Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Thăm làng Nôm chiều hạ

TO - Con đường gạch nhỏ vòng qua mấy rặng tre và cánh đồng lúa đang độ ngả vàng đưa chúng tôi về thăm làng Nôm - ngôi làng cổ còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa được mệnh danh “Đường Lâm của đất nhãn” Hưng Yên.
Buổi chiều cuối tuần, tạm rời xa cái ồn ã, bụi bặm của Hà thành, làng Nôm luôn là điểm đến đầu tiên cho những người hoài niệm và muốn cảm nhận hình ảnh ngôi làng Việt cổ trăm năm về trước.
Cách Hà Nội hơn 30km về phía đông, làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) là ngôi làng cổ duy nhất của phố Hiến. Những năm gần đây, ngôi làng có cái tên dân dã, chân chất ấy là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch tham quan và muốn tìm hiểu văn hóa đất Hưng Yên.
Nằm ngoài làn sóng đô thị hóa, làng Nôm may mắn vẫn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa của một ngôi làng cổ vùng ven châu thổ sông Hồng với nhiều công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán đậm nét truyền thống, cổ xưa.
Mùa này, cánh đồng lúa ven làng đang độ ngả vàng tuyệt đẹp, là điểm hẹn của những người mê chụp ảnh hoặc du khách thích cảm nhận thiên nhiên vùng nông thôn dân dã. Làng xóm thanh bình nép mình bên rặng tre xanh với những con đường lát gạch đỏ quanh co men theo cánh đồng lúa.

Cổng làng bề thế, được xây dựng cách đây hơn 200 năm với bốn trục vuông chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo. Nay rêu phong phủ đầy khiến thành cổng trông càng thêm cổ kính.
Sau cánh cổng, làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về ngôi làng Việt cổ tồn tại cách đây mấy trăm năm: có giếng nước, cây đa, cầu ao ven hồ, chợ phiên và đặc biệt là ngôi chùa Nôm xây dựng từ năm 1680 dưới thời Chính Hòa, nhà Hậu Lê.
Chiếc cầu đá nối hai bờ sông Nguyệt Đức đã tồn tại trên 200 năm. Dân làng cho biết khi xưa cầu được làm bằng gỗ lim nhưng để thuận tiện cho giao thương vào chợ Nôm, sau được xây dựng lại bằng đá
Trước đây, chùa Nôm là ngôi đại tự hoành tráng nhất miền Kinh Bắc (nay thuộc Văn Lâm, Hưng Yên). Theo truyền thuyết, xưa kia ngôi chùa được xây giữa rừng thông cổ thụ nên vẫn còn có tên là Linh Thông cổ tự
Từ cổng chính, đường làng lát gạch đỏ nối ra chiếc cầu đá bắc qua sông Nguyệt Đức và sang chợ Nôm - chợ làng xưa được biết đến qua câu ca dao quen thuộc:
Cái Bống đi chợ cầu Nôm
 Sao mày không rủ cái tôm đi cùng
 Cái tôm nó giận đùng đùng
 Nó ra ngoài biển lấy chồng lái buôn…
Chợ cầu Nôm mở theo phiên bên dãy nhà cổ, tuy chỉ buôn bán những sản vật nông nghiệp của bà con địa phương nhưng phiên nào cũng tấp nập, náo nhiệt kẻ bán người mua. Chiếc cầu đá cổ cũng nổi danh nhờ kiến trúc vững chãi hiếm có. Cầu gồm chín nhịp được ghép bằng những phiến đá lớn, hai bên thành được chạm khắc hình đầu rồng tinh xảo, cầu kỳ.
Nhờ cảnh quan và kiến trúc cổ kính mang đậm bản sắc làng Việt cổ cùng những nét văn hóa truyền thống được lưu giữ và bảo tồn hàng trăm năm, làng Nôm nay luôn hấp dẫn du khách khắp mọi miền...
Dù phía sau dãy nhà cổ đã thấp thoáng nhiều ngôi nhà cao tầng nhưng người ta vẫn thấy nét nguyên sơ, cổ kính trong sinh hoạt của con người nơi đây
Quần thể làng Nôm còn lưu giữ được nhiều nhà thờ họ cổ như nhà thờ tộc Nguyễn, Lê, Đan… Những ngôi nhà nay đã mọc đầy rêu phong, mang vẻ cổ kính với lối xây dựng cầu kỳ, tinh xảo
Cuối buổi tham quan làng cổ, chúng tôi bắt gặp hình ảnh trẻ làng Nôm vui chơi trên bãi cỏ sau làng. Dường như nét bình dị, cổ kính của ngôi làng cổ vùng quê Bắc bộ đã hiện lên đầy đủ…
Bài, ảnh: NGUYỄN DỊU

Nét cổ kính nơi làng Nôm



Làng Nôm đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa bởi nơi đây còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán vẫn mang đậm dấu ấn của một làng Việt cổ.

Nét cổ kính nơi làng Nôm

Cách Hà Nội 30km về hướng đông, làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) là ngôi làng cổ duy nhất của phố Hiến còn tồn tại cho đến nay.

Nét cổ kính nơi làng Nôm

Làng Nôm là quần thể di tích bao gồm những ngôi nhà cổ, chợ Nôm, cầu Nôm, và nhiều từ đường cổ của các dòng họ trong làng. Chùa Nôm, có tên hiệu là “Linh Thông cổ tự”, xây dựng từ năm 1680, dưới nhà Hậu Lê. Đây là ngôi chùa cổ còn bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ. Đến Đình Tam Giang, nơi thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng, phải đi qua cây cầu đá gồm chín nhịp đầu rồng nối đôi bờ sông Nguyệt Đức, đã tồn tại trên 200 năm.

Nét cổ kính nơi làng Nôm

Sự hấp dẫn của ngôi làng Việt cổ này cũng đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các nhà nhiếp ảnh, các đoàn làm phim. Vì thế, làng Nôm thường được các văn nghệ sĩ tìm về sáng tác…

Nét cổ kính nơi làng Nôm
Nét cổ kính nơi làng Nôm

yume.vn


Làng Nôm, vẻ đẹp xưa ở Hưng Yên
Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Nằm cách Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông, làng Nôm - ngôi làng cổ thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên đang được nhiều người yêu thích nét đẹp xưa tìm tới. Đường về làng, hai bên là những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình.

Bước qua cánh cổng làng cổ kính có từ hàng trăm năm nay, một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn mở ra trước mắt mọi người. Nằm ở vị trí trung tâm làng có một hồ nước rộng và trong xanh.

Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt. Đặc biệt quanh hồ còn có nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhà thờ dòng tộc có niên đại hơn trăm tuổi cũng long lanh in hình dưới hồ nước.

Bao bọc quanh làng Nôm vẫn còn nguyên những rặng tre xanh kĩu kịt gió đưa. Những con đường gạch đỏ son và bờ rào duối hiếm hoi còn lại xen lẫn với dãy bờ tường xây dẫn vào các ngõ ngách của làng.

Đối diện với cổng làng, bên kia hồ là một quần thể kiến trúc đẹp gồm đình làng, giếng cổ và cây đa cổ thụ. Ông Đỗ Ngọc Vượng, phát thanh viên của làng cho biết: “Làng Nôm hiện nay có hơn 600 nhân khẩu. Làng có từ những năm đầu Công nguyên, nhưng phải đến cuối thế kỷ XV, dân cư mới tập trung đông đúc. Trước đây, người dân trong làng có nghề buôn đồng nát. Bà con ở đây đi mua đồng nát về bán lại cho các lò đúc đồng ở địa phương và các vùng lân cận. Nhờ chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong làm ăn buôn bán, nên làng Nôm nhờ đó mà ngày càng hưng thịnh, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển”.

Ông Vượng cho biết thêm, hằng năm cứ vào ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại nô nức đón ngày hội làng. Đây là dịp vừa để dân làng báo ơn công đức với thành hoàng làng, để lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống, vừa là ngày hội để con cháu xa gần trở về quê hương, báo hiếu công ơn ông bà, cha mẹ...

Cạnh ngôi đình cổ kính, lọt thỏm dưới cây đa cao tuổi quanh năm tỏa bóng mát là một lớp học mẫu giáo nho nhỏ xinh xinh. Cách đó không xa, cây cầu đá bắc qua sông Nguyệt Đức, nối liền làng với chợ và chùa Nôm cũng là một hình ảnh gây ấn tượng khó quên.

Cây cầu gồm chín nhịp, mặt cầu được ghép bằng những phiến đá xanh. Hai bên thành cầu có các mỏm đá nhô ra được chạm trổ hoa văn rất tinh xảo và cầu kỳ, trông như những cái đầu rồng của những thuyền rồng mà vua chúa ngày xưa hay dùng để đi du ngoạn.

Chùa Nôm thuộc thiền phái Lâm Tế. Không còn ai nhớ chính xác ngày tháng ra đời của ngôi chùa. Chỉ biết rằng, trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

Chùa trước đây là ngôi đại tự có tiếng của Hưng Yên. Theo truyền thuyết thì xưa kia chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên “Linh thông cổ tự”.

Cạnh chùa, chợ Nôm vẫn tấp nập người mua kẻ bán. Hình ảnh vợ chồng người thợ rèn dưới gốc cây đa, bà cụ đang nhai trầu móm mém bên những cái rá cái rổ đan bằng tay... làm người ta ngỡ mình được đi ngược thời gian trở về mấy mươi năm trước.

Dừng chân bên bến nước, nhìn đàn vịt tung tăng bơi lội giữa mặt hồ, hà hít không khí trong lành, chúng tôi hiểu vì sao làng Nôm đã chinh phục được không ít du khách thập phương lặn lội phương xa tới đây để thưởng ngoạn. Mong sao vẻ đẹp của làng quê Bắc bộ xưa sẽ còn lại mãi ở nơi đây./.


Làng cổ 200 năm gần Hà Nội

Vượt qua con đường nắng, hai bên là những cánh đồng lúa xanh bát ngát để tới làng Nôm, du khách như bước vào một không gian yên bình, cổ xưa của vài trăm năm về trước.

Cách Hà Nội khoảng 30 km về hướng đông, làng Nôm - ngôi làng cổ thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên vẫn còn giữ những nét đẹp xưa. Trung tâm của làng là quần thể kiến trúc đẹp gồm đình, giếng cổ và cây đa cổ thụ, đặc trưng của làng quê Bắc bộ.
Cổng làng bề thế, được xây dựng cách đây hơn 200 năm với bốn trục vuông chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo. Sau cánh cổng, làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về ngôi làng Việt cổ. 
Một ngôi nhà côó tuổi thọ 200 năm ở làng. Nơi đây đã quay bộ phim "Thằng Cuội" và một số phim hài Tết.
Những con đường gạch đỏ và cổng nhà cổ hiếm hoi còn lại xen lẫn với dãy bờ tường xây dẫn vào các ngõ ngách của làng, khiến nhiều người hoài niệm xiêu lòng.
Điều gây ấn tượng ở làng Nôm là nếp sống thôn quê, mộc mạc và chân thành. Tất cả vẫn được duy trì gần như nguyên vẹn và ít bị ảnh hưởng bởi "cơn lốc" đô thị hóa.
Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp trước các ngôi nhà cổ, nhà thờ họ với nét kiến trúc cổ xưa in hình dưới mặt nước.
Cây cầu Nôm dẫn tới ngôi chùa cùng tên vượt qua sông Cái. Đây là cây cầu đá ngang sông duy nhất còn lại trên đất Hưng Yên. Cầu rộng chừng 2m với 9 nhịp, đầu cột đỡ ngang có trang trí vân mây và trở thành một phần hồn của làng. 
Chùa Nôm thuộc thiền phái Lâm Tế. Không còn ai nhớ chính xác ngày tháng ra đời của ngôi chùa. Chỉ biết rằng, trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây, chùa được xây dựng lại vào năm 1680 và trùng tu nhiều lần sau đó. Chùa trước đây là ngôi đại tự có tiếng của Hưng Yên. Theo truyền thuyết, xưa kia chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên “Linh thông cổ tự”.
Chợ Nôm nằm ở phía đông bắc, cách làng một con sông. Chợ họp tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. Xưa kia, chợ là một trong những trung tâm điều tiết nhịp sống của một làng buôn đồng nổi tiếng.
Chùa Nôm có kiến trúc mang đậm nét truyền thống. Điều đặc biệt nhất là chùa Nôm còn lưu giữ hơn 100 bức tượng cổ bằng đất nung. Trải qua bao thời kỳ bể dâu của lịch sử, các trận lũ lụt lớn, kéo dài nhưng những pho tượng này vẫn trường tồn cùng thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.
Lê Bích

Làng Nôm, nơi lưu giữ không gian văn hóa làng quê Việt


Bước qua cổng làng cổ kính, một không gian làng quê xanh rợp bóng cây mở ra trước mắt với cây đa, bến nước, sân đình, những vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Việt.

Theo ANTV

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh!

Yên bình, tĩnh tại và đẹp đến nao lòng là ấn tượng của nhiều du khách khi lần đầu tiên đặt chân đến làng Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên), một trong những ngôi làng Việt cổ đặc trưng xứ Bắc.

Ngày nhỏ, mỗi khi nghe câu ca dao "Đồng nát thì về cầu Nôm/Con gái nỏ mồm về ở với cha", tôi cứ thấy nó sao mà ác cảm với phụ nữ đanh đá. Một phần không thích, một phần thì tôi thấy khó hiểu vì chẳng biết địa danh cầu Nôm là ở đâu.

Mãi cho đến gần đây, vào một buổi chiều cuối tháng 4 mưa như trút nước, tôi mới có dịp theo chân một người bạn, về thăm làng Nôm (Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên), ngôi làng cổ đã sinh ra câu ca dao ngày nào.

Ngôi làng in hằn sắc màu thời gian qua 200 năm

Từ Hà Nội, đi theo Quốc lộ 5 chừng 20km, rẽ trái khoảng mươi cây số nữa là đến làng Nôm. Bước qua cánh cổng làng uy nghi, dáng điệu hoài cổ, một bức tranh thủy mặc hiện lên. Làng Nôm đẹp mộc mạc, yên bình và có phần hơi trầm buồn.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 2.
Cổng làng Nôm.
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 3.
Ở đây, người ta dễ dàng nhìn thấy hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những ngôi nhà mái ngói đơn sơ...
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 4.
... với vườn tược rộng rãi, mướt xanh như ngọc.
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 5.
Vẻ mộc mạc mà từ lâu, đã khó tìm thấy ở những làng quê khác vùng châu thổ sông Hồng.

Điều đáng quý là ngôi làng này lưu giữ được rất nhiều di tích cổ kính có niên đại ít nhất là 200 năm. Tất cả đều nguyên dạng, phủ bụi thời gian. Về đây, người ta có cảm giác như, 200 năm qua chỉ như một giấc mộng ngắn ngủi. Thời gian qua đi, để lại cho nơi đây những nếp gấp với nhiều sắc màu khác nhau nhưng không hề thay đổi bất cứ điều gì.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 6.
Theo nhiều người già trong làng, ngay cả cánh cổng làng với bốn trục vuông chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo này cũng có tuổi đời hơn 200 năm.
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 7.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nó vẫn chưa từng trải qua đợt trùng tu nào thực sự lớn lao.

Bước qua cổng làng là đến chợ Nôm. Những ai chưa mấy khi đi chợ quê, hẳn sẽ phải cả buổi say sưa ở đây. Chợ bán đủ mọi thứ, từ rau cỏ, thịt cá, còn có cả đồ rèn, quần áo, vật dụng gia đình. Những ngày phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9, chợ càng đông vui hơn. Xưa kia, nơi đây là một trong những trung tâm buôn bán sầm uất nhất vùng Văn Lâm.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 8.
Chợ Nôm.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 9.
Chợ Nôm với những hàng gạch đỏ au, lở vỡ theo thời gian.

Khác với chợ ở thành phố, chợ Nôm họp bên trong những gian nhà xây gạch không trát vữa. Màu gạch đỏ au, lở vỡ theo thời gian như một nét gì đó rất hoài cổ, xưa cũ. Giữa không gian tấp nập người nói cười, đâu đó những ánh lửa đỏ rực từ lò rèn duy nhất ở chợ phát sáng bập bùng.

Thế nhưng đến làng Nôm mà chỉ đi chơi chợ thôi thì uổng quá. Nghĩ đến câu ca dao ngày xưa thường nghe, tôi phải tìm cho được cây cầu Nôm. Hóa ra đó là chiếc cầu bắc qua sông Nguyệt Đức chảy quanh làng, gồm có 9 trụ xây bằng đá. Trên mỗi trụ cầu còn chạm khắc đầu rồng tinh xảo, người dân còn quen gọi nó với cái tên dân dã là cầu 9 đầu rồng.

Một chiều hạ khi mưa vừa tạnh, những bông hoa gạo đỏ rực phủ kín một vùng sân gạch cổ nhòa ướt nước. Cây gạo này bị bão đánh gãy ngọn nên dáng hình khá kì dị. Ấy thế mà hơn 100 năm qua, nó vẫn trổ hoa rất đều đặn. Mùa hoa năm nào, cây cổ thụ này cũng biến thành một mâm xôi gấc, đỏ rực một góc trời nhờ hàng trăm bông hoa gạo to xù xếp chồng lớp lên nhau.

Ánh chiều tà sương chiếu xuyên qua tán cây gạo, tạo nên những vòng sáng rất ảo huyền. Đi theo vùng nắng chiếu ấy, một ngôi chùa với Tam quan thuộc dạng to, cao nhất nhì Đông Nam Á hiện ra trước mắt tôi.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 10.
Cổng chùa Nôm.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 11.
Tháp đặt trống chùa.

Chùa có tên tự là Linh thông cổ tự, tương truyền xưa kia được xây dựng giữa một đồi thông bạt ngàn. Theo các tài liệu bằng văn tự chữ Hán, chùa được xây từ đời Hậu Lê. Thế nhưng, dựa vào hơn 100 bức tượng đất nung do chùa sở hữu, nhiều nhà khoa học cho rằng, rất có thể, ngôi chùa này đã có tuổi đời cả ngàn năm.

Thầy Thích Đồng Huệ (sư trụ trì), nói rằng, hơn 100 bức tượng điêu khắc tinh xảo ấy là báu vật của nhà chùa. Trải qua mấy trận lụt bão lớn vào các năm 1945, 1971 và 1986, nước ngập đến nóc chùa, cả trăm pho tượng đất này đã bị ngâm trong nước.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 12.
Chùa Nôm hiện đang sở hữu 122 pho tượng đất nung.
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 13.
Mỗi bức tượng đều được chạm khắc với biểu cảm gương mặt phong phú, ấn tượng.

Ngoài chùa thiêng, làng nôm còn có di tích nổi tiếng khác là đình Tam Giang - một vị tướng của Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết kể lại, sau khi mất, vị tướng này có tâm nguyện được lập miếu thờ ở làng Nôm - nơi ông từng đóng quân và ngôi đình này cũng ra đời từ thuở ấy.

Đình có kiến trúc cổ với cây đa, giếng nước, sân đình rất đặc trưng của quê hương Bắc bộ. Ngay cả những cây đa ở đình cũng đã hơn 100 năm tuổi nhưng vẫn xanh tốt quanh năm. Buổi chiều muộn, đám trẻ con trong làng thường hay níu rễ đa làm đánh đu, nhào lộn, chơi đùa cùng nhau.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 14.
Ông Đông cho hay, năm 1924, đình trải qua đợt đại tu bổ. Từ đó đến nay, chưa có bất cứ chỉnh sửa nào. Đình và chùa của làng Nôm được công nhận di tích lịch sử Quốc gia năm 1994.
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 15.
Cây đa cổ thụ hơn 100 năm ở sân đình.
Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 16.
Ánh nắng rọi chiếu qua những tán cây cổ thụ, chiếu lên thành tường đình rêu phong cổ kính.

Ở làng Nôm thì hình như cái gì cũng cổ. Những cột đá, hay giếng cổ 200 năm, làng vẫn bảo tồn nguyên vẹn. Nhất là dọc bên hồ là những ngôi nhà cổ, hay nhà thờ tổ của tộc họ Nguyễn, Lê, Tạ, Đan tạo nên một vượng khí muôn thuở của thời gian và nói lên nét văn hóa độc nhất vô nhị ở cái đất kinh kỳ phố Hiến xưa nay.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 17.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 18.
Những ngôi nhà thờ của các dòng họ lớn trong làng.

Cuộc sống giản dị, đậm nét hoài cổ


Theo lời ông Phạm Bá Đông (49 tuổi, trưởng thôn Nôm), "tổ sư" nghề đồng nát cũng là từ làng này mà ra. Xưa kia, làng còn từng được vua nhà Nguyễn giao cho đúc tiền đưa về kinh thành, bởi dân ở đây có nghề đúc đồng tinh xảo vào loại sớm nhất nước ta.

Đến làng Nôm, tôi cứ tự hỏi chắc xưa kia làng này giàu có lắm. Bởi những mái nhà cổ khang trang, đình, chùa sơn son thếp vàng uy nghi không thể không khiến người ta nghĩ đến quá khứ "vang bóng một thời".

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 19.
Gian nhà của cụ Đích (một trong những ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi).

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 20.
Nhà cổ của gia đình cụ Phùng Văn Long. Các ngôi nhà này đều có chung lối kiến trúc 5 gian, mái ngói thấp, sân rộng và lát gạch cũ. Ảnh: Thu Hường.

Ông Đông nói, xưa kia làng có nhiều người học hành thành đạt. Những ngôi nhà cổ còn lưu giữ đến hiện nay đều là nhà của các ông khóa, ông lý giàu có. Đình, chùa xây được đều nhờ có con em vinh quy bái tổ, gom góp tiền của xây cất mà thành.

Bây giờ thì cả nghề đồng nát, nghề đúc đồng đều bị mai một. Cả thôn chỉ còn 2 xưởng làm đồng và 1 vài nhà thu mua đồng nát nhỏ, lẻ. Nghề cũ không còn, nếp gia trưởng cũng đã bớt đi nhưng nhịp sống ở đây thì vẫn còn nguyên dáng vẻ hoài cổ.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 21.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 22.
Chị Tâm hào hứng giới thiệu về ngôi nhà mới xây theo kiến trúc cổ của gia đình mình.

Chị Phùng Minh Tâm (một người dân trong làng) kể với tôi rằng, dù mới xây dựng nhà cửa nhưng gia đình chị vẫn lựa chọn kiến trúc nhà cổ, mái ngói, cột gỗ đặc trưng của xứ kinh Bắc.

Trong khi đó, ông Phùng Văn Long (88 tuổi, chủ một căn nhà cổ 200 năm tuổi) lại tâm sự, dù điều kiện kinh tế khá giả nhưng ông vẫn quyết không tu sửa căn nhà cũ vì muốn giữ lại những nét nguyên sơ quý giá. "Có người trên tỉnh về đây trả giá cả tỷ bạc căn nhà này mà tôi nhất định không bán".

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 23.
Ông Đông tự hào nói rằng, làng Nôm là một trong những nơi sản sinh ra nhiều danh sĩ Bắc Kỳ.

Nói về chuyện lưu giữ những kiến trúc cổ, ông Đông kể rằng, vài năm trước, làng xây mới lại trục đường chính. Tuy nhiên, dân làng vẫn thống nhất chọn lát gạch chứ không đổ bê tông, dù điều đó có thể làm đội chi phí lên cao hơn. "Thậm chí, chúng tôi còn không dám tôn nền đường vì nhà dân ở đây đều rất thấp do xây dựng từ rất lâu đời".

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 24.
Năm 2014, dân làng cùng góp tiền xây dựng rất nhiều ghế đá vòng quanh làng, khiến nơi đây như một công viên, tiện cho người đến tham quan.

Ít ai biết ở gần Hà Nội có ngôi làng cổ hơn 200 năm tuổi, đẹp như tranh! - Ảnh 25.
Nhịp sống yên bình ở làng Nôm. Mọi thứ ở đây đều rất mộc mạc, xưa cũ, ngay cả con đường mới làm lại cũng lát gạch chứ không bê tông hóa như nhiều nơi.

Ông Long tâm sự, hơn 80 năm qua, từ khi ông nhận thức được mọi thứ xung quanh, ông thấy làng Nôm ít có biến đổi. Đời sống tuy có phát triển nhưng nếu nói về cách sống của người dân thì dường như vẫn vậy. Họ vẫn sống nền nếp, gia phong, vẫn thật thà chân chất và chứa chan tình người. Con cháu ai cũng chăm ngoan, học giỏi và đi thoát ly rất nhiều. Ra thành thị, họ đều là những người thành đạt và mang tiếng thơm về cho ngôi làng cổ nổi danh đất Bắc này.

Theo Tri Thức Trẻ

Ngôi làng điển hình cho vùng quê Bắc Bộ khi xưa

Với bến nước, cổng làng, cầu đá… làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là ngôi làng cổ mang đậm kiến trúc và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ tồn tại đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên của làng Nôm, không rõ tên làng bắt đầu từ đâu, chỉ biết khi xưa trai gái nên duyên vợ chồng đều phải cung tiến cho làng 20 mâm đồng hoặc làm vài chục mét đường bằng gạch đỏ. Ngày nay trên cổng làng còn khắc ba chữ “Đồng Cầu Nôm” như một lời nhắn nhủ về lịch sử của làng.
Cả làng hiện còn hơn chục nhà cổ và 7 nhà thờ của các họ. Làng từng có đình cũ xây vào thời hậu Lê, về sau đình mới được xây dựng bề thế hơn vào thời Nguyễn.
Toàn bộ làng Nôm là một thể thống nhất hoàn chỉnh bao gồm cổng, ao làng, những nhà cổ, chợ và cầu đá. Các trục đường quanh ao làng đều được lát gạch đỏ.
Bất chấp cơn lốc đô thị hóa, một số nhà cổ ở làng Nôm vẫn còn giữ được nguyên vẹn lối kiến trúc đến chất liệu xây dựng.
Một góc ao bình yên ở làng Nôm.
Điểm nhấn của làng là cây cầu đá chín nhịp, trạm trổ hình đầu rồng bắc qua sông Nguyệt Đức để sang chợ Nôm. Cầu rộng khoảng 2 m, được ghép bằng những phiến đá xanh nguyên khối. Ca dao cổ từng nhắc đến cây cầu này: “Cái bống đi chợ cầu Nôm/Sao mày không rủ cái tôm đi cùng/Cái tôm nó giận đùng đùng/Nó ra ngoài biển lấy chồng lái buôn”.
Kết cấu chân và dầm cầu đá đã tồn tại hơn 200 năm.
Những người có tuổi ở làng Nôm ngày nay vẫn giữ được nếp sinh hoạt, ăn mặc khi xưa, chủ yếu làm nghề buôn thúng bán bưng ở chợ.
Theo truyền thuyết, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ nên còn có tên là “Linh Thông cổ tự”, xây dựng năm 1680, dưới thời Hậu Lê. Chùa từng là ngôi đại tự hoành tráng nhất miền Kinh Bắc và đang bảo tồn nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ bằng đất nung.
Làng Nôm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 30 km về phía đông. Phương tiện lý tưởng đối với du khách là xe máy để băng qua những con đê xanh mướt và cánh đồng lúa sẽ tới ngôi làng cổ độc đáo này.
Thành Nguyễn


Làng Nôm, vẻ đẹp xưa ở Hưng Yên

Bước qua cánh cổng làng cổ kính có từ hàng trăm năm nay, một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn mở ra trước mắt mọi người. Nằm ở vị trí trung tâm làng có một hồ nước rộng và trong xanh. Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt. Đặc biệt quanh hồ còn có nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhà thờ dòng tộc có niên đại hơn trăm tuổi cũng long lanh in hình dưới hồ nước. Bao bọc quanh làng Nôm vẫn còn nguyên những rặng tre xanh kĩu kịt gió đưa. Những con đường gạch đỏ son và bờ rào duối hiếm hoi còn lại xen lẫn với dãy bờ tường xây dẫn vào các ngõ ngách của làng.
Nhà cổ bên hồ
Chợ Nôm
Đối diện với cổng làng, bên kia hồ là một quần thể kiến trúc đẹp gồm đình làng, giếng cổ và cây đa cổ thụ. Ông Đỗ Ngọc Vượng, phát thanh viên của làng cho biết: “Làng Nôm hiện nay có hơn 600 nhân khẩu. Làng có từ những năm đầu Công nguyên, nhưng phải đến cuối thế kỷ XV, dân cư mới tập trung đông đúc. Trước đây, người dân trong làng có nghề buôn đồng nát. Bà con ở đây đi mua đồng nát về bán lại cho các lò đúc đồng ở địa phương và các vùng lân cận. Nhờ chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong làm ăn buôn bán, nên làng Nôm nhờ đó mà ngày càng hưng thịnh, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển”. Ông Vượng cho biết thêm, hằng năm cứ vào ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại nô nức đón ngày hội làng. Đây là dịp vừa để dân làng báo ơn công đức với thành hoàng làng, để lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống, vừa là ngày hội để con cháu xa gần trở về quê hương, báo hiếu công ơn ông bà, cha mẹ…
Một cổng xây trăm năm tuổi
Cạnh ngôi đình cổ kính, lọt thỏm dưới cây đa cao tuổi quanh năm tỏa bóng mát là một lớp học mẫu giáo nho nhỏ xinh xinh. Cách đó không xa, cây cầu đá bắc qua sông Nguyệt Đức, nối liền làng với chợ và chùa Nôm cũng là một hình ảnh gây ấn tượng khó quên. Cây cầu gồm chín nhịp, mặt cầu được ghép bằng những phiến đá xanh. Hai bên thành cầu có các mỏm đá nhô ra được chạm trổ hoa văn rất tinh xảo và cầu kỳ, trông như những cái đầu rồng của những thuyền rồng mà vua chúa ngày xưa hay dùng để đi du ngoạn.
Chùa Nôm
Chùa Nôm thuộc thiền phái Lâm Tế. Không còn ai nhớ chính xác ngày tháng ra đời của ngôi chùa. Chỉ biết rằng, trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó. Chùa trước đây là ngôi đại tự có tiếng của Hưng Yên. Theo truyền thuyết thì xưa kia chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên “Linh thông cổ tự”. Cạnh chùa, chợ Nôm vẫn tấp nập người mua kẻ bán. Hình ảnh vợ chồng người thợ rèn dưới gốc cây đa, bà cụ đang nhai trầu móm mém bên những cái rá cái rổ đan bằng tay… làm người ta ngỡ mình được đi ngược thời gian trở về mấy mươi năm trước.
Cổng chùa Nôm
Dừng chân bên bến nước, nhìn đàn vịt tung tăng bơi lội giữa mặt hồ, hà hít không khí trong lành, chúng tôi hiểu vì sao làng Nôm đã chinh phục được không ít du khách thập phương lặn lội phương xa tới đây để thưởng  ngoạn. Mong sao vẻ đẹp của làng quê Bắc bộ xưa sẽ còn lại mãi ở nơi đây.
Nguyễn Ngọc
Ảnh
 Đỗ Cao Sơn




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét