Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô


www.lamsao.com
Thành cổ Huế, nơi luôn mang lại những cảm giác mới mẻ, những điều khác biệt sau mỗi lần tới thăm. Là những du khách thích đi du lịch “bụi”, hãy thử trải nghiệm mảnh đất cố đô theo cung đường phượt mới hoặc theo cách của riêng mình để khám phá thêm nhiều điều thú vị nữa nhé.

  • 1
    Những điểm dừng chân từ đèo Hải Vân
    Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô
    "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" trên đèo Hải Vân
    Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô
    Từ Đà Nẵng ra Huế, ngoài cách đi xe khách qua hầm đường bộ, du khách còn có thể dùng xe máy để thưởng ngoạn cảnh trời đất giao hòa, “non xanh nước biếc như tranh họa đồ” của đèo Hải Vân.
    Thêm vào đó khi đi đèo, du khách cũng sẽ có dịp ngắm Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” - nằm vị trí án ngữ trên đỉnh đèo do triều Nguyễn xây dựng để phòng thủ khu vực phía nam Kinh đô Huế.
    Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô
    Sau khi đã vi vu xong 21 cây số đường đèo Hải Vân, du khách có thể tự mình lái xe dạo chơi những địa điểm vẫn còn nét hoang sơ trước.
    Đó là Vườn Quốc gia Bạch Mã và khu đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Những cánh rừng nguyên sinh trải dài bất tận từ huyện Phú Lộc đến huyện Nam Đông, hay khung cảnh biển trời bao la của vùng đầm phá nước lợ rộng hàng nghìn ha, chắn chắn sẽ khiến cho du khách có một cảm giác khoan khoái, dễ chịu.  
    Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô
  • 2
    Thăm thú nhà vườn, nhà rường cổ

    Đến với cố đô Huế, bên cạnh đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, du khách có thể thăm thú những nhà vườn, nhà rường cổ.
    Ở Huế hiện vẫn còn hàng ngàn nhà vườn, nhà rường cổ ở hai khu phố cổ Gia Hội và Bao Vinh, miệt Kim Long, Nguyệt Biều, Bến Ngự, Vĩ Dạ hay bên trong Thành Nội.
    Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô
    Nhà Rường ở Huế 
    Những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế không chỉ có giá trị về mặt di sản kiến trúc mà còn thể hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa.
    Nhà văn xứ Huế Nguyễn Khắc Phê cũng đã từng thừa nhận rằng: “Đến Huế mà chưa thảnh thơi dạo bước vào chơi dăm ba ngôi nhà vườn đẹp nhất, hay chưa ghé thăm một vài vương phủ ở chốn cựu kinh, thì coi như... chưa đến”.
  • 3
    Thăm thú làng quê ở vùng phụ cận 
    Sau khi dạo chơi một vòng thành phố di sản, du khách có thể làm mới cảm xúc của mình bằng cách tìm về vùng phụ cận Kinh đô với những đồng lúa xanh trải dài xa tít tắp và những xóm làng ẩn khuất sau những lũy tre vẫn còn lưu giữ chất chân quê như hàng trăm năm trước.

    Đến với làng quê Huế, du khách hãy dạo quanh cây đa, giếng nước, đình làng và quan sát những trẻ em vùng quê xứ Huế vẫn đầu trần chân đất chơi những trò dân gian Việt Nam ngộ nghĩnh.
    Khám phá cung đường phượt mới trên đất cố đô
    Cánh đồng lúa nơi làng quê xứ Huế.
  • 4
    Chiêm nghiệm kiến trúc người Hoa ở đường Chi Lăng

    phố cổ Gia Hội
    Phố cổ Chi Lăng
    Bên cạnh những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ, du khách cũng có thể ngắm những kiến trúc của người Hoa trên con đường Chi Lăng (thuộc khu phố cổ Gia Hội).

    Những kiến trúc này, mặc dù chưa nằm trong danh sách các tour du lịch nhưng lại đẹp không thua kém những hội quán người Hoa ở phố cổ Hội An (Quảng Nam).

    Từ đền Chiêu Ứng, Chùa Bà, Chùa Quảng Đông đến Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Triệu đều được cộng đồng người Hoa ở Huế xây dựng rất công phu, uy nghi và tráng lệ.

    Thư thái với nhà vườn Huế

    Đến nhà vườn Huế, thích thú với những vườn hoa khoe sắc, hít khí trời trong lành bên nhưng gốc cây lưu niên và một chút hoài niệm khi ngồi dưới những ngôi nhà cổ là lựa chọn số một cho nhưng ai muốn tìm sự bình yên, tĩnh lặng và hòa mình vào thiên nhiên.

     Nhà vườn Huế
    Nhà vườn của quan Thượng thư Bộ lễ Phạm Hữu Điển được bà Phạm Thị Túy (bên trái) kế thừa là mang kiến trúc mẫu mực của nhà vườn xứ Huế - Ảnh: Tuyết Khoa
    Những ngôi nhà vườn Huế là địa chỉ du lịch đặc sắc đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng và thích thú trải nghiệm.
    Những ngôi nhà vườn đẹp của Huế thường được hình thành ven bờ sông Hương như Long Hồ, Ngọc Hồ, Hương Long, Kim Long, Nguyệt Biều, Lương Quán, Dương Xuân, Vỹ Dạ, Bao Vinh… Một số nhà vườn đẹp nổi tiếng là An Hiên, Ngọc Sơn Công Chúa Từ, Lạc Tịnh Viên và hệ thống nhà vườn Phú Mộng - Kim Long.
    Lánh xa phố thị ồn ào, ta tìm về với nhà vườn Phú Mộng - Kim Long để thong thả dạo chơi bên nhưng khu vườn xanh mướt với diện tích vài ngàn mét vuông. Từ cổng nhìn vào, hai bên bờ giậu cây được cắt tỉa gọn gàng, thẳng tắp. Nhiều loại cây ăn quả, nhiều giống cây quý hiếm khắp 3 miền như măng cụt, sầu riêng, thanh long, mơ, hồng, vải thiều, thanh trà, dâu, vả... Nhiều hàng cây, gốc cây nơi đây đã có hàng chục năm tuổi. Trước hiên nhà, hoàng mai, bạch mai, hải đường, ngọc lan, vạn thọ, tường vy, mẫu đơn, phong lan... đua nhau khoe sắc, tỏa hương.
    Điểm tô giữa khu vườn ấy là ngôi nhà rường mang vẻ đẹp cổ kính với lối kiến trúc nhà rường truyền thống, được dựng chủ yếu từ gỗ. Nhiều ngôi nhà ở đây có lịch sử gần 300 năm. Trong đó có 7 ngôi nhà vẫn còn gần như nguyên vẹn và trở thành 7 điểm du lịch thu hút khách. Điển hình là nhà vườn của quan Thượng thư Bộ lễ Phạm Hữu Điển xưa được xây dựng từ năm 1894, mang nét kiến trúc nhà vườn mẫu ở Huế vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hay ngôi nhà của Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng cách đây 187 năm và hiện đã được xếp hạng di tích lịch sử cũng rất nổi tiếng. Một số ngôi nhà khác như phủ Diên Phước công chúa hay các ngôi nhà của các ông bà Nguyễn Hứa Vãn, Đoàn Kim Khánh, Nguyễn Văn Giáo...
    Đến với nhà vườn An Hiên (số 58 Nguyễn Phúc Nguyên, TP.Huế), bạn được biết một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực của nhà vườn xứ Huế. Nhà vườn An Hiên tuân thủ theo đúng những nguyên tắc phong thủy của kiến trúc truyền thống Phương Đông. Hướng chính của nhà quay ra phía sông Hương. Ngôi nhà ẩn mình trong một vườn cây xanh mát rộng gần 5.000m2. Từ chiếc cổng bằng gạch cuốn vòm với những đường nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc Huế vào nhà là một lối nhỏ, bên trên vòm cây mơ đan vào nhau tuyệt đẹp, tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng.
    Trong vườn, cây cối đa dạng và xanh mướt. Đặc biệt, cây hồng xiêm Tiên Điền rất ngon và quý do cụ Nghè Mai (chắt nội đại thi hào Nguyễn Du) mang từ quê hương Nghi Xuân - Hà Tĩnh tặng Tuần Vũ Nguyễn Đình Chi. Hay 13 gốc măng cụt Giang Châu, một loại quả quý nổi tiếng xứ Huế chuyên dâng vua…
    Cuối tuần với trải nghiệm nhà vườn Huế để thả mình vào những khu vườn xanh mướt và không gian cổ kính của những ngôi nhà rường sẽ khiến bạn quên đi mệt mỏi và cảm thấy bình yên thực sự.
    Tuyết Khoa

    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế

    Nhà vườn Huế vừa có nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống và An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất trong số 7 nhà vườn còn lại đến nay.
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Nhà vườn Huế là một loại hình di sản kiến trúc đặc biệt ở đất cố đô. Nhà vườn Huế vừa có nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất trong số 7 nhà vườn còn lại đến nay, tọa lạc tại địa chỉ 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên cách Chùa Thiên Mụ vài trăm mét, ở vùng đất Kim Long lịch sử bên bờ Bắc sông Hương.
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Khuôn viên nhà vườn An Hiên hiện nay có hình gần như vuông, với diện tích 4.608 m2. Mặt bằng khu đất đã được quy hoạch và xây dựng theo những nguyên tắc kiến trúc truyền thống của phương Đông, của Việt Nam và của xứ Huế. Lối đi từ cổng vào nhà dài đến 34m được viền bằng 2 dãy cây bạch mai ở hai bên đan ngọn vào nhau tạo ra một chiều sâu hun hút, một ấn tượng thâm nghiêm và thanh tĩnh.
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Với một bố cục chỉn chu, các công trình kiến trúc tuy không nhiều nhưng đều được sắp xếp một cách có quy chuẩn. Ở giữa khu vườn là ngôi nhà rường 3 gian 2 chái với sự thiết kế, kết cấu, chạm trổ và trang trí nội thất hết sức mẫu mực. Chức năng chủ yếu của ngôi nhà cổ này là dùng để thờ phụng và tiếp khách, ở gian chính giữa được thiết trí các bàn thờ theo nguyên tắc "tiền phật hậu linh".
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Trong ngôi nhà rường, các chủ nhân quá cố đã trang hoàng những bàn ghế cổ, tủ chè xưa và treo nhiều hoành phi câu đối mang những nội dung văn học nghệ thuật và đạo lý thật sâu sắc. Toàn bộ gian chính của ngôi nhà được kết hợp bằng gỗ lim, gỗ mít chắc chắn, liên kết mộng hoàn toàn (không dùng đinh vít). Trải qua hơn 106 năm, những chất gỗ và cấu trúc đều không bị mối mọt và hư hỏng từ các vật dụng trong nhà tới các chi tiết trạm khắc tinh xảo trên gỗ.
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Trước sân nhà là một bể cạn rất lớn và tấm bình phong xây bằng gạch khá rộng, vừa biểu thị cho những yếu tố của thuật phong thủy trong kiến trúc, vừa làm gia tăng các giá trị thẩm mỹ của tổng thể công trình. An Hiên là tư gia và cũng là nơi lui tới của nhiều nhân sỹ trí thức, tao nhân mặc khách. Mặc nhiên, An Hiên chứa đựng cả những giá trị văn hóa tinh thần, cốt cách sống của những con người đáng kính trọng.
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Khắp trong vườn, các thế hệ chủ nhân đã cho trồng hàng chục loại cây lưu niệm cao cấp, cây ăn quả lấy giống từ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và hàng trăm loài hoa quý, thay nhau đơm hoa kết trái cả 4 mùa. Hầu hết các loại cây trong vườn là quà biếu tặng từ các giai nhân từ Bắc tới Nam với bà Đào Thị Xuân Yến lúc đương thời. Vào trong vườn, bạn có thể hái quả và ăn ngay tại vườn nhưng không được phép mang về.
    Nét thanh bình của nhà vườn phố Huế
    Đến ngôi nhà số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên này, nếu may mắn bạn sẽ được cô hầu gái theo mẹ đã từng phục vụ bà Đào Thị Xuân Yến từ thuở nhỏ kể chuyện về bà, về khuôn phép lễ nghi trong nhà và các lễ nghi giao tiếp thời đó của bà đối với các vị khách tới nhà... Rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên về những câu từ văn thơ của người xứ Huế thân thương và gần gũi chừng nào.
    Chi phí vào tham quan khoảng 20.000 đồng/người và, gửi cho chị trông nom ngôi nhà thay cho vé vào cửa .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét