Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Một ngày dài ở dinh Bảo Đại

(iHay) Bước từng bước trong dinh III, bất giác những hình ảnh của quá khứ về cựu hoàng Bảo Đại, về Nam Phương hoàng hậu và về những công chúa hoàng tử lại hiện ra như một ký ức, mặc dù trong tiềm thức của tôi, những hình ảnh đó chưa bao giờ in dấu…


Trong các dinh thự của vua Bảo Đại trải dài trên khắp những thắng cảnh của đất nước, có lẽ Dinh III (Đà Lạt) là nơi gắn bó với vua Bảo Đại nhất. Điều này thôi thúc tôi phải đến, tìm hiểu và cảm nhận về ngôi dinh thự mang dấu ấn lịch sử của khoảnh khắc “giao thời”.

Con đường đẹp trong dinh Bảo Đại
Theo chỉ dẫn của người cho thuê xe máy, tôi lái xe 2km từ trung tâm thành phố Đà Lạt để đến được Dinh III nằm trên đường Triệu Việt Vương. Được biết, cách đây vài thế kỷ, nơi đây là một ngọn đồi thông xanh mát, cao hơn 1.500m thuộc khu vực rừng Ái Ân.
Khuôn viên dinh III cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng và thư thái. Có lẽ là do sự hòa quyện đầy tài tình giữa cảnh đẹp từ thiên nhiên và nhân tạo: rừng thông, vườn hoa, chậu kiểng, hồ nước, những dây leo cằn cỗi, những đám cỏ xanh chen chúc trong những phiến đá trên những con đường nhỏ bao quanh dinh thự. Một bức tranh yên bình và thơ mộng.
Cũng như các dinh Bảo Đại mà tôi từng đến, dinh III mang đậm nét kiến trúc châu Âu. Thiết kế chủ đạo của dinh thự là những hình kỷ hà (*) như mái bằng, cột trụ vuông, mái hiên che chỗ đậu xe hình bán nguyệt, những cửa sổ hình chữ nhật khung thép. Ngoài ra, cấu trúc bên ngoài dinh cũng là sự kết hợp hài hòa của những nét thẳng tạo khối và những nét lượn tạo sự uyển chuyển.



Dinh III mang đậm phong cách châu Âu trong sự hòa quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc cùng sự hài hòa của những mảng, khối được tạo bởi những nét kỷ hà
Khung cảnh bên ngoài và không gian bên trong được kết nối với nhau thông qua những lối đi được sắp xếp vô cùng hợp lý và những cửa sổ bằng kính có mặt ở tất cả các phòng. Thiết kể này làm cho bất cứ ai ở trong dinh thự cũng có cảm giác gần gũi với thiên nhiên và không chút ngột ngạt.
Bước qua cánh cửa chính rộng 4m là phòng chờ yết kiến. Lịch sử của dinh III đã được ghi lại trên một tấm bảng treo tại căn phòng này.



Phòng chờ yết kiến
May mắn của tôi, là sau khi đọc được những dòng giới thiệu về dinh III, tôi lại được một bác bảo vệ nhiệt tình kể các câu chuyện xung quanh dinh thự.
“Lúc đầu, dinh là nơi nghỉ mát mùa hè của gia đình vua Bảo Đại. Nhưng sau đó, cựu hoàng gần như vào ở hẳn Đà Lạt, khi nào có lễ nghi trọng đại của triều đình thì mới trở về kinh đô Huế. Suốt thời gian ở đây, ông sưu tập rượu, thường xuyên tiệc tùng tiếp khách, thỉnh thoảng lại đi Tây Nguyên để săn bắn”, bác bảo vệ kể.
Bên phải phòng chờ yết kiến là thư viện và phòng làm việc của vua Bảo Đại. Bên trái là phòng khánh tiết và phòng họp. Đi sâu hơn về bên trái là phòng giải trí và phòng ăn. Hầu hết nội thất trong dinh đều được làm bằng gỗ và được sắp xếp một cách đơn giản, gần gũi mà lại rất tinh tế.

Phòng làm việc của vua Bảo Đại với những vật mang giá trị lịch sử như dấu ấn dân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, các văn phòng phẩm ông từng sử dụng, quốc thư và quốc kỳ của các nước có quan hệ ngoại giao
Tham quan hết tầng trệt, tôi bước lên một cầu thang gỗ trải thảm đỏ sang trọng để lên tầng trên của dinh thự. Tầng lầu là các phòng ngủ của vua Bảo Đại và gia đình, được thiết kế tinh tế không kém các căn phòng ở tầng trệt. Ngoài các phòng ngủ, tầng này còn có phòng thư giãn và Vọng Nguyệt Lâu – nơi cựu hoàng cùng hoàng hậu thưởng nguyệt, xem hoa và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của đồi thông.
Các cầu thang được ốp gỗ và trải thảm đỏ. Có thể thấy, gỗ là vật liệu chủ đạo trong thiết kế nội thất của dinh III

Phòng ngủ của vua Bảo Đại. Trong phòng có một phòng tắm khá sang trọng.


Vọng nguyệt lâu

Hình ảnh 2 cô bé trên chiếc xích đu làm tôi nghĩ đến cảnh vui đùa của những vị công chúa
Những hình ảnh được thấy bằng mắt và bằng tâm khiến tôi tràn đầy xúc cảm: vừa chạnh lòng, vừa xót xa lại vừa tiếc nuối. Chạnh lòng trước những nỗi niềm tưởng sướng mà đau của vị hoàng đế ngỡ yêu nước nhưng lại đánh mất nước. Xót xa về cuộc đời tưởng hỉ mà bi của một hoàng hậu tài sắc đức độ. Tiếc nuối về một triều đại phong kiến tưởng thịnh mà suy.
Chợt khát khao được một ngày sống ở nơi này của những ngày xưa. Trước mắt bỗng hiện ra hình ảnh đoàn ngự lâm quân đưa vị cựu hoàng trở về sau một chuyến đi săn…
Trích lược nội dung tấm bảng viết về dinh III treo tại Phòng chờ yết kiến: - Dinh thự được Bảo Đại cho xây dựng từ năm 1933, đến năm 1938 thì hoàn thành, do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cùng một kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
- Có diện tích khoảng 1000m² với 26 phòng lớn nhỏ. Vật liệu xây dựng được lấy từ miền Trung Việt Nam, một phần nhập từ Pháp.
- Năm 1938 – 1945: Bảo Đại dùng nơi này để nghỉ mát vào mùa hè, gọi là “Biệt điện mùa hè”.
- Năm 1949 – 1954: thực dân Pháp đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng, sinh sống làm việc ở biệt điện này, nó lại được biết đến với cái tên “Biệt điện Quốc trưởng”.
- Sau 1954: vua Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp, Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, lấy nơi này làm nơi nghỉ mát đặt tên là Nghinh Phong Lầu. Khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng Thống, dinh thự được đổi tên thành “Thanh Sơn”.
- Hiện nay, khách du lịch biết đến nơi này với tên “Dinh III”, là 1 trong 3 dinh thự của Bảo Đại tại Đà Lạt.

(*) Hình kỷ hà là những hình tạo thành từ những nét cơ bản là nét thẳng và nét lượn như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác… Những hình này lại là nền tảng để tạo thành những hình phức tạp hơn như hình trụ, hình hộp, hình cầu, hình bán nguyệt...

Phượt ký của Phạm Như Quỳnh

Dinh thự của vị vua cuối cùng tại Đà Lạt

Dinh III tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà Lạt, với vẻ ngoài trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông.
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên thật diệu kỳ, được ví như một ốc đảo trên núi. Là một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi thở của Pháp, khí hậu của Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp. Với những đặc tính riêng biệt của mình kết hợp sự giao thoa phương Tây, Đà Lạt đã trở thành địa điểm được lựa chọn cho các hoạt động chào mừng năm Pháp tại Việt Nam diễn ra từ ngày 9 đến 15/12/2013.
Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà Lạt, không thể không nhắc đến Dinh III, một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây - Nam.
Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế gồm 25 phòng.
Dinh III nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền.
Dinh III mang đậm phong cách kiến trúc châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.
Hiện nay, Dinh III còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc.
Căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày… Tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn.
Phòng tiếp khách của vua Bảo Đại.
Phòng Khánh tiết. Ở giữa có một bức tượng của vua Bảo Đại.
Nơi dành cho khách du lịch có thể đóng làm vua và hoàng hậu để chụp ảnh bên ngai vàng.
Phòng của các hoàng tử và công chúa.
Phòng tắm tràn ngập ánh nắng.
b
Phòng riêng của hoàng hậu Nam Phương.
Phòng sinh hoạt của gia đình.
Phòng riêng của vua Bảo Đại.
Phòng bếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét