Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

PNO - Dạo bước trên con đường dẫn vào đền, gió lồng lộng thổi từ cánh đồng, tôi về thăm lại khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).
Bước qua cổng Tam Quan là đền thờ với ba gian tiền đường và hai gian hậu cung được lập từ nền nhà cũ của Trạng Trình. Cây đa cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, rễ buông mành xuống sân. Hai con rồng đá ngự bên bức bình phong như trang sách mở ra tôn thêm vẻ trang nghiêm cho ngôi đền. Cây cầu đá bắc qua hồ Thái Nhâm, phía dưới đàn cá vàng bơi lội trong làn nước trong vắt. Các em nhỏ thích thú ngắm nhìn những chú cá quẫy nước, đớp mồi.

Một góc Hồ Bán Nguyệt
Sừng sững ở trung tâm quần thể di tích, tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m, nặng 8,5 tấn uy nghiêm qua bao mùa mưa nắng. Lư hương bên tượng đài lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Hai bức phù điêu lớn với những nét điêu khắc tinh sảo của các nghệ nhân đã dựng lên những thước phim sống động về những thăng trầm trong cuộc đời danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Khách tham quan thích thú ngắm nhìn đàn cá vàng ở hồ Thái Nhâm
Tạo thế “tọa sơn vọng thủy”, tượng đài hướng ra hồ bán nguyệt rộng khoảng 1000m2, hàng liễu xanh ngăn ngắt rủ bên bờ, tựa vào chín ngọn núi sấm sừng sững. Trèo lên đỉnh những ngọn núi này, phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn khung cảnh làng mạc mờ mờ trong khói lam chiều, cánh đồng thẳng cánh cò bay, chú bé mục đồng vắt vẻo lưng trâu, rồi thu vào tầm mắt toàn bộ khung cảnh khu di tích: trầm mặc chùa Song Mai, đền thờ có tượng bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), đền thờ thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng gỗ lim vững chắc như thách thức với thời gian, um tùm những tán cây, bồn hoa được cắt tỉa chu đáo,…
Dạo bước trong khu di tích thả hồn vào không gian làng quê yên bình với rặng tre xanh. Lạc vào khu vườn tượng với những bức tượng kích thước và hình dáng như thật diễn tả cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rất nhiều du khách đã chọn nơi này để ghi lại những bức ảnh kỉ niệm. Khu vườn tượng không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn có giá trị lịch sử quý giá.

Sinh động khu vườn tượng
Điểm nhấn của khu di tích là căn nhà được lợp bằng cói mô tả Bạch Vân Am trước đây. Khoảnh sân nhỏ cũng là lát cắt trong quãng đời của Bạch Vân cư sĩ từ sau khi cáo quan về ở ẩn với những bức tượng đủ hình hài, những đứa trẻ cùng bố mẹ đến xin cụ dạy chữ, những vị quan vốn là học trò đến vấn an cụ,…
Thật tiếc nếu bạn đến thăm khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà lại bỏ qua nhà trưng bày. Nơi đây lưu giữ bút tích, những kiệt tác văn học qua những bản in cổ, những lời sấm truyền cho ngàn đời sau,… Bạn sẽ được sống lại những khoảnh khắc lịch sử với những hiện vật giá trị.

Trầm mặc chùa Song Mai
Đến đây, được thả hồn vào nét quê thanh bình, bạn còn được nghe những giai thoại thú vị mang màu sắc huyền bí về khả năng tiên tri thần kì của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để rồi tự hào, để rồi nhớ mãi. 

Khách tham quan dâng hương ở đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Quần thể khu di tích còn được mở rộng với Tháp bút Kình Thiên, tương truyền được học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng lên thể hiện niềm tôn kính, ca ngợi tài năng của cụ như trụ cột chống trời. Bên bờ sông Hàn là Quán Trung Tân nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thường ngồi câu cá và nghĩ suy thế sự.
Khu di tích rộng gần 6 ha đủ để du khách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau.
ĐÀO MẠNH LONG 
Đầu năm đến Đền Trạng đọc sấm ký

Hàng nghìn người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên nườm nượp về chiêm bái Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày Tết Nguyên đán, hàng nghìn người dân và khách thập phương, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên lại lườm lượp về chiêm bái, thắp hương tưởng nhớ, tri ân công đức Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thôn Trung Am, xã Lý Học (Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

Các bậc phụ huynh cũng đưa các cháu nhỏ đến đây để dâng hương tưởng nhớ và nhắc nhở, giáo dục con cháu noi theo tấm gương sáng về đức tính hiếu học, tính tự tôn dân tộc, lòng yêu nước thương dân của Cụ Trạng.
Tượng đài Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7 mét, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit đặt trước quảng trường - Ảnh Minh Khang
Tượng đài Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 5,7 mét, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit đặt trước quảng trường - Ảnh Minh Khang
Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương; nay là làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng. Thuở nhỏ, ông học rất giỏi nhưng xã hội lúc đó nhiều biến động nên mãi đến năm 44 tuổi ông mới quyết định ứng thí. Ông liên tiếp đỗ đầu các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình và giành được học vị Trạng Nguyên.

Sau khi thi đỗ, ông được vua Mạc bổ làm Hiệu thư ở Viện Hàn Lâm, rồi Đại học sĩ Tòa Đông Các, được phong Thái phó Thượng Thư Bộ Lại, Trình Quốc Công nên thường gọi là Trạng Trình.

Ông làm quan dưới Triều Mạc gần 8 năm. Sau khi Mạc Đăng Doanh mất, triều chính ngày một bất ổn. Ông dâng sớ xin chém 18 lộng thần nhưng vua Mạc Phúc Hải không chấp thuận, ông liền từ quan về quê dựng Am Bạch Vân mở trường dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.

Học trò của ông rất đông, có nhiều người nổi tiếng như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Nguyễn Quyện, Giáp Hải, Đinh Thời Trung… Chính vì vậy, người đời gọi ông là “Đại sư”, còn học trò thì tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử.

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng tác hàng nghìn bài thơ, cả chữ Hán và chữ Nôm, gồm 2 tập thơ nổi tiếng là Bạch Vân quốc ngữ thi và Bạch Vân Am thi tập. Người đời tương truyền ông có nhiều bài Sấm ký bao quát tầm nhìn thời thế ứng nghiệm và được suy tôn là “Nhà tiên tri” số một của nước ta.

Suốt cuộc đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại chí hướng vào việc nghĩa, khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong sự sinh tồn của quốc gia, dân tộc. Tư tưởng lớn và căn bản của ông là luôn lấy dân làm gốc: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản - Đắc quốc ưng tri tại đắc dân” - (Có nghĩa là: Xưa nay, nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân”.

Mặc dù sống cuộc đời điền viên, nhưng lòng ông vẫn đau đáu nỗi yêu nước, thương dân. Mùa đông năm Ất Dậu (ngày 28/11 năm 1585) niên hiệu Diên Thành thứ 9, ông mất, thọ 95 tuổi. Khi ông mất, ngoài việc cấp 3000 quan tiền để dựng đền thờ, nhà vua đã tự tay viết chữ vào biển treo trước đền thờ ông: “Mạc triều Trạng Nguyên Tể tướng từ” (Đền thờ quan Trạng Tể tướng triều Mạc).

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là người thầy đạo cao, đức lớn, được các tầng lớp nhân dân kính trọng. Ông là người có công lớn nhất của 4 đời vua nên vua Mạc Mậu Hợp đã phong chức tước cao nhất: Thái phó Trình Quốc Công.
Vườn tượng dưới chân núi 9 ngọn, phía sau tượng đài Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ảnh Minh Khang
Vườn tượng dưới chân núi 9 ngọn, phía sau tượng đài Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ảnh Minh Khang
Quần thể Di tích lịch sử Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được quy hoạch trên một diện tích rộng 5,7 ha, gồm 9 hạng mục công trình: tháp Bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi ông mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ thứ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.

Năm 1991, di tích này đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia. Trước đó, từ ngày 8/01-10/01/2013, UBND huyện Vĩnh Bảo đã tổ chức lễ kỷ niệm 427 năm ngày mất danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, gồm các hoạt động tôn nghiêm như: Lễ mộc dục, Lễ rước văn, cáo yết, dâng hương…

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo sự tham gia của du khách và nhân dân như: Hội chợ sinh vật cảnh; vật truyền thống, thi đấu bóng chuyền, kéo co, cờ tướng, cờ người, hội thi “chọn người hiền tài”, múa rối cạn, rối nước, pháo đất…

Một số hạng mục công trình cũng đã được đầu tư chỉnh trang, tu bổ như đền Song Thân; phục chế một số đồ thờ tự trong đền gồm: Long ngai, bài vị, đại tự, di chuyển cụm tượng quan Trạng, phun cát san nền, hoàn thiện các văn tự tại đền Chính, đền Song Thân, Am Bạch Vân...
Am Bạch Vân - Nơi Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mở lớp dạy học - Ảnh Minh Khang
Am Bạch Vân - Nơi Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mở lớp dạy học - Ảnh Minh Khang
Việc buôn bán trong khu di tích cũng được quản lý chặt chẽ hơn, cấm bày bán sách mê tín dị đoan, tranh ảnh không phù hợp thuần phong mỹ tục; chỉ đạo lực lượng công an dẹp bỏ nạn ăn xin, chèo kéo khách tại khu di tích, cấm hoạt động cờ bạc dưới mọi hình thức...

Phóng viên VTC News ghi lại được một số hình ảnh sinh động của ngày đầu Xuân mới, xin gửi tới Quý độc giả.

Minh Khang
Về thăm đền Trạng
TTO - Về thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), chỉ một buổi chiều nhưng khu di tích rộng gần 6ha đủ để du khách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Một góc hồ Bán Nguyệt
Dạo bước trên con đường dẫn vào đền, gió lồng lộng thổi từ cánh đồng. Bên lề đường có vài người bán rong bày bán vài thẻ hương, tiền vàng mã, hoa quả, nước uống phục vụ khách du lịch. Bước qua cổng tam quan với ba chữ Hán: Trung Am tự (tức đền Trung Am) là đền thờ với ba gian tiền đường và hai gian hậu cung được lập nên từ nền nhà cũ của Trạng Trình.
Thắp một nén hương lên lư hương trước cửa đền tôi cảm thấy lòng mình lắng lại. Cây đa cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, rễ buông mành xuống sân. Hai con rồng đá ngự bên bức bình phong như trang sách mở ra tôn thêm vẻ trang nghiêm cho ngôi đền.
Cây cầu đá bắc qua hồ Thái Nhâm đàn cá vàng bơi lội trong làn nước trong văn vắt. Các em nhỏ thích thú ngắm nhìn đến hàng giờ đồng hồ những chú cá quẫy nước, đớp mồi.
Sừng sững ở trung tâm quần thể di tích, tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn uy nghiêm qua bao mùa mưa nắng. Lư hương bên tượng đài lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Hai bức phù điêu lớn với những nét điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân đã dựng lên những thước phim sống động về những thăng trầm trong cuộc đời danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tạo thế “tọa sơn vọng thủy”, tượng đài hướng ra hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m2, hàng liễu xanh ngăn ngắt rủ bên bờ, tựa vào chín ngọn núi sấm sừng sững. Trèo lên đỉnh những ngọn núi này, phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn khung cảnh làng mạc mờ mờ trong khói lam chiều, cánh đồng thẳng cánh cò bay, chú bé mục đồng vắt vẻo lưng trâu.
Rồi thu vào tầm mắt toàn bộ khung cảnh khu di tích: trầm mặc chùa Song Mai, đền thờ có tượng bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm), đền thờ thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng gỗ lim vững chắc như thách thức với thời gian, um tùm những tán cây, bồn hoa được cắt tỉa chu đáo…
Khách tham quan thích thú ngắm nhìn đàn cá vàng ở hồ Thái Nhâm
Sinh động vườn tượng
Dạo bước trong khu di tích thả hồn vào không gian làng quê yên bình với rặng tre xanh ngăn ngắt rừng cây ngút ngàn. Lạc vào khu vườn tượng với những bức tượng kích thước và hình dáng giống như thật đã diễn tả cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rất nhiều du khách đã chọn nơi này ghi lại những bức ảnh kỷ niệm bởi không chỉ có giá trị thẩm mỹ khu vườn tượng mà còn có giá trị lịch sử quý giá.
Điểm nhấn của khu di tích là căn nhà được lợp bằng cói mô tả Bạch Vân Am trước đây. Khoảnh sân nhỏ cũng là lát cắt trong quãng đời của Bạch Vân cư sĩ từ sau khi cáo quan về ở ẩn với những bức tượng đủ hình hài, những đứa trẻ nhỏ cùng bố mẹ đến xin cụ dạy chữ, rồi những vị quan vốn là học trò đến vấn an cụ…
Và thật tiếc nếu bạn đến thăm khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà bỏ qua nhà trưng bày nơi lưu giữ bút tích, những kiệt tác văn học với những bản in cổ, những lời sấm truyền cho ngàn đời sau này… Bạn sẽ được sống lại những khoảnh khắc lịch sử với những hiện vật giá trị.
Sinh động vườn tượng
Trầm mặc chùa Song Mai
Khách tham quan dâng hương ở đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đến đây, không chỉ được “bồi đắp” thêm cho miền tri thức của mình, được thả hồn vào nét quê thanh bình, du khách còn được nghe những giai thoại thú vị mang đầy màu sắc huyền bí về khả năng tiên tri thần kỳ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để rồi tự hào, để rồi nhớ mãi chẳng bao giờ quên.
Quần thể khu di tích còn được mở rộng với tháp bút Kình Thiên, tương truyền được học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng lên thể hiện niềm tôn kính, ca ngợi tài năng của cụ như trụ cột chống trời. Bên bờ sông Hàn là Quán Trung Tân nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thường ngồi câu cá và nghĩ suy thế sự.
“Cụ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) là một vĩ nhân đứng trên thế tục một tầm, là quân sư cho cả Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, là người tinh thông lý học thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được”.
Tiến sĩ Vũ Khâm Lân
ĐÀO MẠNH LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét