Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bất ngờ với núi lửa ở Pleiku

TTCT - Đến các nước xung quanh như Indonesia hay Philippines, du khách Việt thường tròn mắt trước cách khai thác du lịch ở những vùng đất có núi lửa nơi xứ người. Vùng Tây nguyên, nhất là ở Pleiku, Gia Lai còn nhiều dấu tích núi lửa với cảnh đẹp tuyệt vời chưa được ngành du lịch để mắt đến.
Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ… - Ảnh: Tiến ThànhPhóng to
Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ… - Ảnh: Tiến Thành
Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.
Nổi bật nhất Pleiku là đỉnh Hàm Rồng cao 1.092m, ngọn núi lửa dương (nổi trên mặt đất) mà đứng ngắm nó ở mỗi góc nhìn sẽ cho ra một hình dáng khác nhau. Sáng sớm có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.
Dọc đường đi là cánh rừng thông xanh mướt, nơi lý tưởng cho chuyến dã ngoại của các bạn trẻ. Hàm Rồng, tiếng địa phương là Chư H’Drông, gắn liền với truyền thuyết về thiên tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp, con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Lan Ly, chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.
Đến Pleiku chắc chắn không thể bỏ qua cảnh đẹp đã quá nổi danh trên các phương tiện truyền thông, hồ T’nưng (Biển Hồ) - núi lửa âm (miệng chìm dưới đất), rộng khoảng 250ha, là dấu tích của ba miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng triệu năm qua. Cũng trên con đường vào danh thắng này, mất khoảng 20km nữa, bạn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ít được biết đến là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya hùng vĩ (thuộc huyện Chư Pah).
Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ... Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.
Đồng cỏ xanh trên vòm núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến ThànhPhóng to
Đồng cỏ xanh trên vòm núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến Thành
Con đường chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya thật là thử thách đối với du khách ưa thích mạo hiểm bởi đường dốc khúc khuỷu và dễ trơn trượt. Nhưng khi lên tới miệng núi lửa, bước chân lữ hành sẽ được tưởng thưởng bởi cảnh đẹp nơi đây. Bạn cũng sẽ bất ngờ trước những gốc cây cổ thụ còn sót lại của cánh rừng nguyên sinh xưa kia với những tổ ong rừng khổng lồ treo trên những ngọn cây cao vút.
Một đồng cỏ bạt ngàn lau trắng như một thảo nguyên thu nhỏ ngay trên miệng núi lửa chắc sẽ khiến bạn xuất khẩu những bài thơ lãng mạn nhất. Những viên đá nham thạch của núi lửa vương vãi trên những luống khoai nhắc nhớ một thời khắc nghiệt.
Những ngọn núi lửa này và một bảo tàng nho nhỏ, trưng bày những tài liệu khoa học, những dấu tích, hiện vật lịch sử về ngọn lúi lửa, những mẩu nham thạch có thể là một gợi mở cho một hành trình khám phá núi lửa chăng?
Những ngày lang thang ở Pleiku bắt gặp các cửa hàng nhỏ bán những món quà tặng rất đặc trưng Tây nguyên như đàn t’rưng, cái ná của người Ba Na, nhà sàn hay những chiếc váy thổ cẩm xinh xắn… lại thấy chạnh lòng với câu chuyện quảng bá du lịch của nơi giàu tiềm năng này.
Du khách đến đây được ngắm cảnh đẹp, sống những ngày thấm đẫm văn hóa Tây nguyên, ra về được đưa tiễn bằng những món quà độc đáo… Một tour “đáng đồng tiền bát gạo” lắm chứ.
Thu hoạch bí đỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến ThànhPhóng to
Thu hoạch bí đỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến Thành
Bạn có thể bắt gặp những phiến nham thạch đủ hình thù dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến ThànhPhóng to
Bạn có thể bắt gặp những phiến nham thạch đủ hình thù dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya - Ảnh: Tiến Thành
Đỉnh Hàm Rồng quanh năm mây và sương bao phủ buổi sớm - Ảnh: Tiến ThànhPhóng to
Đỉnh Hàm Rồng quanh năm mây và sương bao phủ buổi sớm - Ảnh: Tiến Thành





TIẾN THÀNH

Vui chơi trên miệng núi lửa giữa đại ngàn Tây nguyên

(Dân trí) - Đứng bên miệng núi lửa, bạn có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ bazan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả.

Biển hồ Gia Lai là miệng một núi lửa nhưng khác là âm sâu xuống lòng đất, sau khi phun trào những ngọn núi lửa ở Tây Nguyên đã tạo ra biển hồ cùng nguồn mạch nước ngầm, sâu 12 -25 m, theo địa chất là hình phễu.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Miệng núi lửa ấy còn có chuyện kể rằng, xưa  hồ còn mang tên Tơ Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể về ngôi làng xưa to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui, hòa thuận lâu đời thì bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới vùi lấp làng. Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho làng mình, khóc cho người thân không ngớt, khiến nước mắt chảy thành suối, các suối đổ về thành hồ. Hồ mang tên Tơ Nưng là một kỷ niệm chung của làng cổ đó...
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Từ đó bạn  còn có thể  bao quát cả toàn bộ là thành phố Pleiku - phố núi cao, phố núi đầy sương. Xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng. Du khách còn gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút.Trong vòng bán kính 6km về hướng nam là núi Hàm Rồng.. Miệng núi lửa ấy được ví như hạt ngọc của Pleiku, của cả Tây Nguyên.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Con đường với hai hàng thông ba lá cổ thụ dẫn vào Biển Hồ (còn gọi là hồ Tơ Nưng) như thơ mộng hơn vào tiết cuối thu. Trời se lạnh, mặt hồ xanh trong màu ngọc bích, phẳng như một tấm gương không tì vết.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Vào buổi tối và sáng sớm rất lạnh, nhất là dịp cuối đông đầu xuân. Cái lạnh sẽ gợi trong lòng người xa xứ nỗi buồn cố hương như nhà văn Vũ Bằng từng mô tả: “Vào khoảng năm tàn tháng hết ở Miền Nam, nước Việt có những buổi chiều đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc…”
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Đến đây, du khách có thể dùng thuyền mộc dạo chơi trên mặt hồ mênh mang, những đêm trăng sáng mặt hồ càng lung linh huyền ảo. Nếu đến vào dịp lễ hội, du khách còn được bà con buôn làng mời tham dự những cuộc múa hát vui say bất tận.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Đêm xuống bên ánh lửa bập bùng, vừa nếm ngụm rượu cần ở làng Brel, nghe già làng kể những truyền thuyết huyền bí về Biển Hồ, đối với người trai đất Bắc điều gì còn có thể tuyệt hơn. Tai đây bạn cũng có thể thưởng thức những đặc sản mang đậm chất tây nguyên như rượu cần, thịt hun khói, cùng âm vang của tiếng cồng chiêng.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.
Cho đến nay, hình dáng của miệng núi lửa hung dữ  một thời vẫn còn nguyên hình dáng của nó.

Về Biển Hồ ở Pleiku còn có nhiều huyền thoại khác như chuyện kể rằng hồ sâu không đáy và thông ra tận biển Đông. Từ đó có câu chuyện ví von về những người làm gỗ ở Gia Lai, họ chỉ cần thả những lóng gỗ xuống Biển Hồ, một đêm xuống cảng biển Quy Nhơn, Bình Định là có thể lấy gỗ đem bán.
 Hữu Thắng
 Hữu Thắng
 Hữu Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét