất hiếu dĩ tử bất hiếu'' (mình không có hiếu với ông~bà, cha mẹ thì con cháu cũng không có hiếu với mình). Những tâm niệm đó cứ truyền từ đời này đến đời khác. Thật vậy, trên bàn thờ ngôi nhà cổ nhất của cố Trần Văn Hổ (tức Đẩu)' xây dựng năm 1890, tại phường Phú Cường, TX.TDM, còn câu đối nói về công ơn ông bà cha mẹ.
- ''Hữu kỳ phụ mẫu, hữu thứ thân, danh thân phi ngô hữu"(Có cha mẹ mới có thân ta, thân danh của ta không phải tự có).
- ''Thiên địa ủy hình, ấu thừa nghiêm giáo, trưởng đắt thân vinh"(Trời đất phú cho hình hài, lúc nhỏ được dạy dỗ, lớn mới hiển vinh).
Cũng như trước kia cụ Nguyễn Đình Chiều ca ngợi về lòng hiếu thảo của Lục Vân Tiên, hiện thân của người Nam bộ là trên đường tới trường thi nghe tin mẹ mất đã ''Gieo mình xuống đất, dật dờ hồn hoa" bị mù mắt, thì sau này nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ, lúc đã trưởng thành càng thấm thía công ơn của cha mẹ ''Mẹ nhịn trầu cau mua mực viết. Nhịn bánh quà để mua sách cho con" (Thú tội - 1939), đã vật vã trước bia mộ mẹ:
''Khách qua đường ơi, khóc giùm tôi
Lệ thơ tôi dù sẽ chảy ngàn năm,
Chảy muôn năm cũng không bao giờ chữa được,
Một nụ cười của mẹ dưới mồ câm...
                                                          (Mộ bia)
Chữ hiếu đó còn được trang trọng thờ ở nhà đốc phủ Đẩu:
- Cù lao chí đức, cúc dục tình, hải sơn tháo dạ bất minh" (đức cù lao, tình cúc dục lo đền ơn trời biển đêm ngủ chẳng yên).
- ''Mộc dục tinh hề, như phong bất định tử dục dưỡng hề như thân bất sinh" (Cây muốn lặn mà gió không ngừng, con muốn đền ơn mà cha mẹ không còn sống).
Vì vậy, từ xa xưa, thờ cúng tổ tiên được nhân dân ta coi như một tín ngưỡng là niềm tin thiêng liêng vào linh hồn ông bà, cầu mong được tổ tiên phù trợ cho con cháu có tài lộc hàng ngày. Mỗi lần con cháu thành đạt hay con trẻ vang mình sốt mẩy ta thắp hương cầu mong tổ tiên ban phát điều lành. Đối tượng thờ cúng là người ruột thịt đã sinh ra mình và đã qua đời. Thường cúng tổ tiên vào ngày Tết hay ngày giỗ ky (ngày mất của ông bà). Vào ngày này thường đặt trang trọng giữa gian nhà mặt tiền. Xưa nay, việc thờ cúng tổ tiên vẫn lấy lòng kính làm chính, chữ không phải lễ vật dâng cúng nhiều hay ít. Nhưng chí ít cũng phải có hương, đăng, trà, ngũ quả.
Dù không viết ra, nhưng trong tâm thức nhà nào cũng cùng ý tưởng như bàn thờ nhà đốc phủ Đẩu. ''Chung thường trở đậu, quí hồ kỳ tinh Thần vô thương, hưởng vu khắc thành"
Nghĩa là:
Lễ vật hiến dâng quí là chỗ tinh khiết
Hiến cúng chủ yếu là lòng thành.
Việc thờ cúng tổ tiên xưa nay ở nước ta cũng như Thủ Dầu Một - Bình Dương là nét đẹp văn hóa, cần được phát huy trong điều kiện từng nhà với tinh thần tiết kiệm, lành mạnh và văn minh.
T.T.Đ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét