Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Trứng chim cút chữa liệt dương

Trứng cút nhỏ chỉ bằng 1/5 quả trứng gà nhưng chứa một lượng vitamin A nhiều hơn trứng gà 2,5 lần. Lượng vitamin B1, vitamin B2 chứa trong trứng cút cũng cao hơn trứng gà tới 2,8 và 2,2 lần. Đặc biệt, nó còn được dùng trong Đông y để chữa nhiều bệnh.


Theo y học dân tộc, trứng chim cút bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, dùng bồi dưỡng sức khoẻ rất tốt, nhất là đối với những trường hợp sau khi bị bệnh lâu ngày khí huyết hư nhược, tiêu hoá kém và chị em phụ nữ sau khi sinh con cơ thể bị suy yếu.
Những kết quả nghiên cứu gần đây còn cho biết, trứng chim cút có tác dụng làm tăng sức đề kháng với phóng xạ và góp phần loại bỏ các nuclit phóng xạ. Vì vậy, nhiều thầy thuốc đã khuyên nên bổ sung trứng chim cút trong thực đơn cho những bệnh nhân bị nhiễm bức xạ và những người sinh sống ở những vùng sinh thái bất lợi như các thành phố lớn, nơi mức độ bức xạ thường cao hơn. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc bồi dưỡng sức khoẻ và chữa liệt dương có kết quả tốt.
Hầm trứng chim cút với đảng sâm, đương quy, đại táo: Dùng trứng chim cút 3 quả, đảng sâm 15g, đương quy 12g, đại táo 10 quả. Hầm nhừ các vị, ăn trong nhiều ngày. Phụ nữ sau khi sinh con sức khoẻ suy yếu và những người vừa khỏi một bệnh nặng, cơ thể suy nhược, dùng món ăn này sức khoẻ sẽ phục hồi nhanh chóng.
Cháo trứng cút: Dùng gạo tẻ hay gạo nếp ngon nấu cháo hoa. Hằng ngày vào buổi sáng hoặc tối ăn một bát cháo nóng với 2 quả trứng cút. Trẻ em suy dinh dưỡng và những người cơ thể suy yếu ăn cháo này trong nhiều ngày sẽ có kết quả tốt.
Nấu trứng chim cút với câu kỷ tử và thỏ ty tử ăn chữa liệt dương: Lấy 10 quả trứng cút, luộc chín, bóc vỏ. Cho 15g câu kỷ tử, 15g thỏ ty tử vào nồi cùng 10 quả trứng cút đã bóc vỏ, thêm 400ml nước, đun sôi trong 20 phút. Lấy trứng chim cút ăn và chắt nước uống. Món ăn này có tác dụng bồi bổ can thận, dùng chữa bệnh liệt dương do can thận hư có hiệu quả tốt.
Theo Bee

Bất ngờ trứng cút: Bổ từ vỏ bổ vào


Bất ngờ trứng cút: Bổ từ vỏ bổ vào
ảnh minh họa
ít ai biết, những quả trứng nhỏ bé này còn nhiều vitamin hơn cả trứng gà. Từ lâu ,tại các trường học của Nhật Bản, trong mỗi suất ăn trưa của học sinh bắt buộc phải có 2 quả trứng cút.
Mỗi quả trứng cút có trọng lượng khoảng từ 10-12g, nhỏ hơn trứng gà 5 lần.. Nhưng vitamin A trong một quả trứng cút nhiều hơn trong trứng gà 2,5 lần. Lần lượt hàm lượng B1 và B2 cũng cao hơn tương ứng2,8 và 2,2 lần. Phốt pho, cali, sắt trong trứng cút cao hơn trứng gà gấp 5 lần.
Thêm vào đó, trứng cút cũng rất giầu chất các chất như đồng, coban, niacin và các axit amin thiết yếu. Tyrosine là loại dưỡng chất có khả năng làm cho da khỏe mạnh. Vì thế, trứng chim cút còn được sử dụng cả trong nghành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm.
Nồng độ lecithin cao trong trứng cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Còn các nhà khoa học Bungari thì cho rằng hàm lượng phốt pho trong trứng còn cho hiệu quả cao hơn cả thuốc viagra. 
Trứng cút cũng là  một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh tra tấn thì các nhà  khoa học khuyên bạn nên ăn trứng cút vào mỗi sáng.
Trứng cút cũng được khuyến khích dùng cho những người bị thiếu máu, nhức đầu nặng, hen phế quản, viêm dạ dầy. Normalizes trong trứng cũng tốt cho huyết áp và cải thiện tiêu hóa. Bởi vậy, thực phẩm này thường được khuyến khích cho trẻ em, những người ốm yếu và phụ nữ mang thai. 
Không giống với trứng gà, trứng cút không có khả năng gây dị ứng. Ngược lại, một số loại protein trong trứng cút có thể ngăn ngừa dị ứng nên trên cơ sở này người ta còn sản xuất thuốc để điều trị dị ứng. 
Trứng cút còn làm tăng sức đề kháng với phóng xạ và góp phần loại bỏ các nu***** phóng xạ. Điều đó giải thích vì sao các bác sĩ lại đưa ra lời khuyên bổ sung trứng cút trong thực đơn cho những người bị nhiễm bức xạ và những người sinh sống ở những vùng sinh thái bất lợi như các thành phố lớn, nơi mức độ bức xạ thường cao hơn. 
Ngoài ra, một lý do đơn giản khiến trẻ em thích ăn trứng cút hơn so với trứng gà là vì chúng có kích thước nhỏ.
Vỏ trứng tuy mỏng nhưng lại là một nguồn canxi dồi dào cùng 26 dưỡng chất khác như: đồng, florua, sắt, mangan, molypden, phốt pho, silic, lưu huỳnh, kẽm, silicon... Đặc biệt là có những chất có giá trị là silic và molypden – 2 chất rất cần cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể nhưng rất nghèo trong các thực phẩm hàng ngày của chúng ta.
Vì vậy, các bác sĩ cũng khuyên các bệnh nhân không nên vứt vỏ trứng đi mà có thể xay nhỏ chúng ra và trộn thêm vào các món ăn khác. Phương pháp điều trị này không chỉ cực kỳ hiệu quả mà còn rất an toàn và không có tác dụng phụ hay nguy cơ dùng quá liều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét