Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Di sản ở Chợ Lớn

Chợ Lớn, một không gian sống cộng đồng có lịch sử văn hoá và kiến trúc đặc trưng chỉ có ở TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung mà không nơi nào trên thế giới có được.

Chùa Phụng Sơn, tên chữ là Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, toạ lạc ở số 1408, đường 3 Tháng 2, phường 2, quận 11, TP.HCM. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là “di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” vào ngày 16.11.1988.
Chùa Phụng Sơn, tên chữ là Phụng Sơn Tự, còn có tên là chùa Gò, toạ lạc ở số 1408, đường 3 Tháng 2, phường 2, quận 11, TP.HCM. Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là “di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” vào ngày 16.11.1988.

Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành hội quán.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành hội quán.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành hội quán.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành hội quán.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện toạ lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM.

Chính điện chùa còn hai đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830).
Chính điện chùa còn hai đại đồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đạo Quang năm thứ 10 (1830).

Ôn Lăng hội quán

Di tích có tên chữ Hán là “Ôn Lăng hội quán”, tọa lạc tại số 12 Lão Tử, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Người ta thường gọi di tích là chùa Bà Ôn Lăng vì trong hội quán có điện thờ Thiên Hậu. Tuy nhiên tên gọi phổ biến nhất là chùa Quan Âm mặc dù Quan Âm không phải là vị thần được thờ chính ở đây.

Vào năm 1787, Nguyễn Ánh cho phép các lưu dân người Hoa có cùng phương ngữ lập các ban hội để quản lý, thu thuế và giải quyết các vấn đề nội bộ. Mỗi bang có trụ sở làm việc gọi là hội quán. Hội quán Ôn Lăng là trụ sở của người Hoa gốc ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. 

Theo nội dung trên bia đá lập năm 1869 còn giữ được ở hội quán thì hội quán Ôn Lăng được xây dựng vào năm nào không rõ. Năm Mậu Tý niên hiệu Đạo Quang (1828) Đổng sự hiệu Thái Nguyên Hưng là người trong ban quyên được một vạn quan tiền để trùng tu hội quán. Năm 1867, hội quán được trùng tu lần thứ hai, đến năm 1869 thì hoàn tất. Những lần trùng tu sau được thực hiện vào những năm 1897, 1993, 1995.

Cũng theo nội dung văn bia lập năm 1869 thì người xưa lập hội quán để bàn việc công, thờ thần và qua sự cúng tế mà tương trợ đồng hương, chỉnh đốn phong tục. Thiên Hậu thánh mẫu là vị thần được thờ chính ở hội quán Ôn Lăng.

Hội quán Ôn Lăng được xây dựng tại một khu phố khá sầm uất ở vùng Chợ Lớn. Theo phong thủy, phía trước di tích phải có một hồ, ao để trấn mạch, tụ khí cho miếu thờ được linh thiêng. Vì vậy, năm 1809, Ban quản trị hội quán đã làm một hồ cá phóng sinh ở phía bên kia đường, trước hội quán.

Hội quán được xây dựng với khuôn viên 1.800m2, theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói ống, chân mái mang đậm nét phong cách kiến trúc của người Phúc Kiến với đường bờ nóc uốn cong, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa thành bằng gốm.

Mặt bằng tổng thể của hội quán gồm một khối nhà hình chữ nhật ở giữa (bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện) và ba dãy nhà vuông góc nhau tạo thành hình chữ U bao quanh khối nhà ở giữa. Dãy nhà nằm ngang là hậu điện. Hai dãy nhà dọc vừa là trụ sở làm việc, vừa được bố trí một số gian thờ. Cuối dãy nhà bên trái có cầu thang dẫn lên lầu. Khác với một số hội quán người Hoa, sân hội quán Ôn Lăng khá hẹp. Đầu mái tiền điện hơi thấp nên từ sân có thể nhìn thấy các tượng lưỡng long tranh châu, lân phượng và mô hình tòa thành cùng các tượng gốm người, vật… trên nóc mái.

Bên trong hội quán là sự phối hợp của nhiều bộ môn điêu khắc, trang trí, hội họa đa dạng và phong phú. Hội quán Ôn Lăng có khá nhiều bàn thờ vì vậy số tượng thờ cũng nhiều hơn so với một số hội quán khác. Các tượng thờ được tạc chân phương, tô màu trang trí theo quy ước như bà Thiên Hậu có nét mặt phúc hậu ngồi trên ngai, Quan Công mặt đỏ có Quan Bình, Châu Xương theo hầu, Ngọc Hoàng tay cầm hốt… Nghệ nhân đã thể hiện tinh thần, phong cách các vị thần thánh qua nét mặt và dáng vẻ toàn thân, tạo sự gần gủi với người đến chiêm bái. Các phù điêu gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong việc trang trí với hai loại chạm lộng và chạm nổi, được thếp vàng tạo vẻ lộng lẫy, hoành tráng. Kỹ thuật chạm nổi được thể hiện trên tàu mái, đầu bẩy, bẩy hiên, cốn… với các linh vật: long, lân, qui, phụng; bông sen; dây hoa; các điển tích Trung Hoa. Những hoành phi, liễn đối với các chữ Hán đại tự chạm chìm hoặc chạm nổi theo kiểu “thảo”, “lê”, “triện” trên nền mây cuốn, rồng ẩn trong mây… cũng là những tác phẩm giá trị của nghệ thuật chạm gỗ và điêu khắc. Cặp sư tử đá chầu hai bên cửa cũng là tác phẩm điêu khắc đặc sắc (1869); con bên trái miệng ngậm hạt châu, con bên phải đang đùa với con sư tử con dưới chân. Cặp sư tử đá này và một số hiện vật khác như đại hồng chung (đúc năm Ất Dậu - 1885) đã tạo cho hội quán giá trị nghệ thuật, dấu ấn thời gian.

Từ đầu thế kỷ 19, hội quán Ôn Lăng là một trong những công trình kiến trúc đẹp được Trịnh Hoài Đức mô tả trong tác phẩm Gia Định thành thông chí: “Hễ gặp tiết đẹp đêm trăng, các ngày tam nguyên sóc vọn thì treo đèn đặt bàn đua tranh kỳ xảo, trông như cây lửa cầu sao, thành gấm vóc, hội quỳnh dao, trống kèn huyên náo, trai gái dập dìu”.

Đầu thế kỷ 20, viết về vùng Chợ Lớn, tác giả Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã đánh giá:

“… Người Thanh ở đó dư muôn
Làm ăn nghề nghiệp như nguồn nước sung
… Thói hay kính phụng quỷ thần
Ở đâu chùa miểu lo phần vỉnh vi
Hà Chương hội quán ai bì
Ôn Lăng, Thất Phủ hạng nhì hạng ba…”

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, qua hơn hai trăm năm tồn tại, hội quán Ôn Lăng là một di tích bao hàm nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên giá trị nổi bật của di tích là giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Đến nay, hội quán Ôn Lăng vẫn còn giữ được cấu trúc kiến trúc độc đáo tạo vẻ cổ kính, thanh thoát, nổi bật giữa cảnh quan đô thị. Bằng kỹ thuật đặc biệt, những người xây dựng đã tạo cho hội quán có hình dáng một chiếc thuyền rồng, mang nét đặc trưng của kiến trúc Phúc Kiến. Các tượng rồng, phù điêu bằng gốm hoặc ghép bằng các mảnh gốm gắn trên đỉnh mái, đầu đao… là những trang trí đặc biệt chỉ riêng thấy ở hội quán Ôn Lăng.

Ngày nay, không chỉ riêng người Phúc Kiến mà đông đảo người Hoa, Việt, khách nước ngoài… đến hội quán Ôn Lăng để bày tỏ niềm tin vào các thần thánh, đồng thời chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc nghệ thuật ghi dấu lịch sử văn hóa của Sài Gòn xưa.

Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa thông tin ra quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật./.
Hội quán Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào, do một số người Hoa ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến gây dựng trên đất Đề Ngạn (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng nửa thế kỷ 18. Hội quán hiện toạ lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Hội quán Ôn Lăng còn được gọi là chùa Ôn Lăng, chùa Quan Âm hay chùa Ông Lào, do một số người Hoa ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến gây dựng trên đất Đề Ngạn (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng nửa thế kỷ 18. Hội quán hiện toạ lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Hội quán Phước An – 184 Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM, được xây dựng trên cơ sở vật chất của nguyên Hội quán An Hoà (còn gọi là An Hoà cổ miếu, thờ Quan đế Thánh quân) từ năm 1902, còn được gọi là chùa Minh Hương. Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng Tam quan, những hoa văn khu chính điện, liễn xưa có giá trị. Chùa Minh Hương còn giữ nguyên phong cách cổ kính trang nhã, đồng thời còn truyền tải nhiều giá trị văn hoá lịch sử của những người Minh Hương có nguồn gốc bảy phủ thuộc ba tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Chiết Giang, Trung Quốc đã sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất Chợ Lớn xưa.
Hội quán Phước An – 184 Hồng Bàng, quận 5, TP.HCM, được xây dựng trên cơ sở vật chất của nguyên Hội quán An Hoà (còn gọi là An Hoà cổ miếu, thờ Quan đế Thánh quân) từ năm 1902, còn được gọi là chùa Minh Hương. Với lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng Tam quan, những hoa văn khu chính điện, liễn xưa có giá trị. Chùa Minh Hương còn giữ nguyên phong cách cổ kính trang nhã, đồng thời còn truyền tải nhiều giá trị văn hoá lịch sử của những người Minh Hương có nguồn gốc bảy phủ thuộc ba tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến, Chiết Giang, Trung Quốc đã sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất Chợ Lớn xưa.

Chùa Khánh Vân Nam Viện toạ lạc tại số 46/5 đường Lò Siêu, phường 16, quận 11, TP.HCM. ĐT: 08.39692732. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa). Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một diện tích 2.202m2.
Chùa Khánh Vân Nam Viện toạ lạc tại số 46/5 đường Lò Siêu, phường 16, quận 11, TP.HCM. ĐT: 08.39692732. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa). Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một diện tích 2.202m2.
Chùa Khánh Vân Nam Viện toạ lạc tại số 46/5 đường Lò Siêu, phường 16, quận 11, TP.HCM. ĐT: 08.39692732. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa). Chùa được xây dựng từ năm 1943 trên một diện tích 2.202m2.
Quan Âm Cổ Miếu, 125/5 Nguyễn Phạm Tuân, phường 9, quận 6.
Quan Âm Cổ Miếu, 125/5 Nguyễn Phạm Tuân, phường 9, quận 6.

Sài Gòn – Chợ Lớn có một đặc sản là những dãy phố gắn với một ngành nghề nhất định còn in đậm trong ký ức của người Sài Gòn xưa. Quảng Đông Nhai nay là đường Triệu Quang Phục với nghề bốc thuốc, mài kéo, dãy phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông, phố làm đầu lân, lồng đèn Lương Nhữ Học… Ngoài những kiến trúc cổ của đình chùa, hội quán người Hoa, sự hình thành những con phố nghề này là một di sản độc đáo khác của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.

Phố lồng đèn - Lương Nhữ Học.
Phố lồng đèn - Lương Nhữ Học.

Phố thuốc Bắc - Hải Thượng Lãn Ông.
Phố thuốc Bắc - Hải Thượng Lãn Ông.

Phố mài kéo – Triệu Quang Phục.
Phố mài kéo – Triệu Quang Phục.

Bên cạnh những con phố lớn với các ngành nghề đặc trưng, trong các hẻm nhỏ của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn cũng lưu dấu những nét đặc trưng thú vị, gắn liền với sự quy hoạch những khu dân cư của người Hoa xưa ở vùng đất mới. Đó là tên gọi các con hẻm “Lý”, “Hạng”, “Phường”, miêu tả nguồn gốc, xuất xứ của nhóm cộng đồng người Hoa sống trong đó, như Tô Châu Lý, Thái Hồ Hạng, Dịch An Lý, Tùng Quế Phường… hoặc gắn với tôn giáo như Phương Thể Các Hạng, hẻm của cộng đồng công giáo người Hoa trên đường Học Lạc, bên cạnh nhà thờ Cha Tam. Tên gọi này phiên âm từ tiếng latinh sang tiếng Hoa của vị thánh Francesco, cũng là tên của nhà thờ Cha Tam. Các tên gọi của hẻm được đắp nổi theo nhiều cách khác nhau, hoặc được viết theo đại tự đặt ngay đầu hẻm, mỗi tên gọi lưu giữ một câu chuyện riêng về nguồn gốc, ngành nghề của cộng đồng trong hẻm người Hoa xưa.

 Nhà ở bên trong hẻm Tô Châu Lý.
Nhà ở bên trong hẻm Tô Châu Lý.
     
Tô Châu Lý
Tô Châu Lý

Dịch An Lý
Dịch An Lý

 Phương Thể Các Hạng.
Phương Thể Các Hạng.

Trần Viêt Đức – Thiên ý
Theo SGTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét