Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Tục thuê chồng, ăn bốc của người Chăm ở Bình Thiên

Bao năm qua, "hồ nước trời" búng Bình Thiên linh thiêng vẫn luôn chất chứa nhiều bí ẩn và bảo bọc những tập tục bất tử của cộng đồng người Chăm sống quanh hồ. Đàn ông mặc váy, đàn bà làm trụ cột gia đình, hay luật tục thuê chồng, ăn bốc, làm từ thiện… đã trở thành nét đẹp vĩnh cửu của người Chăm gắn đời mình bên "hồ nước trời".

.
Ăn bốc, bố thí đến chết
Làng Chăm có hơn 100 năm hình thành và gắn bó với vùng đất búng Bình Thiên huyền bí. Những cư dân người Chăm đầu tiên cho đến thế hệ sau có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me... vẫn luôn giữ gìn tập tục riêng của mình. Bởi theo quan niệm của người Chăm xứ búng Bình Thiên, những tục lệ như ăn bốc, bố thí, mặc váy, hành hương, thuê chồng phải được coi trọng và thực hiện trong suốt cuộc đời. Bất cứ dân tộc nào cũng có những quy định văn hóa riêng nhưng mang tính bắt buộc và khắt khe như ở xóm Chăm bên bờ "Hồ nước trời" thì rất hiếm hoi. Tuy nhiên, sự khắt khe xen lẫn khắc nghiệt của những điều luật ấy lại tạo cho họ lối sống lành mạnh, tương thân tương ái và thủy chung trong hôn nhân.
Đàn ông Chăm mặc váy để thể hiện nam tính. Ảnh: Hà Nguyễn.
Đi bộ dọc con đường nhựa bao quanh búng, chúng tôi ngây ngất trước vẻ đẹp của con gái Chăm dịu dàng, mềm mại trong trang phục váy áo cách điệu với màu sắc sặc sỡ. Những chiếc khăn trùm quanh đầu phủ kín bờ vai thon thả, óng ánh hoa văn cầu kỳ. Tóc mây lơ thơ cuốn hồn khách phương xa dạo bước chầm chậm. Cánh mày râu người Chăm cũng không thua kém trong cách ăn vận sao cho bắt mắt.
"Với đàn ông Chăm, đàn ông phải mặc váy mới nam tính, váy càng sặc sỡ, màu càng nổi bật, tươi sáng thì càng được ưa chuộng và mới bộc lộ được cá tính mạnh mẽ của đàn ông. Mặc dù, cách ăn mặc có hơi rườm rà nhưng đàn ông Chăm vẫn gánh vác được nhiều việc nặng nhọc, chạy xe máy, làm đồng... cũng bình thường", ông Mách Ly, phó bí thư Chi bộ ấp Búng Lớn (xã Nhơn Hội, huyện An Phú) giới thiệu vài nét về văn hóa ăn mặc của người Chăm ở búng.
Bên cạnh cách ăn mặc, người Chăm còn có nhiều nghi thức độc đáo khác, trong đó phải kể đến nghi thức ăn bốc đầu tiên. Người đời có quan niệm "có thực mới vực được đạo", người Chăm cũng nghĩ thức ăn vô cùng cao quý. Thánh Alla đã ban thức ăn để cho con người duy trì sự sống nên ăn bốc trở thành nghi lễ bắt buộc với người Chăm.
"Từ khi còn nhỏ, trẻ con Chăm đã được cha mẹ đút thức ăn bằng tay và dạy chúng lấy thức ăn bằng nghi thức truyền thống. Ăn bốc cũng phải học. Không phải bốc thế nào cũng được mà luôn tuân theo một cách thức nhất định đã được truyền dạy lâu đời. Khi ăn, bắt buộc phải bốc bằng tay phải, bởi tay trái có thể đã làm điều sai trái nên không được bốc thức ăn. Và, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay gồm ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa bốc thức ăn. Riêng đồ ăn nước như canh, lẩu... chúng tôi dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hoặc thìa", ông Mách Ly hướng dẫn nghi thức ăn bốc của người Chăm cho chúng tôi.
Ông Ly chia sẻ thêm: "Việc sử dụng chén, tô đựng thức ăn cũng có quy định tách biệt như cơm phải để vào tô, thức ăn phải chia ra chén phân cho từng người. Với chúng tôi, cách ăn như vậy rất thoải mái. Đặc biệt, vào tháng ăn chay, việc ăn uống của dân tộc Chăm càng khắt khe hơn, đơn cử việc nuốt hay nhổ nước bọt cũng phải cân nhắc đúng sai. Khi ăn chay, người Chăm không được nuốt nước bọt suốt cả ngày và lập lại trong suốt tháng ăn chay. Việc nuốt nước bọt vào trong thể hiện sự thèm thuồng, phàm tục, như vậy sẽ khiến thần linh nổi giận".
Bên cạnh nghi thức ăn bốc, người Chăm phải tuân thủ nghi thức bố thí và hành hương trong suốt cuộc đời. "Người nghèo sẽ được miễn thủ tục bố thí và hành hương, còn người giàu phải thường xuyên bố thí cho người nghèo. Tương tự, người giàu mới bị bắt buộc sang Sông Hằng hành hương. Người nào có điều kiện mà không bố thí, không hành hương sẽ bị người đời miệt thị và tất có quả báo. Người đi bố thí và hành hương phải giữ tâm trong sạch và vui vẻ, thực tâm san sẻ khó khăn với mọi người", ông Ly cho biết.
Ông Mách Ly trao đổi với PV. Ảnh: Hà Nguyễn.
Tập tục thuê chồng có một không hai
Thật thiếu sót, nếu chúng tôi không nhắc đến tập tục thuê chồng lạ lùng của người Chăm ở búng Bình Thiên. Ông Ly cho biết: "Dù cuộc sống hiện đại cho phép những cặp vợ chồng không hòa thuận có thể thoải mái ly hôn, nhưng với người Chăm ở "Hồ nước trời", ly hôn không hề dễ dàng. Bởi, ly hôn rất dễ nhưng để quay lại với nhau rất khó. Vì vậy, hôn nhân không hạnh phúc như mong muốn, họ vẫn cố gắng duy trì mối tình nghĩa ấy, để không phải hối tiếc và vấp phải những khó khăn của luật tục về sau".
Theo luật tục của người Chăm, người phụ nữ chủ động trong hôn nhân và gánh vác những việc trọng đại trong gia đình. Vì vậy, việc chấm dứt cuộc sống vợ chồng cũng phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ và cảm xúc của người phụ nữ. Người phụ nữ có quyền thử thách người chồng của mình trước khi cưới hoặc đã ly hôn mà muốn nối lại quan hệ. Luật tục thuê chồng ra đời cũng nhằm nâng giá trị của người phụ nữ Chăm và "người đàn ông nào không đủ bản lĩnh sẽ không tài nào vượt qua được thử thách nghiệt ngã là cho vợ mình sống như vợ chồng với người đàn ông khác ba ngày ba đêm", ông Ly nhấn mạnh luật tục thuê chồng cho vợ của đàn ông Chăm.
Một đôi vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn yêu thương nhau và có ý muốn nối lại duyên cũ, nhất định phải thực hiện nghi thức thuê chồng. Chỉ có như thế, cộng đồng mới chấp nhận mối quan hệ vợ chồng của họ. Để thực hiện nghi thức này, người chồng cũ phải lặn lội tìm kiếm, nhờ cậy một người đàn ông khác mà họ tin tưởng sẽ không cướp mất vợ mình vào vai chồng mới của vợ cũ. Chồng cũ đưa lễ vật cho chồng mới có thể bao gồm tiền vàng hoặc các vật có giá trị, tùy vào thương lượng giữa đôi bên. Người được thuê không nhất thiết phải độc thân, thậm chí đã có vợ con càng tốt nhưng buộc phải đủ tuổi dựng vợ gả chồng.
Chồng cũ phải ngậm ngùi, gạt bỏ những ích kỷ của đàn ông để chờ đợi vợ cũ trở về sau ba ngày ba đêm liên tục sống với người mới. Trong khoảng thời gian này, vợ cũ và người được thuê phải ăn chung mâm, ngồi chung chiếu, ngủ chung giường và sinh hoạt vợ chồng đúng nghĩa theo tập tục dưới sự giám sát của người già có uy tín trong vùng. Sau 3 ngày, người vợ sẽ được chồng cũ rước về nếu còn yêu thương và quyến luyến. Ngược lại, người vợ có quyền sống tiếp tục với người chồng mới đến trọn đời. "Nhiều trường hợp người vợ phát sinh tình cảm với chồng mới hoặc có con với người đó thì chồng cũ đành ngậm ngùi mất trắng tiền, tình. Người chồng mới cũng đối mặt với nguy cơ tan vỡ gia đình nếu người này đã có vợ con", ông Ly băn khoăn về luật tục thuê chồng của dân tộc mình.
"Những sự việc đau lòng xảy ra khi thực hiện luật tục thuê chồng của người Chăm đều có thực. Nhiều gia đình ly tán, bạn bè hiểu lầm nhau dù trước khi thực hiện luật tục họ đã rất thân thiết, yêu quý nhau. Các cặp vợ chồng lỡ ly hôn muốn hàn gắn đã phải bỏ xứ đến vùng đất khác để không mắc phải luật tục thuê chồng khắc nghiệt. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của những cán bộ văn hóa như chúng tôi, luật tục thuê chồng rất cần thiết để đề cao nữ quyền và tránh khỏi những cuộc ly hôn với lý do không chính đáng, nhỏ nhặt", chị Đoàn Thị Anh Thư, cán bộ Văn hóa - Du lịch huyện An Phú cho biết.
Sau khi tìm hiểu các luật tục có một không hai ở miền đất sông nước, ông Ly lại đưa chúng tôi dạo một vòng xóm Chăm nghèo nằm san sát bên búng Bình Thiên. Người Chăm ăn cơm rất đúng giờ, cứ đúng 11h họ lại ngồi vào bàn khấn vái rồi dùng tay ăn cơm. Những người sống dưới ghe tàu cũng vẫn tuân thủ đúng theo luật định mặc cho sự chồng chềnh trên mặt hồ. Người Chăm nơi đây rất gần gũi và hiếu khách. Khi chúng tôi lia ống kính máy ảnh tìm những hình ảnh đẹp thì bắt gặp vài cô gái Chăm nhoẻn miệng cười bẽn lẽn, ngượng ngùng gật đầu chào. Nụ cười nồng hậu khiến lòng khách xa nhẹ nhõm.
Tự hào khi thể hiện và giữ gìn trọn vẹn văn hóa dân tộc               Người Chăm vùng biên giới Việt Nam-Campuchia sống rất hòa thuận với cộng đồng dân tộc Kinh trong vùng. Họ thân thiện, cởi mở và hiếu khách. Họ ít khi vướng vào các tệ nạn xã hội hay tham gia vận chuyển hàng hóa lậu mặc dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Những thanh niên có làn da đen rắn chắc trong váy áo sặc sỡ lại vui vẻ bồng bế con trẻ thay vợ. Họ rất tự hào khi thể hiện và giữ gìn trọn vẹn văn hóa dân tộc, không chút ngần ngại trước ánh mắt tò mò, ngạc nhiên của khách tham quan.
Ngọc Lài - Hà Nguyễn

La Gi - nơi dừng chân trên cung đường ven biển

Cách đây chừng năm năm, bờ biển dài 28km hoang sơ với những đồi cát mịn, gộp đá và rừng dương hãy còn rất ít người biết đến. Những du khách đến La Gi lần đầu tiên dễ có cảm giác đây là một đô thị bị lãng quên.

. Sau lần đầu tiên qua đêm tại thị xã tĩnh lặng này, tôi đã từng ví La Gi có vẻ đẹp như một cô thôn nữ vừa thức dậy mơ màng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cô thôn nữ quả nhiên đã bị đánh thức, nhất là vào những ngày cuối tuần, bởi đông đảo du khách.
Đường 719 ven biển từ TP Phan Thiết về La Gi.
Về La Gi để thưởng thức hải sản

Thịnh, một chàng trai trẻ mới ngoài 20 làm công nghệ thông tin là dân sở tại nói: “La Gi may mắn nằm kẹt giữa hai đô thị du lịch đắt đỏ là Phan Thiết và Vũng Tàu nên đón được nhiều tour ngắn, giá rẻ”. Thịnh cũng như một số thanh niên khác ở La Gi, sau khi tốt nghiệp đại học ở TP.HCM đã quyết định quay về để gây dựng sự nghiệp tại quê nhà. “Em sống gần năm năm ở Sài Gòn, chưa bao giờ ăn một con ghẹ, hay con tôm trong các nhà hàng đặc sản trong đó”. Trong tâm tư của Thịnh, ăn đồ biển trong nhà hàng Sài Gòn thì coi như chưa biết gì về đồ biển! Đó cũng là lý do quan trọng, thú vị để bạn khám phá vùng biển La Gi.

Đến thị xã La Gi, nếu là một người thích yên tĩnh, bạn có thể chọn một trong các resort như Đất Lành, Ba Thật, Mỏm Đá Chim… Nếu sung sức và thích tự do, bạn nên ở tại các khách sạn trong thị xã. Đa số khách sạn của tư nhân, phòng đa dạng với giá từ 180.000 – 380.000 đồng/đêm.
Thuyền thúng về bến trên bãi biển Cam Bình.
Một kinh nghiệm cần thiết là bạn nên tra Google để đặt chỗ trước khi đến, bởi vào các dịp lễ hay cuối tuần, khách sạn hết chỗ không phải là hiếm. Tốt nhất, đi bằng ôtô hay xe máy thì càng tuyệt. Bởi bạn sẽ nuối tiếc các cơ hội ngoạn cảnh và tốn tiền mátxa… cổ vì đợi taxi. Cô tiếp tân của khách sạn Thanh Bình trên đường Thống Nhất, gần cái quán có câu slogan rất nổi tiếng: “Chuyên cung cấp vitamin áo trắng” – chuyên bán sinh tố, trái cây và chè. Cô cho biết, toàn thị xã La Gi chỉ có bảy chiếc taxi nên các anh thông cảm. Còn dịch vụ thuê xe máy? – Cũng… thông cảm nốt vì chưa có! Chẳng biết tại sao? Và, bạn có thể theo đường ven biển đến La Gi. Đây là cung đường mới mở tuyệt đẹp, một bên biển, bên kia là đồi cát chen chân với những gộp đá, rừng dương, ruộng rẫy.

Ra Hòn Bà giữa biển khơi trong vắt

Từ thị xã La Gi đi khoảng 7 phút xe máy là đến bãi biển Đồi Dương (gần resort Ba Thật) hay Cam Bình (cách 5km). Bạn có thể thuê chỗ ngồi (rất rẻ so với Mũi Né hay Vũng Tàu) và mua hải sản ngay tại bãi biển để thưởng thức. Tất cả các quán đều có dịch vụ cho mướn bếp than để nướng hải sản. Biển La Gi phong phú sản vật không kém vùng biển Phú Yên, Khánh Hoà, nhưng đặc biệt là mực cơm/trứng và cá đục vàng. Cá đục vàng nướng mọi, mực trứng tươi hấp gừng thì chắc không có đối thủ.

Ở La Gi có hai di tích được xếp hạng di tích Văn hoá lịch sử cấp quốc gia. Ngoài dinh Thầy Thím đã được nhiều người biết tới, dinh Vạn Phước Lộc là nơi thờ thần Nam Hải của ngư dân, 300 năm trước là dịch trạm Thuận Phước nằm trên cung đường liên lạc, thông tin của triều Nguyễn. Vạn Phước Lộc cũng là ngôi đình thờ số xương cá voi nhiều nhất Việt Nam: 120 bộ. Một điểm đến khá thú vị dành cho những ai thích mạo hiểm là Hòn Bà. Một hòn đảo nhỏ có diện tích 2,8ha, chu vi chân đảo chưa tới 800m, nằm cách bãi Đồi Dương 2km. Trên đảo có ngôi đền thờ Bà Thiên Y A Na với nhiều huyền thoại.

Tháng 5.2013, UBND tỉnh Bình Thuận mới trao bằng chứng nhận Di tích thắng tích và cho phép mở dịch vụ tham quan Hòn Bà – một hòn đảo còn hoang sơ với bao loài thuỷ sinh có thể lặn ngắm. Một tay phượt từ Quy Nhơn về đây kể, không cảm giác nào bằng qua đêm trên đảo vào ngày rằm, vừa ngắm trăng lên từ phía mũi Kê Gà vừa nghe giọng ông từ giữ đền – cũng là cư dân duy nhất ở đó kể những truyện tích Hòn Bà từ muôn thuở, trong tiếng gió thổi từ xa khơi lay động những cây phong ba và con sóng ầm ào vỡ dưới gộp đá chân hòn.

Từ TP.HCM, có thể mua vé xe tại bến xe Miền Đông hoặc đặt xe du lịch 16 chỗ của các công ty tư nhân đi La Gi. Cũng có thể đi xe Phan Thiết từ TP.HCM nhưng xuống tại ngã ba 46 (thị trấn Tân Nghĩa, vừa qua căn cứ 6 – Z30D), rồi đón xe buýt về La Gi (cách đó 18km). Nếu là dân phượt, bạn có hai lựa chọn: một là đi ngả quốc lộ 1 như trên, hai là đi đến thị xã Bà Rịa, theo quốc lộ 55 chạy về hướng Bà Tô – Xuyên Mộc, sau đó chuyển qua đường dọc bờ biển ngang qua các khu du lịch Hồ Tràm, Hồ Cốc để đến La Gi. Nếu đi từ Phan Thiết, cũng có thể theo tỉnh lộ 719 ven biển xuôi vế hướng nam.


Theo Sài Gòn tiếp thị

Kỳ lạ phiến đá hình sản phụ “lâm bồn” ở đền cầu tự

Ngoài việc cúng cầu may mắn, tài lộc, rất nhiều người tìm tới đền Sinh - đền Hóa (xã Lê Lợi, Hải Dương) để cầu con. Không biết từ bao giờ, cụm di tích này được mệnh danh là ngôi đền “Cầu tự”. Đặc biệt, ở đó có một phiến đá tự nhiên rất độc đáo, có một không hai của Việt Nam: Phiến đá mang tư thế một người mẹ lúc lâm bồn.


Ngôi đền chỉ chấp nhận du khách nữ

Ngôi đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc kỳ vĩ thuộc xã Lê Lợi, Hải Dương. Người dân ở đây cho hay, ngoài việc cúng cầu may mắn, tài lộc, rất nhiều người tìm về đây để cầu xin được mụn con hay đưa con đến lễ tạ và xin cho gia đình sức khỏe dồi dào.

Ông Vũ Đình Huy, Trưởng ban Quản lý Đền gợi mở: “Sở dĩ, ngôi Đền này được nhiều người biết tới bởi có một phiến đá tự nhiên rất độc đáo, có một không hai của Việt Nam. Đó là phiến đá mang hình tư thế một người mẹ đang lâm bồn”.

Dẫn khách vào hậu cung của Đền, ông Huy nhấn mạnh: “Đây là chốn linh thiêng, theo truyền thuyết là nơi Thạch Mẫu sinh Đức Thánh Phi Bồng nên không phải ai cũng được vào trong này để chiêm bái. Và cũng chỉ có khách nữ mới được vào”.

Nếu như các phiến đá ở những nơi khác có thể chụp hình, nhưng Thạch Mẫu thì không. Ông Huy lý giải: “Phụ nữ vốn e thẹn, kín đáo, có ai muốn người khác thấy mình lúc sinh hạ đâu. Thế nên, chụp ảnh Thạch Mẫu là một điều cấm kỵ ở đây. Ngay cả Ban quản lý chúng tôi cũng không hề có bức ảnh nào của Thạch Mẫu”.

Sau lớp rèm cửa màu vàng lấp lánh kim sa, phiến đá hiện ra dưới ánh đèn mầu hồng hư ảo. Phiến đá ấy cao chừng 3m, rộng khoảng 5m, ngự tại hậu cung 3 gian rộng lớn.

Có thể hình dung khối đá tròn nằm ở vị trí trên cùng là phần đầu, khối đá phía dưới là bầu ngực. Tiếp xuống, có hai khối đá lớn, dài hai bên là đùi, ở giữa có hai khối đá nhỏ tượng trưng "cửa bát nhã" và bào thai đang chào đời.

Hai khối đá mé ngoài cùng là bàn chân. Toàn bộ khối đá có hình người phụ nữ đang trong tư thế sinh nở. Vì là chuyện rất tế nhị, phiến đá được những người trông Đền khéo léo che đậy bằng làn voan mỏng màu đỏ tươi.

Theo thần tích ghi lại, tại đầu khu đất nay là khu vực đền, có một hòn đá vuông như chiếc chiếu lớn. Nơi đây địa thế sơn thủy hữu tình, linh chung tú khí.

Vào giờ Dần ngày 8/5/542, khi mặt trời gác núi, trẻ chăn trâu bỗng nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc ở phiến đá. Chạy lại, đám trẻ trâu nhìn thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, nằm trên chỗ lõm của khối đá, khóc vang như tiếng chuông.

Đám trẻ bèn lấy tay làm kiệu, lấy nón làm lọng, lấy khăn làm cờ, bế bồng đón hài nhi về. Bỗng nhiên gió mưa sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Hài nhi bay thẳng lên trời, chỉ nghe trên không trung có tiếng vọng lại: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại Tướng quân giáng hạ”.

Mọi người tụ họp ở đó thấy hòn đã bị mài mòn khoảng hơn một thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ..

Đến triều Trần, vì có công giúp phù trợ đánh giắc, tướng quân Phi Bồng Hạo Thiên được nhà vua sắc phong là Thượng đẳng thần. Đền Sinh được lập ngay tại nơi Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn hạ sinh con.

Đền Hóa lập ở vị trí Đức Thánh Phi Bồng hóa về trời. Hai ngôi đền cách nhau chừng 800m, gắn liền trong một không gian văn hóa tâm linh. Theo người dân địa phương, người xưa truyền lại rằng hai ngôi đền thường có anh linh hiển ứng, bảo hộ cho dân làng.

Niềm tin của những gia đình hiếm muộn

Phiến đá hình người mẹ sinh con càng được người dân tôn kính khi gắn với tục xin cầu tự. Cũng theo thần tích, vào thế kỷ thứ 6, có cặp vợ chồng ở trang Phấn Lôi (xã Thắng Cương, Yên Dũng, Bắc Giang ngày nay) đã ngoài 50 tuổi mà chưa sinh mụn con.

Cụ Được cho biết đã viết sớ cầu tự cho rất nhiều người

Một đêm, ông bà được báo mộng muốn có con phải đến đền Sinh mà cầu. Hai vợ chồng liền sắm lễ vật sang miếu. Sau khi làm lễ, bước ra đến cửa, thấy một dấu chân trên đất, người vợ bèn ướm thử. Vết chân vừa như in, kỳ lạ thay, người vợ vừa ướm xong thì vết chân cũng biến mất.

Sau đó về nhà, bà có mang rồi hạ sinh một cậu con trai đặt tên là Phúc Uy, mặt mũi khôi ngô. Năm 15, 16 tuổi, cậu bé đã nổi tiếng văn võ song toàn.

Năm 19 tuổi, vào thời vua Lý Nam Đế, Phúc Uy cầm quân đánh thắng giặc Lương, được phong làm trấn thủ xứ Hải Dương. Về sau, quân giặc lại kéo sang, ông tử trận ở Việt Yên, Bắc Giang, được lập đến thờ ở đó. Từ khi có tích này, những cặp vợ chồng hiếm muộn thường tìm về đền Sinh, mong học theo cổ nhân để cầu một mụn con.

Cụ Phạm Văn Được (78 tuổi) đã có hàng chục năm viết sớ cầu tự ở cổng đền, cho biết: “Gần 20 năm qua, tôi đã viết đến gần hai nghìn tờ sớ cầu tự cho khách thập phương. Theo ghi chép của tôi, có tới 60% khách thập phương được như ý”.

Như để chứng minh, cụ khoe cho khách xem cuốn sổ dày, ghi chép tỉ mỉ tiểu sử của những người cầu tự. Trong đó có cả số lượng người đến xin và đến làm lễ tạ. Theo ghi chép trong cuốn sổ, đã có khoảng hơn một nghìn người được hưởng niềm hạnh phúc làm cha, làm mẹ, sau khi đến lễ đền.

Có những trường hợp, cụ Được rất nhớ. Như cặp vợ chồng ở Ý Yên, Nam Định, lấy nhau 5 năm không có con. Người chồng là con trưởng trong dòng tộc lớn nên đây là chuyện “tày đình”. Hai vợ chồng chữa chạy khắp nơi, đông y, tây y, đều “kinh qua” nhưng chưa thấy kết quả. Mãi đến khi được người mách về sự linh thiêng của đền Sinh - đền Hóa, hai vợ chồng mới tìm đến với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương". Cụ Được còn nhớ lúc nhờ mình viết sớ, người vợ cứ khóc sụt sùi.

Bẵng đi vài tháng, cụ Được thấy một người phụ nữ mang thai đi cùng người đàn ông đứng trước bàn viết sớ của cụ. Chưa kịp nhớ ra ai, với giọng hoan hỉ, người phụ nữ đã lên tiếng giới thiệu mình ở Nam Định, từng nhờ cụ viết sớ. Lần này, chị cùng chồng tới tạ lễ Thạch Mẫu, không quên biếu cụ Được cân hoa quả. Nhìn vợ chồng chị hạnh phúc khi sắp được làm thiên chức bố mẹ, trong lòng ông cụ viết sớ cũng cảm thấy vui lây.

Trong số những người đi lễ tạ, gia đình chị Hồng Mai ở Kiến Xương, Thái Bình còn mang theo cả con gái nhỏ. Vợ chồng chị Mai cho biết họ từng có một cậu con trai. Tuy nhiên, khi lên 8 tuổi, cháu bé bị tai nạn giao thông, không qua khỏi.

Quá đau buồn, chị Mai rơi vào trầm cảm. Căn bệnh càng nặng khi sau đó, chị không thể có thai, cuộc sống gia đình ngày càng hiu quạnh. Nghe tiếng ngôi Đền thiêng, vợ chồng chị đã sắm lễ tới thỉnh cầu có được mụn con. Khi về nhà, sau một thời gian ngắn, chị mang thai, sinh được cô con gái giờ đã hơn 3 tuổi. Trên môi nở nụ cười tươi, chị Mai khoe: “Có cô con gái, tôi đã tìm lại niềm vui trong cuộc sống”.

Khi được hỏi con số 60% khách thập phương cầu tự được như ý có chính xác hay không, ông Trưởng ban quản lý Đền cho biết: “Chúng tôi không làm “điều tra xã hội học” nên chẳng dám chắc con số ấy chính xác tới đâu. Chỉ biết một sự thật là có nhiều gia đình đã đến đây làm lễ tạ. Theo tôi, việc họ có con sau thời gian dài hiếm muộn, có nguyên nhân chính là do y học hiện đại.

Bởi qua nói chuyện, những cặp vợ chồng đó đều đã đi chữa trị ở nhiều nơi. Việc đến Đền cầu khấn chỉ giúp họ có tâm lý thoải mái hơn. Chữa bệnh cộng với niềm tin tâm linh, có lẽ đã giúp phần nào việc họ đạt được ý nguyện”.

Thực hiện: Thùy Dương / Nguồn: Baophapluat.vn

Khám phá vịnh Lan Hạ bằng ván lướt 'Stand Up Paddle'

V’Spirit Cruises - công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ tham quan vịnh Lan Hạ bằng Stand Up Paddle cũng sở hữu du thuyền cao cấp chuyên tổ chức chương trình du lịch trên Hạ Long.
Stand Up Paddle có nguồn gốc từ Hawaii. Đây là một bộ môn thể thao dưới nước rất phổ biến trên thế giới nhưng chỉ mới có mặt tại Việt Nam. Môn thể thao này có thể được gọi là ván lướt sóng có mái chèo vì thực chất đây chính là nguồn gốc của môn lướt sóng hiện đại.
1.JPG
Nằm ở phía Nam Hạ Long, vịnh Lan Hạ là vịnh đảo bao quanh quần đảo Cát Bà, một địa điểm du lịch hấp dẫn vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ. Vùng vịnh này mang lại cho du khách cảm giác yên bình  bởi tất cả những hòn đảo lớn nhỏ ở đây đều được bao phủ bởi màu xanh ngắt của cây cối, mặt nước yên ả và lôi cuốn bởi màu xanh ngọc bích. Đôi khi bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh những chú khỉ vui nhộn nô đùa, nhảy nhót trên cây tại khu vực đảo khỉ và những cánh chim biển chao lượn trên nền trời xanh biếc. Tất cả tạo nên một bức tranh thơ mộng, hiền hòa.
2.JPG
Khác với Hạ Long, vịnh Lan Hạ có rất nhiều bãi cát nhỏ và hoang vắng nằm dưới chân những ngọn núi đá vôi. Nơi đây thường không có sóng lớn nên rất thích hợp để tắm biển và thư giãn. Đó cũng chính là những nơi tuyệt vời để du khách có thể tự mình đến khám phá bằng kayak hay đặc biệt là bằng Stand Up Paddle (gọi tắt là ván SUP) - loại hình mới được công ty du thuyền V’Spirit đưa vào chương trình tham quan vịnh Hạ Long 3 ngày 2 đêm để du khách trải nghiệm.
Ván SUP gần giống với ván lướt sóng thông thường và thậm chí có thể sử dụng làm ván lướt sóng. Tuy nhiên ván SUP được trang bị thêm mái chèo để bạn có thể di chuyển được xa hơn và trên nhiều loại hình mặt nước hơn. Ván SUP giúp bạn có được cảm giác khác lạ không giống như khi sử dụng kayak truyền thống. Bạn không chỉ ngồi mà với các tư thế nằm, quỳ, thậm chí là đứng, vẫn có thể thoải mái điều khiển SUP một cách thuần thục chỉ sau 1 giờ làm quen.
3.jpg
Bạn có thể trải nghiệm cảm giác vừa nằm đọc sách, thư giãn, ngắm phong cảnh tuyệt đẹp của vịnh Lan Hạ, thả mình dưới dòng nước xanh trong mát dịu, hay là tập những động tác yoga điêu luyện ngay trên ván SUP của mình. Ván SUP thường dành cho một người tuy nhiên 2 người có thân hình nhỏ nhắn vẫn có thể sử dụng chung một ván SUP.
Tại vịnh Lan Hạ, bạn cũng có thể sử dụng ván SUP để thăm làng chài nổi Vạn Giá (một ngôi làng có lịch sử hàng trăm năm) để tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân nơi đây hay tham quan hang Sáng (một hồ nước tự nhiên được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi), hang Tối (chỉ có thể tham quan khi thủy triều chưa lên cao che lấp cửa hang)…
Thông tin liên hệ: Địa chỉ văn phòng: 115/4 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: + 84 4 3247 4488 - Fax: + 84 4 3247 4456. Email: sales@vspiritcruises.com. Webiste: http://www.vspiritcruises.com
Phương Thảo

Chiềng Khoi và đặc sản thịt dơi

Ngoài hồ nước trong xanh điều hòa khí mát, Chiềng Khoi ở Sơn La còn hấp dẫn du khách bởi các món ăn được làm từ đặc sản thịt dơi.
Chiềng Khoi là xã thuộc huyện Yên Châu, Sơn La. Theo người dân địa phương, Chiềng Khoi có nghĩa là một vùng đất rộng lớn bằng phẳng và ở trên cao. Không chỉ là xứ sở của chuối ngọt, xoài thơm mà nơi đây còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như hang Chi Đảy, suối nước nóng Chiềng Đông. Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất là hồ Chiềng Khoi ở bản Pút với rất nhiều huyền thoại xoay quanh.
diemdenviet-1170-1382693866.jpg
Hồ Chiềng Khoi thơ mộng soi bóng mây trời, cây, núi. Ảnh: flickr/tado79
Từ Hà Nội chạy thẳng theo quốc lộ 6 hơn 200 km du khách sẽ đặt chân đến huyện Yên Châu. Để đến hồ Chiềng Khoi, bạn chỉ cần đi thêm 4 km về phía Đông Nam từ trung tâm huyện. Theo truyền thuyết, nơi đây từng bị một trận lụt lớn, người dân không còn đất ở, duy nhất vùng này nước không lên được. Bỗng xuất hiện một con rồng không biết từ phương trời nào bay tới và cất lên tiếng người “vùng đất này sẽ sinh ra nhân tài”, rồi phun ra dòng nước trong suốt, tạo thành dòng nước chảy từ trong hang ra, thân rồng tạo thành dãy núi chắn hướng Tây của hồ.
Thực tế hồ Chiềng Khoi là đáy các thung lũng hẹp có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào. Năm 1970, người ta đã đắp đập ngăn dòng thành một hồ nước rộng, trong xanh và yên ả quanh năm. Đến hồ ai cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng nhưng vẫn kiêu hùng, bởi ở một góc nhìn, hồ tựa như một đầu rồng có 9 râu to khỏe, choãi ra các phía.
3-JPG-9025-1382693867.jpg
Nơi đây là điểm tham quan hấp dẫn của những du khách yêu thích du lịch xanh. Ảnh: flickr/tado79
Dạo quanh mặt hồ in bóng núi, được bao bọc bởi thảm thực vật phong phú với hàng chục loài phong lan và chim muông quý hiếm, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc bước vào một bảo tàng thiên nhiên kỳ thú. Mỗi độ xuân về, quanh hồ còn được tô điểm bởi màu trắng của hoa ban, hòa bên áng mây vắt ngang lưng núi, tựa như dải lụa huyền ảo đặc sắc của vùng Tây Bắc.
Hồ Chiềng Khoi là nơi du khách có thể tận hưởng thú vui bơi thuyền, hoặc đi bè mảng, ngắm vô số loài cá tự nhiên tung tăng bơi lội như: cá chép, cá mương, cá quả, cá trê… Ngoài ra, bạn cũng có thể leo núi vào rừng, nơi có nhiều cây gỗ quý “mấy người ôm không xuể, nhìn lên không thấy ngọn”, như đinh, nghiến, táu, lát hoa...
2-JPG-5497-1382693867.jpg
Du khách có thể thuê thuyền dạo chơi trên hồ Chiềng Khoi, lá phổi xanh của thị trấn Yên Châu. Ảnh: flickr/tado79
Đến Chiềng Khoi đừng quên ghé lại hang én, hang dơi. Vào mỗi buổi ban mai hay chiều tà, từng đàn én bay lượn khắp mặt hồ, tạo nên cảnh đẹp sinh động. Còn ở hang dơi, bạn sẽ thấy cảnh đi bắt dơi về chế biến món ăn của bà con dân tộc Thái.
Đây là truyền thống từ xa xưa của người Thái ở Chiềng Khoi. Theo dân gian Thái, ăn thịt dơi trẻ con chóng lớn, thông minh, nhanh nhẹn, "bay cao". Người già ăn thịt dơi khoẻ mạnh, kéo dài tuổi thọ. Còn người trẻ tuổi được ăn thịt dơi, cuộc sống vợ chồng khoẻ hơn bình thường.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, người Thái còn có nhiều cách chế biến rất đặc biệt và công phu, nên bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những e dè ban đầu để nếm thử hương vị rất riêng của loài dơi núi. Với món Hăm pịch kia, người Thái dùng cánh để gói thịt dơi đã tẩm gia vị rồi rán, nên khi ăn vị mắc khén và hương thơm từ thịt được giữ nguyên.
Trong khi đó, để làm món Lám kia, người Thái dùng nguyên con đã được nhồi gia vị vào trong ống tre gai cùng với một vài hột sa nhân hoặc vị thuốc dân gian, rồi hầm cho chín. Nước trong ống sau khi hầm rất bổ nên dành cho người già và trẻ em dùng. Đây là một món rất được người Thái rất ưa thích.
Kết hợp tham quan hồ Chiềng Khoi và thưởng thức đặc sản thịt dơi sẽ giúp bạn có được những cảm nhận rõ nét về thiên nhiên, con người và văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Yên Châu.

Vnexpress

Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ

Uy Vũ - theo Trí Thức Trẻ

(Soha.vn) - Có những hồi ức người ta chỉ có thể lưu giữ bằng nhiếp ảnh.

Thời gian là kẻ thù đáng sợ của cuộc sống bởi nó có thể tạo ra những thành tựu thì cũng chính nó vùi lấp đi bao dấu tích của cuộc sống.
Cách đây 150 năm, Sài Gòn với nhiều công trình vừa mới xây dựng, nhiều ngõ nhỏ, nhiều con phố mới được mở mang chỉ còn là trong sách vở. Chính vì thế, nhu cầu tìm hiểu thời đại của cha ông của thế hệ hiện tại càng ngày càng dâng cao.
Trong dịp ghé thăm Sài Gòn của nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell trong những năm 1860-1880, ông đã có dịp dùng ống kính của mình để ghi lại cuộc sống đang đổi mới của vùng đất nhộn nhịp này. Dưới ống kính Emile, Sài Gòn pha lẫn một chút phong cách Tây hóa trong cái truyền thống thâm trầm của cổ xưa của đặc trưng miền sông nước.
Qua bộ ảnh độc đáo này người xem như được sống lại một Sài Gòn của quá khứ của 150 năm trước:
 	Quầy hàng trong chợ Cũ.
Quầy hàng trong chợ Cũ.
 	Lăng Cha Cả thuộc quận Tân Bình là ngôi mộ của giám mục Bá Đa Lộc. Ảnh chụp năm 1866.
Lăng Cha Cả thuộc quận Tân Bình là ngôi mộ của giám mục Bá Đa Lộc. Ảnh chụp năm 1866.
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
 	Chùa của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn. Ảnh chụp năm 1866.
Chùa của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn. Ảnh chụp năm 1866.
 	Cảng Sài Gòn sau 2 năm khai trương. Ảnh chụp năm 1866.
Cảng Sài Gòn sau 2 năm khai trương. Ảnh chụp năm 1866.
 	Đám cưới mang đậm chất truyền thống tại đình làng. Ảnh chụp 1866.
Đám cưới mang đậm chất truyền thống tại đình làng. Ảnh chụp 1866.
 	Một
Một "nhóm nhạc" đặc trưng của Sài Gòn. Ảnh chụp năm 1866.
 	Chùa ở Chợ Lớn. Ảnh chụp 1866.
Chùa ở Chợ Lớn. Ảnh chụp 1866.
 	Khu nhà lá ven kênh của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn.
Khu nhà lá ven kênh của người Hoa ở khu vực Chợ Lớn.
 	Đoạn kênh Tàu Hủ.
Đoạn kênh Tàu Hủ.
 	Sông Sài Gòn.
Sông Sài Gòn.
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
 
 	Hình ảnh các nghệ sĩ tuồng.
Hình ảnh các nghệ sĩ tuồng.
 	Hai đứa trẻ làm bốc vác tại bến cảng đang chơi bên cạnh những đồng xu hiếm hoi.
Hai đứa trẻ làm bốc vác tại bến cảng đang chơi bên cạnh những đồng xu hiếm hoi.
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
 
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
 
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
 
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
Bản đồ Sài Gòn năm 1873
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
 
Những con đường, ngõ phố thân thuộc của Sài Gòn thời quá khứ
Cảng Sài Gòn cách đây 150 năm.

Dinh thự của đại gia Việt nào "khủng" nhất?


Thanh Thảo - theo Trí Thức Trẻ 

(Soha.vn) - Khi chiêm ngưỡng những dinh thự này, không ít người phải trầm trồ thán phục mức độ "chịu chơi" của các đại gia Việt.

Dinh thự của đại gia Việt nào "khủng" nhất?
Biệt thự triệu đô của đại gia Cao Tiến Đoan (Thanh Hóa) được xây dựng theo kiểu kiến trúc châu Âu với màu sơn trắng phủ toàn bộ. Dinh thự của đại gia này tọa lạc trên khu đất rộng hơn 50.000m2 (5ha), được chia thành nhiều khu vực.
Dinh thự của đại gia Việt nào "khủng" nhất?
Doanh nhân Vũ Tiến Đôn là chủ nhân của lâu đài giả cổ Châu Âu mang tên Long Island này. Quần thể kiến trúc cổ kính trang hoàng này rộng 5 ha mô phỏng các kiến trúc đặc sắc Châu Âu.
Biệt thự
Đại gia Diệu Hiền được biết đến là một đại gia trong ngành thủy sản. Mặc dù thời gian gần đây bà dính vào chuyện nợ nần nhưng không thể phủ nhận khu biệt thự của bà cũng được liệt vào danh sách những biệt thự đẹp ở Việt Nam.
Lâu đài trắng siêu
sang trọng của Chủ tịch tập đoàn Khải Silk.
Thời gian gần đây, Chủ tịch tập đoàn Khải Silk gây chú ý với tòa lâu đài trắng siêu sang trọng mang tên Tamasago mang đậm phong cách Ấn Độ giữa lòng Sài Gòn.
Biệt thự
Những lâu đài lộng lẫy của đại gia Việt - 13
Tọa lạc ở một vị trí cực đẹp và yên tĩnh, căn biệt thự màu trắng của gia đình nhà chồng ngọc nữ Hà Tăng nổi bật hẳn so với những căn hộ khác nhờ kiến trúc xa hoa, độc đáo nhưng không kém phần tinh tế. Bên ngoài ngôi biệt thự được trang trí bởi khá nhiều cây xanh và đặc biệt là cánh cửa sắt chạm khắc cầu kỳ. Tuy nhiên, điều làm căn biệt thự trở nên đắt giá không phải nằm ở những thứ bên ngoài.
Nội thất sang trọng và kiểu cách bên trong mới thực sự làm nên giá trị của "mái ấm" triệu đô này. Phòng khách bài trí theo phong cách Châu Âu, cầu kỳ và tỉ mỉ tới từng chi tiết.

Dinh thự lớn nhất Nam Bộ, đẹp như mơ của đại gia Trầm Bê


.

(Soha.vn) - Phóng viên đã may mắn ghi hình được dinh thự đẹp lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tọa lạc tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh của đại gia kín tiếng Trầm Bê.

    Nổi tiếng giàu có, sỡ hữu cùng lúc hai ngân hàng lớn: Sacombank, ngân hàng Phương Nam, bệnh viện Triều An... nhưng ông Trầm Bê là vị đại gia ở Việt Nam được biết đến như một người khiêm tốn và ít khi chịu xuất hiện trên báo chí.
    Gần đây, nhiều người biết đến vị đại gia này, khi ông bỏ ra hàng trăm tỷ đồng xây dựng 7 ngôi chùa lớn ở Trà Vinh, Vĩnh Long... Sống và làm việc ở TP.HCM nhưng ông Trầm Bê vẫn nhớ về quê hương Trà Vinh, nơi ông sinh ra và lớn lên...
    
	Ông Trầm Bê (áo đen)
    Ông Trầm Bê (áo đen)
    Ngoài việc đóng góp tiền, của xây dựng hàng ngàn căn nhà cho dân nghèo, xây trường học, chợ, đường xá...ở quê nhà Trà Vinh, ông Trầm Bê còn còn xây dựng một dinh thự nguy nga, được xem là dinh thự lớn nhất miền Nam.
    
	Dinh thự của đại gia Trầm Bê có năm chóp, tọa lạc trong một khuôn viên rộng hàng trăm hecta.
    Dinh thự của đại gia Trầm Bê có năm chóp, tọa lạc trong một khuôn viên rộng hàng trăm hecta.
    
	Mặt chính của dinh thự hoành tráng
    Mặt chính của dinh thự hoành tráng
    
	Một góc dinh thự lớn nhất miền Nam của đại gia Trầm Bê.
    Một góc dinh thự lớn nhất miền Nam của đại gia Trầm Bê.
    
	Điểm đặc biệt nhất trong khuôn viên dinh thự là có nhiều cây kiểng cổ thụ.
    Điểm đặc biệt nhất trong khuôn viên dinh thự là có nhiều cây kiểng cổ thụ.
    
	Dinh thự có hai lối vào, được lót gạch cao cấp. Mỗi ben đều có con lân hùng dũng đứng chầu.
    Dinh thự có hai lối vào, được lót gạch cao cấp. Mỗi ben đều có con lân hùng dũng đứng chầu.
    
	Bên hông lối vào dinh thự được thiết kế một hồ nước rộng.
    Bên hông lối vào dinh thự được thiết kế một hồ nước rộng.
    
	Lối vào cổng chính nhìn từ trên cao nhìn xuống lối chính vào dinh thự...
    Lối vào cổng chính nhìn từ trên cao nhìn xuống lối chính vào dinh thự...
    
	Và từ dưới nhìn lên...
    Và từ dưới nhìn lên...
    
	Hai cây cột lớn làm bằng đá cao cấp ở mặt tiền dinh thự.
    Hai cây cột lớn làm bằng đá cao cấp ở mặt tiền dinh thự.
    
	Từ vị trí sảnh mặt tiền dinh thự, nhìn xung quanh là một màu xanh mướt của lá, cây.
    Từ vị trí sảnh mặt tiền dinh thự, nhìn xung quanh là một màu xanh mướt của lá, cây.
    
	Mặt tiền của dinh thự nổi bật giữa một không gian thoáng đãng.
    Mặt tiền của dinh thự nổi bật giữa một không gian thoáng đãng.
    
	Xung quanh dinh thự được trang trí bằng nhiều cây kiểng quý.
    Xung quanh dinh thự được trang trí bằng nhiều cây kiểng quý.
    
	Chiều dài khuôn viên dinh thự hun hút...
    Chiều dài khuôn viên dinh thự hun hút...
    
	Một hồ nước nhỏ nằm ven hông dinh thự tạo ra một không gian thoáng đãng.
    Một hồ nước nhỏ nằm ven hông dinh thự tạo ra một không gian thoáng đãng.
    
	Bốn mặt dinh thự được thiết kế nhiều cổng phụ bằng gỗ quý.
    Bốn mặt dinh thự được thiết kế nhiều cổng phụ bằng gỗ quý.
    
	Một bình hoa khổng lồ bằng gỗ, đá chạm khắc nhiều họa tiết sinh động nằm ngay cổng phụ.
    Một bình hoa khổng lồ bằng gỗ, đá chạm khắc nhiều họa tiết sinh động nằm ngay cổng phụ.
    
	Là một Phật tử nên xung quanh dinh thự của đại gia Trầm Bê có rất nhiều tượng Di Lặc bằng gỗ nguyên khối.
    Là một Phật tử nên xung quanh dinh thự của đại gia Trầm Bê có rất nhiều tượng Di Lặc bằng gỗ nguyên khối.
    
	Và một bức tượng Di Lặc khổng lồ bằng gỗ khác.
    Và một bức tượng Di Lặc khổng lồ bằng gỗ khác.
    
	Những cây kiểng lâu năm, có hình dáng
    Những cây kiểng lâu năm, có hình dáng "độc" có giá tiền tỷ của đại gia Trầm Bê.
    
	Trong khuôn viên dinh thự còn có nhiều tảng đá
    Trong khuôn viên dinh thự còn có nhiều tảng đá "lạ".
    
	Cờ tổ quốc bay phấp phới trong vường kiểng triệu đô của đại gia Trầm Bê.
    Cờ Tổ quốc bay phấp phới trong vườn kiểng triệu đô của đại gia Trầm Bê.

    .
    
	Mảng xanh mướt mắt nhìn ra từ dinh thự.
    Mảng xanh mướt mắt nhìn ra từ dinh thự.
    
	Không gian miền quê rất yên tĩnh, nên thơ.
    Không gian miền quê rất yên tĩnh, nên thơ.
    
	Trong khuôn viên dinh thự còn có những chòi lá.
    Trong khuôn viên dinh thự còn có những chòi lá.
    
	Những ngôi chòi nhỏ này tô điểm cho sự khổng lồ của dinh thự lớn nhất miền Nam mà đại gia Trầm Bê sỡ hữu.
    Những ngôi chòi nhỏ này tô điểm cho sự khổng lồ của dinh thự lớn nhất miền Nam mà đại gia Trầm Bê sỡ hữu.
    
	Cây kiểng bạc tỷ của đại gia Trầm Bê.
    Cây kiểng bạc tỷ của đại gia Trầm Bê.
    
	Những cây kiểng đắt tiền này được chăm sóc rất cẩn thận.
    Những cây kiểng đắt tiền này được chăm sóc rất cẩn thận.
    
	Ao cá, có chiếc cầu bắc ngang rất thơ mộng. Xung quanh ao có nhiều tượng nữ thần 4 mặt bằng đá, huyền bí. Dù trở nên giàu có nhưng đại gia Trầm Bê vẫn giữ cho mình nét văn hóa Khơ-me truyền thống.
    Ao cá, có chiếc cầu bắc ngang rất thơ mộng. Xung quanh ao có nhiều tượng nữ thần 4 mặt bằng đá, huyền bí. Dù trở nên giàu có nhưng đại gia Trầm Bê vẫn giữ cho mình nét văn hóa Khơ-me truyền thống.
    
	Tượng nữ thần 4 mặt trấn giữ hai bên cổng...
    Tượng nữ thần 4 mặt trấn giữ hai bên cổng...
    
	Cận cảnh bức tượng nữ thần 4 mặt trong khu dinh thự của đại gia Trầm Bê.
    Cận cảnh bức tượng nữ thần 4 mặt trong khu dinh thự của đại gia Trầm Bê.
    
	Nét cổ kính, huyền bí Khơ-me và kiến trúc hiện đại của dinh thự.
    Nét cổ kính, huyền bí Khơ-me và kiến trúc hiện đại của dinh thự.
    Dinh thự lớn nhất Nam Bộ, đẹp như mơ của đại gia Trầm Bê (2)
    Bàn trà bằng đá của chủ nhân dinh thự thấp thoáng trong tán cổ thụ.
    
	Chiếc bàn và những chiếc ghế này gây ấn tượng mạnh cho khách của đại gia Trầm Bê. Khi ngồi vào, khách có cảm giác như đang ở trong một cánh rừng, ngồi trên phiến đá mát lạnh, bên dòng suối róc rách...Rất thú vị.
    Chiếc bàn và những chiếc ghế này gây ấn tượng mạnh cho khách của đại gia Trầm Bê. Khi ngồi vào, khách có cảm giác như đang ở trong một cánh rừng, ngồi trên phiến đá mát lạnh, bên dòng suối róc rách...Rất thú vị.
    
	Chiếc bàn và những chiếc ghế này gây ấn tượng mạnh cho khách của đại gia Trầm Bê. Khi ngồi vào, khách có cảm giác như đang ở trong một cánh rừng, ngồi trên phiến đá mát lạnh, bên dòng suối róc rách...Rất thú vị.
    Và khách còn nghe được tiếng chim kêu, vượn hót từ khu vực nuôi chim, thú gần đó.
    
	Trong khu dinh thự, có một khu vực dành để xây mộ cho người thân trong gia đình
    Trong khu dinh thự, có một khu vực dành để xây mộ cho người thân trong gia đình
    
	Dinh thự của đại gia Tầm Bê được cho là dinh thự lớn nhất miền Nam.
    Dinh thự của đại gia Trầm Bê được cho là dinh thự lớn nhất miền Nam.

    Lê Ngọc Dương Cầm - theo Trí Thức Trẻ