Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Vườn cò Bằng Lăng


Vườn cò Bằng Lăng nằm lọt thỏm giữa cánh đồng ruộng mênh mông, tựa như một ốc đảo biệt lập với thế giới bên ngoài, là một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với nhiều du khách khi đến với mảnh đất Tây Đô (Cần Thơ).


Vườn cò Bằng Lăng do lão nông chính hiệu đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Ngọc Thuyền làm chủ.

Về vùng đất Tây Ðô nghe nói đến địa danh Bằng Lăng, gắn liền với tên dòng kênh, cây cầu, vườn cò, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên và tò mò. Theo ông Thuyền,trước đây dọc theo hai bờ kênh này, loài cây bằng lăng phát triển rất mạnh. Về mùa xuân, hoa nở rộ soi tím cả đáy nước. Sau này, khi mở đường vượt sông, tên cầu Bằng Lăng cũng được đặt theo tên dòng kênh đó. “Để tạo ấn tượng và tiếp nối truyền thống của người xưa nên tôi cũng đặt luôn cái tên vườn cò là Bằng Lăng", ông Thuyền nói.
Muốn vào được vườn cò, du khách có thể rẽ trái đi theo con đường làng ngoằn ngoèo qua các xóm nhỏ, bờ tre ruộng lúa... Trên hành trình này, không gì  thoải mái khi được hít thở không khí trong lành nơi thôn dã và ung dung ngắm nhìn đất trời tự do. Du khách cũng có thể chọn cho mình loại phương tiện di chuyển bằng đường thủy để tận hưởng trọn vẹn cảm giác bồng bềnh trên sóng nước.

Dù bằng con đường nào, cuối cùng bóng dáng vườn cò cũng hiện ra trước mắt du khách với diện tích 13.397 m2 đất. Khu vườn này nằm lọt thỏm giữa cánh đồng ruộng mênh mông, tựa như một ốc đảo đang biệt lập với thế giới bên ngoài. Đây là nơi cư trú và sinh sản của gần 335.000 con cò bố, mẹ (mật độ thống kê 25 con mỗi m2).
Theo ông Nguyễn Ngọc Thuyền, mảnh đất hơn 11 công (11.000 m2) của gia đình ông vốn trồng lúa đan xen tre, ô môi như bao bà con trong vùng. Khoảng tháng 1/1983, bỗng dưng hàng trăm con cò ma, loại nhỏ, mình đen, cánh màu xám trắng tiệp với màu lá cây bay về đậu kín một góc vườn. Ít lâu sau chúng đột ngột bỏ đi, phải đến gần một năm sau mới thấy trở lại kéo theo gần chục loại cò với đủ các kích cỡ và số lượng ước tới cả chục nghìn con.

Vốn yêu thích thiên nhiên, ông Thuyền nghĩ: "Ðất có lành, chim mới đậu. Bảo vệ loài cò tức góp phần bảo vệ thiên nhiên, linh khí đất trời để vùng đất này không xảy ra chiến tranh, thiên tai địch họa". Ngoài ra ông cũng mong muốn mọi người biết đến xứ Tây Đô của mình nhiều hơn. Vậy là ông dành đất, với tất cả những bụi tre, ô môi làm nhà cho chúng.
Ngày nay, vườn cò Bằng Lăng đang trở thành khu du lịch sinh thái. Có được thành quả ấy ông Thuyền đã phải đổ biết bao mồ hôi nước mắt. Năm 1994, số lượng cò về ngày càng nhiều, chúng xây tổ nên cây cối chết dần. Trước tình hình đó, ông bàn bạc cùng vợ con bỏ làm ruộng, đào ao nuôi cá làm thức ăn cho cò, trồng thêm cây cho chúng cư trú.


Ngày tháng trôi qua, dưới sự miệt mài chăm sóc của gia đình ông cây cối trong vườn lại xanh tốt, lượng cò rủ nhau về và sinh sản trên phần đất của ông ngày càng nhiều hơn. Ðiều kỳ lạ là chúng chỉ thích quanh quẩn trong "ngôi nhà xanh" mà ông đã cố công vun đắp chứ tuyệt nhiên không "xâm phạm" sang các khu vườn kế cận khác, mặc dù điều kiện sống cũng giống nhau.
Theo ông Thuyền, trong các cư dân đó, có tất cả 11 loài cò: quắm, ngà, cá, ruồi, rằn, rán, ma, lép, xanh, sen, đúm. Ngoài ra còn có chín loài chim thuộc họ hàng nhà cò là: vạc, diệc, quấc, còng, bạc má, điên điển, bìm bịp bồ nông. Dù cùng ngụ trên một "đảo cò" nhỏ bé, nhưng các chú chim ở đây chung sống với nhau thật hiền lành và yêu chuộng hòa bình.
Loài cò nhỏ có: ngà mỏ vàng, quắm, cá mỏ đen, loại có biệt tài bắt cá. Nhìn chung những loài này chỉ nặng chừng vài trăm gam. Lớn hơn có cò ma, cò rằn, cò xanh, cò ruồi mỏ vàng, loại cò hay đậu trên lưng trâu bắt ruồi.

Phần lớn các loài cò trên tập trung đông đúc về vườn vào mùa sinh đẻ từ tháng tám đến tháng giêng âm lịch hàng năm. Riêng cò ma tập chung về vườn làm tổ và đẻ trứng từ tháng hai đến tháng tư âm lịch. Nhỏ nhất trong họ hàng nhà cò tại đây là các loài: cò ráng (hay còn gọi là cò lửa), lông có màu đỏ như ráng chiều; cò lép; cò đúm lông màu đen tuyền và điểm trắng ở ức. Ngoài những loại trên hiện còn có một số loại cò có kích thước lớn hơn: còng cọc đen tuyền chân vịt, bạc má cũng màu đen nhưng lớn hơn, còng cọc chân cao mỏ dài. Những loài cò lớn những năm gần đây bắt đầu xuất hiện và nhập chung bầy đàn như: vạc lông rằn, diệc móc, diệc lửa... có con nặng tới 3 kg. Đặc biệt, một loài chim thuộc hàng quý hiếm đang bị săn lùng ráo riết để làm thuốc bìm bịp cũng hiện diện thường xuyên tại vườn với hai loài: bìm bịp bà và bìm bịp cóc.

Từ 6 - 7h, từng đàn cò rời khỏi những ngọn cây bay trắng cả một vùng tỏa đi khắp nơi và đến chiều từ 17 - 18h chúng lại bay về tổ làm xáo động cả khu vườn.

Mùa sinh sản của cò là thời điểm kết thúc mùa mưa ở Nam Bộ và kéo dài đến tận tháng hai âm lịch năm sau. Trước khi đẻ trứng, cò mẹ, bố tha rác về làm tổ trên những nhánh tràm, ô môi hoặc những cành tre trong vườn. Tổ cò rất đơn giản, chỉ cần vài cành khô nhỏ gác lên nhau. Cò mẹ thường đẻ bốn trứng và hầu hết số trứng đều nở thành con. Cò con phát triển nhờ thức ăn bố mẹ chúng kiếm được và mớm cho đến tận khi chúng trưởng thành biết bay và tự kiếm ăn được. Lúc cao điểm mùa sinh sản lượng cò con trong vườn có tới hơn 20.000 con.
Ông Thuyền khẳng định, sinh cảnh thuận lợi là một trong những yếu tố giúp đàn cò phát triển mạnh. "Ngay từ khi đàn cò đầu tiên bay về tôi đã căn dặn con cháu tuyệt đối không được săn bắn và xâm phạm nơi trú ngụ của chúng. Ngay cả sau này, lượng cò đã rất đông, một số người đến hỏi mua về nuôi làm cảnh, một số nhà hàng đến đặt vấn đề cung cấp cò ra ràng về chế biến phục vụ thực khách, gia đình kiên quyết không bán", ông Thuyền nói.

Vào mùa khô, mùa sinh sản, khi các sông ngòi, đầm, hồ cạn kiệt, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, gia đình ông Thuyền phải mua thêm cá, tép bổ sung thức ăn để cò con khỏi chết đói. Về phía tỉnh, cũng đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ khu sinh thái độc đáo này qua việc chỉ đạo công ty du lịch tỉnh hỗ trợ đầu tư cho gia đình mở rộng diện tích cư ngụ của đàn cò, tổ chức cho khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, xây dựng đường giao thông...

Theo Giám đốc Trung tâm điều hành du lịch Cần Thơ Lâm Văn Sơn, đơn vị này đã cho chủ vườn vay 120 triệu đồng mua thêm 1ha vườn và làm sân cho khách tham quan với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, với giá vé tham quan 2.000 đồng mỗi lượt, cũng giúp gia đình tái đầu tư, bổ sung thức ăn cho cò và hoàn vốn vay. "Lượng khách tham quan vườn tăng hơn 10% mỗi năm. Dịp hè này có ngày Công ty chúng tôi đã tổ chức tới bốn, năm đoàn khách thăm vườn với số lượng tới cả trăm người. Với vị trí thuận lợi, nằm cạnh quốc lộ và chỉ cách thành phố Cần Thơ chưa đầy 40 km, vườn cò Bằng Lăng đang thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn, độc đáo của tour du lịch sinh thái miệt vườn", ông Sơn nói.
Theo tsttourist.com

Vườn cò Bằng Lăng

Vườn cò Bằng Lăng thuộc huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ. Từ quốc lộ 9 rẽ vào tầm hơn 1km, băng qua chiếc cầu nhỏ rồi men theo đường làng, bạn đã thấy thấp thoáng vườn cò Bằng Lăng rộng trên 2ha hiện ra trước mắt.

Vuon-co-1-JPG-1374810192_500x0.jpg
Vào mùa xuân, đi bằng thuyền vào vườn cò, cảm giác bồng bềnh trên sóng nước cùng hình ảnh hoa bằng lăng nở tím dọc bên bờ sông in bóng xuống mặt nước làm du khách ấn tượng. Từ xa đã thấy thấp thoáng vườn cò rộng mênh mông. Người ta nói vườn cò Bằng Lăng là sân chim lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long quả không sai. Ông Nguyễn Ngọc Thuyền, chủ nhân vườn cò chia sẻ ở đây có trên hàng chục nghìn con chim, cò, cồng cộc sống chung với nhau. Nhỏ là các loài: cò ráng hay còn gọi là cò lửa, lông có mầu đỏ như ráng chiều. Đặc biệt, một số loài chim quý hiếm đang bị săn như bìm bịp cũng hội tụ về đây.
vuon_co_2.JPG
Vườn cò Bằng Lăng có đủ các loại cò, thuộc đủ chủng loại khác nhau. Để có thể ngắm những cảnh đẹp khó quên, bạn có thể tới lúc 6-7h để xem từng đàn cò trắng tỏa đi kiếm ăn, hoặc là đến lúc 17h để đón chúng bay về. Trong ráng chiều đỏ hồng, từng đàn cò nối đuôi nhau bay về, cánh chao nghiêng theo chiều gió, rồi rối rít gọi nhau. Nếu muốn hòa mình vào chất Tây Nam Bộ, bạn có thể nghe những giai điệu dân ca da diết của đồng bào nơi đây hòa cùng tiếng xào xạc của đàn cò.
Vuon_co_3.jpg
Vườn cò Bằng Lăng là một tỏng những điểm của bản đồ Clear My Kool Việt Nam. Bạn có download app Koll VietNam để góp phần xây dựng bản đồ điện tử về những điểm đến thú vị của đất nước. Xem chi tiết lại www.mykoolvietnam.vn
Phương Thảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét