Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Đầu xuân ăn chay

Depplus.vn - Những ngày đầu năm, dùng những món ăn từ thực vật không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể mà còn mang ý nghĩa tích đức, cầu phúc an lành cho bản thân và cho gia đình trong năm mới.


Ngày Tết thưởng thức những món ăn chay ngon với những người quen khẩu vị mặn là cả một thay đổi thú vị. Bởi những món ăn ngày Tết có quá nhiều chất béo, gây ngán và biếng ăn nên thực đơn chay ngày Tết thường là những món ăn rất bình thường, được chế biến từ rau củ thiên nhiên. Có lẽ không gì thú vị bằng tự mình vào bếp chế biến những món ăn chay đậm đà hương vị thiên nhiên và thưởng thức nó cũng với gia đình.



Ăn chay đầu năm là nét văn hóa đẹp (Nguồn: internet)
Ngày nay, thực phẩm chay được bày bán ở nhiều cửa hàng và siêu thị nên các bà nội trợ có thể lựa chọn đa dạng các món chay để chế biến mâm cỗ ngày tết cho gia đình. Những món ăn chay chủ yếu được chế biến từ thực vật, rau củ quả, qua bàn tay nấu nướng khéo léo của người nội trợ trong gia đình sẽ trở thành những món ăn hấp dẫn, sinh động.

 Điều đầu tiên có thể chế biến trong mâm cỗ chay ngày Tết chính là bánh chưng, nếu thiếu món này là thiếu đi cái vị tết thân thuộc. Bánh chưng chay bao giờ cũng nhiều nhân đậu xanh với những lát cắt mỏng manh của đậu phụ rán vàng. Trong mâm cỗ chay,người ta thường chú ý đến rau củ quả. Cũng là một món nem nhưng nem chay bao giờ cũng thơm ngon đặc biệt bởi nguyên liệu chính là nấm, thêm vào đó là một chút củ quả như cà rốt, củ cải. Miếng nem rán vừa chín tới cũng thường được bày trong chiếc đĩa có nhiều màu xanh, gợi cho người thưởng thức cảm giác tĩnh tâm thư thái khi ăn.



Bánh chưng chay vỏ làm từ gạo lứt nếp cẩm (Nguồn: internet)

Với món xào, phải chú ý sao cho thành phẩm nhiều sắc màu, bắt mắt. Rau củ quả hấp dẫn ở sắc màu, thể hiện dinh dưỡng tự nhiên. Kết hợp khéo léo một chút thi chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy ngon miệng lắm rồi.




Món xào chay hấp dẫn ở màu sắc (Nguồn: internet)
Ngoài những món rán và xào trong cỗ chay, ngày Tết cũng có thêm món nem cuốn với nguyên liệu giản đơn: một ít bún, một ít rau xanh và nấm. Đẹp mắt hơn, bạn có thể điểm xuyết thêm một vài con tôm chay hồng hồng. Món ăn này khiến cho cảm giác ngán ngấy bớt đi khi vừa thưởng thức các món nhiều dầu mỡ. Vậy nên nhiều người yêu thích cỗ chay cũng dành tình cảm đặc biệt với món nem cuốn.



Nem rán chay (Nguồn: internet)


Gỏi cuốn chay (Nguồn: internet)
Giống như một mâm cỗ Tết bình thường, mâm cỗ chay cũng có bát canh nóng hổi. Thường với mâm cỗ chay, món canh cũng là loại canh rau củ hỗn hợp như súp lơ xanh, cà rốt, củ cải, nấm…làm cho bát canh thêm nhiều màu sắc.



Mâm cỗ chay Tết cũng không thể thiếu bát canh nóng hổi (Nguồn: internet)
Một ưu điểm nữa cho cỗ chay là cách chế biến khá đơn giản nhưng không vì thế mà ít món. Ăn cỗ chay, chỉ cần thưởng thức qua một vài món, thực khách cũng có thể đánh giá được tay nghề của người nấu .Cũng một phần bởi cỗ chay chỉ chế biến, nấu qua nhiều loại rau nên nấu làm sao cho ngon, bày làm sao cho đẹp thì chỉ có thưởng thức mới là người rõ nhất. Ăn chay không chỉ tốt cho sức khỏe, còn thể hiện ý nghĩa về tâm linh, những ngày đầu năm, dùng những món ăn từ thực vật không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể mà còn mang ý nghĩa tích đức, cầu phúc an lành cho bản thân và cho gia đình trong năm mới.

Depplus.vn/MASK

Món chay đơn giản ngày Tết

  Chả giòn rong biển chay. Món này bạn có thể tự làm hoặc mua sẵn ở các hàng bán đồ chay hoặc ở chùa.

  

 Giò chay 

   Nem chay rau củ

  

 Xôi ngũ sắc hoàn toàn chay tịnh. 

  Nộm rau củ.

   Gà chay hầm rau cải bẹ xanh

   Cải chíp xốt nấm

   Đậu phụ tẩm bột chiên giòn

 Ngọc Nga

Tết tặng gì – “kiêng” gì

Depplus.vn - Ngày Tết không chỉ là dịp sum vầy bên gia đình mà còn là dịp bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với gia đình, bè bạn, các mối quan hệ công việc. Có một số món quà mang ý nghĩa may mắn nhưng cũng có những món đồ được xem là “tối kị” để mang tặng. Tăng hiểu biết để Tết thêm ý nghĩa nhé.

Các món quà mang lại may mắn dịp Tết

1. Áo mới: Với người già, tấm khăn nhung, mảnh vải đẹp là món quà ý nghĩa. Các cụ ngày xưa tiết kiệm cả năm, mỗi dịp lễ lạt mới dám mang áo mới ra mặc. Qua món quà này, con cháu muốn cầu chúc ông bà luôn mạnh khỏe.

2.Gà trống: Tượng trưng cho những đức tính cao đẹp như vũ (oai phong, lẫm liệt), nhân (khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy), tín (ngày nào cũng gáy đúng giờ). Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều anh con rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.

 
Gà trống là món quà may mắn đầu xuân (nguồn: internet)

3. Cành đào và các loại hoa mang may mắn: Mọi người thường biếu cành đào để chưng ngày Tết và trừ ma quỷ. Chuyện kể rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần cai quản lũ quỷ. Khi ma quỷ đến phá phách nhà cửa, người dân chỉ cần chưng cành đào, chúng sẽ sợ mất vía và dạt ra xa. Ngoài ra còn có rất nhiều loại hoa mang đến may mắn ngày tết. Bạn có thể tham khảo tại đây .



Loại hoa không thể thiếu dịp Tết (nguồn: Thethaovanhoa)
4. Gạo mới: Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.

5. Bầu rượu: Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất. Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi. Tham khảo cách chọn rượu tại đây

6. Các món đồ có màu đỏ: Các món quà ngày xuân thường có màu sắc vui tươi. Không phải ngẫu nhiên màu đỏ được ưa chuộng trong dịp này. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Sắc đỏ tượng trưng cho điều vui, may mắn, sự hanh thông.



Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu (nguồn: internet)
Quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng thể hiện sự chân thành của người biếu, mong muốn gửi điều may mắn nhất cho nhau. Đó là lý do mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền để chọn cặp dưa đỏ nhất, ngọt nhất.

7. Tranh: Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.

8. Bánh kẹo, trà tết, giỏ quà tết : Trong ngày tết ở Việt Nam ngoài bánh trưng, cành đào, dưa hành ... còn một thứ không thể thiếu đó là bánh kẹo, mứt tết, trà , thuốc.... Vì vậy những món quà như kẹo bánh hay trà tết cũng là một lựa chọn đã thành quen thuộc để tặng nhau nhân dịp xuân về. Và trong cuộc sống hiện đại thì những gói quà tết, hộp quà tết, lẵng quà tết, giỏ quà tết có đầy đủ các thứ bánh kẹo rượu trà đã được thiết kế sẵn rất tiện lợi.

Những món quà không nên tặng:

Theo tâm lý chung, người ta thường biếu nhau những món quà đẹp nhất, ý nghĩa nhất. Tất cả những gì xuất phát từ thành ý đều có thể biến thành quà tặng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với một số vật tượng trưng cho điều không may. Nhiều người kiêng tặng đồ có màu đen hoặc màu trắng.

1. Đồng hồ: Đồng hồ tượng trưng cho thời gian nên khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, "đồng hồ" đọc là "zhong", làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.


Đừng nên tặng đồng hồ đầu năm, dù có là loại đắt tiền (nguồn: internet)
2. Vật nuôi mới: vào thời điểm Tết, các thành viên trong gia đình rất sợ có sự xáo trộn, phiền toái. Khi một con vật nào đó được bạn mang tới, nó bị lạ nhà dẫn đến những hành vi quậy phá. Một phần khác, sự rủi ro ở thời điểm nuôi vật lạ là rất cao..Đặc biệt, không nên tặng mèo, dù chú mèo đó xinh xắn, dễ thương đi chăng nữa. Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ "nghèo", điều xui xẻo.

3. Con mực: Đi chơi biển về, nhiều người hay gửi tặng bạn bè, người thân vài con khô mực để làm quà. Tuy nhiên, đừng nên tặng món ăn này vào dịp Tết vì nhiều người quan niệm, nhận mực sẽ bị đen đủi cả năm. Tương tự như vậy, nếu bạn tặng lọ mực, người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang "trù ẻo" họ.

4. Dao, kéo: Người ta có thể tặng nhau bộ dao, nĩa sang trọng, nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.



Tránh tuyệt đối tặng dao kéo và các vật sắc nhọn (nguồn: internet)
5.  Hạt tiêu: Hầu hết người miền nam, nhất là người gốc hoa, họ rất kỵ tặng, biếu nhau tiêu vào ngày Tết. Vì họ quan niệm, tiêu là tiêu tán, tiêu tan… là những điều xui xẻo, không may mắn cho cả năm.

6. Giấy tối màu: Năm mới, tất cả mọi người đều hướng về những ý nghĩ vui tươi, may mắn. Vì thế, cho dù bên trong gói quà có là vật vô cùng giá trị nhưng nếu bạn vô tình lựa chọn một màu giấy tối màu như xanh thẫm, đen... thì chỉ cần bạn vừa đưa quà ra sẽ ngay lập tức nhận được thái độ không vui vẻ từ phía người nhận.

7. Lửa: Cho lửa ngày Tết là điều không nên làm. Ngày mùng một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió..
 
Trao đi ngọn lửa là mang may mắn đi mất (nguồn: internet)
8. Nước : Kiêng cho nước đầu năm là phong tục mà người dân nhiều nước đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.

9. Hoa hồng nhung: Hoa hồng nhung có màu sắc bắt mắt nhưng có nhiều gai nhọn, nhiều người quan niệm  những chiếc gai sẽ báo hiệu những mối quan hệ không dễ dàng. Hơn nữa, ngày đầu năm mới không ai lại muốn mình bị thương bởi những chiếc gai nhọn đó nên tốt nhất bạn hãy chọn những lại hoa khác phù hợp mùa xuân và không khí Tết thay cho hoa hồng nhung.

10. Giày: Theo quan niệm của người Hoa, phát âm chữ “hài” (giày) nghe giống như tiếng thở dài, dấu hiệu của nhiều nỗi than phiền và bất hạnh. Tặng giày cũng giống như tặng dao, người tặng nó sẽ mang bất hạnh đến cho bạn mình trên mỗi bước đường đi của họ.


Tặng giày cũng giống như tặng dao, người tặng nó sẽ mang bất hạnh đến cho bạn mình trên mỗi bước đường đi của họ. (nguồn: internet)
11. Khăn tay: Theo truyền thống thì khăn tay thường được dùng để lau mồ hôi và nước mắt, điều đó gợi đến những nỗi đau khổ và thất vọng của người dùng nó. Ngày đầu năm nên tránh hoàn toàn những việc này. Phong thủy cho rằng khi tặng bạn mình một chiếc khăn tay, cũng có nghĩa là bạn đã đoán trước được những lần khóc lóc và đau khổ của người đó trong tương lai. Hành động này sinh ra luồng khí gở.

Cho và nhận ngày xưa là một hành vi văn hóa, vậy nên cần "có văn hóa tặng quà" và "văn hóa nhận quà". Người Việt Nam có tục cẩn thận trong mọi hành động, ứng xử vào ngày Tết để mang lại sự tốt lành, tránh bị "giông" suốt cả năm.
Depplus.vn/MASK (Tổng hợp)

Người miền Trung ăn Tết như thế nào



Depplus.vn - Là miền đất giao thoa nên tập quán ăn Tết tại các tỉnh miền Trung có nhiều đặc điểm giống với miền Bắc và miền Nam.

Chợ tết
 
Chợ tết tấp nập, ngập tràn hương thơm của những hàng bán hương trầm. Người bán chở thùng hương to kèm theo những cây hương đại, to như ống tay trẻ con ở phía sau xe, vừa đi vừa đốt thơm lừng để mời gọi khách mua hàng. Thay vì họp ở các nơi quen thuộc, chợ tết lại họp ở đình làng, bên mé sông hay ngã ba đường, gọi là “chợ mua may – chợ cầu lộc”.
 
Chợ Tết thôn quê gần gũi với những loại rau củ, trái cây vườn nhà,… Nhắc đến tết là không thể nhắc đến chợ hoa, một chợ hoa xuân ở miền Trung có thể sưu tập đầy đủ bất kỳ loài hoa nào từ Bắc chí Nam.
 
 
 
Chợ hoa không thiếu sắc hồng của đào, không thiếu quất từ Hà Nội hay sắc vàng của mai Nam Bộ đưa về. Tuy nhiên cũng giống phương Nam, người miền Trung hay chơi hoa mai trong ngày Tết.
 
Mâm ngũ quả
 
Miền Trung quanh năm bão lũ, hạn hán, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, thêm vào đó Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả mà thiên tai để lại trước đó chưa dứt thế nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê vì thế mà cũng không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
 
Ngoài ra, vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.
 
Thường thì người Trung cũng không chưng trái cam, trái quýt vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng “cam đành quýt đoạn”.
 
Mâm cỗ
 
Mâm cúng Tết miền Trung nấu rất khéo và cầu kỳ. Người miền Trung ăn cả bánh chưng và bánh tét nhưng chỉ mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình thì chỉ dâng cúng bánh chưng. Vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu, vật phẩm là bộ tam sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến, lễ vật này còn gọi là cỗ thái lao. Ngoài dân gian, khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua, cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.
 
 
 
Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần: Thượng cầm: các loại gia cầm biết bay như chim, gà, vịt… Hạ thú: các gia súc trên mặt đất như: heo, bò, gà... Các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn.
 
Những món ăn trên mâm cỗ Tết miền Trung thì thường có dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, hay đĩa ram… Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem bọ lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.
 
Phong tục
 
Tục lì xì ngày Tết vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Sáng mùng một Tết, cả nhà tụ họp đông đủ. Ba mẹ thắp nén nhang cho Ông Bà ấm lòng, rồi quây quần chúc Tết. Sau đó là đi tảo mộ đầu năm. Vì thế, vào buổi sáng mùng một Tết, nhà nhà đều khóa cửa và nghĩa trang luôn đông đảo con cháu đi thăm những người đã khuất. Sau khi đi thăm mộ là đi lễ chùa. Vào ngày Tết, tất cả các chùa đều đông đảo người hành hương, cầu khấn cho gia đình một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng.
 
 
 
Ở miền Trung cũng có tục “xông đất “ như người Bắc vào sáng mồng một. Thường gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm.
 
Những kiêng kị đầu năm
 
Người miền Trung có vẻ thoải mái hơn trong những ngày Tết, tuy nhiên vẫn có những kiêng kị nhất định. Ngày Tết người dân miền Trung sẽ kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo.
 
Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
 
Họ cũng kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
 
T.H (Depplus.vn/MASK)
  

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Tết miền Bắc cầu kỳ và tinh tế

Cũng giống như các miền khác trên tổ quốc, người miền Bắc đã rộn ràng chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng Chạp. 
Rộn ràng chuẩn bị đón xuân
 
Cứ trước Tết là các bà các cô lại nô nức đi chợ, sắm sửa cho gia đình, người người đua nhau sắm Tết chả thế mà người ta vẫn hay gọi là “ăn Tết” nhiều hơn là “chơi Tết”. Chợ ngập tràn hàng hóa, bày bán đủ thứ đồ, chợ Tết miền Bắc bao giờ cũng sẽ có đủ những thứ trái, quả để chuẩn bị cho mâm ngũ quả thật tươm tất. Cái không khí háo hức lúc giáp Xuân luôn khiến cho lòng người rạo rực.
 
Năm mới đến, ai ai cũng mong muốn mọi thứ đều mới mẻ và thật sạch sẽ như vậy sẽ có được may mắn trong năm sau vì thế nhà nhà đã tất tả dọn dẹp và bắt đầu mua sắm cho Tết ngay từ đầu tháng Chạp.
 
Hoa đào - loài hoa xuân của xứ Bắc
 
Nếu như miền Trung và Nam chọn hoa mai làm loài hoa biểu tượng của tết thì miền Bắc lại chọn hoa đào. Đây là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn thế nên, mõi khi Tết đến nhà ai cũng chọn một cành đào thật ưng ý cắm trên bàn thờ hoặc trang trí trong nhà với ước mong mang lại sự an lành, hạnh phúc Chỉ trồng được ở miền Bắc, hoa đào được ưa chuộng trong những ngày Tết bởi sắc đỏ thắm rực rỡ may mắn.
 
 
 
Sắc đào sẽ sưởi ấm lòng người và vạn vật sau những ngày đông giá lạnh, dưới làn mưa xuân, đào bích, đào phai càng thêm quyến rũ. Nếu Tết Bắc mà thiếu đào là thiếu luôn cái hương sắc của nàng xuân.
 
Mâm ngũ quả rực rỡ
 
Đối với người Bắc, mâm ngủ quả không nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các loại quả để đọc lái thành một câu trọn vẹn ý nghĩa như trong Nam nhưng trước hết là phải đẹp. Thường trên mâm ngũ quả có 5 loại trái cây chính là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bài trí cũng khá đơn giản, nải chuối được đặt ở dưới cùng đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. So với trong Nam thì mâm ngũ quả ở ngoài Bắc nhỏ hơn.
 
Ngoài mâm ngũ quả, tủ thờ còn có bát đũa, những gói bánh nhiều màu, những gói kẹo lớn và 2 cây mía ở 2 bên để cho ông bà, ông vải chống gậy lên trời cầu bình an cho con cháu. Vì là nơi đầu tiên khách nhìn thấy khi bước chân vào nhà nên tủ thờ sẽ là nơi bày biện đẹp mắt nhất. Người Bắc khá coi trọng hình thức vì thế họ luôn thể hiện khả năng kinh tế của mình cho khách khứa biết thông qua các loại hàng hóa bày trên tủ thờ. Bây giờ, thói quen để rượu gạo lên tủ thờ đã thưa dần thay vào là rượu ngoại đắt tiền và bắt mắt.
 
Cỗ tết cầu kì
 
Cũng như các miền khác trên đất nước, người Việt đều dành những gì tinh tuý và tốt nhất cho những ngày Tết, đặc biệt là mâm cỗ – mâm cơm đặc biệt nhất trong năm, một mâm cơm đoàn viên, sum vầy cả gia đình.
 
 
 
Ăn Tết Bắc thì không thể bỏ qua món bánh chưng ăn kèm dưa hành. Bởi thời tiết mùa đông đặc trưng của xứ Bắc là rét lạnh nên những món ăn như giò xào, thịt nấu đông trở thành những món gắn đặc biệt liền với Tết. Món chè kho từ lâu đã trở thành món ăn thân thiết, luôn hiện diện trong mâm cỗ cúng gia tiên mỗi đêm giao thừa ở một số địa phương.
 
 
 
Mâm cỗ truyền thống là bốn bát, bốn đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… đĩa xôi gấc đỏ tươi như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới, các món nấu, các món canh sẽ được rắc những cọng hành lá xanh để điểm thêm màu sắc. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30. Thói quen coi trọng hình thức đã ăn sâu vào tiềm thức của người Bắc nên việc trình bày mâm cỗ ngày Tết càng chăm chút, tinh tế và không thể qua loa.
 
Phong tục truyền thống
 
23 tháng Chạp tiễn ông Táo về trời, ngoài lễ vật người Bắc còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.
 
 
 
Trước khi chia tay năm cũ để chào đón năm mới thì bao giờ cũng sẽ bắt đầu từ những bữa cơm tất niên bên gia đình ngày hội ngộ. Giao thừa luôn là khoảnh khắc thiêng liêng và ý nghĩa nhất, mọi người trong gia đình sẽ tề tựu bên nhau, cùng nhau đi hái lộc đầu năm.
 
Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm mâm xôi đậu xanh, con gà luộc hoặc đầu heo, bánh chưng, cau trầu rượu. Trước Tết hay trong Tết, người ta cũng chúc nhau năm mới may mắn, bình an. Cả 3 miền đều thế, người trong gia đình sẽ lì xì cho nhau chúc nhau khỏe mạnh, may mắn.
 
Kiêng kị đầu năm
 
Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết bởi họ vẫn tuân theo một luật đơn giản có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
 
Kiêng quét nhà: Trong 3 ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi.
 
Kiêng không treo những tranh xui xẻo như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…
 
Kiêng cho nước và lửa ngày tết vì nước là nguồn tài lộc và lửa là sự may mắn. Vì thế không được cho đi những ngày tết nếu không cả năm sẽ mất lộc và không may mắn.
 
Xông nhà: Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
 
Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: chết rồi, tiêu rồi…
 
Kiêng làm vỡ bát, đĩa: Bát, đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
 
Kỵ mai táng: Ngày tết Nguyên đán là ngày vui, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm vì thế có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc tết và an ủi gia đình bất hạnh.
 
(Chudu24/Depplus.vn)

Người miền Nam đón Tết như thế nào?

mỗi miền lại có một truyền thống đón năm mới riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú văn hoá Việt Nam. Nhân dịp xuân về, Depplus xin giới thiệu với các bạn những cái Tết đặc trưng của 3 miền Nam Trung Bắc. Bắt đầu từ miền Nam sông nước.
Chợ Tết trên sông
 
Không khí Tết trong Nam bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng đầu tháng chạp, các chợ hoa, chợ Tết chuẩn bị dựng sạp cho đến đêm giao thừa với những phiên chợ mở suốt đêm.
 
 
 
Miền Nam là nơi chảy qua của con sông Mekong rộng lớn nên khắp các tỉnh giao thương trên sông là hoạt động quan trọng. Các phiên chợ Tết trên sông hoặc ở bến sông trở nên nhộn nhịp, sầm uất khác thường vào những ngày cuối năm. Các quầy hàng trên bến được trang trí đầy sắc màu với hoa, bánh mứt, củ kiệu, đu đủ làm dưa, phong bao lì xì, giấy dán...
 
Chợ hoa xuân rực rỡ
 
Chợ hoa thường được khai trương vào cuối tháng 12 với các loài hoa trái rực rỡ và đa dạng như mãn đình hồng, thược dược, hướng dương, hồng, sống đời, vạn thọ, cúc, thơm kiểng, ớt kiểng, đu đủ và cả những loài hoa cao cấp: tuy-líp, bát tiên, phong lan.
 
 
 
Hấp dẫn nhất là những ghe chở đầy hoa bán trên sông. Dòng sông rộng lớn bỗng trở nên xinh đẹp với những ghe thuyền chở hoa cúc vàng rực, những bông hồng, mai, v.v.
 
 
 
Đối với người Nam, hoa mai đồng nghĩa với sự may mắn. Một cành mai nở hoa vàng rực vào những ngày đầu năm là niềm vui lớn cho cả nhà, báo hiệu điều tốt lành cho cả năm.
 
Mâm ngũ quả
 
Mâm ngủ quả của người miền Nam luôn có bốn thứ trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng.
 
 
 
Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam như ở ngoài Bắc. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
 
Lễ nghi truyền thống
 
Giáp tết, các gia đình sẽ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn" với những người đã khuất. Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà". Cho đến khi hết Tết khói hương trên bàn thờ gia tiên lun nghi ngút và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ "đưa ông bà".
 
Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Theo quan niệm của người Nam Bộ mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Đêm 29-30 là lúc vui nhất, mọi người thức đón giao thừa, chơi tú, ăn uống... rất huyên náo.
 
Khác với miền Bắc dành cả Tết để đi thăm chúc họ hàng và bạn bè, trong Nam mọi người coi Tết là dịp đi chơi và nghỉ ngơi cuối năm nên các gia đình, nhóm bạn thường tổ chức những chuyến đi chơi xa.
 
Mâm cỗ ngày xuân
 
Miền Nam gói bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tét và có nhiều loại khác nhau như: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Bánh tét mặn được xắt miếng và thường ăn kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Hầu như nhà nào cũng có ba món cơ bản là bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu trong mấy ngày tết. Nếu món canh không thể thiếu ở miền Bắc là canh măng hay canh bóng thì trong Nam là món canh khổ qua nhồi thịt.
 
 
 
Để thay đổi khẩu vị và đỡ ngấy, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.
 
Người phương Nam đặc biệt chăm chút cho bàn tiệc ngày xuân, nó chứa đựng loàng thành kính với tổ tiên ông bà và thưởng thức trọn vẹn vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng trong từng món ăn bên mâm cơm sum vầy gia đình ngày đầu năm thêm ấm áp, an khang.
 
Kiêng kị đầu năm
 
Trước lúc giao thừa, tất cả các thành viên phải có mặc đầy đủ tại nhà. Nếu ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
 
Khi ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít khi ghé chơi vào tết.
 
Nếu trong ngày tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của, vậy nên khi quét dọn phải cất hết chổi.
 
Những ngày đầu năm người phương Nam sẽ không cối xay gạo trống vì theo quan niệm của người dân, việc để trống như vậy sẽ làm cho năm tới thất bát, mất mùa. Những ngày Tết, họ thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
 
T.H (Depplus.vn/MASK)
  

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Những món quà không nên tặng trong ngày Tết

Quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử văn hóa phù hợp với từng hoàn cảnh của người Việt.

Theo quan niệm của người dân các nước phương Đông đúc kết qua nhiều thế hệ rằng, những món quà tặng dịp tết cả người tặng và người nhận hoặc mua sắm đều phải rất thận trọng và có nhiều điều kiêng kỵ.
Đôi khi, một số món quà mà mỗi người vô tư tặng nhau trong dịp tết lại vô tình mang những ý nghĩa không may mắn, tốt đẹp trong ngày tết.
Dưới đây là một số món đồ mà theo quan niệm dân gian ko nên cho, tặng trong dịp đầu năm mới:
Đồng hồ
Đồng hồ tượng trưng cho thời gian. Khi nhận được món quà này, một số người sẽ nghĩ rằng thời gian của họ sắp hết. Theo tiếng Hoa, “đồng hồ” đọc là “zhong”, làm người ta liên tưởng đến cái chết, sự kết thúc.
Dong ho 804368
Dao, kéo
ó thể những vật dụng này nằm trong bộ đồ ăn sang trọng mà bạn muốn tặng ai đó. Nhưng vào ngày Tết, món quà này lại có thể mang đến điềm xui. Người xưa quan niệm dao kéo sẽ đem đến sự xung khắc.
Cá Mực
Không chỉ dịp đầu năm mới mà kể cả những ngày đầu tháng trong năm, mọi người cũng thường kiêng ăn mực vì nhiều người quan niệm, mực sẽ mang đến sự đen đủi.
ca muc 8350-2
Kiêng cho lửa, nước
Ngày mùng Một Tết, tuyệt đối không nên đến xin lửa nhà người khác vì lửa đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Tương tự như vậy, tránh xin nước những ngày này vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.
Mèo
Tiếng kêu của mèo dễ làm người ta liên tưởng đến chữ “nghèo”, điều xui xẻo. Ngược lại, một số người lại dành nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa “gâu gâu” của chó nghe như chữ “giàu”. Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.
Thay vì những món quà trên, bạn hãy chọn một cành đào, những cặp bánh chưng, một bầu rượu hay bức tranh Đông Hồ… là tượng trưng của sự may mắn, sinh sôi nảy nở trong năm mới để tặng những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Theo Edaily

Khám phá những điểm khác biệt giữa ngày Tết ở Sài Gòn - Hà Nội



Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Người Sài Gòn thích đi du lịch còn ở Hà Nội lại thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối...

tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc diện Tết của người dân.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu, nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết, còn người miền Nam có món dưa giá.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là canh bóng bì, món canh của miền Nam là khổ qua hầm.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Mâm ngũ quả của miền Bắc hay có chuối, với ý nghĩa là bàn tay hứng tinh túy của mùa xuân. Người miền Nam lại kiêng chuối vì đồng âm với "chúi", nghĩa là thất bát, làm ăn đi xuống.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Ngày cúng ông Công, ông Táo, người miền Bắc hay cúng cá chép rồi đem thả sông. Người miền Nam không có tập tục này.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Khách đến nhà, người miền Bắc đem trà, mứt kẹo ra mời rồi ngồi hàn huyên. Người miền Nam thì dọn mâm cơm mời khách, rồi ngồi ăn nhậu.
tết, khác biệt, Sài Gòn, Hà Nội
Xu hướng du xuân phát triển ở miền Nam nhiều hơn ở ngoài Bắc.
(Theo Pháp Luật Xã Hội)

Tết Nguyên đán làm gì để cả năm được may mắn?

(ĐSPL) – Theo quan niệm dân gian, đầu năm mới đi chùa, hay mua muối, mua lửa… thì cả năm sẽ được may mắn, thuận lợi.
Dưới đây là một số phong tục người Việt thường làm vào ngày Tết Nguyên đán để lấy may cho năm mới:
Tục mua muối đầu năm
Tục mua muối được người xưa nhắc nhớ trong câu tục ngữ: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, và có thể xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.
Tết Nguyên đán làm gì để cả năm được may mắn?  - Ảnh 1
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi"
Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó keo sơn giữa vợ chồng, con cái. Hơn thế nữa còn là sự mặn mà, tình thân thiết quanh năm trong các quan hệ ứng xử, quan hệ làm ăn. Người ta thường mua muối vào sáng mùng 1 Tết. Tuy nhiên, khi mua nên chú ý mua một bát đầy có ngọn và trả tiền tương ứng một hai cân để cầu may.
Tục mua lửa ngày mùng 1
Tục mua lửa, là bật lửa hay diêm cũng được nhiều người chú trọng. Theo quan niệm của người xưa, mua lửa là mang may mắn, mang lộc đầu năm về nhà. Vì thế nếu đầu năm ai mua được lửa thì người đó hy vọng vào một năm mới nhiều điềm lành, nhiều may mắn và nhiều tài, lộc.
Đi chùa cầu may và hái lộc
Đầu năm lên chùa cầu may đã trở thành một thói quen và nét đẹp văn hóa của phần lớn người dân nước ta. Vào chùa, mọi người đều kính cẩn cúi đầu trước tượng phật uy nghiêm mà hành lễ, xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, cho bạn bè, cho toàn bộ người thân yêu bên mình một năm đủ đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Tết Nguyên đán làm gì để cả năm được may mắn?  - Ảnh 2
Đi chùa cầu may ngày đầu năm mới là một nét đẹp tâm linh của người Việt
Sau khi lễ Phật, người Việt Nam còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” mang về nhà để lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành xi, cây xương rồng… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ tiên.
Tục xin chữ đầu năm mới
Tết đến xuân về là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Vào dịp đầu xuân năm mới, người Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa và xin chữ đầu năm. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam.
Xin chữ đầu năm là nét văn hóa thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin cho được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ.
Xuất hành lấy may
Đầu năm mới, người Việt Nam còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần…
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu.
Phan Hà (Tổng hợp)

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm

Dù không một tấm biển quảng cáo nhưng khi đến xã Thọ Lâm (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), hỏi ông Tuấn chuyên chữa rắn cắn bằng lá cây cỏ dại thì ai cũng biết.

Với phương pháp giã lá cây thuốc bí truyền vắt lấy nước uống 1 lần sau 10 phút là có thể vô hiệu hoá tác hại của nọc rắn, ông Tuấn được biết đến là người “khắc tinh” của các loại rắn độc.
Bài thuốc quý từ cây, cỏ dại
Dịp tình cờ trở lại huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) công tác, chúng tôi được nghe người dân rỉ tai râm ran những câu chuyện về tài chữa rắn độc cắn thần kỳ của ông An Văn Tuấn (74 tuổi). Ở xứ Thanh, người ta thậm chí chẳng ngần ngại gọi lão nông đã qua tuổi gần đất, xa trời này bằng biệt danh “vua” trị rắn độc nhờ sở hữu bài thuốc Nam đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi cất công lặn lội về tận thôn Tân Phúc, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân để tìm vị “vua” rắn độc này.
Phải mất nhiều lần hỏi thăm đường, PV mới tìm đến được làng nơi ông sinh sống. Ông Tuấn nay đã bước sang cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng trông dáng vóc vẫn còn quắc thước, nhanh nhẹn lắm. Đang lúi húi bên vườn cây thuốc trước nhà, thấy có khách tới, ông Tuấn bỏ dở công việc cuốc đất, hồ hởi pha trà mời chúng tôi.
Vừa nhấp chén trà đặc, thơm nóng, ông bắt đầu kể cho PV những câu chuyện về cái nghề của mình: “Bài thuốc cứu giúp những người bị rắn độc cắn thoát khỏi tử thần là do một người dân tộc Mường ở Tây Bắc truyền lại cho tôi trong một lần ghé thăm nhà”.
Bài thuốc chữa rắn cắn hiệu quả cực nhanh chỉ từ cây dại dễ kiếm
Ông An Văn Tuấn – khắc tinh của các loài rắn độc.
Ông Tuấn kể lại, lúc bấy giờ vào năm 1974, ông đang là bộ đội trên vùng Tây Bắc. Có lần đồng đội tôi bị rắn xanh cắn dẫn đến tử vong vì không có thuốc thang và được cứu kịp thời. Xuất phát từ nguyên nhân đó, ông Tuấn đã quyết tâm tìm hiểu các loại cây cỏ dại trong rừng để hy vọng có thể tìm ra một loại thuốc chữa cho những người bị rắn cắn.
Cơ duyên cũng đã đến với ông trong một lần đơn vị được lệnh di chuyển lên phía bắc vùng Tây Bắc. Tối hôm đó, giữa lúc đang trò chuyện tại một nhà người dân trong bản, ông được một người thầy trong bản tên Krong đồng ý dạy cách chữa trị độc rắn bằng lá cây cỏ trong rừng.
Ngay sáng hôm sau, ông Tuấn theo thầy vào rừng nhìn mặt cây thuốc. Sau lần đó, ông ghi chép tất cả những gì được thầy dạy và những cây thuốc vào sách vở để khỏi quên. “Khi mới bắt đầu đi tìm cây thuốc, tôi cũng thấy khó khăn lắm. Giữa rừng đủ các loại cây, việc phân biệt cây thuốc với những cây khác rất khó khăn. Nếu lấy nhầm, thì thuốc sẽ không có tác dụng mà ngược lại nó còn gây hại cho người uống”, ông Tuấn tâm sự.
Sau này, ông tiếp tục đi khắp nơi để tìm hiểu các loại rắn độc cũng như các loại cây thuốc quý để từ đó có những bài thuốc chữa trị tốt nhất. Không ngại ngần chia sẻ những kinh nghiệm cũng như các bài thuốc chữa bệnh, “vua” khắc tinh rắn độc cho biết: “Bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản, chỉ là những lá cây cỏ dại trong đời sống hàng ngày mà chúng ta cũng có thể bắt gặp như: Lá cây nghể rong, cây phèn đen, lá cây kim hoàng, lá bồ ngót…”. Ông đem trộn lẫn lộn các vị với nhau rồi giã ra lấy nước để uống. Những cây thuốc này nhìn bề ngoài không khác gì những cây thường, nhưng lại có công hiệu đặc biệt với mọi loại rắn độc.
Tùy vào trường hợp bị rắn gì cắn, thời gian bị cắn, ông Tuấn chế những liều lượng khác nhau cho bệnh nhân uống. Uống thuốc xong, ông luôn dặn dò rất cẩn thận về các trạng thái mà người bị rắn cắn có thể sẽ gặp như tức ngực, khó thở hay nôn mửa. Thông thường đối với bài thuốc trị rắn độc cắn, ông chỉ cho uống duy nhất 1 lần và sau 10 phút là bệnh nhân khỏi hoàn toàn.
Tác dụng cực nhanh
Nói chuyện về hành trình gần 30 năm chữa bệnh cứu người, ông Tuấn cho biết: “Khi người bệnh đến, tôi chỉ cần nhìn vào vết cắn là có thể đã xác định được đó là loại rắn nào. Như rắn khô mộc sau khi cắn thường có tấm đỏ xuất hiện nơi chân lông. Rắn hổ mang cắn thì toàn bộ cơ thể nóng ran lên, hoại tử, vết thương phù nề. Rắn lục cắn chỗ nào bị thâm chỗ đó và làm cho máu đông lại nhanh chóng và rất nguy hiểm, còn rắn cạp nia cắn thì không gây đau đớn nên nhiều người tử vong vì chủ quan.
Phương thuốc chữa bệnh của ông Tuấn là tổng hợp của các loại lá. Nhiều cây thuốc ông trồng được trong vườn những cũng nhiêu vị phải đi lấy trên đồi núi. Mỗi một loại cây thì lấy khoảng 4 đến 5 lá, giã nhỏ rồi lấy nước cho bệnh nhân uống ngay. Nếu người nào không há được miệng thì phải cạy miệng ra hoặc dùng ống đổ thuốc vào kịp thời.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân phải cấm kỵ việc ăn trứng gà vì nếu sau khi uống thuốc rồi mà ăn trứng thì nọc độc theo đó lại xâm nhập trở lại vào hồng cầu và nó lại phát tác các triệu chứng gây nguy hiểm tới tính mạng. Nói về cuộc đời chữa độc rắn cắn, ông Tuấn cho biết: “Gần 30 năm nay, tôi đã chữa khỏi cho hàng ngàn người bị rắn độc cắn. Những người tìm đến chưa bao giờ tôi phải bó tay. Có trường hợp khi đến trong tình trạng tê liệt toàn thân những sau đó đã lành lặn hoàn toàn”.
Trong mấy chục năm chữa bệnh cứu người, ông vẫn còn nhớ như in họ tên, tuổi, triệu chứng của những ca nặng. Gần đây nhất vào năm 2012, anh Đoàn Văn Quang, trú tại thôn Đăng Lâu, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị rắn khô mộc cắn trong lúc đang chặt củi trên đồi. Do cũng biết một số loại thuốc lá nên anh Quang đã tự mình hái thuốc chữa. Ban đầu thấy dấu hiệu bệnh có vẻ thuyên giảm nên chủ quan dừng uống thuốc.
Sau một thời gian thấy chỗ vết rắn cắn ngày càng thâm đen, phù nề, có dấu hiệu hoại tử. Đang trong lúc tình trạng nguy kịch thì anh được mọi người mách tìm đến ông Tuấn. Khi đến nơi, khắp người anh Quang đã bị nổi mẩn đỏ, cơ thể không còn sức cử động. Tuy nhiên, chỉ sau một chén thuốc của ông Tuấn, anh Quang đã cử động được, các nốt đỏ trên người dần biến mất.
Trường hợp khác là anh Bùi Văn Thành ở Xuân Thiên, Thọ Xuân, Thanh Hóa lên đồi chặt cây để chuẩn bị trồng keo, bạch đàn bị một con rắn lục xanh cắn vào cổ chân. Hai tiếng sau, toàn thân bị phù nề, khó thở và có biểu hiện co giật mạnh. Hoảng hốt gia đình đưa anh lên đến nhà ông Tuấn. Sau khi được uống thuốc, anh Thành đã thoát chết trong gang tấc.
Không chỉ có tiếng tại vùng mà người dân nơi khác cũng đã tìm đến ông cầu cứu mạng sống. Đó là trường hợp chị Nguyễn Thị Vân, ở Nga Sơn, Thanh Hóa lặn lội đến ông vì bị rắn cạp nia cắn, làm cho toàn cánh tay thâm tím, phù nề. Vì đường xa nên khi đến nơi thì chị Vân đang trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc 10 phút, cánh tay dần dần hết thâm, cơ thể linh hoạt trở lại.
Dù có được bài thuốc bí truyền nhưng ông Tuấn lại không sử dụng bài thuốc này để làm kế mưu sinh, mà hàng ngày vợ chồng ông vẫn cày cấy, làm nông nghiệp để nuôi con cái. Khi nào có người bị rắn cắn, cần đến thuốc giải là ông sẵn sàng giúp đỡ.
Trí Thức Trẻ