Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Thành Điện Hải – Du lịch Đà Nẵng

Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 Minh Mạng thứ 4 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải.

Thành Điện Hải Đà Nẵng
Toàn cảnh thành Điện Hải xưa kia

Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn, còn cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.

Thành Điện Hải Đà Nẵng
Lối vào hướng Đông của thành Điện Hải, hiện bảo tàng Đà Nẵng đang được đặt trong khuôn viên di tích này 

Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch.

Thành Điện Hải
Những khẩu súng thần công tại thành Điện Hải 

Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.
Theo SDLDN

Cận cảnh tòa thành cổ giữa trung tâm Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Thành cổ Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Đà Nẵng và cả nước.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang
Tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, ngay cạnh khu Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng, thành cổ Điện Hải là di tích lịch sử phản ánh một thời kỳ bi tráng của thành phố biển miền Trung. Ảnh: Lối vào thành Điện Hải.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-2
Tòa thành này có tiền thân là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 triều Nguyễn cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao và đến năm 1835 đồn được đổi tên là thành Điện Hải.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-3
Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-4
Năm 1847, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-5
Về tổng thể, thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Ngoài thành có hào nước bao bọc.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-6
Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-7
Trong cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860, thành Điện Hải là một cứ điểm phòng thủ quan trọng của quân triều Nguyễn. Dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, quân ta đã đánh lui hàng chục đợt tấn công của Pháp ngay tại cửa sông Hàn.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-8
Sau gần 2 thế kỷ tồn tại, các công trình trong thành đã bị phá hủy, tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn trong khi cửa thành phía Nam đã mất và phía Đông hư hại nặngCan canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-9
Gần đây, tường thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại gần với nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Khu trung tâm của thành là nơi đặt Bảo tàng Thành phố Đà Nẵng.Can canh toa thanh co giua trung tam Da Nang-Hinh-10
Ngày nay, thành cổ Điện Hải là một dấu ấn ghi nhớ truyền thống đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Đà Nẵng và cả nước.
Quốc Lê

Dấu tích thành lũy đầu tiên chống Pháp

Điện Hải (Đà Nẵng) là thành lũy đầu tiên của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn được xây dựng nhằm chống lại cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha (năm 1858), đến nay gần như còn nguyên vẹn.


Thành Điện Hải được triều đình Huế xây dựng từ năm 1813 dưới thời vua Gia Long. Ban đầu là đài Điện Hải ở tả ngạn sông Hàn, gần biển để kiểm soát tàu thuyền và trấn giữ Đà Nẵng. Đến năm Minh Mạng thứ tư (1823), đài được dời sâu vào đất liền, tại vị trí hiện nay (quận Hải Châu, Đà Nẵng).
 
Khi được dời về một khu đất cao rộng, đài được xây dựng kiên cố, cao 12 m và có một kỳ đài, 7 đại bác (súng thần công). Năm Minh Mạng thứ 15 (1835), đài được đổi tên thành Điện Hải.
 
Thành Điện Hải được xây dựng bằng gạch theo đồ án thiết kế kiểu thành Vauban châu Âu.
 
Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), thành Điện Hải được xây dựng mới với chu vi 139 trượng (556 m), mở 3 cửa, 30 pháo đài và 30 súng đại bác. Thành cao 5 m, hào sâu 3 m, thành hình vuông có 4 góc lồi.
 
Một bản sắc phong chức của vua Minh Mạng cho quan trấn giữ thành Điện Hải.
 
Tháng 8/1858, quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu cho chiến tranh Pháp - Việt. Điện Hải là thành lũy đầu tiên của nhà Nguyễn chống Pháp.
 
Sau khi tập trung hỏa lực tấn công vào bán đảo Sơn Trà và cửa sông Hàn, quân viễn chinh đổ bộ lên bờ tấn công các thành An Hải và Điện Hải. Thành Điện Hải dưới sự chỉ huy của Quyền Chướng doanh hổ oai Đào Trí cùng Án sát Lê Văn Phổ, Bố chánh Lê Văn Nhiếp hợp đồng với Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng chống giữ quyết liệt.
 
Tuy nhiên, quân triều Nguyễn trong thành với vũ khí thô sơ, lạc hậu nên quân viễn chinh Pháp và Tây Ban Nha dùng hỏa lực mạnh hơn đã phá được phía tây thành tràn vào trong, buộc quân lính triều Nguyễn phải rút lui. Hai khẩu thần công (ảnh) được phát hiện ở thành Điện Hải vào đầu thế kỷ 21.
 
Bên trong Bảo tàng Đà Nẵng ngày nay còn trưng bày nhiều bức tranh vẽ binh lính triều Nguyễn canh giữ thành Điện Hải và những vũ khí hiện có của những ngày đầu chống Pháp.
 
Tháng 4/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha quay lại Đà Nẵng để củng cố thành Điện Hải, làm bàn đạp tấn công triều đình nhà Nguyễn về cả hai bên tả hữu của thành. Tuy nhiên, quân triều Nguyễn đã đắp lũy bao vây thành, đột kích vào ban đêm nhằm tiêu hao sinh lực địch. Đầu năm 1860, liên quân Pháp - Tây Ban Nha rút khỏi Đà Nẵng. Sau nhiều biến cố lịch sử, kỳ đài của thành đã bị phá, một nhà thờ của lính Pháp xây dựng trong khuôn viên thành cũng bị dỡ bỏ. Riêng tường thành bằng gạch bao quanh còn gần như nguyên vẹn.
 
Cùng với súng thần công, nhiều đạn của loại đại bác này cũng được tìm thấy và đang được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng (trong khuôn viên thành Điện Hải). Sau khi thành bị chiếm đóng, vua Tự Đức đã cử danh tướng Nguyễn Tri Phương là Quân thứ Tổng thống đại thần trực tiếp chỉ huy quân đội chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Tướng Nguyễn Tri Phương đã áp dụng chiến thuật phục binh tiêu hao, chặn đường tiến quân, đẩy lùi những trận càn quét và phản công của giặc nên đến tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải chuyển quân vào Gia Định.
 
Ngày nay, tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương được đặt trang trọng ở cửa chính của thành Điện Hải. Năm 1988, thành Điện Hải được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Mới đây chính quyền Đà Nẵng quyết định giải tỏa 54 hộ dân xâm hại di tích thành Điện Hải.
 
Nguyễn Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét