Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Đền Thượng



             Đền Thượng thuộc quần thể di tích Phủ Dầy nằm trên núi Tiên Hương, một dãy núi phía tây xã Kim Thái. đứng trên Đền Thượng sẽ bao quát toàn khu di tích Phủ Dầy. Khi vào Đền Thượng du khách sẽ được chiêm bái sự đa dạng trong tín ngưỡng dân gian, thờ Thần cai quản núi rừng
             Truyền thuyết dân gian nói về việc thờ thần Tản Viên Sơn Thánh được tôn phong là vị thần trong hệ “ Tứ Bất Tử ” của Việt Nam. Trong Phủ ngoài việc thờ Thần Tản Viên còn phối hợp thờ Mẫu Thượng Ngàn, là một vị trong hệ tứ phủ thuộc diện thần Thánh Mẫu.
Tương truyền Mẫu Thượng Ngàn là con của Tản Viên Sơn Thánh được quyền cai quản rừng núi, người dã anh linh che chở cho các bộ sơn Trang, dạy dỗ chim muông, lại còn giúp vua đánh giặc ngoại sâm được sắc phong “ Lê Mại Đại Vương “.
          Nguyên xưa đây còn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Năm Đinh Tị thời Tự Đức(1857) Tiến sĩ Lê Hy Vĩnh đốc học tỉnh Thanh Hoá dâng câu đối:
                   “Thái Tông Thiệu Bình nguyên Phạm Gia Khải Thánh
                    ‘Thế Tông Quang Hung sơ chế, Thái Lĩnh lập từ “
`         ( Lê thái Tông niên hiệu Thiệu Bình  năm thứ nhất(1434) họ Phạm sinh ra bậc Thánh ( giai đoạn thứ nhất Mẫu giáng sinh ở Quảng Nạp)   
          Lê Thái Tông niên hiệu Quang Hưng( 1578-1599) buổi đầu, núi An Thái lập đền ( giai đoạn Mẫu giáng sinh ở Vân Hương ).
Câu dối trên khẳng định Đền Thượng lập từ sớm ( thế kỉ 16 ) thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thượng Ngàn,
Hiện nay Đền Thượng còn thờ các vị Quan Lớn, Quan Hoàng Bẩy, Quan Hoàng Mười, lầu Cô, Cậu, Chúa Sơn Lâm.
          Đền Thượng là một công trình quan trọng trong quần thể Phủ Dầy, nét đẹp là cảnh quan nơi đây, cùng với tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu là nơi thu hút khá nhiều du khách, đặc biệt là nam nữ thanh niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét