Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Vỏ gòn xanh trị bệnh


(TNTT&GT) Cây gòn cao từ 5-10 mét, có nhiều cành nhánh, xuân trổ hoa, hè-thu kết trái và trổ bông trắng mịn vào mùa đông. Dân miệt vườn thường sử dụng bông gòn dồn làm gối nằm hoặc kéo chỉ dệt khăn. Vỏ cây gòn xù xì, xanh lục hoặc vàng chanh khi được trên 8 năm tuổi.
Đây cũng là vị thuốc nam quý thường được người dân Nam bộ ở ĐBSCL sử dụng chữa trị bị ngã trật khớp, bong gân khoeo hay gãy cẳng tay, cẳng chân. Bài thuốc phổ biến như sau: cắt mẩu vỏ cây gòn dài 10-15cm, rộng 3-5cm, tùy vị trí bị chấn thương, cạo bỏ lớp bột ngoài rửa lại với nước muối, đập giập, quét lên một lớp bột nghệ sệt (5-10gr) bó chặt với nẹp (gỗ, sắt) vào chỗ gãy. Sau 3 ngày thay mới. Liên tục 3-5 lần sẽ lành hẳn, cử động bình thường.
Ngoài ra, vỏ cây gòn (50gr) sao khử thổ, sắc với 0,5l nước, còn 250ml. Uống cả ngày, liên tục 5 ngày dứt viêm tiết niệu, tiểu gắt và đau bụng dưới. Cũng dùng vỏ cây gòn rửa sạch (1cm2 ) thoa thêm nước cốt một tép tỏi nhét vào kẽ răng đau. Sau 3 lần (cách 3 phút lần) sẽ hết nhức.
Đông y sĩ Kiều Bá Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét