Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Phong tục cưới hỏi ở miền Nam và vùng đồng bằng Sông Cửu Long


Các nghi lễ cưới hỏi ở miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở khu vực nông thôn người ta còn áp dụng các nghi lễ trong cưới hỏi như: lục lễ (6 lễ)
1. Lễ giáp lời
2. Lễ Thông gia
3. Lễ cầu thân
4. Lễ nói
5. Lễ cưới
6. Lễ phản bái
Trong giai đoạn tiền hôn nhân, trước khi hai họ muốn kết thân với nhau thì phải trải qua ba vấn đề tiền hôn nhân, ngày xưa định hôn nhân là do ông mai, bà mối điềm chỉ - hoặc do cha mẹ đôi bên đính ước, ngày nay do sự tìm hiểu của đôi nam, nữ.
- Lễ giáp lời: Do cha mẹ nhà trai có ông mai hoặc bà mai đến nhà cha mẹ nhà gái, hai bên trực tiếp bàn bạc và dò hỏi tuổi tác để kết cấu suôi gia và bàn việc lập hôn nhân cho con.
- Lễ thông gia: Lễ này do họ nhà trai nhã ý mời họ nhà gái sang chơi cho biết nơi ăn chốn ở của nhà trai.
- Lễ cầu thân: Sau khi hai bên đồng ý gã cưới, bên nhà trai đem cho hai mâm đồ nên người ta còn gọi là lễ cho đồ hoặc là lễ sơ vấn hay còn gọi là bỏ hàng rào thưa, ngày nay thông thường là do đôi nam, nữ quen biết nhau nên bỏ qua ba lễ trên mà chỉ bàn sâu vào vấn đề, (lễ nói và lễ cưới)
 * Lễ nói: Bên nhà đàng gái đề bản là lễ đính hôn hay là lễ đăng khoa
Khi họ nhà trai đến: Do ông trưởng tộc hoặc người thông lễ hướng dẫn còn có người bưng khai việc rót rượu, người ta gọi là chú rể phụ lễ nói cũng đi theo trình tự lục lễ.
1. Ông thông lễ nhà trai trình lễ y kỳ (tức là đúng hẹn) xin phéo bên họ nhà gái, cho họ nhà trai nhập gia trình lễ nói, được trưởng tộc bên họ nhà gái nhận lời, cử đại diện ra mời họ nhà trai vào trình lễ nói, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc nhà trai nói: Hôm nay ngày... tháng... năm được ngày (hoàng đạo) tức được đôi bên đồng ý, cho họ nhà trai nghinh hôn trình sánh lễ nói gồm có: + Một đôi đèn, + Một măm trầu, + Bốn măm quà, rót rượu trưởng tộc nhà trai mời quí tộc bên gái nhận lễ.
2. Trình lễ khai hoà để kiến gia tiên.
3. Rót rượu trưởng tộc nhà trai trình lễ thượng đăng.
- Tức đốt đôi đèn cầy do nhà trai mang tới, chú rể bưng đôi đèn đốt cháy tỏ đưa lên bàn thờ xá trong, xá ngoài rồi đưa sang ra cho hai ông suôi hoặc hai bà suôi hoặc là người đại diện đặt lên bàn thờ đó là "lễ lên đèn".
4. Lễ bái gia tiên (tức là lại ông bà quá vảng)
- Rồi đến lễ bái tộc lại họ, lại ông bà hiện tiền, lại cha mẹ, cô bác, cậu dì, chú thím, chú rể dâng rượu và xá hai xã (chỉ một mình chú rể lại)
- Khi xong trình giao khai việt lại cho trưởng tộc nhà gái, để giới thiệu ông bà thân tộc bên gái giới thiệu song giao lại cho trưởng tộc nhà trai, tộc nhà trai rót rượu trình lễ trao hoa của chú rể trao cho cô dâu.
- Lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu, lúc này cô dâu ra cuối đầu chào hai họ và nhận quà nữ trang của nhà trai, đi trở vào trong, khi xưa đôi bông nói là do mẹ ruột đeo, ngày nay được sự đồng ý của họ nhà gái, qua xin ý kiến, họ nhà gái cho phép chú rể đeo cho cô dâu, khi đeo đồ nữ trang xong cô dâu trở ra chào hỏi họ nhà trai bằng lễ cuối đầu, coi như cô dâu một cái cuối đầu sẽ được một món quà giá trị như: tiền bạc, hoặc bộ đồ, do ông bà cô bác nhà trai tặng.
- Ngày giao bạc cưới hoặc hẹn ngày cưới, bao nhiêu thường thì họ nhà gái không đòi, còn họ nhà trai đi cho họ nhà gái một con heo đứng đúng tạ và tiền cưới gọi là tiền chợ, có khi heo đứng tức là (nguyên heo) hoặc heo nằm là quy ra tiền do hai bên bàn tính, đàng gái đi đưa dâu bao nhiêu người để đàng trai lo liệu.
- Trong lễ nói đàng trai sẽ trình thiệp cưới, thiệp ghi rõ ràng, giờ làm đám cưới, giớ rướt dâu, giờ làm lễ bên gái, giờ làm lễ bên trai trao thiệp giữa hai họ.
5. Lễ dỡ măm trầu, trước đây có một mình chú rể dỡ, bẻ trầu đủ đôi, cau đủ đôi để trong cái dĩa đặt lên bàn thờ, ngày nay vì có quay phim chụp ảnh lưu niệm lên ông trưởng tộc xin phép họ nhà gái, cho cô dâu cùng chú rể cùng dỡ mâm trầu, các lễ đã lập xong, vị trưởng tộc nhà trai cho phép cô dâu, chú rể kêu ba má đôi bên là cha mẹ.
- Phần cuối của lễ là cô dâu chú rể cắt bánh kem, khui rượu xâm banh mời quí quan khách nhập tiệc.
6. Trình lễ kiếu, sau khi yến tiệc xong trưởng tộc nhà trai trình lễ kiếu.
- Những điểm tiến bộ của ngày nay:
Ngày xưa đám nói đàng trai phải có măm trầu búp sen, ngày nay chế măm trầu búp sen, nhưng phải có măm trầu trệt, ngày xưa lại tam bộ nhất bái, một mình chú rể lại, ngày nay người chế hết chỉ xá cửu quyền mà thôi, ngày xưa chú rể phải mặc áo dài khăn đống, ngày nay người ta chế áo dài khăn đống chú rể chỉ mặc vét tông, cô dâu thì mặc áo dài duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
LỄ CƯỚI, NGƯỜI TA GỌI LÀ (ĐÁM CƯỚI)
- Ở bên nhà gái treo bảng "lễ vu qui".
- Bên gái còn tổ chức cho cô dâu lại xuất giá trước khi về nhà chồng theo sự điều kiện của ông trưởng tộc bên gái.
- Lễ lại xuất giá:
Ông trưởng tộc nhà gái: Kính thưa quí ông, quí bà và cô bac anh chị em, hôm nay là ngày... tháng... năm..., người xưa gọi là ngày (Kiết nhật) nữ chủ hôn có tổ chức lễ vui qui cho con gái thứ... có thỉnh mời ông bà nội, ông bà ngoại ông bà cô bác lối xóm, đã không quản ngại đường xá xa xôi, nhính chúc ít thì giờ quý báu đến đây dự lễ vu quy hôm nay thêm phần long trọng và vị trưởng tộc xem đồng hồ và nói tiếp, bây giờ là 21 giờ đã đến giờ lại xuất giá.
+ Trước tiên là lại ông bà quá vảng tức là (cửu quyền)
+ Tiếp theo là lễ ông bà hiện tiền, ông bà nội, ông bà ngoại, ông bà thân tộc lối xóm.
+ Lễ bái phụ mẫu dâng rượu cho cha mẹ uống vui ngày con vu quy xuất giá, lần lượt đến lễ cô bác, bác suôi, chú thím, cậu mợ, dì dượng, anh chị em và bè bạn, nhận quà tặng của ông bà cha mẹ, anh chị bạn bè thân thích. Ngày xưa có cô dâu phụ đi theo, ngày nay không còn áp dụng cô dâu phụ như ngày xưa.
Phần cuối ông trường tộc nhắc lại lời của nữ chủ hôn mời ông bà cô bác, anh chị em đi đưa dâu thì vui lòng chấp nhận, ăn mặc chỉnh tề, đi đúng giờ.
LỄ KIẾU RỂ
Còn gọi là lễ thám tộc, ngày xưa sau khi đám nói ở tại nhà đang gái xong, đàng trai để chú rể lại ở làm lễ, cho đến ngày làm đám cưới trưởng tộc đàng trai qua trình lễ với nhà gái để rước chú rể về đó gọi là lễ kiếu rể.
Lễ thám tộc: Từ xa xưa cứ đến ngày mai rước dâu thì chiều hôm trước họ đàng trai sẽ cử người đi thám tộc, để dò xem coi họ đàng gái có thực hiện lời giao ước ấy hay không.
LỄ RƯỚC DÂU
Họ nhà trai chuẩn bị đi đến họ nhà gái theo tục lệ, có một vị trưởng tộc và một chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay việc cùng ông bà cha mẹ bên nam đi chẳn đôi, ông bà, cha mẹ, nam nữ bốn hoặc sáu, để đủ người bưng mâm bàn (chứ không đi lẻ) cùng đai diện có hai khay.
1. Khay trầu có đôi đèn
2. Khay việc có chung, nhạo để rót rượu trình lễ
- Kiểm tra lại mỗi khai có bốn miếng trầu têm và bốn miếng cau tươi có hai cái chung nhạo cho mỗi khay đều có rượu.
- Kiểm tra mâm trầu có buồn cau dầy, hay cau tầm vung còn nguyên vẹn trong thật đẹp mắt, cùng một ốp trầu bọc giấy đỏ cho hai chai rượu bịch nút đỏ, mà ngày xưa người ta gọi là mâm trầu, ché rượu, kiểm tra bốn mâm quà coi đủ chưa, khi đi rước dâu gần đến nhà đàng gái, họ đàng trai phải dừng lại sửa soạn y phục và mâm bàn cho tử tế.
Cử trưởng tộc và chú rể phụ bưng khay tiệc đi trước vào trình lễ.
1. Lễ y kỳ
Trưởng tộc nhà trai xin phép trưởng tộc nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới (hoặc lễ rước dâu), khi được đại diện bên gái nhận lời, trưởng tộc bên gái bưng khay trầu thỉnh họ nhà trai, ngày nay cử đại diện ra mời họ nhà trai, họ nhà trai lần lượt đi vào, vị trưởng tộc rót rượu trình lễ, vị trưởng tộc nói hôm nay vào lúc ngày........... tháng... năm..., được ngày "hoàng đạo" họ đàng trai được phép nghinh hôn trình sính lễ cưới.
Hoặc là trưởng tộc nói một cách khác, hôm nay được sự đồng ý của đôi bên hai họ và sự cho phép của chính quyền địa phương, họ đang trai đến trình lễ cưới gồm có 01 đôi đèn, 02 mâm trầu, 04 mâm quà.
2. Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ khai quà để kiến gia tiên.
- Ông trưởng tộc trình lễ cho đồ nữ trang và trang phục cô dâu nếu có
- Ông trưởng tộc trình lễ nhập hộp (còn gọi là lễ hiệp song) xin phép cho chú rể đeo đồ cho cô dâu là để cho chú rể nhìn mặt coi có phải là vợ của mình hay không, như ngày xưa có sự tảo hôn, (coi người em, mà gã người chị).
3. Ông trưởng tộc trình lễ thượng đẳng bái đường (tức lại ông bà quá cố) hai đứa lại và bái tộc lễ đã lập song, ông trưởng tộc nhà trai giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà gái, giới thiệu ông bà thân tộc bên nhà gái, khi giới thiệu song, ông trưởng tộc nhà gái giao khai việc lại cho ông trưởng tộc nhà trai.
4. Chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc trình lễ dỡ mâm trầu.
- Ngày xưa thi ba ngày mới dỡ mâm trầu, ngày nay dỡ luôn trong buổi lễ, ông trưởng tộc khai thông, cháu trai bẻ cao, cháu gái lấy trầu cau cũng đủ đôi và trầu cũng đủ đôi, để trong cái dĩa xá hai xá rồi đặt lên bàn thờ.
- Lễ trao hoa (nếu có)
5. Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc trình lễ rước dâu và thỉnh họ nhà gái, đưa dâu qua nhà trai.
- Chú rể phụ rót rượu, ông trưởng tộc nhà trai trịnh trọng xin phép trình lễ kiếu.
6. Lễ phản bái rước dâu sau 3 ngày, bên đàng trai cùng cô dâu chú rể đem theo một cặp vịt qua nhà đang gái, làm cúng cho ông bà, gọi là lễ phản bái, có khi họ nhà trai xin phép họ nhà gái cho miếng lễ phản bái, vì bận công việc hoặc đường xá xa xôi.
LỄ RƯỚC DÂU VỀ TỚI NHÀ TRAI.
Họ nhà trai đề bản "lễ tân hôn"
Ngày xưa khi rước dâu về cô dâu chú rể đến làm lễ tơ hồng, có lập bàn thờ tơ hồng được đặt ngang bên trước nhà tiệt, có đèn hoa rực rỡ, cô dâu chú rể đến bái tơ hồng, còn ngày nay ít ai thực hiện lễ này, ông trưởng tộc đại diện nhà trai sắp xếp chỗ ngồi cho bên nam và bên nữ, chú rể phụ rót rượu ông trưởng tộc tuyên bố. Hôm nay ngày... tháng... năm được ngày hoàng đạo chọn được ngày lành tháng tốt, nam chủ hôn có làm lễ thành hôn cho con trai thứ có thỉnh họ nhà gái, cùng ông bà thân tộc hai bên nội, ngoại cùng ông bà cô bác và bà con lối xóm đã không quảng ngại đường xá xa xôi, nhìn chúc ít thì giờ quý báo để tham dự lễ thành hôn thêm phần long trọng.
Đã đến giờ làm lễ, trước tiên:
1. Lễ ông bà quá vảng - chú rể cô dâu cùng lễ bàn thờ
2. Bái tộc lại họ, xá hai bên hai họ, rót rượu lễ ông bà hiện tiền như ông bà nội, ông bà ngoại, ông bà bà con lối xóm mời nâng ly uống rượu cho hai cháu làm lễ.
3. Lễ bái song thân, cô dâu cú rể dâng rượu cho cha mẹ uống gọi là quang hỉ nâng ly mừng ngày vui con có đôi bạn.
4. Lễ bái cô bác, bác suôi, chú thím, cậu mợ, dì dượng uống rượu cho cháu làm lễ.
5. Lễ anh em, bạn bè quang khách chúc mừng quà tặng, đến khi kết thúc trưởng tộc sẽ tuyên bố kết thúc cuộc lễ hôm nay.
6. Mời đàng gái dự yến tiệc do đàng trai long trọng chiêu đãi.
- Khi họ đàng gái kiếu lui gót, họ đàng trai cùng cô dâu chú rể ra tiễn họ đàng gái ra về.
- Trên đây là phần nghi lễ cưới hỏi ngày nay có sự cải tiến hơn ngày xưa nhiều.
Từ xưa đến nay đã trải qua các chế độ xã hội, từ đầu thế kỷ XV cho đến hết thế kỷ XX nghi lễ cưới hỏi là vấn đề đặc biệt quan trọng trong mọi gia đình dân tộc Việt Nam chúng ta, qua nghiên cứu vân chưa có sổ sách nào ghi lại các chi tiết, song nó vẫn tồn tại trong dân gian, như một thư văn sử truyền miệng, như là một thứ văn học nghệ thuật nó ăn sâu vào lòng con người. Vì vậy mà nó còn được bổ sung chọn lọc phổ biến trong điều kiện tiến hoá của xã hội, phát triển qua truyền miệng rĩ tai, hay cha truyền con nối, người này qua người kia, đời này qua đời khác, về đạo đức lễ giáo trong các gia đình họ tộc mẫu mực nhân đạo hiền lành.
Tuy đơn sơ mà rất quan trọng, nó mang tính đạo đức và luôn luôn tồn tại bền vững trong cuộc sống con người, nó không mang tính pháp luật, mà nó trừu tượng trong lòng con người quan trọng gần như pháp luật trong cuộc sống từ trước đến nay.
Có nơi này nơi khác tuy không đồng nhất, nhưng nghi lễ luôn được coi trọng còn gắn bó với truyền thống, đạo đức nó là một sự tích đặc biệt quan trọng đã có từ lâu đời, theo nghi lễ cưới hỏi nó rất đa dạng cả hình thức lẫn nội dung phong phú.
Về hình thức: Được trang trí nhà tiệc, treo đèn kết hoa bằng tàu lá đũng đỉnh, tàu lá dừa, tàu lá dừa nước, hoa cau, ngày nay họ kết bằng hoa giấy hoa đèn rực rỡ màu sắc.
Cô dâu chú rể trong ngày cưới, ngoài hai vị trưởng tộc suôi trai, suôi gái, từng vùng, từng nơi không đồng nhất, vẫn còn nơi này, nơi khác nhưng từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 nghi lễ cưới hỏi theo sự tiến bộ của xã hội.
Hôn lễ xưa nay đã trãi qua nhiều chế độ xã hội, trong dân gian họ không có tiền hôn giá thú, vậy mà nghi lễ được hai bên đính ước rồi thì họ gắn bó với nhau coi như là "thiên duyên tiền định" dù cho vật đổi sao vời họ vẫn thuỷ chung như nhất cho đến ngày răng long tóc bạc, đôi hôn nhân trai tày gái sắc ấy họ yêu nhau tự nguyện ràng buộc bằng quan hệ tình yêu, duyên kiếp của lứa đôi.
Đinh Cam Kết
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Phong tục cưới hỏi miền Nam
10:17 15 thg 7 2010Công khai0 Lượt xem0
 

 


Lễ chạm ngõ (xem mặt, dạm ngõ)

Đây là một lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Theo số liệu xã hội học, tần suất thực hiện lễ chạm ngõ ở xã hội ta hiện nay đang có xu hướng tăng. Như thế, đây là nhu cầu xã hội chứ không phải hành vi hướng cổ có tính chất chơi trội của một nhóm xã hội nào.

Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về lễ này (do người ta ít thực hành nó trong mấy chục năm qua) nên nhận thức của người dân và thực hành của họ về lễ này còn chưa đúng. Thậm chí, những người làm công tác quản lý xã hội và văn hóa cũng chưa có sự am hiểu sâu sắc về lễ này.

Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.

Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.

Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền:

Thành phần tham gia:
- Nhà trai : Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có).
- Nhà gái : Cả gia đình nhà gái.

Trang phục:
- Trai : complet
- Gái : áo dài
Nếu do điều kiện không có thì mặc những bộ quần áo đẹp nhất mà mình có.

Phương tiện đi lại:
- Ở thành phố : tốt nhất là thuê một chuyến xe con 5 chỗ (vừa đủ 4 người nhà trai đi) hoặc đi xe máy.
- Ở nông thôn : nếu xa có thể đi bằng xe máy, nếu gần : đi bộ.

Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chè
Nhưng số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ : 2 gói chè, hai chục cau).

Đón tiếp ở nhà gái : Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút.

Lễ ăn hỏi

Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự hứa giá thú của hai gia đình, hai họ. Nó đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân : Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.

Ngày nay, về hình thức lễ này vẫn giữ tên là lễ ăn hỏi, nhưng trên thực tế, thì lễ này bao hàm cả lễ dẫn cưới. (Sự quy giản này phần nào cho chúng ta thấy tính thích nghi của văn hóa cổ truyền trong xã hội đương đại). Chính vì thế, mô hình lễ ăn hỏi ngày nay phải phản ánh được sự thay đổi ấy, nói cách khác, trong các nghi thức ở lễ ăn hỏi ngày nay phải có cả những nghi thức của lễ dẫn cưới.

Mô hình lễ ăn hỏi trong xã hội Việt Nam đương đại như sau:

Về thành phần tham dự
- Nhà trai : Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, một số cô gái chưa chồng đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp (bây giờ có thể là nam thanh niên) vì các cô sợ "mất duyên", số người bê tráp là số lẻ, 5 hoặc 7 hoặc 9...
- Nhà gái : Bố mẹ, ông bà (nếu còn), anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân cận. Ở nông thôn có thể có một số cô dì chú bác của cô dâu).

Về lễ vật:

Cau tươi : 1 buồng
Bánh cốm : 200 chiếc
Hạt sen : 2 kg
Chè : 2 kg
Rượu : 2 chai
Thuốc lá : 2 tút
Bánh xu xê (phu thê) : 200 hoặc 20
Phong bì tiền : 2 chiếc
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất l­ợng và số lượng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, số lượng nhất thiết phải là 2. Về lễ vật cho lễ này, cần phải tránh xu hướng phục cổ cực đoan (phục hồi tục thách cưới hay thách cưới trá hình) cũng như một cực đoan khác là : nhà trai không có lễ vật dẫn cưới.

Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới là : thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là : nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện được thiện ý của nhà trai : xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí xung quanh hôn sự.

"Tiền mặt" : Đây là vấn đề đang được tranh cãi nhiều : có ý kiến cho rằng, lễ vật bằng tiền thì quá thô, thậm chí còn có người cho rằng, làm như vật là xúc phạm đến nhà gái,... có người thì lại cho rằng, vấn đề là ở cách đưa tiền : làm thế nào để tiền trở thành một lễ vật chứ không phải là một phương tiện trao đổi, mua bán như chức năng vốn có của nó.

Nếu số tiền đó được đổi thành những đồng tiền mới tinh (như tiền mừng tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường làm) và được bao bởi một phong bì đẹp màu đỏ, có in chữ "song hỷ" thì người nhận lễ sẽ không bị mặc cảm là mình đã nhận tiền theo nghĩa đen nữa.

Rước lễ vật : Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế (trông đẹp hơn) nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là : ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.

Những lễ vật dẫn cưới theo phong tục cổ truyền đều thể hiện được ý nghĩa trên và ngày nay người Việt Nam vẫn tuân thủ.

Trang phục : trang phục cho cô dâu (tốt nhất là một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này). Nếu kinh tế nhà trai khá giả có thể sắm cho cô dâu tương lai một trong những đồ trang sức sau : xuyến, vòng, hoa tai... Chú rể thì comple, cà vạt.

Tiếp khách : Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.

Trách nhiệm của cô dâu : Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ (đối với những nhà không theo đạo Thiên chúa). Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách.

Nhà gái : sau khi nhận lễ rồi đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ trong đồ lễ ăn hỏi một ít để "lại quả". Lưu ý là đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.

Biếu trầu : Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... ý nghĩa của tục này là sự loan báo : Cô gái đã có nơi có chỗ.

Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới. Có nhiều người phản đối việc duy trì tục này với lý dó là : những quà biếu này không được sử dụng, gây lãng phí, tốn kém cho nhà trai. Tuy nhiên, tục "biếu trầu" chỉ áp dụng đối với họ hàng hay một số bạn bè thân thiết, nếu không thì việc đưa thiếp mời sẽ không có tính biểu trưng.

Lễ cưới


Lễ cưới là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân, là hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể, mừng hai gia đình, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó, cả xưa và nay, mọi người đều rất coi trọng. Đây cũng chính là nghi lễ được dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn rất đơn giản.

Hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký tại Uỷ ban Nhân dân phường (xã) (nam 1 tờ và nữ 1 tờ), điền vào mẫu và mỗi người đều phải lấy chứng nhận của phòng tổ chức nơi mình công tác. Nếu chưa đi làm, bạn có thể xin xác nhận của ông tổ trưởng dân phố (xóm). Sau đó, cả hai cùng đến Uỷ ban Nhân dân phường đem theo hộ khẩu và chứng minh để xin đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai người sau đó khoảng 10 ngày.

Trước đây, người ta gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Điều đó chứng tỏ vị trí rất quan trọng của lễ này trong hệ thống hôn lễ. Ý nghĩa của lễ này là : Công bố sự thành hôn của đôi trai gái, vì thế lễ này còn gọi là lễ thành hôn.

Trong tâm thức người Việt (từ xưa cho đến ngày nay) thì lễ cưới (chứ không phải tờ hôn thú) có giá trị pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, chính ở lễ này nhiều vấn đề xã hội "gay cấn" diễn ra, khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào lễ này. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi sự khen chê ấy không đồng nhất, thậm chí còn đối lập nhau. Ví dụ : ngày nay một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng, thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng : thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ...

Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp. Trước đây, do có sự gả bán, cưỡng hôn nên trong hôn lễ dễ có sự cố (chú rể hoặc cô dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn...), nên lễ này nhằm xác định chính xác lần cuối cùng thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự cố, bất trắc gì không. Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đối lứa, nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường được đảm bảo.

Rước dâu : Dù đoàn rước dâu của nhà trai có đi bằng phương tiện gì đi chăng nữa thì trước khi vào nhà giá cũng phải "chấn chỉnh đội hình". Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai (là người khéo ăn, khéo nói, có vị thế xã hội). Tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè (ở Việt Nam, mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu, thậm chí khi cô dâu về đến nhà chồng, mẹ chồng còn phải trốn một lúc rồi mới ra tiếp khách). Thời nay, đoàn rước dâu cũng không đông người lắm, chỉ khoảng 20 người vì đông quá nhà gái không đủ chỗ tiếp vả lại còn phải nhường chỗ ở xe ô tô cho nhà gái đưa dâu. Làm như thế, trước hết để đoàn nhà trai tránh được sự lộn xộn, lúng túng trong ứng xử (nếu vào nhà gái mà vẫn không theo thứ tự sắp đặt trước); nhưng điều quan trọng hơn là tạo điều kiện để nhà gái không bị động, không bị bất ngờ trong nghênh tiếp.

Trước đây, nhà trai báo hiệu cho nhà gái bằng một tràng pháo và khi nào nhà gái đáp lại bằng một tràng pháo khác thì nhà trai mới được và có một tục khác là tục chằng dây cũng có tác dụng tương tự. Tục này từng bị phê phán là hủ tục nên đã bị bãi bỏ từ lâu. Trong tình hình mới hiện nay, "hình thức" của tục này vẫn tồn tại nhưng "nội dung" lành mạnh, nhẹ nhàng, vui vẻ hơn : Nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ (hay thắt lưng, nơ đỏ) chăng dây chờ sẵn ở trước nhà gái khoảng độ 20-30m. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này (khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái). Như vậy, tục chăng dây sẽ trở thành một hình thái văn hóa khác hẳn về chất so với tục lan nhai ngày xưa. Nó sẽ tô điểm thêm bản sắc văn hoá của người Việt.

Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà, đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái xin chính thức được rước cô dâu về.

Nhà gái đáp từ : Sau khi được "các cụ" cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu và cùng cô dâu đến trước bàn thời thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương, về đạo lý vợ chồng. Vị đại diện nhà trai đáp lời thay cho chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới. Trước đây, khi xe hoa (đám rước dâu) về tới cửa, nhà trai đốt pháo mừng. Nay, không có pháo nữa, người ta phải thế vào đó bằng cách khởi nhạc sống hoặc mở băng nhạc để tạo không khí vui vẻ, long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái.

Đầu tiên, cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó là lê tơ hồng, (ngày nay, lễ tơ hồng không còn là một nghi thức. có tính bắt buộc nữa) tùy từng gia đình, lễ này có thể làm, có thể không). Tiếp theo, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới do một người được nhà trai chọn sẵn (mắn con) trải chiếu. Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả những người tham dự ăn tiệc cưới. Trước kia, tiệc cưới do gia đình người ta thường thuê chỗ và người nấu tiệc.

Không biết tự bao giờ, nhiều gia đình ở thành phố thường làm "ngược" tiến trình này : Họ không rước dâu về nhà mà rước thẳng đến phòng cưới (mà thực chất là phòng tiệc nhà hàng). Sau khi xong việc ở phòng cưới, cô dâu - chú rể mới về nhà chồng, gia đình nền nếp thì có lễ gia tiên, lễ tơ hồng, trải chiếu, có một số gia đình coi như đám cưới đã xong!

Về trang phục :
- Chú rể : complet, cài hoa trước ngực.
- Cô dâu : áo cô dâu theo mốt châu Âu, màu trắng hoặc màu kem

Về biểu trưng : Khoảng gần trăm năm qua, dân ta cũng đã cố gắng suy nghĩ - sáng tạo ra nhiều biểu trưng khác nhau cho lễ cưới (như đôi chim bồ câu, đèn lồng, trái tim, chữ lồng, mặt hai người hôn nhau,...) nhưng không thể thay thế được biểu trưng của chữ song hỷ : sở dĩ như vậy là do chúng vừa thiếu tính thẩm mỹ vừa thiếu tính thông tin (hiểu theo nghĩa ký hiệu học). Cho đến nay, và có lẽ mãi mãi, biểu trưng song hỷ vẫn là biểu trưng của đám cưới: người không hiểu chữ Hán nhìn vào chữ này cũng hiểu và cảm nhận được ngay : đám cưới. Cũng phải khẳng định thêm rằng: chữ song hỷ đã được đúc kết từ hàng ngàn năm, nó đã đạt đến độ hoàn thiện (cả về ý nghĩa xã hội lẫn tính hoàn mỹ).

Ở đây cũng nên phê phán quan điểm dân tộc hẹp hòi, cho rằng chữ này là của Tàu, ta phải có biểu trưng của ta, riêng biệt, độc nhất. (Cái gì được du nhập từ bên ngoài, nhưng đã bắt rễ và sống ở ta thì cái đó đã trở thành truyền thống của ta rồi).

Về đồ mừng cưới : Xưa, các cụ ta có tục mừng đỡ, nay, người đến dự đám cưới tặng đôi vợ chồng trẻ cái gì đó cũng là điều hiển nhiên. Vấn đề nổi cộm của việc mừng cưới hiện nay là : Cấp dưới nịnh, hối lộ cấp trên thông qua phong bì mừng cưới. Tuy nhiên, số đám cưới của các con quan này không phải là nhiều, vì thế đây không phải là vấn đề của văn hóa, (những hành vi kiểu này chỉ là nhất thời, nó sẽ biến đi theo sự thay đổi thời cuộc). Vấn đề đáng quan tâm hơn về phương diện văn hóa (xây dựng nếp sống) ở đây là : Tặng quà cưới thế nào để người tặng và người nhận đều giữ được lễ? Quà cưới và tặng quà cưới cần phải bảo đảm được những nguyên tắc sau :
Trang trọng : muốn vậy, quà phải được bọc giấy điều, dù là tiền cũng phải được bọc trong phong bì đẹp. Trong đám cưới, cần có ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng, hướng dẫn khách và đỡ gói quà cho khách (nếu cồng kềnh) vào nơi qui định. Cần tránh việc cô dâu - chú rể vừa đi chào mọi người vừa thu tiền mừng (trông không được đẹp mắt lắm). Nếu không biết được "nhu cầu sở thích" của cô dâu - chú rể, thì không nên mua đồ mà nên mừng bằng tiền. Số tiền cũng theo "mặt bằng" chung. Ban tổ chức đám cưới cũng nên lưu ý một vấn đề khác, tế nhị hơn là: phải tạo điều kiện để những người không có tiền mừng (ví dụ tầng lớp sinh viên chẳng hạn) vẫn đến mừng đám cưới được. Nhiều gia đình đã "xử lý" tình huống này rất hay theo cách : ngoài tiệc mặn, có thêm tiệc trà. Tiệc trà, không có tiền mừng nhưng người tham dự không bị áy náy như ở tiệc mặn.

Về tiệc cưới : Ngày nay, khi nền kinh tế đã tăng trưởng, các gia đình đã có những tích lũy nhất định, thì việc cưới to hay nhỏ (nhiều mâm hay ít mâm) không còn là vấn đề phải bàn cãi nữa. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Vấn đề cần bàn ở đây chỉ là tiệc cưới ở thành phố. ở thành phố, người ta thường kết hợp tiệc cưới với lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới : Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ, khi cô dâu - chú rể đến thì rút phong bì ra trao cho họ, khiến người ta cảm thấy như là sự trả tiền cho bữa ăn.

Chụp hình ngoài trời:

Ở một số thành phố lớn, cô dâu và chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ niệm. Cảnh đẹp sẽ tôn thêm vẻ đẹp của dâu và chú rể cùng những ước mong về một cuộc sống tươi đẹp và ngập tràn hạnh phúc. Với cách chụp hình ngoài trời, cô dâu và chú rể sẽ lưu lại được những bức ảnh có giá trị cùng với phong cảnh tự nhiên. Phong trào này hiện nay rất phổ biến, được nhiều người ở thành phố áp dụng. Đây cũng là một cơ hội để bà con họ hàng của cô dâu chú rể được tận mắt trông thấy những cảnh đẹp và bộ mặt thay đổi của thành phố, đặc biệt là đối với những người không có nhiều điều kiện "ra tỉnh".

Tuỳ từng gia đình mà có thay đổi chút ít, mình viết ra đây để bạn tham khảo và có sự lựa chọn tốt nhất. Chúc bạn có một đám cưới thật đẹp nhé!

Phong tục cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre
09:54 15 thg 7 2010Công khai1 Lượt xem0
 
Bến Tre là một trong 12 tỉnh và 1 thành phố thuộc châu thổ sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn, cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hoá, do phù sa của bốn nhánh Cửu Long gồm sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Chiên bồi tụ qua nhiều thế kỷ.
Về dân cư, cùng với các tỉnh trong khu vực, cư dân Bến tre có nguồn gốc chủ yếu là dân vùng đất Ngủ Quãng, chuyển cư vào đất Đồng Nai - Gia Đinh, tuy không ồ ạt nhưng tương đối liên tục và đều đặn. Trong thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng đi chuyển về Đồng Nai - Bến Nghế, Tân Bình, rồi sau đó mới chuyển vào các địa phương ở đồng bằng Sông Cửu Long. Về tốc độ cũng như về số lượng của luồng này phát triển chậm và có nhiều hạn chế. Luồng thứ hai đi đường biển bằng ghe bầu theo gió mùa hàng năm, thẳng vào các cửa sông như cửa sông như cửa Tiểu, cửa Đại rồi ngược dòng các sông lớn, tiến sâu vào nội địa, toả ra định cư ở các giồng, gò, vùng đất cao ráo có nước ngọt ở hai bên bờ sông, hoặc dọc theo các con rạch,...
Trong quá trình chuyển cư, cư dân Bến Tre không chỉ mang theo mình hành trang vật chất mà cả vốn liếng tinh thần của cha ông từ vùng đất tổ, vào vùng đất mới, cùng với cư dân đất này giao lưu, trao đổi và sáng tạo nên các giá trị văn hoá mới, không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của cộng đồng, mà còn góp phần vào sự phát triển chung của đời sống tinh thần xã hội.
Qua khảo sát điền dã, có thể thấy nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội của người Bến Tre đều mang dấu ấn từ đất tổ miền Bắc, miền Trung như nghệ thuật khắc gỗ trong các đình thần; diễn xướng sắc bùa Phú Lễ (xã Phú Lễ, huyện Ba Tri và các hình thức diễn xướng dân gian khác; các giá trị trong văn hoá ẩm thực, trong thực hành lễ nghi và phép tắc ứng xử giữa người và người, giữa người với tự nhiên...
Đối với tín ngưỡng và phong thục tập quán, nhìn chung các nghi lễ như lễ kỳ yên tại các đình Thần, miếu Bà, lặng Ông,... các nghi lễ trong tang ma, cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre từ sự vận dụng văn hoá dân tộc phù hợp với thực tế đời sống xã hội, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của cư dân Bến Tre từ sự vận dụng văn hoá dân tộc phù hợp với thực tế đời sống xã hội, góp phần tạo nên tinh thần của cư dân Bến Tre nói riêng, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.
Riêng tục lệ cưới hỏi, đối chứng với Thọ Mai gia lễ, có thể thấy tục lệ cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre đều xuất phát từ sự vận dụng phù hợp Thọ Mai gia lễ vào thực tế địa phương. Song, do dự tiếp cận và quan các mối quan hệ giao lưu văn hoá khác nhau, trong chừng mực nhất định các địa phương trên cùng địa bàn đã có sự vận dụng khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú mang tính bản sắc văn hoá của từng cộng đồng. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, tục lệ cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre đã có sự hoà nhập và biến đổi đáng kể cả về hình thức và nội dung như: từ lục kễ xuống còng ba lễ; việc thực hành nghi lễ trong các lễ hỏi, lễ cưới đã được giảm lượt nhưng vẫn giữ được vốn văn hoá truyền thống của địa phương - dân tộc.
Về Lục lễ:
Ngày xửa, muốn tiến đến hôn nhân, đàn trai phải cậy nhờ may - mối sang nhà gái tuần tự hiện Lục lễ, gồm:
1. Lễ Nạp thái còn gọi là lễ kén chọn, lễ dạm vợ, lễ chạm mặt. Đây là nghi lễ đầu tiên tỏ ý họ nhà trai đã kén chọn cô dâu.
2. Lễ Vấn danh, còn gọi là lễ hỏi vợ. Đây là lễ hỏi tên tuổi và họ người mẹ của cô dâu (theo quan niệm mua heo chọn nái, cưới gái chọn dòng):
3. lễ nạp cát là nghi lễ mang tính thông báo cho nhà gái biết tuổi của đôi trai gái hạp nhau. Nói chung là tốt, chuẩn bị tiến đến hôn nhân.
4. Lễ Thỉnh kỳ còn gọi là lễ định ngày. Đây là nghi lễ nhà trai thông báo cho nhà gái ngày cưới, ngày đón dâu như là lời hứa của nhà trai đối với nhà gái về việc cưới hỏi sẽ tổ chức trong tương lai.
Lễ Nạp tệ là nghi lễ họ nhà trai đưa lễ cưới họ nhà gái:
6. Lễ Thân nghinh là lễ nhà họ trai đến rước dâu còn gọi là lễ đón dâu.
Ngày nay, từ lục lễ, đã giảm lượt còn 3 cuộc lễ, cụ thể như sau:
1. Đám ba lễ: Đám ba lễ là nghi lễ đầu tiên của tục lệ cưới hỏi của người Việt ở Bến Tre hiện nay. Đám ba lễ là tên gọi từ sự hợp nhất của 3 nghi lễ: Nạp thái, Vấn danh và lễ nạp cát, còn gọi là Đám nói (hay lễ Nói).
Trong ngày này, họ nhà gái mời một ít người thân tộc có uy tín đến vừa để hỗ trợ đón tiếp họ nhà trai, vừa chứng dự, góp ý kiến việc tổ chức hôn lễ trong tương lai, đồng thời cùng với họ nhà gái chuẩn bị mâm cỗ (tuỳ khả năng của gia đình) tiếp khách sau khi đã thống nhất các phần việc của Đám ba lễ. Vào ngày này, cô dâu tương lai trong trang phục chỉnh tề phụ vụ trà nước và với mục đích ra mắt cha mẹ chú rể và thân tộc họ nhà trai trong ngày Đám cưới.
Về nhà họ trai, ngoài chú rể tương lai, cha mẹ, và mọt vài ngưồi thân đựơc mời tham gia lễ Nói (còn gọi là ông may - bà may. Ông may, bà may là những người ăn nói lịch thiệp, lưu loát, thông hiểu lễ nghi, phép tắc của việc tổ chức hôn lễ và phải đầy đủ vợ chồng). Phẩm vật trong nghi lễ này gồm: trà, bánh,... và cơi trầu rươuk. Sau khi thực hiện xong lễ gia nhập, ổn định vị trí, ông may (hoặc người đại diện) rót rượu trình lễ gồm giới thiệu thành phần họ nhà trai, trình bày mục đích, yêu cầu, ý định của họ nhà trai về việc tổ chức hôn lễ để họ nhà gái biết và cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý về cuộc hôn nhân sẽ diễn ra trong tương lai (nếu chưa trả lời được ngay phải hẹn trả lời sau khi đã thống nhất với gia đình, nhất là ý kiến của cô dâu tương lai).
2. Đám hỏi còn gọi là lễ hỏi, lễ đình hôn:
Sau đám ba lễ, nếu nhà gái đồng ý cuộc hôn nhân, hai bên thống nhất chọn ngày lễ tổ chức lễ hỏi (còn gọi là đám hỏi gồm lễ Thỉnh kỳ và lễ Nạp lễ).
Trong ngày nay, ngoài việc cậy nhờ ông may, họ nhà trai còn cậy nhờ "chú rể phụ" chịu trách nhiệm thỉnh cơi trầu - rượu phục vụ thực hành nghi lễ theo hướng dẫn của ông may (chú rể phụ là người đã lập gia đình, có cuộc sống hạnh phúc) và cậy nhờ lực lượng (cả nam lẫn nữ - số chẵn 4 hoặc tròn 6, 8...) tham gia đoàn cầu hôn và mang vật phẩm vật sang nhà họ gái gồm: mâm cầu cau, mâm trà - bánh, mâm trái cây, mâm rượu, mâm bánh hỏi (nếu có heo quay),... nói chung tuỳ thuộc vào khả năng của nhà họ trai và sự thoả thuận trước khi tổ chức hỏi giữa hai họ nhà trai chọn mâm phẩm vật tương xứng. Ngoài phẩm vật, họp nhà trai để họ nhà trai cần chuẩn bị số tiền gọi là tiền "bạc nước" để cùng phụ sư với nhà gái trong ngày đám hỏi. Chú rể trong trang phục chỉnh tề với đôi đèn rồng - phụng mang sang nhà gái thực hiện lễ lên đèn.
Về phía họ nhà gái tổ chức dựng rạp, trang hoàng đèn hoa, chuẩn bị cỗ bàn thếch đãi nhà trai và thân tộc sau khi kết thúc nghi lễ. Việc tổ chức cỗ bàn nhiều - it tuỳ thuộc vào khả năng của họ nhà gái.
Việc thực hành lễ, khi sui gia, ông bà hai họ toạ vi tại bàn chủ lễ (bàn trước bàn thờ gia tiên) và các bàn nước khác, ông may xin phép tiến hành trình lễ. Sau khi ông may rót rượu, thắp hương trình lễ xin gia tiên cho cuộc lễ tiến hành, "chú rể phu" rót rượu cho ông may trình lễ với họ nhà gái tại bàn chủ lễ. Sau phần trình bày mục đích yêu cầu, giới thiệu họ nhà trai và trình phẩm vật lễ cầu hôn của ông may, đại diện họ nhà gái, giới thiệu thành phần họ nhà gái và bày tỏ tình cảm: đồng ý tiếp nhận phẩm vật và lời cầu hôn của họ nhà trai.
Kế đến, họ nhà gái mang phẩm vật do họ nhà trai mang sang vào trong sắp bày ra đĩa dâng cúng tổ tiên và đãi khách. Sau khi cúng tổ tiên, họ nhà trai tiếp tục trình lễ.
Theo hướng dẫn của ông may, chú rể thực hành nghi lễ lên đèn trước bàn thờ gia tiên. Khi đôi đèn cháy sáng, chú rể nâng đôi đèn (đèn cầy) ngang trán (cây đèn chạm rồng phía tay trái, đèn chạm phụng tay phải của chú rể), lòng thành khẩn, xá 4 xá và đưa sang hai bên, mỗi bên 1 cây cho hai người phụ trách đứng hai bên bàn thờ lên đèn trên bàn thờ. Tiếp theo, gia đình mời cô dâu bước ra đến trước bàn thờ cùng chú rể lần lượt xá ban thờ tổ tiên 4 xá và xá cha mẹ, ông bà cô bác dự 1 xá.
Ông may tiếp tục trình phần tiền "bạc nước" nữ trang do cha mẹ chú rể cho cô dâu trong ngày cầu hôn đồng thời hướng dẫn dâu - rể đeo nhẫn cho nhau và công bố kể từ nay dâu - rể được phép gọi và xem cha - mẹ đôi bên như cha mẹ ruột. Tiếp theo là trình ngày đám cưới và tiền mua sắm đồ cưới cho cô dâu (trang phục cho cô dâu trong ngày cưới).
Kết thúc nghi lễ, mọi người cùng nhập tiệc. Trước khi ra về, họ nhà trai nói lời cám ơn về sự đón tiếp trong thị của họ nhà gái, tạm chia tay và hẹn gặp lại trong lễ cưới.
3. Lễ cưới.
Lễ cưới là nghi lễ tổ chức cho cả đôi bên.
Lễ cưới đối với nữ thường gọi là lễ vu quy; đối với nam gọi là lễ Tân hôn,.
Việc tổ chức tiệc chiêu đãi họ hàng trong lễ cưới đối với nữ thường trước nam một ngày (gọi chung là ngày nhóm họ).
Trong ngày Vu quy, chú rể và rể phụ được họ nhà trai cử mang một ít phẩm vật sang họ nhà gái, trước để lễ cúng ông bà trong ngày Vu quy, sau là ra mắt thân tộc họ nhà gái. (ngày xưa do tình trạng cưỡng hôn - ép hôn nên trong ngày này chú rể sang họ nhà gái mục đích chủ yếu là xem họ nhà gái có tổ chức hôn lễ hay không).
Tối ngày Vu quy, tại họ nhà gái, đàn gái tổ chức lễ xuất giá: bên họ nhà trai, đàn trai tổ chức lễ thành hôn. Sau lễ, gia đình tổ chức cuộc tiệc nhỏ (gọi là giải lao và văn nghệ giúp vui (nếu có khẳ năng). Cuộc lễ này thường được gọi chung là lễ tạ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhận quà chúc mừng của thân tộc trong ngày trọng đại của một đời người.
Bước vào cuộc lễ, đại diện thân tộc được họ nhà trai họ gái gái cậy nhờ trình lễ (xuất giá hoặc lễ thành hôn) mời cha mẹ, ông bà, cô bác,... ngồi vào vị trí chủ cuộc lễ và hướng dẫn thân tộc ngồi vào các bàn nước khác. Khi đã ổn định, người đại diện rót rượu trình lễ và thắp hương khấn nguyện trước ban thờ tổ tiên, nói rõ lý do và thỉnh mời tổ tiên toạ bàn chứng minh nhặm lễ, hộ cho hôn lễ được chu toàn, cho đôi tân hôn bền duyên giai ngẫu. Sau đó chú rể hoặc cô dâu xá ba thờ 4 xá: tiếp sau, người đại diện rót rượu trình lễ với cha mẹ, ông bà, cô bác hiện hữu đến chứng dự và nêu rõ ý nghĩa ngày trọng đại của một đời người, về công dưỡng dục, sanh thành của cha mẹ, ông bà, cô bác của dâu rể.
Sáng ngày thỉnh dâu (rước dâu) đến giờ đã định, đoàn rước dâu xếp theo thứ tự gồm: ông may, phụ rể, rể chánh, lực lượng mang lễ vật, cha hoặc mẹ (hoặc cả cha, mẹ) của chú rể, cùng đại diện nội, ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em... (thường những người còn đủ đôi hoặc chưa có vợ hay chồng được mời tham gia đoàn thỉnh dâu, người goá vợ hoặc chồng không được mời) mang phẩm vật gồm: rượu, chè, bánh, trái cây, trầu cau, hoa cho cô dâu, đôi đèn (nếu họ nhà gái đồng ý miễn đôi đèn trong lễ thỉnh cầu, đồng ý sử dụng lại đôi đèn trong lễ hỏi để trình lễ sẽ không thực hiện lễ lên đèn. Trước khi đoàn thỉnh dâu vào trình lễ nhập gia, đôi đèn trong lễ hỏi được thắp trước giờ thỉnh dâu trên ban thờ gia tiên của họ nhà gái), nữ trang và trang phục cho cô dâu, tiền bạc chợ (tiền do họ nhà trai phụ sự với họ nhà gái trong lễ vu qui) sang họ nhà gái để làm lễ thỉnh dâu.
Khi đoàn rước dâu gần đến cổng Vu quy sẽ tạm dừng chờ đợi ông may cùng rể phụ mang cởi trầu rượu vào trình lễ nhập gia. Lúc này, họ nhà gái đã chuẩn bị lực lượng nghênh đón và đưa dâu, bàn nước được chuẩn bị tươm tất, ban thờ và ghế giữa (bàn giữa) đã bày trí trang trọng chuẩn bị sẵn sàng cho buổi trình lễ thỉnh dâu.
Tại bàn chủ lễ (trước ban thờ), các bậc cao niên. đại diện họ tộc nhà gái và cha mẹ cô dâu ngồi chứng dự cuộc trình lệ nhập gia của họ nhà trai. Khi mọi người đã an vị, rễ phụ rót rượu, ông may trình lễ xin phép cho đoàn thỉnh dâu được nhập gia thực hành nghi lễ thỉnh dâu. kết thúc phần trình lễ của ông may, đại diện họ nhà gái đồng ý, đoàn thỉnh dâu được mời nhập gia. Trước cổng Vu quy họ nhà gái cử thanh niên nam nữ ứng với số mâm lễ vật do họ nhà trai mang sang đứng tiếp nhận phẩm vật và một vài người tiếp dù, món của đoàn thỉnh dâu.
Phẩm vật mang vào được đặc trước ban thờ gia tiên, chú rể đứng đầu bên phải ban thờ, cơi rượu trình lễ được đặt trước ban thờ gia tiên, chú rể hầu bên ban thờ, cới rượu trình lễ được đặt rtrên giữa trước bàn chủ lễ: bên phải là họ nhà trai, bên trái đại diện họ nhà gái toạ vị, các bàn nước còn lại là lực lượng tỉnh dâu, đưa dâu.
Sau khi ổn định vị trí, rể phụ rót rượu, ông may trình lễ và lần lượt công bố phẩm vật, kể cả nữ trang và "tiền bạc chợ" do họ nhà trai cùng phụ sư với họ nhà gái trong ngày tổ chức lễ vu quy với bàn chủ lễ và lần lượt các bàn cô bác đến chứng dự và tiễn đưa dâu. Tiếp đến là lễ lên đèn (thực hiện như nghi thức lễ hỏi) và chỉnh y - chỉnh trang.
Trong nghi lễ chỉnh y - chỉnh trang, ông may xin cho chú rể vào phòng cô dâu và giúp cô dâu chỉnh sửa trang phục. Xong cả hai bước ra và thực hiện nghi lễ theo hướng dẫn của ông may: xá ban thờ gia tiên 4 xá, bàn chủ lễ 1 xá và các bàn cô bác mõi bàn 1 xá và mời ly rượu tạ ơn, kế đến là dâu rể đeo kỷ vật cho nhau do cha, mẹ đôi bên tặng trước ban thời gia tiên, trước sự chứng dự của cha mẹ, ông bà cô bác hai họ như là lời nguyện thề bền duyên tơ tóc. Kết thúc, ông may thay mặt họ nhà trai thỉnh họ nhà gái đưa dâu sang họ nhà trai và cùng cơm thân mật với họ nhà trai.
Vào ngày này, bên họ nhà trai một mặt tổ chức "nhóm họ" (đây là ngày họ hàng, thân hữu đến chứng dự lễ thỉnh dâu và dự tiệc chiêu đãi mừng tân hôn), một mặt chuẩn bị đón tiếp họ nhà gái.
Khi đám rước khởi hành, ông may dẫn đầu đám rước, kế đến phụ rể phụ, đôi tân hôn, dâu phụ, cha mẹ, ông bà cô bác, anh chị em lần lượt đi sau.
Về đến nhà trai, sau khi ổn định vị trí bàn chủ lễ và các bàn tiếp dành cho họ nhà gái, ông may rót rượu trình lễ với tổ tiên, dâu rể xá ban thờ 4 xá, trình lễ với ông bà cô bác chứng dự 1 xá. Sau cùng nói lời cám ơn và mời dùng cơm thân mật.
Kết thúc cuộc tiệc, đại diện đàn gái đáp từ, cám ơm, dặn dò con gái và gửi con lại cho sui. Nếu miễn lễ phản bái sui thông báo với đàn trai biết trước lúc từ giã ra về.
Nếu tổ chức phản bái, sau ba ngày, kể từ ngày lễ thành hôn, sui nhà trai (nếu nhà hai họ gần nhau) mua cặp vịt trắng cử dâu con sớm ngày mang sang họ nhà gái để nhà gái tổ chức cuộc tiệc phản bái, sui nhà trai mang bánh trái đến sau, trước cúng ông bà quá vãng sau dùng tiệc trà thân mật.
Khi sui gia đến đông đủ, lễ vật đã chuẩn bị xong, sui gái trình lễ với tổ tiên báo việc hỷ sự đã hoàn tất, sui gia, rể dâu vẹn toàn, tạ ơn tổ tiên đã chứng minh phò giúp và mong được tổ tiên tiếp giúp sức để gia đình, con cháu ngày càng thịnh đạt, hạnh phúc. Xong ba tuần rượu và tuần tra, sui gia, rể con, ... chung hưởng lộc phản bái.
Hôn lễ kết thúc, sui gia ngày một gần, hôn nhân ngày càng nồng thắm, gia đình ngày thêm hạnh phúc, ấn no là mơ ước nghìn đời của mỗi gia đình Bến Tre nói riêng, gia đình Việt Nam nói chung.
 
 
Lư Văn Hội
45 Đồng Khởi, F3, thị xã Bến Tre
Giống và khác nhau giữa lễ cưới của 3 miền

Hôn Lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản. Ngày nay, cả 3 miền Bắc Trung Nam vẫn còn lưu truyền, mỗi nơi có một nét đặc trưng riêng biệt, có thể xem là những bài học kinh điển trong các nghi thức Cưới Hỏi.
Hà Nội

Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:

Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá...

Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê", ngày xưa gọi là bánh "phu thê", một số địa phương gọi chệch ra là bánh "su sê" là biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: lễ đàng nội, lễ đàng ngoại và lễ tại gia. Lễ tại gia thường được chia ra đưa kèm theo người được mời cưới.

Thời gian sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu ngày xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong làng xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu phố (lễ chăng dây đến đầu thế kỷ XX vẫn còn), muốn đi qua phải đưa một ít tiền.

Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước ngày cưới 1 ngày (bây giờ thường tổ chức ngày trong ngày cưới). Sau khi Hà Nội đô thị hóa, dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, là khu vực 36 phố phường thì phong tục cưới xin cũng vì thế thay đổi do tiếp thu trình độ văn hóa phương Tây.

Ðám cưới bắt đầu xuất hiện thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Nếu là đám cưới của những gia đình khá giả, phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ, dài từ 80cm đến 1m) do hai người khiêng, đựng trầu cau, lợn sơn son (tục này vẫn được giữ trước năm 1945).

Sâm banh được mỡ ra báo hiệu một lễ cưới bắt đầu, rượu sâm banh với bánh sâm ba là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới của những người phong lưu. Nhưng dù là người giàu hay nghèo trong đám cưới cũng chỉ dùng tiệc ngọt (không dùng mặn).

Trong khi đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên, lễ này như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Lễ này hiện nay một số đám cưới bỏ qua, từ sau lễ lại mặt bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia, vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).

(Nhà Hà Nội học NGUYỄN VINH PHÚC)

Huế

Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".

Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.

Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm lồng đèn hay cầm hoa.

Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.

Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.

Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.

Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lựa chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận.

Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.

(Tiến sĩ TÔN THẤT BÌNH)

Nam Bộ

Hôn lễ chính cử hành tại gia đình. Vì là lễ điều kiện tiên quyết là trang nghiêm, sạch sẽ. Vị trí buổi lễ là khu vực thờ tổ tiên, trong nhà, trang trí tùy theo gia đình, phải có đủ "hương đăng hoa quả".

- Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa đến, ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, truyền thống này nay vẫn giữ, nghe đâu có từ thời Hùng Vương dựng nước. Ðó là nét văn hóa, linh thiêng của dân tộc Việt. Phải có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ.

Ðại diện nhà trai đến, kính cẩn mời đàng gái uống trà, rượu, và mời ăn trầu. hai bên bàn bạc với nhau vài chi tiết, tặng nữ trang, tiền mặt, không mất thì giờ vì đã thỏa thuận với nhau từ trước rồi. Xong xuôi, người trưởng tộc của đàng gái tuyên bố: "Xin làm lễ lên đèn". Hiểu đó là kiểu "ký tên, đóng dấu" chính thức.

- Lên đèn là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất, bắt buộc phải có. Hai ngọn nến to, do đàng trai đem đến được đặt trên bàn thờ ông bà. Người trưởng tộc bèn khui một chai rượu, trong số hai chai do đàng trai đem đến. Rồi thì ông đứng trước bàn thờ ngay chính giữa, cô dâu và chú rể đứng hai bên, im lặng. Hai ngọn đèn được đốt lên, từ ngọn lửa của cái đèn trứng vịt nhỏ của bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái.

Khi lửa cháy đều ngọn, ông này từ từ giang cánh tay ra trao cho hai người trợ lý mỗi bên một ngọn để cắm vào chân đèn. Ngọn đèn phải cháy thong dong, đều đặn, nếu bên cao bên thấp thì sẽ có dư luận chàng rể sợ vợ, cô dâu sẽ lấn hiếp chồng. Ðề phòng nến tắt, nhiều người đóng cửa sổ thật kỹ, sợ gió tạt hoặc tạm thời tắt quạt máy.

Ngày nay, đèn chế biến bằng hóa chất, không làm bằng sáp ong như xưa nên dễ tắt bất ngờ. Trong lúc lên đèn, có sự tôn nghiêm kỳ lạ. Lửa là sự sống, là niềm lạc quan. Lửa nối quá khứ, nối tổ tiên đến hiện tại. Lửa nối mặt đất lên trời. Lửa dịp lễ hội ở đình làng, với đèn. Lửa ở ngay cà những Thế vận hội. Lễ lên đèn theo tôi là lễ quan trọng, bắt buộc phải có ở mọi hôn lễ từ xưa đến nay. Lên đèn là đủ rồi.

(Nhà văn SƠN NAM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét