Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Sông Kỳ Cùng - Lạng Sơn

Sông Kỳ Cùng là con sông chính ở tỉnh Lạng Sơn, chảy sang Trung Quốc và là một chi lưu của sông Tây Giang.

Có du khách từng nói, đến Lạng Sơn là đến với vùng đất có nhiều cái 'Kỳ', ý muốn nói đến chính là các địa danh: Phố chợ Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng. Ngoài ra theo sử sách, xưa kia, mọi người còn nhắc đến một ngọn núi có tên là núi Kỳ Cấp gắn với sự tích tên gọi Kỳ Lừa. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ còn có địa danh phố chợ Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng là được nhắc đến nhiều. Đây là những địa danh đang hiện diện cùng với những đổi thay, phát triển từng ngày của quê hương xứ Lạng, của thành phố trẻ Lạng Sơn – thành phố của thương mại, du lịch và dịch vụ đang trên đà khởi sắc, điểm dừng chân đầu tiên, điểm nhấn của du lịch Lạng Sơn.

Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Việt Nam, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang (Trung Quốc). Dòng sông chảy theo hướng đông nam - tây bắc qua thành phố Lạng Sơn.

Hình ảnh con sông Kỳ Cùng uốn lượn, nằm giữa lòng thành phố như một dải lụa mềm thơ mộng khiến cho thành phố thêm rộng hơn. Với người dân Lạng Sơn, trong suy nghĩ dân gian từ trước tới nay thì bên phía bờ Bắc sông Kỳ Cùng thường gọi là “bên Kỳ Lừa”, còn bên phía bờ Nam sông Kỳ Cùng gọi là “bên Tỉnh”.
Cách gọi này cũng không có gì là khó hiểu vì hiện tại, bên tỉnh cũng chính là nơi tập trung các cơ quan, ban, ngành hành chính của tỉnh; có Chợ Chi Lăng, song người dân vẫn quen gọi là “Chợ tỉnh” là thế. Còn bên Kỳ Lừa, hiện vẫn còn phố chợ Kỳ Lừa với Chợ đêm Kỳ Lừa, một điểm dừng chân, du lịch mua sắm thú vị của đông đảo du khách.


Hiện nay, bắc ngang qua dòng sông Kỳ Cùng, đoạn sông giữa lòng thành phố, có 3 chiếc cầu là cầu Kỳ Lừa, cầu Đông Kinh và cầu Ngầm. Trong đó, cầu Kỳ Lừa được coi như chiếc đòn gánh, gánh hai bên Kỳ Lừa và bên Tỉnh. Cây cầu thực sự là một hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Từ phía Hà Nội thẳng theo đường Hùng Vương vào thành phố, du khách sẽ thấy và đi qua chiếc cầu này.

Chảy qua thành phố này khoảng 22km về phía tây bắc, dòng sông trở mình chảy gần như theo hướng nam - bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành đông nam - tây bắc trước khi rẽ sang hướng đông ở gần thị trấn Thất Khê.
Từ thị trấn Thất Khê, dòng Kỳ Cùng chảy gần như theo đường vòng cung, đoạn đầu theo hướng tây tây bắc - đông đông nam tới Bi Nhi, từ đây nó vượt biên giới sang Trung Quốc và dần đổi hướng thành tây tây nam - đông đông bắc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, thành sông Tả Giang, chi lưu phía nam của sông Úc Giang trong hệ thống tạo thành sông Tây Giang.

Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243km, diện tích lưu vực: 6.660km². Từ biên giới Việt-Trung sông chảy trên đoạn dài khoảng 55km tới Long Châu. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng đông nam - tây bắc sang Trung Quốc.


Sông Kỳ Cùng có các chi lưu chính là sông Bắc Giang và sông Bắc Khê, cả hai sông này đều hợp lưu gần Thất Khê, cũng như sông Ba Thín hợp lưu gần thị trấn Lộc Bình.

Hình ảnh con sông Kỳ Cùng không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo không gian, cảnh quan cho phát triển đô thị hiện đại, mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, thực sự là một hình ảnh đem lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách, khiến ai đến Lạng Sơn cũng đều háo hức, muốn dừng chân ghé thăm địa danh này.

Du lich Go
Sông Kỳ Cùng trong hình ảnh du lịch Lạng Sơn
Có lẽ không chỉ có người dân địa phương mà rất nhiều du khách trên mọi miền đất nước đã trở nên quen thuộc với cái tên Sông Kỳ Cùng của xứ Lạng. Bởi, khi nhắc đến mảnh đất Lạng Sơn, mọi người thường nhớ đến những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca như: phố chợ Kỳ Lừa, sông Kỳ Cùng danh thắng Nhị, Tam Thanh – Nàng Tô Thị - thành Nhà Mạc…

Có du khách từng nói, đến Lạng Sơn là đến với vùng đất có nhiều cái “Kỳ”. Ở đây ý muốn nói đến chính là các địa danh: Phố chợ Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng. Ngoài ra theo sử sách, xưa kia, mọi người còn nhắc đến một ngọn núi có tên là núi Kỳ Cấp gắn với sự tích tên gọi Kỳ Lừa. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ còn có địa danh phố chợ Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng là được nhắc đến nhiều. Đây là những địa danh đang hiện diện cùng với những đổi thay, phát triển từng ngày của quê hương Xứ Lạng, của thành phố trẻ Lạng Sơn – thành phố của thương mại, du lịch và dịch vụ đang trên đà khởi sắc, điểm dừng chân đầu tiên, điểm nhấn của du lịch Lạng Sơn. 
Hình ảnh con sông Kỳ Cùng uốn lượn, nằm giữa lòng thành phố như một dải lụa mềm thơ mộng, như khiến cho thành phố thêm… rộng hơn. Với người dân Lạng Sơn, trong suy nghĩ dân gian từ trước tới nay thì bên phía bờ Bắc sông Kỳ Cùng thường gọi là “bên Kỳ Lừa”, còn bên phía bờ Nam sông Kỳ Cùng gọi là “bên Tỉnh”. Cách gọi này cũng không có gì là khó hiểu. Vì hiện tại, bên tỉnh cũng chính là nơi tập trung các cơ quan, ban, ngành hành chính của tỉnh; có Chợ Chi Lăng, song người dân vẫn quen gọi là “Chợ tỉnh” là thế. Từ cổng chợ nhìn ra là khuôn viên tượng đài đồng chí Hoàng Văn Thụ, người con ưu tú của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Còn bên Kỳ Lừa, hiện vẫn còn phố chợ Kỳ Lừa với Chợ đêm Kỳ Lừa, một điểm dừng chân, du lịch mua sắm thú vị của đông đảo du khách. Kế đó là di tích Đền Tả Phủ. Hằng năm, vào các ngày từ 22 -27 tháng Giêng, nhân dân địa phương lại mở hội Đầu pháo để ghi nhớ công đức của  Tả đô đốc hán quận công Thân Công Tài – người đã có công khai mở ra phố chợ Kỳ Lừa thành một trung tâm mua bán sầm uất, thu hút thương khách gần xa. Cách đó không xa là di tích Nhà số 8 phố Chính Cai – nơi lưu dấu bước chân hoạt động cách mạng của người chiến sỹ cộng sản kiên trung, bất khuất Hoàng Văn Thụ…
Hiện nay, bắc ngang qua dòng sông Kỳ Cùng, đoạn sông giữa lòng thành phố, có 3 chiếc cầu là cầu Kỳ Lừa, cầu Đông Kinh và cầu Ngầm. Trong đó, cầu Kỳ Lừa được coi như chiếc đòn gánh, gánh hai bên Kỳ Lừa và bên tỉnh. Cây cầu thực sự là một hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Từ phía Hà Nội thẳng theo đường Hùng Vương vào thành phố, du khách sẽ thấy và đi qua chiếc cầu này. Kế bên cầu, bờ nam sông Kỳ Cùng là di tích Diên Khánh Tự nằm soi bóng. Phía bờ bắc sông Kỳ Cùng là di tích đền Kỳ Cùng linh thiêng. Đây là những điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, vãn cảnh, ước vọng, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe… mỗi dịp tết đến, xuân về, hội mở.
Tại đền Kỳ Cùng, lễ hội được mở hàng năm thường song song với lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa. Trong diễn trình của lễ hội, có phần rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và ngược lại được tổ chức trang trọng, là nghi lễ đã ăn sâu trong tâm thức người dân và được nhân dân hàng năm đón chào nhiều nhất. Lại nhớ, những năm trước, vào ngày mở hội đền Kỳ Cùng, trên sông Kỳ Cùng, Ban tổ chức lễ hội còn cho mời giao lưu văn nghệ với các liền anh, liền chị Kinh Bắc. Tiếng hát quan họ dập dìu theo nhịp thuyền trên sông, khiến cho ngày hội đã tấp nập lại càng đông vui hơn. 
Đến du lịch tại thành phố Lạng Sơn, nếu có dịp vào buổi bình minh đứng trên cầu Kỳ Lừa, trong tiết trời quang xanh, dịu mát, đưa tầm mắt về phía đông, thấy mặt trời đang dần ló rạng qua đỉnh núi Phai Vệ với cờ đỏ, sao vàng tung bay, du khách sẽ thấy khung cảnh thật tráng lệ. Song song với đó, du khách còn thấy ngay đó là chợ Đông Kinh, cũng là một điểm du lịch mua sắm ưa thích của nhiều người đang chuẩn bị bước vào một ngày mới nhộn nhịp và sôi động. Còn nhìn về phía tây là dãy núi vòng cung với danh thắng Nhị, Tam Thanh - núi Tô Thị… mỗi khi buổi chiều về, mặt nước sông sóng sánh vàng bởi hoàng hôn cũng rất đẹp mắt. Xa xa dưới chân cầu là một vài chiếc thuyền nhỏ neo đậu hoặc đang chầm chậm bơi ra giữa  dòng cũng là một khung cảnh thật yên bình, thơ mộng, quả đúng là “sơn thủy hữu tình”. Lúc đó, nếu du khách có thêm chiếc máy ảnh trong tay thì tha hồ mà sáng tạo nghệ thuật, thiết kế các bức ảnh đẹp. Ngoài ra, dọc theo hai bờ sông Kỳ Cùng còn có một số địa danh, di tích cũng là những điểm dừng chân, tìm hiểu, thưởng ngoạn phong cảnh khác như: đền Cửa Đông, đền Cửa Bắc, đền Đức Thánh Trần; làng hoa Bến Bắc… 
Có thể nói, hình ảnh con sông Kỳ Cùng không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo không gian, cảnh quan cho phát triển đô thị hiện đại, mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, thực sự là một hình ảnh đem lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách, khiến ai đến Lạng Sơn cũng đều háo hức, muốn dừng chân ghé thăm địa danh này.  Hôm nay, diện mạo thành phố Lạng Sơn, quê hương xứ Lạng đang ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Những giá trị văn hóa của dòng sông Kỳ Cùng cũng đang tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn, khai thác nhằm góp phần tô thắm thêm hình ảnh của đất và người xứ Lạng hôm qua, hôm nay và mai sau.
(Báo Lạng Sơn)

Lạng Sơn bên dòng sông Kỳ Cùng

Nằm bên dòng sông Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn có nét thơ mộng của một phố thị vùng cao vừa có núi, vừa có sông hồ. Tọa lạc trên con đường giao thông huyết mạch nối liền vùng biên thùy với kinh đô, từ gần hai ngàn năm trước, nơi đây vốn đã là trung tâm của cả một vùng đất biên ải mênh mông.
Năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cử Ngô Thì Sĩ lên trấn thủ Lạng Sơn và nơi đây đã ghi lại nhiều bút tích của vị văn sĩ này. Cùng với việc xây dựng và củng cố thành Lạng Sơn, sách Dư Địa Chí của Nguyễn Nghiễm có viết: “Xung quanh trấn thành đã hình thành nên rất nhiều chợ và phố như: phố Kỳ Lừa, phố Trường Thịnh, Đồng Đăng, thu hút thương nhân, lái buôn trong nước và người Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa đông vui, tấp nập”.
Từ đầu thế kỷ XX, thị xã Lạng Sơn được chia làm hai khu vực tự nhiên, lấy sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía bờ nam gọi là “bên tỉnh”, phía bờ bắc gọi là “bên Kỳ Lừa”. Bên tỉnh là tập trung các cơ quan công sở hành chính.Bên Kỳ Lừa là nơi tập trung các phố chợ, diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán của người dân.
Thành phố Lạng Sơn
Từ thời xưa, Lạng Sơn đã lưu giữ dấu chân của rất nhiều tao nhân mặc khách ưa thích du ngoạn đây đó bởi những hang động, di tích lịch sử nổi tiếng như quần thể hang động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc, Chùa Tiên, Giếng Tiên… cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc phố thị vùng cao.
Mỗi đầu Xuân mới, xứ Lạng lại thu hút hàng vạn khách bốn phương nhờ hàng loạt các lễ hội tiêu biểu như: lễ hội đền Kỳ Cùng, lễ hội Chùa Tam Thanh, lễ hội Lồng Tồng làng Khòn Lèng, lễ hội Chùa Tiên, lễ hội đền Vua Lê và lễ hội đặc sắc nhất – Lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa… Tiếp nữa là các điểm du lịch mua sắm hấp dẫn như chợ Đông Kinh, chợ đêm Kỳ Lừa…
Cảnh đẹp Lạng Sơn
Di tích cổ ở Lạng Sơn có thể kể đến đền Mẫu Thượng Sài Sơn ở đường Ngô Thì Sĩ. Đền được xây dựng trên triền đá đầu dãy núi Nhị Tam Thanh, nơi có nhiều cây đa, cây gạo cổ thụ um tùm tỏa bóng mát rượi xuống mái đền tôn nghiêm.
Nổi tiếng hơn nữa là chùa Tam Thanh tọa lạc ở phường Tam Thanh. Chùa được dựng từ thời Hậu Lê, nằm trong hang động.
Trong động có hồ Cảnh nước luôn trong xanh, có pho tượng đức Phật A Di Đà cao 2,2m được tạc nổi vào vách đá. Tượng tạc tư thế đứng, mang phong cách mỹ thuật thời Lê Mạc. Chiều dài lòng động khoảng 50m với nhiều nhũ đá tạo những hình thù đẹp mắt. Phía sau động có cửa Thông Thiên thông lên đỉnh núi.
Sông Kỳ Cùng
Một kiến trúc mới đáng chú ý của thành phố là nhà thờ Chánh tòa Lạng Sơn Cao Bằng. Công trình được phối hợp bởi kiểu nhà sàn các dân tộc miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt Nam.
Nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho con người, sàn móng vuông tượng trưng cho Ðất, theo quan niệm Thiên, Ðịa, Nhân, Hòa. Cây tháp chính năm tầng được xây dựng liền với tiền sảnh nhà thờ ngụ ý nói năm yếu tố Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ.
Hai hướng Bắc-Nam của nhà thờ xây hai tháp nhỏ có hai tầng, mỗi tháp treo một đèn lồng bằng gỗ thắp sáng; phía bắc ngầm nói đến ý truyền giáo lên tỉnh Cao Bằng và Hà Giang, phía nam nói đến công việc truyền giáo cho tỉnh Lạng Sơn. Tất cả các mái nhà thờ và mái các tháp, đầu mái hơi cong lên, và được lợp ngói âm dương màu xanh, diễn tả tâm hồn siêu thoát muốn vươn lên.
VÂN NAM/DNSGCT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét