Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Phủ Dầy – Quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh.




Phủ Dầy là quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nay thuộc xã Kim Thái huyệu Vụ Bản tỉnh Nam Định.
Trên vùng đất xã Kim Thái có ba ngọn núi đất kẫn đấ chạy từ bắc xuống nam là núi Tiên Hương, núi Báng, núi Ngăm. Tại đây đã tìm thấy rìu, búa, quốc, đục và các hòn ghè, chày và bàn nghiền bằng đá. Đó là dấu tích của người nguyên thuỷ thuộc hậu kì đồ đá chứng tỏ ở đây đã xuất hiện nền văn minh nguyên thuỷ sống theo công xã nông thôn đang tập chung sống thành bản làng sinh sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm.
        Dưới thời Hùng Vương khi nhà nước Văn Lang ra đời, huyện Vụ Bản có tên là huyện Bình Chương thuộc bộ Lục Hải, lúc đó còn nằm sát biển mà cửa biển Côi Sơn ở ngay thị trấn Gôi. Kẻ Dầy thuộc thôn Tiên Hương và Vân Cát, Kẻ Báng nay thuộc Xuân Bảng đã được hình thành từ thờí Hùng Vương.
        Từ thế kỉ XVI xuất hiện tên Hán Việt của làng Kẻ Dầy là An Thái thuộc huyện Thiên Bản phủ Nghĩa Hưng bao gồm bốn thôn là Vân Cát, Vân Đình, Vân Cầu, Vân Miều. Năm Gia Long thứ năm ( 1806 ) Thôn Vân Cát tách thành xã riêng, đến năm Tự Đức thứ 14 ( 1860 ) ba thôn còn lại của xã An Thái  đổi thành xã Tiên Hương. Kẻ Báng tên Hán Việt là Kim Bảng đến thời Nguyễn đôit thành Xuân Bảng.
        Sau Cách mạng Tháng Tám chính quyền nhân dân được thành lập ở ba xã Tiên Hương, Vấn Cát và Xuân Bảng. từ tháng 7 năm 1947 ba xã hợp nhất thành xã Kim Thái  cho đến hôm nay.
        Xã Kim Thái về phía Tây có sông Ba sát ngăn cách với huyện Ý Yên. Là một nhánh của Sông Ninh – là con đường thuỷ quan trọng dưới thời Lý - Trần chảy về phía Bắc có sông Tiên Hương và vòng xuống phía nam có sông Mả Trạng. Đường tỉnh lộ 56 chạy dọc xã xưa kia  là mộit con đường huyết mạch, nối trấn lỵ Sơn Nam hạ với các trấn thành ở phía nam. đất đai xã Kim Thái tương đối vuông mỗi chiều trên ba cây số, vùng đồng màu chạy dọc theo chây núi về phía đông  và tây tập chung ở hai thôn Tiên Hương và Vân Cát.
        Tại đây còn lưu giữ nhiều tín ngưỡng cổ xưa của người Việt. Đó là việc thờ thần núi  ở miếu Tả Sơn Thần và miếu Hữu Sơn Thần, thờ thần nước ở miếu Giếng Găng, thờ thần cây như miếu Cây Đa, việc thờ thần này mang tính chất đa thần với những vị thần mang yếu tố tự nhiên đã có từ xa xưa, sau có tục thờ thành hoàng để thích nghi với hoàn cảnh mới: trong các miếu thờ thành hoàng có thờ thêm các phúc thần và những người có công với đất nước làng xóm.
        Trước đây ngay sáng sớm mùng hai Tết hầu hết nhân dân cả xã Kim Thái đều tập chung tham gía cuộc săn bắt cuốc rất qui mô và độc đáo. Mọi người gác gậy, chiêng trống ra đồng bắt quốc, việc toỏ chức này không có ý nghĩa thực tiễn mà chỉ có mang ý nghĩa tập tục. Ở đây trước có nhiều ao đầm  cây cối rậm rạp nên có nhiều cuốc. Theo tục lệ thì không biết có từ bao giờ, trong ngày săn cuốc người ta không những cho phép  mà còn đòi hỏi sự bình đẳng  với tất cả mọi người. Những người tham gia không phân biệt có chức sắc hay dân thường, tất cả đều tuân theo sự chỉ huy chung của một lệnh trưởng do dân làng bầu ra, khi xưa ngay cả chánh tổng, lý trưởng dù đang làm gì  khi nghe có hiệu lệnh tập hợp của lệnh trưởng cũng phải bỏ việc nhà  để chạy ra tham gia cuộc săn. Người ta reo hò đánh chiêng trống, vác gậy sụa sao khắp nơi, cuộc săn qui định chỉ dùng gậy và tay để bắt có thể bắt sống hoặc đập chết. Cuộc săn chỉ kéo dài trong buổi sáng và thời gian đó cũng chỉ cho những con chim cuốc mệt nhoài và bị bắt. Sau đó dù được ít hay nhiều người ta tập chung số chim cuốc về đình làng làm thịt và cúng tế, rồi chia đều số thịt được săn cho các thành viên tham gia. Đây là một phương pháp săn tập thể rất cổ xưa và đã được duy trì không biết qua bao thế hệ.
        Làng Xuân Bảng hàng năm lại lệ thi chân gà và xôi nén dùng để cúng thần. Thường chân gà phải to đẹp, các ngón chân phải chụm lại tượng chưng cho sự may mắn, cho sự đoàn kết và no đủ. Qua đôi chân gà  người ta hình dung ra con gà được chăm sóc công phu như thế nào. Còn mâm xôi cũng được chuẩn bị cẩn thận. Gạo dùng để đồ xôi phải được chọn lựa cẩn thận không lẫn gạo tẻ đồ thật dẻo, mỗi mâm có từ ba đến năm cân gạo. Khi xôi đã chín thì dùng một cái rá mới, lấy lá chuối non rải đều trên mặt rá, sau đó rỡ xôi vào, dùng tay ấn mạnh cho đều và đặt cối đấ lên để nén. Khi tế song thì chấm cỗ. Mâm xôi nào trình bày đẹp và ngon, khi cắt ra từng miếng biếu dân làng vẫn còn hình những hạt xôi không rời nhau mới được giải.
        Vào mùng hai tết, nhiều xóm của xã Kim Thái còn tham gia tục đốt đuốc sông đền. Việc làm này nhằm  mục đích ăn mừng chiến thắng của tướng quân Đinh Lôi, vào thế kỉ VI tướng Đinh Lôi nhận lệnh Vua Lý Nam Đế đem quân đánh giặc Chiêm Thành. Ông thắng trận trở về vào đêm mùng hai tết và đóng quân tại đỉnh núi xã Kim Thái. Nhân dân rất vui mừng đã đốt đuốc mang lễ vật đến các doanh trại để chào mừng quân chiến thắng trở về. Đêm xông đền xóm nào được cử  xông đền thì nên trước, người thủ đền đưa chìa khoá mở cửa đền, mọi người lần lượt vào dâng hương trong tiếng pháo nổ dòn tan. Lễ song các xóm tổ chức thi gà, gà thắng cuộc phải là con gà béo, nặng cân, chân vàng đầu cuốc mình công… tổ chức rất vui vẻ và hoành tráng.
        Xã Kim Thái hiện nay có 21 di tích tôn giáo chuă kể các nhà thờ  của đạo cơ đốc giáo, miếu thổ thần. Phủ Dầy là tên gọi chung cho một quần thể kiến trúc tôn giáo ở đây. Không có một di tích đơn lẻ nào gọi là Phủ Dầy và Phủ Dầy là quê hương  là nơi sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Liễu được tôn vinh là Mẫu Nghi Thiên Hạ vừa là Tiên là Thánh là Thần là Phật, sinh ra vào thế kỉ XVI sinh ra vào dòng họ Lê cải Trần ( Nay là dòng họ Trần Lê ), Phủ Dầy hiện nay đã trở thành một trung tâm  của đạo Mẫu  và tín ngưỡng tứ phủ hiện nay ở Việt Nam.
        Đặc biệt xã Kim Thái còn có hội chợ Viềng một năm chỉ có một phiên:
                Chợ Viềng năm có một phiên
                Làm cho trai gái tốn tiền trầu cau
        Chợ họp vào đêm ngày mùng 7 và cả ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Chợ họp đông vui và náo nức, hiện nay hàng năm số người về chợ Viềng tới cả hàng chục vạn  người. Trong chợ Viềng người ta đi chợ để cầu may cho cả một năm, mua về những săn phẩm đa dạng như đồ thờ, đồ gỗ mĩ nghệ, cây cảnh, các đồ vật phục vụ cho việc lên đồng hầu bóng như khăn, áo, châm cài…
        Hiện nay, hàng năm số khách hành hương về Phủ Dầy  tới cả triệu người để tham dự lễ hội, và thăm quan quần thể kiến trúc đa dạng và dâng hương lễ Mẫu, giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét