Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Trình diễn bếp



TTO - Không đơn giản chỉ là thế giới riêng của các bà nội trợ mà gian bếp ngày nay còn chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà. Sự đầu tư thiết kế cho một căn bếp vì thế trở nên không quá phung phí...
. TTO xin lược trích và giới thiệu phần nghiên cứu về bếp (không gian sống và các yếu tố cấu thành nội thất) trong đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế nội thất (khoa Mỹ thuật công nghiệp, trường ĐH Kiến trúc TP.HCM) của sinh viên Nguyễn Thị Bảo Trâm với đề tài "Ý tưởng + Đôi tay = Không gian sống". 
Những quan điểm mới về bếp
*  Sự thay đổi trong chức năng và vai trò của bếp:
Cuộc sống của chúng ta được duy trì do được đáp ứng một nhu cầu quan trọng nhất là ăn, uống (ẩm thực). Khi mức sống ngày càng tăng trưởng mau chóng, ẩm thực cũng chính thức trở thành một bộ phận của văn hóa sinh hoạt gia đình và xã giao. Ở những vùng xa, khi các phương tiện giao thông và các hình thức giải trí còn hạn chế thì “ẩm thực” còn là nhu cầu văn hóa hàng đầu, và phần lớn các sự kiện gia đình được diễn ra tại bếp.
Bếp mở với cách bố trí thông thoáng nối với phòng ăn và sinh hoạt chung ở căn hộ chung cư. Ảnh: CTV
Bữa ăn ngày càng có giá trị thưởng thức hơn là thuần túy để duy trì cuộc sống nên vai trò của hình thức sinh hoạt ẩm thực trở nên là hình thức sinh hoạt đặc trưng của văn hóa gia đình. Chuyện bếp núc vì vậy vốn được coi là một thành phần của khối phục vụ nay thường được xếp vào khối sinh hoạt chung và điều này ảnh hưởng khá lớn đến quan điểm thiết kế khối bếp (vị trí, bố trí, hình thức trang trí, vật liệu trang trí, thiết bị, quan hệ không gian với các bộ phận khác). Phòng ăn chính thức (phòng ăn lớn) nay chỉ dành cho các nghi thức lễ tân chính thức (tiệc, giỗ,…) hay để lo đãi khách.
Các trang thiết bị mới được bố trí hài hòa trong tổng thể gian bếp. Ảnh: H.TR.
Việc xuất hiện rộng rãi các trang thiết bị mới (như bếp gas, bếp điện, lò viba, máy giặt, máy hút khói… ) phục vụ gia đình cũng nâng cao vai trò của bếp và tạo điều kiện kỹ thuật để thay đổi vai trò và tính thẩm mỹ của bếp.
* Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế bếp:
- Bếp nên gắn liền hoặc chan hòa với phòng sinh hoạt chung gia đình theo hình thức trực tiếp (với hai không gian gắn liền nhau) hoặc gián tiếp (sử dụng sân trong (patio) làm trung gian).
Bếp gắn với phòng sinh hoạt chung và sân trong. Ảnh: H.TR.
- Bếp phải có bàn ăn ngay tại chỗ (phương Tây quan niệm đó là bàn ăn sáng). Trong khi các hoạt động giao tiếp xã hội tăng lên thì sự đoàn tụ gia đình lại giảm xuống, bữa ăn ngày càng không nhất thiết phải tề tựu đủ thành viên trong gia đình. Vì vậy một chỗ ăn gọn lại trở nên đắc dụng. Có hai cách bố trí chỗ ăn này:
+ Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island)                                                                                   
+ Kiểu bán đảo (peninsula) kiểu này được ưa thích hơn vì được gắn liền với bếp làm cho việc dọn ăn dễ dàng và an toàn hơn. 
Kiểu độc lậpKiểu bán đảo
- Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể tự kiểm soát ngôi nhà từ bên ngoài và sân vườn. Nếu kiểm soát được cả vườn trước lẫn vườn sau thì càng tốt vì như vậy sẽ kiểm soát được lối ra vào nhà. Nhưng nếu tình hình an ninh bảo đảm thì việc quan tâm nhiều về phía sân sau tạo sự riêng tư tốt hơn.
* Chất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao:
Không cần phải che chắn, bếp cũng là một niềm tự hào của ngôi nhà... Ảnh: H.TR.
Bếp là thành phần khó thiết kế nhất trong nhà. Từ chỗ là một bộ phận của khối phục vụ, bếp trở nên là một thành phần của khối sinh hoạt chung.
Việc thay đổi này khiến bếp không còn là nơi kín đáo với các tủ đựng thức ăn, chén bát lỉnh kỉnh, mắm muối hôi hám mà trở nên là niềm tự hào của căn hộ. Và một căn nhà đẹp cần trình diễn (chứ không cần phải che chắn) vẻ đẹp duyên dáng của bếp cho người trong và người ngoài gia đình thưởng ngoạn.
 Bàn ăn nội bộ gia đình
. - Ở các căn hộ nhỏ, đó chỉ là cái bàn (có khi chỉ là bàn xếp) bố trí trong bếp, nhưng ở các căn hộ lớn hơn, nên bố trí thành chỗ ăn đàng hoàng nhưng vẫn liên hệ trực tiếp với bếp mà không bị cản trở.
.
Có 3 giải pháp chính: Kiểu bán đảo đưa ra từ bếp, kiểu đảo (độc lập) và kiểu bố trí ở một ngách riêng.
Bàn  ăn nhỏ và bàn ăn theo kiểu bàn xếp bố trí theo lối mở ngay khu vực bếp. Ảnh: H.TR.
Không nên ngăn cản tầm nhìn từ bếp sang bàn ăn nội bộ. Khi thiết kế cho khu vực ăn uống, cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn ăn nội bộ để người đang nấu bếp và người đang ăn có thể nói chuyện với nhau (các thiết kế của phương Tây gần đây ưa dùng loại bàn ăn hay quầy kiểu bán đảo tạo sự liên hệ gần gũi giữa người nấu và người ăn). Nếu có thể, bếp cũng cần có cửa ra sân để phục vụ các bữa ăn ngoài trời mà không phải đi qua khu bàn ăn bên trong.
Bàn ăn thiết kế trong một không gian ở nối liền khu vực bếp và sinh hoạt chung của gia đình: Ảnh: CTV
* Phòng ăn:
Một khi đã có phòng ăn nhỏ gắn liền với bếp thì chức năng của phòng ăn thiên về phía lễ tân mặc dù vẫn phải đáp ứng yêu cầu ẩm thực và được nâng cao để phục vụ cho một hình thức tỏ lòng hiếu khách cổ xưa nhất là mời khách dùng cơm. Vì vậy phòng ăn phải có tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng của nó thể hiện ở không gian, cửa sổ cùng chất liệu hoàn thiện và chất lượng vật liệu.
Phòng ăn và khu vực ăn uống tuy nhỏ nhưng vẫn có sự thông thoáng nhờ bố trí các không gian hợp lý. Ảnh: H.TR.
Các đặc điểm yêu cầu phải có đối với nột phòng ăn là:
+ Có diện tích đủ để bộ bàn ăn, ít nhất là khoảng 15m2, ngoài ra còn có các bàn soạn ăn, tủ ly chén.
Phòng ăn nhỏ, bài trí đơn giản nhưng sang trọng. Ảnh: CTV
+ Cần có đèn trang trí kiểu cách dùng bóng đèn dây tóc cho ánh sáng vàng (nên chiếu theo kiểu đèn ánh sáng gián tiếp).
+ Cần chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi.
Bàn ăn nối liền với các khu vực sân trong và sân sau tạo sự thông thoáng cần thiết - Ảnh: H.TR.
+ Cần tránh các lối đi phải lượn quanh phòng ăn.
+ Có các mảng tường đặc cần thiết để bố trí tủ buffet hay trình bày ly chén, rượu, các dụng cụ ăn uống có tính thẩm mỹ, chỗ treo tranh trên tường.
+ Phòng ăn thường dùng về ban chiều, ánh sáng của nó đóng góp phần trang trí cho cảnh quan nhìn từ ngoài vào nhà.
+ Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp (yêu cầu thông lệ), nói chung không nên xa quá 3m.
VŨ VI giới thiệu
5 tuyệt chiêu phong thủy cho phòng bếp

Phòng bếp và phòng tắm là những chỗ dùng một lượng nước rất nhiều, bị coi là những những phòng gian bất lợi ở trong nhà ở, mà khi nó ở vị trí cát hung, lại thường ảnh hưởng đến sự hưng suy của gia vận.

5 tuyệt chiêu phong thủy cho phòng bếp

ảnh minh họa
Phòng bếp trong quá trình tẩy rửa chế biến thức ăn, dùng và thải đi một lượng nước rất nhiều, mà nước chính là tượng trưng cho tài phú, cho nên nó bất lợi cho sự tích chứa tài vận. Song về một mặt khác, phòng bếp và phòng tắm cũng đều có công năng áp chế Sát Khí. Cho nên nếu đem phòng bếp sắp đặt tại chỗ không mấy khẩn yếu hoặc hung phương, ngược lại sẽ đem lại cát lợi cho nhà ở.
Điều chỉnh thiết kế bài trí phòng bếp và vị trí đặt của nó, trừ khử các nhân tố bất lợi, sẽ tạo ra Phong Thủy thật tốt cho phòng bếp.
1. Vị trí:
Các vị Phong Thủy Sư thông thường đề nghị thân chủ đem đem phòng bếp đặt tại bốn phương vị hung của Trạch Chủ, có công năng trợ giúp áp chế Sát Khí ở Hung Phương. Lò Bếp có thể sản sinh ra Dương Khí có thể điều hòa uế Khí, cải thiện Phong Thủy của nhà. Phòng bếp nên đặt từ sau nửa nhà trở đi, cực tránh xa cửa lớn.
2. Ngũ hành sinh khắc
Bồn rửa sản sinh Thủy Khí, với lửa bếp nấu là Hỏa Khí tương xung tương đột. Cho nên chỗ bệ đặt bếp và bồn rửa tuyệt đối không được đối xung. Bếp cũng không được quá gần bồn nước. Bếp không được để chơ vơ ở giữa phòng bếp, bởi vì vị trí tring tâm phòng bếp Hỏa Khí quá vượng, sẽ đưa đến gia đình không hòa hợp.
3. Táo khẩu
Là nói về miệng của lò bếp, nguyên vốn chỉ về cửa đưa củi vào của lòng bếp, ngày nay nói về các loại bếp hiện đại, tất là chủ chỗ Khí đi vào bếp, nó cũng là chỗ núm vặn bếp để khởi động lửa. Miệng lò nên đặt quay về phương Sinh Khí của Nam Chủ Nhân hoặc Nữ Chủ Nhân.
4. Âm dương cân bằng
Như trên đã đề cập Phòng Bếp là vị trí Thủy Hỏa tương xung, nếu như có thể quân bình hai yếu tố này, làm cho thành cục diện thủy hỏa cộng giúp, tất có thể làm cho Phong Thủy phòng bếp hòa hợp.
5. Sắp đặt đồ bếp
Nếu như trong bếp có dùng lò vi ba và nồi cơm điện, nên đặt nó ở 4 vị trí tốt cát phương của bạn. Tức nồi cơm điện và lò vi ba đặt tại vị trí tốt của bạn. Cũng như vậy các đồ như lò nướng, tủ lạnh cũng như vậy.
(Theo Phong Thủy
6 gợi ý cho phong thủy nhà bếp

Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên để gần cửa ra vào. Nó cũng không nên nằm đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần.

Bàn ăn hình tròn biểu thị sự sum họp. Ảnh: Chanelvn.

Bàn ăn hình tròn biểu thị sự sum họp. Ảnh: Chanelvn.
Bạn đang băn khoăn chưa biết bố trí những vật dụng thường ngày trong bếp như thế nào để chúng vừa hợp với thuật phong thuỷ vừa tiện lợi khi sử dụng. Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ.
Cách chọn bàn ăn

Phong cách truyền thống thường sử dụng bàn hình tròn để biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nên tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành.

Nên đặt bàn ăn ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ tổ tiên, thờ thần. Nếu vì diện tích hẹp mà phải bố trí như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.

Tối kỵ đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu vì theo phong thủy, chủ nhà có thể gặp điều không may, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn bên dưới xà ngang với hàm ý quả cầu hứng chịu hết cho gia chủ.
Đặt bếp
Không nên đặt bếp nấu ăn dựa vào tường, nhìn thẳng ra cửa chính. Phía sau bếp là cửa sổ cũng không tốt vì gió sẽ thổi vào từ những cửa này. Đặc biệt, không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu bạn đun bằng bếp dầu hay gas, gió không chỉ thổi tắt bếp mà mùi dầu, gas còn gây độc hại cho người. Nếu bạn đun bằng bếp than, củi thì lúc gió thổi, lửa liếm ra bốn phía có khi còn gây hỏa hoạn.

Ngoài ra, không nên đặt bếp ở gần phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tránh đặt bếp kẹp giữa hai vật dụng có nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát vì thuỷ kỵ hoả. Nên để ít đồ để tạo không khí thoáng. Bạn cũng nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn.

Phòng bếp cần có đủ ánh sáng, lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất.
Bồn rửa bát

Bồn rửa bát và bồn rửa rau phải chia làm hai ngăn riêng biệt.

Không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu nhưng cũng không nên đối diện với bếp vì sẽ gây bất tiện. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng.
Hũ gạo
Bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Nên đặt hũ gạo ở nơi kín đáo hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp, được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao.
Tủ lạnh
Nên đặt nó ở hướng lành (Bắc, Đông Nam) vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ, tủ lạnh sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động nó gây rối.
Thờ Táo quân
Ban thờ các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi xét về ngũ hành, Táo quân thuộc “Hoả” nên cần được đặt ở phương hoả vượng. 
Vài bí quyết chọn hướng cho nhà bếp

Từ xưa đến nay, việc chọn hướng bếp là việc làm đầu tiên của các gia chủ khi có một căn nhà mới hay đến một nơi ở mới. Chọn được hướng bếp hợp lý không chỉ đem lại sự thuận tiện cho gia chủ trong việc nấu ăn hàng ngày mà còn có lợi cho sức khỏe, sinh hoạt bền vững về sau của các thành viên trong gia đình.
Đặt ở hướng nào?

Theo quan niệm dân gian, nguyên tắc đầu tiên cần phải tính đến khi chọn hướng cho bếp là tọa hung, hướng cát (đứng trên cái dữ, hướng về cái lành). Như vậy bếp vừa trấn áp được hung thần vừa hút được khí lành. Trước kia hỏa môn (cửa bếp) là nơi đốt lửa nhưng ngày nay sử dụng bếp điện, bếp gas thì núm điều chỉnh lửa chính là hỏa môn, đặt quay về hướng lành là được.

Cần tránh đặt bếp ở gần cửa sổ, càng không nên đặt bếp ngay trước bên dưới cửa sổ, ô thông gió.


Nhiều người vẫn có quan niệm đặt bếp ở gần cửa sổ cho sáng và thuận tiện cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, điều này lại không hợp lý. Gió mưa, bụi bặm từ bên ngoài dễ làm bẩn đồ ăn, thức uống khi đang đun nấu. Vì thế, cần tránh đặt bếp ở gần cửa sổ, càng không nên đặt bếp ngay trước bên dưới cửa sổ, ô thông gió. Nếu muốn nhà bếp thông thoáng thì phương án dùng quạt hút mùi là hợp lý hơn cả.

Trong một số trường hợp, do hạn chế về diện tích, khu vực đun nấu thường được bố trí ở gần ban công. Nếu nhà bạn có bếp rơi vào trường hợp này thì cần che chắn bớt ban công cho kín đáo "ông táo".

Có kiêng có lành

Không nên đặt bếp ở hướng Tây vì theo quan niệm hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc Hỏa.

Nhiều người cho rằng bếp là không gian phụ, không cần thiết nên không cần quá tươm tất. Thế nhưng, dân gian có câu: "Ăn nhiều ở bao nhiêu", đã phần nào cho thấy sự hoạt động miệt mài của bếp trong cuộc sống của gia chủ.


Việc chọn hướng cho bếp sao cho đúng, đặt đâu cho hợp phong thủy không phải là điều gì quá mê tín mà rất có khoa học. Đó là diều mà các nhà khoa học, kiến trúc sư phải thừa nhận. Nó thuộc về khoa học thống kê mà ông cha ta phải trải qua cả ngàn năm mới đúc kết được. Muốn đặt bếp sao cho đúng bạn nên chú ý những "bí quyết" sau:

Không nên đặt bếp ở hướng Tây vì theo quan niệm dân gian, hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc Hỏa. Hơn nữa, mặt trời lặn về hướng Tây, khi chiều nặng với ánh nắng gay gắt sẽ làm thức ăn dễ ôi thiu và việc nấu nướng cũng khá bất tiện. Bếp cũng không nên đặt ở hướng Nam vì hỏa khí của hướng Nam rất mạnh. Nếu đặt ở hướng Nam thì hai hỏa gặp nhau sẽ hết sức nóng, không có lợi cho gia chủ.

Không nên đặt bếp thẳng với cửa chính vì nó sẽ dẫn khí tư ngoài xông thẳng vào bếp sẽ không có lợi. Hơn nữa, bếp là nơi có nhiều đồ lỉnh kỉnh cần tránh đặt nơi quá lộ liễu làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh.

Không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh. Đây là điều mà những ngôi nhà phố có diện tích hạn chế hay mắc phải. Nhà vệ sinh có nhiều thứ bẩn và vi trùng có hại rất dễ ảnh hưởng đến bếp, lây bệnh cho người qua đường ăn uống.

Bếp là nơi nấu nướng, thường xuyên sinh nhiệt nên rất nóng bức. Trong khi đun nấu, bếp còn sinh ra khói dầu mỡ có hại. Chính vì thế, cần tránh đặt bếp cạnh hoặc đối diện với cửa phòng ngủ vốn là nơi để gia chủ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.


Cần tránh đặt bếp phía trên đường ống cấp, thoát nước trong nhà. Bếp thuộc hỏa vốn kỵ thủy là nước. Hơn nữa, nếu đường ống nước gặp sự cố thì việc sửa chữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tương tự như vậy bếp cũng không được đặt kề với chậu rửa bát. Đặc biệt cần tránh đặt bếp kẹp giữa 2 nguồn nước (ví dụ một bên là chậu rửa một bên là máy giặt).

Dân gian cho rằng góc tường hoặc góc nhọn mang hình mũi tên độc, rất có hại. Cho nên, ngoài trường hợp bất khả kháng, bạn cần tránh đặt bếp ở nơi có góc tường chiếc thẳng vào.

DiaOcOnline.vn - Theo Thế giới tiêu dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét