Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Thử làm nghêu hầm nghệ


(iHay) Chuyện cà ri mà không phải cà ri nghêu lại xôn xao bên ly cà phê trong hội “khoái món lạ” của chúng tôi. Đến mức không thể ngồi im, mặc cho di sản ẩm thực Việt bị thất truyền. Thế nên, một phiên bản ngẫu hứng nghêu ngao đã ra đời.

.
Dùng nước cốt trà ngon và phần non (lõi) bắp chuối hột thế nước ép chuối rừng. Dầu phộng hoặc dầu mè thay dầu củ hủ dừa. Mừng thay, lúc ăn thử, gặp hội trưởng là một người chuyên... kén ăn, đã miệt mài chấm, mút. Còn tỏ vẻ dễ mến, anh hỏi: món này nấu làm sao để tao bày lại cho vợ?
“Ly-sô” nghêu ngao thật
Phiên bản Nghêu hầm nghệ - Ảnh: Tấn Tới
Nguyên liệu: (cho 4 -5 người ăn)
- 600gr nghêu, 400gr sò lá hoặc sò lông. Loại bỏ những con có mùi hôi hoặc hả miệng -chết. Ngâm vào dung dịch nước muối hơi măn mẳn, 1 trái ớt hiểm giã trong 2 giờ. Tách vỏ, rửa sạch, để ráo.
- 300gr khoai lang, phơi nắng 30 - 45 phút, gọt vỏ, xắt miếng vừa ăn, rửa sạch để ráo.
- 2 bắp chuối hột hoặc bắp chuối thường, cỡ vừa. Lột bớt vỏ ngoài, lấy phần non nhất cỡ nửa cổ tay, xắt miếng vừa gắp, ngâm trong dung dịch nước chanh hòa muối bọt.
- 0.5l nước dừa xiêm, 0.5l nước hầm xương
- 1 muỗng cà phê dầu phộng, 2 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng canh tương hột (loại mặn), 1 muỗng canh bột nêm, 2 muỗng canh nước cốt trà ngon.
- 8-10 cọng rau om, 5 cọng rau húng quế, 1- 2 trái ớt hiểm.
- 1 củ nghệ khoảng 100gr, 10 củ nén. Cạo và lột vỏ.
- 2 muỗng canh nước trà đậm.
- Bánh mì 1- 1.5 ổ/người
Thực hiện:
- Giã nhuyễn củ nghệ và củ nén.
- Tao sơ chúng trong dầu phộng, dầu mè và 2/3 trái ớt hiểm giã.
- Cho 2/3 nước dừa và nước hầm xương vào. Nấu xôi. Vớt bọt, bớt lửa. Cho nước cốt trà vào. Nêm tương hột cà nhuyễn và bột nêm vừa miệng. Cho khoai lang vào. Không đậy nắp. Vớt bọt thường. Lửa vừa.
-  Canh khoai gần mềm, cho bắp chuối vào.
- Có thể châm thêm nước, nếu thấy đặc, nêm lại.
- Bắp chuối gần chín, cho nghêu và sò vào.
- 2 phút sau tắt lửa, vớt bọt, nêm rau mùi và ớt xắt lát. Ăn nóng!
Theo một số lão ngư nuôi nghêu chuyên nghiệp ở Cần Giờ (TP.HCM) và Gò Công (Tiền Giang), từ tháng 11 âm lịch đến tết Nguyên Đán nghêu mập thường có ở Cần Giờ và Long Hải, do ít bị sóng dập trong mùa gió chướng. Sau tết đến đầu mùa mưa, nghêu Gò Công mập trở lại. Đồng thời, những đường vân hình vòng cung trên vỏ nghêu nổi càng rõ thì thịt nó thơm ngọt hơn những con khác.

Nghêu Gò Công đang ôm trứng - Ảnh: Tấn Tới
 
 Tấn Tới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét