Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

“Thổ cẩm Chăm Châu Giang”


Một trong những nhãn hiệu tập thể được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận cần sự quan tâm của các ngành chức năng quan tâm hơn. Đó là nhãn hiệu “Thổ cẩm Chăm An Giang”. 
Tuy được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, nhưng vấn đề tiêu thụ các sản phẩm từ thổ cẩm chỉ dừng lại phục vụ du khách đến du ngoạn tại đây.Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề truyền thống “Dệt thổ cẩm Chăm” ở ấp Phũm Soài thuộc xã Châu Phong (thị xã Tân Châu) vẫn tồn tại và phát triển. Mặc dù làng nghề hoạt động trong điều kiện khó khăn, do thị trường tiêu thụ chỉ dừng lại ở việc phục vụ “quà lưu niệm” cho du khách.       Trước đây (tháng 12/1998), khi mới thành lập Hợp tác xã Dệt thêu Chăm Giang, với số vốn điều lệ ban đầu trên 100 triệu đồng, với 18 xã viên và 45 lao động. Đến năm 2005, Đại hội lần 2( nhiệm kỳ 2005 – 2009) qua thời gian hoạt động, số vốn điều lệ của hợp tác xã tăng lên 136 triệu đồng, trong đó vốn cố định 41 triệu đồng, vốn vay là 80 triệu đồng, vốn góp của xã viên gần 15 triệu đồng. Hiện nay, hợp tác xã còn 23 xã viên tham gia hoạt động, với 74 lao động có việc làm và cuộc sống ổn định. Chị MARIAH - ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu tâm sự với chúng tôi: “…Từ khi có nhãn hiệu” Thổ cẩm Chăm Châu Giang, cuộc sống của người dân tại đây cũng đỡ hơn, ban ngày dệt thu nhập 900.000đ/tháng, còn ban đêm thêu cũng có tiền thêm lo gia đình. Mong sao nghề truyền thống phát triển hoài …”
     Nét khởi sắc của làng nghề được đánh dấu từ năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Thổ cẩm Chăm An Giang”, bước đầu đã vượt dậy làng nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm. Làng nghề hiện có 20 khung dệt hoạt động và làm ra nhiều sản phẩm “quà lưu niệm từ thổ cẩm” phục vụ cho du khách khi đến Tân châu như: túi xách, balô, áo sơ mi nam, khăn đội Mađara, các lễ phục cho phụ nữ Chăm, nón lễ cho nam vào dịp tháng Romadol và lễ hội Hazy… Qua 3 năm khôi phục và phát triển, Hợp tác xã đã từng bước xây dựng nhãn hiệu “Thổ cẩm Chăm An Giang” được nhiều du khách biết đến. Ông MohaMad – Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Dệt thêu Châu Giang nhấn mạnh: “…    Nhãn hiệu tập thể “Thổ cẩm Chăm An Giang” được xây dựng dựa vào nét đặc trưng từ hoa văn đến màu sắc của sản phẩm dệt truyền thống có từ lâu đời của cộng đồng dân tộc Chăm ở An Giang. …
    Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể “Thổ cẩm Chăm An Giang” là bước đột phá để vượt dậy làng nghề để cộng đồng dân tộc Chăm vừa lưu giữ được ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho thế hệ mai sau, vừa tạo việc làm ổn định cho lao động tại địa phương.  
         Tuy nhiên, các sản phẩm thổ cẩm còn quá đơn điệu, khung dệt cũ kỷ, thu nhập của người lao động còn thấp v.v…Vì vậy, để khôi phục và phát triển làng nghề bền vững, địa phương sẽ triển khai thực hiện “Dự án phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người Chăm giai đoạn 2008 – 2012”.
    Trao đổi với ông Nguyễn Anh Phương – Chuyên viên Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu: “…Giai đoạn đầu thực hiện dự án, Phòng kinh tế thị xã Tân Châu đã kết hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh đã tổ chức chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại mô hình sản xuất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thổ cẩm K’Long của dân tộc K’Ho ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và Công ty thêu tranh trên lụa XQ ở thành phố Đà Lạt, qua đó giúp các xã viên của hợp tác xã tiếp cận và học tập kỹ thuật thêu, dệt, nhuộm, thiết kế và phân phối sản phẩm thổ cẩm….”
         Với những bước đi vững chắc, hy vọng nhãn hiệu tập thể “Thổ cẩm Chăm An Giang” của Hợp tác xã Dệt thêu Châu Giang sẽ tiếp tục bay xa, vươn xa hơn, để cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chăm ổn định và khấm khá. Không chỉ vậy, các sản phẩm của hợp tác xã sẽ được du khách biết đến khi một lần đến quê hương Tân Châu./.
                                                                                Kim Oanh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét