Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Lạ miệng với bánh tằm bì miền Tây Nam Bộ

Bánh tằm bì ăn kèm với bì nhuyễn, rau sống, thịt heo... đặc biệt là nước cốt dừa ở bên trên tạo nên mùi vị khó mà cưỡng lại được.

Bên cạnh những món ăn quen thuộc có xuất xứ từ gạo như bánh xèo, bánh khọt, bánh mặn… Người dân miền Tây Nam Bộ còn sáng tạo ra món bánh tằm bì với sợi bánh tằm to mềm, bì cắt nhuyễn, thịt heo xào, rau sống, đặc biệt là nước cốt dừa béo ngọt bên trên.
Vật liệu quan trọng nhất của món ăn này chính là sợi bánh tằm vừa mềm, vừa dai. Để có sợi bánh tằm như thế người miền Tây đã tạo ra cách pha bột theo công thức của riêng mình. Bột để làm bánh tằm phải là bột được làm từ gạo ngon, ngâm qua đêm rồi đem xay với nước muối pha loãng, sau đó được ngâm tiếp 2 đêm nữa.


Lạ ở chỗ món mặn lại có nước cốt dừa.
Sau khi ngâm bột là đến giai đoạn khuấy hồ bột, đây là giai đoạn quan trọng nhất nếu khuấy quá cứng bánh tằm sẽ dễ gãy, bánh không dẻo và dai, nếu khuấy quá mềm thì bánh sẽ bị dính, không tách rời. Kế đến chính là thịt heo, thịt heo phải chọn loại thịt mềm, sau đó đem luộc rồi mang cắt nhỏ, trộn với bì và nêm gia vị.

Khi ăn ta trộn đều tất cả nguyên liệu lên.

Món bánh tằm bì lạ miệng là nhờ nước cốt dừa, nhiều người lúc đầu ngạc nhiên tại sao bánh tằm bì được ăn với thịt, bì, chan nước mắm tỏi ớt lại được rưới nước cốt dừa ở bên trên, nhưng khi đã ăn một lần rồi thì đâm nghiện luôn món ăn dân dã, tưởng chừng đơn giản nhưng lại có sức hút kì lạ này.

Để làm nước cốt dừa thì cả một kì công, nước cốt dừa được thắng cho cạn dần, nêm muối và chút đường, cùng bột gạo để tạo độ sánh vừa phải. Khi ăn vị béo ngọt của nước cốt dừa bên trên quyện với vị mặn của thịt, bì, nước mắm phía dưới tạo nên mùi vị khó quên với những ai lần đầu thưởng thức.
Ăn kèm bánh tằm nhất thiết phải có rau sống, loại rau quen thuộc có mặt ở khắp các món ăn của miền miền Tây. Thêm một ít đậu phộng, dưa cải chua ngọt. Khi ăn hết đĩa bạn có thểm húp cả phần nước mắm và nước cốt dừa còn lại như thế mới đúng là đã nếm qua món bánh tằm bì.

Bánh tằm bì có ở các tỉnh ở cuối miền Tây, nằm về cực Nam của Tổ Quốc như: Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ. Mùi vị của món bánh tằm bì mang đậm hương vị khó lẫn vào đâu được của mảnh đất miền Nam trù phú, hoa quả thơm ngon.

Bánh tằm Cà Mau, món ăn dễ ghiền

Cà Mau không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu đã đi vào câu vọng cổ, mà còn thu hút bởi món bánh tằm xíu mại hay cà ri, vừa lạ vừa ngon.
Nếu có dịp ghé vào Cà Mau, bạn đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Chỉ cần một lần thử món bánh tầm xíu mại thơm cay hay đĩa bánh hấp điểm tâm buổi sáng cũng để bạn nhung nhớ khôn nguôi về mảnh đất này.
Bánh tằm hay còn gọi bánh tầm, cầu kỳ từ khâu làm bột đến chế biến nước sốt và xíu mại. Sợi bánh tằm nhìn giống sợi bún bò hay bánh canh nhưng lớn hơn một chút và khác về chất liệu. Để làm nên sợi bánh thơm ngon người Cà Mau lấy gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi. Những sợi bánh trắng mập mạp trên mâm như những chú tằm nằm ngủ sẽ được đem vào xửng hấp chín.
banh-tam-6098-1386319732.jpg
Bánh tằm, món ngon dân dã ở Cà Mau.
Nước sốt bánh tằm cũng rất đặc biệt, cay và thơm mùi cà ri, và luôn được đun riu riu trên bếp cho nóng. Món bánh tằm được chuộng nhất xứ phải kể đến là xíu mại, thường dùng cá hoặc thịt bằm nhuyễn, ướp gia vị thật vừa miệng rồi hấp qua. Khi ăn cho bánh tằm ra đĩa, đặc biệt sợi bánh gỡ riêng, không dính bết vào nhau, sau đó cho rau sống và xíu mại lên trên, người bán lấy muỗng chan nước sốt cà ri nóng lên làm bánh thấm vị cay thơm. Bánh tằm ngon nhất khi ăn kèm rau giá đậu xanh, ngò, xà lách, vắt thêm chút tắc thơm giúp đĩa bánh có vị thơm bùi.
Dạo một vòng Cà Mau sẽ thấy bánh tằm xuất hiện khiêm tốn ở các quán nhỏ hè phố thay vì trong các thực đơn nhà hàng. Món ăn này dân dã chân chất nhưng lại có sức thu hút đặc biệt ngang tầm một thứ đặc sản độc đáo.
Nơi có hàng ăn đông khách nhất có thể kể đến là quán bánh tằm trên đường Lê Lợi, đường Nguyễn Hữu Lễ phường 2 hay quán ăn sáng ở đường Quang Trung, đường Lưu Tấn Tài ở phường 5, thành phố Cà Mau… Nếu may mắn bạn sẽ được “thổ địa” chỉ đến một quán ăn rất có cá tính chỉ chuyên bán bánh tằm cà ri cay gà nằm trong con hẻm khuất nhưng rất chiều ý thực khách.
Quán nhỏ nhưng món bánh tằm ngon và vị nước sốt cay xè thiệt đúng điệu. Bạn có thể đến gõ cửa bất cứ lúc nào chủ quán cũng niềm nở phục vụ bánh tằm cho bạn. Miếng ăn ngon thì được nhớ rất lâu, nên dù có đi xa thì thực khách vẫn cất công tìm tới.
Bánh tằm bình dị như tình người vùng miền sông nước, chẳng cần quán lớn, biển hiệu phô trương mà cứ níu bước chân người.
Bài và ảnh: Khánh Ly

Về Cà Mau ăn bánh tằm

Về Cà Mau ăn đâu không biết nhưng không ăn bánh tằm cay hẻm Vĩnh Quang coi như chưa ăn bánh tằm Cà Mau.

Về Cà Mau, chân trần bước trên đất mà thương quá người dân xứ biển bồi từng gánh đất, chắt chiu nước ngọt trồng rau trên đất nhiễm mặn. Cà Mau vẫn là xứ “quê mùa” nhưng không như cảnh “Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu” mà ca dao đã họa. Có lẽ đó là Cà Mau của 300 năm trước. Cà Mau bây giờ vẫn trẻ, thành phố vẫn pha trộn những khối kiến trúc không đồng nhất kiểu dáng rất đồng bằng, vẫn những con người châu thổ thật như đếm…
Cà Mau những ngày này bạn dễ dàng tìm được các quán xá bề thế, bài trí sang trọng nhưng lại thiêu thiếu cái vị miền Tây dân dã. Tìm “chất miền Tây” trong món ăn bạn phải tìm ở những quán ăn nho nhỏ ngay trên vỉa hè, dưới hiên nhà, trong một chòi lá với vài ba cái bàn, vài cái ghế cóc hoặc các món đặc sắc ấy “trốn” trong những nhà dân. Ví như bánh tằm bà Sẫm nức tiếng nhưng nằm sâu tuốt luốt trong hẻm Vĩnh Quang dưới chân Cầu Mới…
Bánh tằm bà Sẫm nức tiếng đất Cà Mau
Bánh tằm bà Sẫm nức tiếng đất Cà Mau
Lê Minh Nhựt, nhà văn, Hội VHNT Tỉnh Cà Mau nói: Về Cà Mau ăn đâu không biết nhưng không ăn bánh tằm cay hẻm Vĩnh Quang coi như chưa ăn bánh tằm Cà Mau.
Gọi là món ăn dân dã nhưng bánh tằm được chế biến khá cầu kì, cầu kì từ sợi bánh. Ngày trước bánh được làm từ gạo xay thành bột, rồi hòa với nước mà đem hồ trên lửa liu riu. Khi hồ đã nguội thì rắc bột khô trên cái mâm lớn và se thành từng sợi (đó là cách chế biến thủ công). Bây giờ làm bánh tằm tương tự như làm bún nhưng sợi bánh tằm to và dai hơn sợi bún, trắng bong mập mạp như những con… tằm (tên bánh có lẽ xuất phát từ đây chăng?). 
Bánh tằm bà Sẫm nức tiếng đất Cà Mau
Bánh tằm bà Sẫm nức tiếng đất Cà Mau
Quán bánh tằm hẻm Vĩnh Quang nổi tiếng vì bánh tằm có vị ngon không đụng hàng và cay… xé lưỡi. Dù quán nằm trong một con hẻm khuất nhưng rất đông. Khách du lịch rỉ tai nhau phải “truy” cho bằng được quán. Để rồi lần sau có về Cà Mau thì lại tìm đến bánh tằm hẻm Vĩnh Quang bởi “món ngon nhớ lâu”.
Có 4 kiểu bánh tằm phổ biến: Bánh tằm xíu mại, bánh tằm thịt nướng, bánh tằm cà ri và bánh tằm xíu mại tàu hũ ky. Mỗi kiểu đều có vị ngon riêng và được bán rất phổ biến ở Cà Mau. Đây là món ăn sáng, bán từ 6h đến 9h là… dẹp quán! Sau giờ đó, muốn ăn chịu khó tìm xa hơn vì chỉ còn một vài nơi bán cả ngày.
Bánh tằm xíu mại
Bánh tằm xíu mại
Bánh tằm xíu mại
Bánh tằm được ăn với giá đậu xanh, cải xà lách và rau thơm cắt khúc rồi chan nước mắm chua ngọt có chút ớt bằm đỏ tươi hoặc nước sốt cà. Trong 4 kiểu bánh tằm, bánh tằm xíu mại tàu hũ ky được thực khách ưa chuộng hơn cả. Những viên xíu mại hấp dẫn được chế biến từ thịt nạc (cũng có nơi làm bằng thịt ba rọi) bằm nhuyễn ướp hành tiêu cho thấm rồi gói bằng miếng tàu hũ ky đã được chiên sơ rồi đem vào xửng hấp chín. Sau đó thả từng viên xíu mại vào nồi nước sốt cà, đun lửa liu riu giữ nóng cho đến khi hết xíu mại thì thôi. 
Bánh tằm khi mới làm xong
Bánh tằm khi mới làm xong
Bánh tằm ngọt
Bánh tằm ngọt
Bắt đầu từ khi chủ quán thả những sợi bánh còn nóng hổi vào chiếc dĩa sứ trắng, thả rau ăn kèm lên rồi rưới nước sốt cà với những viên xíu mại thơm phức thì thực khách khó lòng đợi lâu hơn nữa. Thật không dễ để mà nói hết cái sự hấp dẫn khó mà cưỡng lại ấy. Dĩa bánh tằm có đủ cả vị bùi, béo, chua, cay, ngọt và hương cà ri thoang thoảng; màu trắng của bánh, màu xanh của rau, màu đỏ của nước sốt cà, của xíu mại và của mấy lát ớt tươi tạo nên bức tranh đồng quê sinh động ngay trên chính dĩa bánh tằm ở vùng “cuối đất” này. 
Bánh tằm ngọt
Cà Mau “mặc thêm áo mới” nhưng Cà Mau vẫn là xứ bưng biền. Ngay cả món ăn cũng mang hơi thở của cánh đồng, của những dòng sông muôn đời bồi đắp phù sa.
Về Cà Mau, bạn đừng quên món bánh tằm đặc trưng xứ sở, để thấm vào lòng không chỉ là vị ngon mà còn là cái tình của người Cà Mau đậm đà trong đó.
PV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét