Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Phòng và chữa gan nhiễm mỡ


Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào. Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
 Sài hồ
- Nhìn (vọng) quan sát vẻ mặt, thần sắc, dáng người.
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân...
- Hỏi (vấn): + Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh... hay thức ăn...
- Sờ (thiết): xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân...
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động. Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm. Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều - khi tăng cân nhiều thường ăn ít - nhưng lại ngại hoạt động - ngồi hay nằm nhiều - khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận. Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng. Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng; phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa... Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động. Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu. Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế - ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại. Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 - 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu. Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng; tập thở sau khi đã vận động cơ bắp; hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em... Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Đông y điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
 Atiso.
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g. Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.
PGS.TS. Dương Trọng Hiếu
Ngừa và trị gan nhiễm mỡ
12:22 3 thg 11 2010Công khai0 Lượt xem0

Mỡ máu như cách gọi thông thường để chỉ mức cholesterol và triglycerid máu. Mỡ máu có liên quan đến bệnh vữa xơ động mạch, do vậy đây là chỉ tiêu rất cần quan tâm. Triglycerid máu tăng, không có nghĩa là gan bị nhiễm mỡ mà đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tốt hơn là bác nên làm thêm xét nghiệm về HDL cholesterol và LDL cholesterol, đây là hai lipoprotein rất quan trọng liên quan trực tiếp đến bệnh vữa xơ động mạch.
Hình ảnh gan bình thường và gan nhiễm mỡ.
Không thể biết một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu, tuy nhiên có thể biết một số yếu tố thuận lợi cho tăng mỡ máu, đó là: ăn quá nhiều mỡ động vật; ăn nhiều chất giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, uống nhiều bia rượu, béo phì, tình trạng ít vận động và bệnh tăng cholesterol mang tính gia đình.
Về điều trị và phòng ngừa gồm hai bước. Đầu tiên thường không dùng thuốc mà chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể lực, giảm cân nếu có béo phì. Thực hiện ít nhất trong 2 - 3 tháng, nếu không có kết quả thì mới dùng thuốc.
Bước thứ hai là điều trị bằng thuốc. Khi thay đổi chế độ sinh hoạt, khẩu phần ăn mà không mang lại kết quả. Nhưng phải luôn nhớ trong khi dùng thuốc vẫn duy trì chế độ ăn kiêng và luyện tập. 2 - 3 tháng nên kiểm tra lại các thông số lipid để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
           ThS. Nguyễn Vân Anh
Gan nhiễm mỡ  là biểu hiện  hay gặp trong nhiều bệnh khác nhau như: ở người nghiện rượu, người thoái hoá mỡ gan không do rượu, người béo, người bị bệnh đái tháo đường, ở những người có tăng cholesterol, triglycerid trong máu... Gan nhiêm mỡ đơn thuần không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu là biểu hiện trong bệnh khác về lâu dài sẽ để lại hậu quả  nặng nề như ở người nghiện rượu. Giai đoạn đầu chỉ biểu hiện thoái hoá mỡ nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn tới xơ gan do rượu. Nếu bác chỉ có gan nhiễm mỡ đơn thuần thì không nên ăn chất béo, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, óc lợn, óc trâu, bò, cần hạn chế bia rượu, không để tăng cân hoặc để béo, ăn nhiều thức ăn có chất xơ, nhiều rau quả tươi. Nếu bác có tăng huyết áp thì cần phối hợp điều trị tại chuyên khoa tim mạch hoặc lão khoa.
BS. Vũ Trường Khanh
Ngừa và trị gan nhiễm mỡ
12:22 3 thg 11 2010Công khai0 Lượt xem0
Mỡ máu như cách gọi thông thường để chỉ mức cholesterol và triglycerid máu. Mỡ máu có liên quan đến bệnh vữa xơ động mạch, do vậy đây là chỉ tiêu rất cần quan tâm. Triglycerid máu tăng, không có nghĩa là gan bị nhiễm mỡ mà đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tốt hơn là bác nên làm thêm xét nghiệm về HDL cholesterol và LDL cholesterol, đây là hai lipoprotein rất quan trọng liên quan trực tiếp đến bệnh vữa xơ động mạch.
Hình ảnh gan bình thường và gan nhiễm mỡ.
Không thể biết một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu, tuy nhiên có thể biết một số yếu tố thuận lợi cho tăng mỡ máu, đó là: ăn quá nhiều mỡ động vật; ăn nhiều chất giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, uống nhiều bia rượu, béo phì, tình trạng ít vận động và bệnh tăng cholesterol mang tính gia đình.
Về điều trị và phòng ngừa gồm hai bước. Đầu tiên thường không dùng thuốc mà chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể lực, giảm cân nếu có béo phì. Thực hiện ít nhất trong 2 - 3 tháng, nếu không có kết quả thì mới dùng thuốc.
Bước thứ hai là điều trị bằng thuốc. Khi thay đổi chế độ sinh hoạt, khẩu phần ăn mà không mang lại kết quả. Nhưng phải luôn nhớ trong khi dùng thuốc vẫn duy trì chế độ ăn kiêng và luyện tập. 2 - 3 tháng nên kiểm tra lại các thông số lipid để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
           ThS. Nguyễn Vân Anh
Gan nhiễm mỡ  là biểu hiện  hay gặp trong nhiều bệnh khác nhau như: ở người nghiện rượu, người thoái hoá mỡ gan không do rượu, người béo, người bị bệnh đái tháo đường, ở những người có tăng cholesterol, triglycerid trong máu... Gan nhiêm mỡ đơn thuần không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu là biểu hiện trong bệnh khác về lâu dài sẽ để lại hậu quả  nặng nề như ở người nghiện rượu. Giai đoạn đầu chỉ biểu hiện thoái hoá mỡ nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn tới xơ gan do rượu. Nếu bác chỉ có gan nhiễm mỡ đơn thuần thì không nên ăn chất béo, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, óc lợn, óc trâu, bò, cần hạn chế bia rượu, không để tăng cân hoặc để béo, ăn nhiều thức ăn có chất xơ, nhiều rau quả tươi. Nếu bác có tăng huyết áp thì cần phối hợp điều trị tại chuyên khoa tim mạch hoặc lão khoa.
BS. Vũ Trường Khanh
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả
- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt:
 Nấm rơm.


Hải sâm.
 + Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 + Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
 - Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:
 + Sấy khô, tán vụn 3g củ tam thất, 3g trà xanh. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và  có thể ăn luôn cả xác.
 + 10g nghệ vàng, 10g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
 - Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:
 + 15g sơn tra xắt mỏng, 15g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
 + 30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 - Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:
 + 15g sơn tra xắt mỏng, 100g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
 + 20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 - 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:
 + 30g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 + 15g hải sâm ngâm nước ấm, 15g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 - Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
 + Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
 + Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân còn mắc thêm những chứng bệnh khác trước khi sử dụng bài thuốc này cần có sự chỉ định của các nhà chuyên môn.
Lương y Công Bảy

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả
- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt:
 Nấm rơm.


Hải sâm.
 + Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 + Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
 - Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:
 + Sấy khô, tán vụn 3g củ tam thất, 3g trà xanh. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà và  có thể ăn luôn cả xác.
 + 10g nghệ vàng, 10g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
 - Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:
 + 15g sơn tra xắt mỏng, 15g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
 + 30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 - Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:
 + 15g sơn tra xắt mỏng, 100g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
 + 20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 - 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:
 + 30g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 + 15g hải sâm ngâm nước ấm, 15g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
 - Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
 + Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
 + Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân còn mắc thêm những chứng bệnh khác trước khi sử dụng bài thuốc này cần có sự chỉ định của các nhà chuyên môn.
Lương y Công Bảy

Chọn thực phẩm khi gan nhiễm mỡ
.

25/10/2010 16:47 
Gan nhiễm mỡ là tình trạng thường gặp hiện nay. Trong trường hợp này, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Khó nhận ra bệnh
Đa phần những người bị gan nhiễm mỡ không có biểu hiện triệu chứng. Là vì tình trạng tích tụ mỡ tại gan diễn ra từ từ, do vậy người bị rất khó biết được, mà phần lớn phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe định kỳ. Chỉ khi nào tốc độ tích tụ mỡ trong gan diễn ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, căng ra, và khi đó có thể người bệnh có cảm giác đau tức, hoặc nặng ở vùng gan. Trong một số trường hợp, gan nhiễm mỡ cũng có thể gây ra trình trạng vàng da, buồn nôn và nôn, tuy nhiên rất hiếm.
Như nói trên, người ta khó phát hiện gan mình nhiễm mỡ bằng các triệu chứng thông thường, chỉ khi làm xét nghiệm để khám các bệnh khác mới phát hiện “kèm theo”. Ngoài xét nghiệm máu, siêu âm gan cũng phát hiện được gan nhiễm mỡ.
Chế độ ăn uống
Gan nhiễm mỡ hầu hết chưa phải là bệnh lý mà chỉ là triệu chứng. Vì thế, với những người bị gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống hợp lý; nếu dư cân, béo phì thì giảm cân bằng cách có chế độ ăn cộng với tăng cường vận động cơ thể.

Khổ qua, bí đỏ, dâu... thích hợp cho người có gan nhiễm mỡ - Ảnh: K.Vy
Chế độ ăn uống và chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với việc điều trị cũng như phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Cần giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại bộ đồ lòng, phủ tạng, da của động vật, lòng đỏ trứng; hạn chế chất béo, ưu tiêu chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá), hạn chế các món chiên, rán.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm được xem là có tác dụng giảm mỡ tốt, có lợi cho gan, nên dùng thường xuyên như: nấm hương, bắp, lá chè tươi, lá sen, các loại rau quả tươi... Lá sen có công dụng giúp giảm cholesterol máu, hạn chế tích tụ cholesterol ở gan (có thể dùng cách đơn giản - lấy lá sen phơi khô để dành, rồi đem hãm với nước sôi để uống thay cho nước trà). Lá chè tươi cũng có công dụng giảm tích tụ mỡ trong gan. Tương tự, nấm hương cũng vậy. Còn các loại rau, quả tươi như: khổ qua, rau cần, cà chua, bí đỏ, dâu, sơ-ri, táo... chứa nhiều chất xơ, vitamin, rất tốt cho gan.
Hoài Vũ

Những kiêng kỵ với người bị gan nhiễm mỡ

Hiện nay, tỷ lệ người gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc ăn uống xô bồ, thiếu khoa học, không kiêng cữ...

Sự mệt mỏi về mắt ảnh hưởng đến gan. Ảnh: Photo

Sự mệt mỏi về mắt ảnh hưởng đến gan. Ảnh: Photo
Không đọc báo, xem ti vi lâu
Khi mắc chứng gan nhiễm mỡ, sẽ có nhiều việc phải kiêng cữ. Trong sinh hoạt hằng ngày, không nên đọc sách và xem ti vi lâu, không nên hút thuốc.
Đa số người bị gan nhiễm mỡ, xét về mặt sinh lý, chức năng miễn dịch và khả năng đề kháng của cơ thể kém hơn người bình thường, vì vậy phải chú ý kết hợp việc lao động và nghỉ ngơi.
Hằng ngày, nên đọc sách vào thời gian thích hợp, xem ti vi lúc nghỉ ngơi (chỉ cần thời gian không quá lâu) sẽ rất có ích cho việc giảm bớt mệt nhọc, thư giãn tinh thần.
Trong quá trình người mắc bệnh gan tự điều dưỡng, trước tiên phải bảo vệ đôi mắt. Người thường đọc sách quá 1 giờ thì nên nhìn ra xa khoảng 5 - 10 phút để thư giãn.
Người làm công tác nghiên cứu, hội họa, điêu khắc, người sử dụng máy tính quá 1 giờ thì nên nhắm mắt nghỉ ngơi trong 10 phút. Trên thực tế, sự mệt mỏi về mắt và trí óc giống như sự mệt mỏi của cơ thể, đều có thể ảnh hưởng đến sự khôi phục của bệnh gan.
Bệnh càng trầm trọng nếu hút thuốc
Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất có hại, sau khi được hít vào cơ thể, gây ra những mức độ tổn hại khác nhau đối với các bộ phận nội tạng bao gồm cả gan, là một trong những nhân tố nguy hiểm chính gây ung thư.
Gan là bộ máy giải độc, khi gan nhiễm mỡ thì chức năng giải độc đã giảm, mà lượng lớn chất nicotin tích luỹ trong cơ thể sẽ tăng sự tổn hại cho gan, càng làm cản trở chức năng giải độc của gan. 
Mặt khác, người bị gan nhiễm mỡ thường có hiện tượng là hệ thống tuần hoàn của gan không thông suốt, làm các chất bị nghẽn tắc.
Còn chất nicotin có thể làm tổn hại đến hệ thống tuần hoàn, không những có thể làm co giật mạch máu mà còn làm tăng độ dính của máu, gây trở ngại cho hệ thống tuần hoàn trong cơ thể.
Đồng thời, khi hút thuốc, một lượng lớn chất oxy cácbon vào cơ thể, làm cản trở sự kết hợp của huyết sắc tố và oxy, gây chứng máu thiếu oxy.
Do đó, người mắc bệnh gan nếu hút nhiều thuốc, có thể làm tăng sự cản trở cho hệ thống tuần hoàn trong gan, đồng thời làm cho gan cung cấp máu và oxy không đủ, tăng sự tổn hại cho gan, làm cho bệnh tình ngày càng xấu đi.

Trư lung thảo trị gan nhiễm mỡ

Còn gọi cây ăn thịt, cây bắt muỗi... Trên thế giới loài cây này có tới 500 loài và chia ra nhiều họ khác nhau. Tuy nhiên ở nước ta hiện cũng có trên 20 loài mọc leo hoặc dựa vào cây khác như là loài N.annamensis ở Khánh Hòa, Bà Rịa, Lâm Đồng. Loài N. mirabilis ở Bình Dương, Kiên Giang. Loài N. Thorelii ở Bình Phước, Bà Rịa. Loài N. distillarotia L. ở Bình Thuận.
Loài cây này có đặc điểm là có khả năng phát triển được trong môi trường acide, loại đất khô cằn thiếu chất dinh dưỡng. Do đó ta thấy các loài trên tại nước ta đều phân bố ở vùng đất chua, đất phèn hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh năm.
Sở dĩ gọi tên là cây ăn thịt vì nó bắt côn trùng bằng các giọt nhỏ chất keo dính, được cây tiết ra khi con mồi bay vào sa vào mép lá tức khắc sẽ cuộn lại và bao lấy con vật. Ngay sau đó, các tuyến lông tiết ra một chất enzym, gần giống enzym pepsin có trong dạ dày động vật để phân giải thịt con mồi. Tuy nhiên cũng tùy từng loài cây Trư lung thảo mà có hình dáng khác nhau. Cây Trư lung thảo cũng là loại đơn tính có cây đực và cây cái, rất khó phân biệt được cây đực và cái. Cách nhận biết phải căn cứ vào lúc hoa nở thường vào đầu mùa mưa. 
Là loại thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già, lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5 – 6mm (loại thấp), 10 – 20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài (nhỏ) 1 – 2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5 – 20cm. Cụm hoa chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái 2 hoa. Quả nang chứa nhiều hạt mảnh và dài. Mùa ra hoa vào tháng 5 – 10, quả có từ tháng 11 – 12 hằng năm.
Cây Trư lung thảo được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh chứng, đặc biệt khá hiệu quả trong trị liệu bệnh gan nhiễm mỡ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hoạch về đem rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác. Kinh nghiệm dân gian, dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc uống thơm. Ở Trung Quốc còn dùng trị viêm gan hoàng đản; đau loét dạ dày - tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu). Liều dùng trung bình mỗi ngày từ 15 – 30g hoặc 30 – 60g khô.
Một số cần lưu ý khi sử dụng cây Trư lung thảo là không dùng cho phụ nữ có thai. Người hay tiểu đêm không uống cây Trư lung thảo mà uống vào chiều và buổi tối, nên uống vào sáng hay trưa. Khi uống nước Trư lung thảo nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không phải lo lắng.
Để tham khảo và áp dụng, xin giới thiệu một số phương trị liệu bệnh chứng từ cây Trư lung thảo.
* Trị chứng gan nhiễm mỡ: Lấy toàn cây Trư lung thảo phơi khô, dùng 30 – 50/ngày. Cách làm: Dùng lượng vừa đủ trong ngày nấu với 3 lít nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, không thấy có phản ứng.
* Trị sỏi thận, sỏi niệu: Trư lung thảo 30g, dây bòng bong 20g, bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Cần dùng liền 30 ngày.
* Trị chứng đái tháo đường (khát nước nhiều, khô cổ): Cây Trư lung thảo 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước để sôi 20 phút. Chia 3 – 4 lần uống trong ngày, dùng liên tục 1 – 3 tháng. Cần theo dõi đường huyết thường xuyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét