Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Phủ Vân Cát




          Phủ Vân Cát là một di tích quan trọng thuộc quần thể di tích Phủ Dầy. Phủ nằm trên vùng đất cao rộng trên hai mẫu đứng biệt lập phía Tây Bắc làng, không bị thổ cư che khuất cảnh quan rất đẹp. Ba phía đông, bắc, nam là ruộng, phía tây có con đường cái nên không gian thoãng dãng và bề thế.
Toàn bộ công trình nằm theo trục đối xứng đông – tây
với các toà phương du, đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ làm cân đối hài hoà.Tổng công trình có tới 10 toà lớn nhỏ đẹp về bình diện và cả không gian.
          Hai bên phủ có đền thờ Tiền vua Lý Nam Đế và chùa thờ Phật, được làm thụt vào sau, khiến phủ thờ Mẫu vẫn giữ vị trí trọng yếu.
          Trước Phủ Vân Cát là một phương du được làm giữa hồ nước mà nền được bó đá cẩn qui đẹp mắt, xung quanh có hành lang với nhiều mảng hoạ tiết như hoa chanh, voi chầu, các mảng trạm đá trúc mai..kì công. Hai phía bắc – nam có cầu đá mà dầm cầu có hoạ tiết trạm bầu rượu túi thơ, mặt cầu là những phiến đá xanh viền kép theo dáng cong cong, càng làm cho phương du thêm đẹp đẽ.

          Toà Đệ Tứ gồm 5 gian lớn làm theo kiểu chồng diêm hai tầng, 8 mái  cong cong như cánh hoa sen vươn đều hình dung đây là bông sen vươn lên thật đẹp. Những hàng bẩy vừa có dáng cong cong, trạm trổ các đề tài thông mai, cúc, trúc hoá long sống động.
          Xà ngang, xà nách, trụ non, đấu rế cùng các mảng mê cốn của công trình có chỉ soi công phu, tạo dáng các chú nghê đội trụ rất tụe nhiên, từng cấu kiện trạm tứ linh. Phần nội thất tượng pháp, ngai, kiệu, cửa võng đồ thờ hoành phi câu đối phong phú từ thế kỉ 19 - 20 là những di sản vô giá.

          Các toà hác cũng làm theo phong cách cổ truyền, thờ Tam Toà Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Quan Hoàng, câc Cô, các Cậu… đầy đủ và lộng lẫy.
          Hệ thống văn bia ở Phủ Vân Cát rất có giá trị về lịch sử đặt dưới ngũ vân lâu ba tầng ở mặt tiền. Cùng với hệ thống đồng trụ tường hoa khiến tổng công trình nội trùng thiềm, ngoại chữ quốc ở đây bố cục chặt chẽ - là di tích xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
          Trong Phủ còn lưu giữ được nhiều câu đối, đại tự, hoành phi có giá trị. Bức đại tự trên vòm cổng có ghi;
                   “ Vạn cổ trạch
Giáng sinh từ ”
          Trong cung đệ Tứ có nhiều đại tự sơn phủ rất đẹp và ý nghĩa
                   “Đản sinh cố trạch”  
          Và     “ Tiên nhân cựu quán 
          Đôi câu đối làm kiểu lòng máng treo ở cung đệ tứ có đề như sau:
 Thiên Bản lục kỳ, đệ nhất kỳ, vân lý lâu dài duy Thần thị trạch
Xuân vương tam nguyệt, tối hảo nguyệt, cát thiên thế giới hữu mẫu chi tâm thân
Duy Tân Giáp Dần xuân
Tứ Tân Sửu khoa, đệ tam giáp đồng tiến sĩ, nguyên hải Phòng đốc học Nguyễn Văn Tĩnh bái soạn “.
          Tạm dịch:
Sự lạ thứ nhất trong 6 sự lạ đất Thiên Bản, toà lâu đài ở trong mây là nơi nhà cũ của Thần.
Ba tháng Xuân có tháng này là đẹp nhất. tại bầu trời Vân Cát `       có Mẫu là thân cận hơn.
Mùa xuân năm Giáp Dần (1914) niên hiệu Duy Tân. Cho đõ đệ tam đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, vốn quan đốc học tỉnh Hải Phòng Nguyễn Văn Tĩnh lạy viết.
           Phủ Vân Cát có 9 tấm bia chữa Hán vừa ghi lịch sử, vừa tán dương công đức và ghi việc nhân dân đóng góp công sức tu sửa, làm gác chuông phục vụ ngày kỵ Mẫu. Tấm bia “ Nhị xã hoà hội phụng sự bi ký ” làm năm 1857, trên văn bia như sau:
          Bia ghi việc cùng phụng sự hội của hai xã:
          Vân Cát Thiên Bản là nơi có nhà cũ sinh ra Tiên Chúa. Sở tại do thấy thiêng thì thờ, hiện tại lâu đài xiêu vẹo, bùi ngùi với chốn linh từ, xã Thái La là xã tiếp giáp với đất sở tại, từ xưa tới lệ phụng sự vẫn coi như đền làng vậy. Nghĩ rằng thần vốn vô tư phù hộ không riêng đâu cả. Trước đây xã này đã đem trùm trưởng viên chức bàn với sở tại, đức lớn cuả Thần rất tốt, đền Tiên Chúa cực anh linh, người lễ nhà thờ, ở khắp nơi còn được huống chi tại nơi lân cận, nên có ước với nhau, hàng năm cứ tới ngày kỵ mồng 3 tháng 3 thì tới làm lễ, đến ngày 7,8,9 ba ngày ấy theo lệ cũ có cung phụng thì đưa người tới đền nói cho nhau biết về các đồ tế lễ, rồi cùng nhau phục vụ hội để nêu sự kính thành. Lấy đó làm đàu của tình hoà hiếu, nói rõ điều Thần ban sự tốt lành, đó chẳng phải là điều siểm nịnh thánh Thần, mà để cho người qua lại trông vào coi cảnh hương lân vui vẻ hoà bình hưởng phúc trên ban. Phải chăng không xuất phát từ đây, do vậy khác vào đá để ghi lại.
                   Nay viết bài ký:
          Bồng Hồ nào phải đâu xa,
          Dấu xưa tốt đẹp, thực là nơi đậy?
          Ngôi đền cao ngất mây bay,
          Non xanh như vẽ trông đầy cỏ cây.
          Thiêng liêng còn đến hôm nay,
          Khói nhang thờ phụng tháng ngày đông vui,
          Nghiêm trang khi bước tới nơi
          Vọng cầu ai dám buông lơi kính thành
          Làng ta lân cận mái tranh
          Với nơi sở tại cũng tình anh em
          Lấy tâm lấy lẽ suy xem
          Lại qua gần gũi thân quen lạ thường
          Thần minh soi xét thiện lương,
          Ban cho phúc lộc thọ trường trăm năm
Khắc bia để lại điều răn,
          Làm gương mãi mãi xa gần coi qua.
          Ngày giữa tháng 5 năm Đinh Tị, niên hiệu Tự Đức muôn muôn năm, năm thứ 10 (1857) người làng là Vân Song cư sỹ soạn lời văn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét