Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Thích mê những cánh đồng ruộng bậc thang A Lù

Từ xưa đến nay, khu ruộng bậc thang vẫn luôn là hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến du khách và nhiều nhà nhiếp ảnh say mê khám phá.

Tháng 4 và 9 (âm lịch) bắt đầu mùa cày cấy, nước mưa đổ xuống... là lúc những thửa ruộng ở A Lù loang loáng nước, chồng lấn lên nhau như những bậc thang bắc lên trời xanh; được phối kết hợp với mây ngũ sắc vờn ngang đỉnh núi, tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp không kém phần hấp dẫn so với những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng tại Mù Căng Chải (Yên Bái) và Hoàng Su Phì (Hà Giang).
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác xây dựng đồng ruộng trồng lúa nước vùng đồi núi. Cụ thể, đất ở sườn đồi, núi được san ủi thành các vạt đất có cùng độ dốc theo đường đồng mức, tiếp nối nhau từ trên xuống theo kiểu bậc thang. Mỗi ruộng bậc thang có bờ giữ nước và chắn đất khỏi bị xói mòn, bờ giữ làm bằng đất, xếp bằng đá hộc hoặc trồng bằng cây cỏ.
 
Ruộng thường được dùng để trồng lúa vì khả năng giữ nước của ruộng khá tốt. Ở các tỉnh đồi núi phía bắc Việt Nam, ruộng bậc thang được xây dựng ở chân đồi núi với độ dốc nhỏ hơn 10o; tuy nhiên ở vùng đồi núi cao, người Mông làm ruộng bậc thang trồng lúa trên cả sườn núi cao dốc trên 25o và trên độ cao 1.500m.Đồng thời với việc khai ruộng là làm mương để “dẫn thuỷ nhập điền”.
 

Hầu hết các dân tộc ở miền núi đều biết khai phá và làm ruộng bậc thang. Đặc biệt, những dân tộc như Hà Nhì, một số nhóm Nùng và Mông... có truyền thống khai phá và làm ruộng bậc thang rất giỏi trong những điều kiện địa hình cực kì khó khăn.




Bản đồ đây:

- Đường Lào Cai - Lũng Pô :

+ Lào Cai – Bát Sát – ngã ba vào Lũng Pô – A Mú Sung: ~ 60km. Đường đã làm mới hoàn toàn, đẹp. Trước khi đến A Mú Sung 10km, có biển bên tay phải (4km) rẽ vào cột mốc 92 - Lũng Pô, nơi ngã ba sông Hồng chảy vào đất Việt, cạnh đồn biên phòng 345.

- Đường Lũng Pô – Y Tý:

+ Từ cột mốc 92, đi tiếp đường bên trong khoảng 6km (đường bê tông – đẹp) ra đến ngã ba đi A Lù (lưu ý: sẽ gặp 2 ngã ba đi A Lù, thứ 1 và thứ 2, gặp cái thứ 1 cứ đi qua, tiếp ra đến ngã ba thứ 2 sẽ gặp đường mới làm, đường tất nhiên đẹp hơn nhiều). Đường này không vòng qua A Mú Sung. Lúa ở đoạn này sẽ chín sớm nhất, nhiều nhà đã gặt.

Từ đây đi A Lù hết 17km, đường đã hoàn thiện, rải đá răm cực đẹp.

+ Từ cột mốc 92, nếu không đi đường trong mà vòng ngược lại ra đường cũ, tiếp lên A Mú Sung hết 14km. Từ A Mú Sung lại lọ mọ lên A Lù.

Theo Yume

Rực vàng Sa Pa - nơi gặp gỡ đất trời

(Dân trí) - Cuối tháng 9, khắp Sa Pa (Lào Cai) nhuộm vàng bởi màu lúa chín. Ở những khu ruộng bậc thang đã gặt, từng đụn khói đốt rơm rạ bốc lên cao ngút tầm mắt hoang hoải cả một trời chiều.

Sa Pa hôm nay có thể không còn nguyên sơ, tĩnh lặng như trước đây nhưng vẫn đủ sức đưa những trái tim thị thành tìm về một thoáng bình yên sau những ồn ào, tấp nập của phố thị. Về Sa Pa đúng độ lúa chín lại càng khó lòng cưỡng lại trước vẻ đẹp rực rỡ, hùng vĩ, ngút ngàn tầm mắt của những khu ruộng bậc thang. Từ trung tâm thị trấn Sa Pa đi các ngả Tả Phìn, Tả Van, Trung Chải,... đâu đâu cũng ngạt ngào hương lúa chín. Màu vàng trải khắp núi đồi, lẫn vào màu xanh cây, lá, nhuộm vàng cả đôi mắt của những du khách háo hức, say mê. Các tay lái sẽ không ít lần phải dừng lại để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Càng háo hức và tự hào hơn nữa khi đứng giữa những thắng cảnh hùng vĩ đang được đề cử kỷ lục Việt Nam, đó là quần thể ruộng bậc thang lớn nhất Việt Nam trong thung lũng suối Mường Hoa và ruộng bậc thang nhiều bậc nhất Việt Nam (thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải).
 
Lúa chín vàng khắp những khu ruộng bậc thang ở bản Dền, xã Bản Hồ.
Lúa chín vàng khắp những khu ruộng bậc thang ở bản Dền, xã Bản Hồ.
 
Tấm thảm khổng lồ giữa núi rừng Tả Phìn.
Tấm thảm khổng lồ giữa núi rừng Tả Phìn.
Ngôi nhà nhỏ được bao phủ bởi màu vàng của lúa.
Ngôi nhà nhỏ được bao phủ bởi màu vàng của lúa.

Nơi những bậc thang dẫn lên trời. Vẻ đẹp của ruộng bậc thang
Nơi những bậc thang dẫn lên trời. Vẻ đẹp của ruộng bậc thang nổi bật nhờ không gian cảnh quan rộng và không bị che khuất tầm mắt.
Những cô bé, cậu bé thoăn thoắt tay liềm, tay hái.
Những cô bé, cậu bé thoăn thoắt tay liềm, tay hái.
Những gam màu xanh, cam thấp thoáng trong biển lúa vàng.
Mùa gặt trên khu ruộng bậc thang ở Bãi đá cổ Sa Pa
Mùa gặt trên khu ruộng bậc thang ở Bãi đá cổ Sa Pa
nằm tại thung lũng Mường Hoa.
Người phụ nữ dân tộc Dao lau giọt mồ hôi rơi.

Người phụ nữ dân tộc Dao lau giọt mồ hôi rơi.
Người phụ nữ dân tộc Dao lau giọt mồ hôi rơi.
Người Tày ở Thung lũng Mường Hoa vẫn giữ nguyên tập quán đập lúa
 
Người Tày ở Thung lũng Mường Hoa vẫn giữ nguyên tập quán đập lúa
Người Tày ở Thung lũng Mường Hoa vẫn giữ nguyên tập quán đập lúa
ở ngoài đồng trên những máng gỗ (loỏng).

Dựng lều giữa ruộng bậc thang để cả nhà có chỗ trú chân trong mùa gặt.
Dựng lều giữa ruộng bậc thang để cả nhà có chỗ trú chân trong mùa gặt.
Em bé khệ nệ khiêng bao thóc giữa con đường đá gồ ghề ở Bãi đá cổ.
Em bé khệ nệ khiêng bao thóc giữa con đường đá gồ ghề ở Bãi đá cổ.

Cậu bé phụ cha mẹ ngồi trông những bao tải ăm ắp thóc ở Tả Van.
Cậu bé phụ cha mẹ ngồi trông những bao tải ăm ắp thóc ở Tả Van.
 
Se sợi trên khu ruộng vừa qua vụ gặt.

Se sợi trên khu ruộng vừa qua vụ gặt.
Se sợi trên khu ruộng vừa qua vụ gặt.
 
“Sa Pa, chiều nghiêng huyền thoại/Mặt trời mọc lên từ má em.
“Sa Pa, chiều nghiêng huyền thoại/Mặt trời mọc lên từ má em".

Lúa được cắt đều tăm tắp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lạ mắt.
Lúa được cắt đều tăm tắp tạo nên một bức tranh thiên nhiên lạ mắt.

Từng đụn khói đốt rơm rạ bốc lên cao ngút tầm mắt hoang hoải
Từng đụn khói đốt rơm rạ bốc lên cao ngút tầm mắt hoang hoải
cả một trời chiều, làm nao lòng những người con xa nhà.
Chiều bình yên ở cánh đồng trên đường về thị trấn.
Chiều bình yên ở cánh đồng trên đường về thị trấn.
Chiều bình yên ở cánh đồng trên đường về thị trấn.
 
7h tối, đường từ Tả Phìn về thị trấn Sa Pa đã phủ một màu đen kịt, chỉ thỉnh thoảng lấp loáng bởi ánh đèn pha hắt ra từ những chiếc xe tải đi qua. Trên con đường đèo dốc, từng tốp 2, 3 rồi 5, 6 người ra sức gùi những bồ thóc về nhà, gió lạnh và sương núi táp vào mặt nhưng nụ cười vẫn hồn hậu lắm.
Phương Nhung
Ảnh: Nhật Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét