Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Lễ hội đạp lửa cầu may của người Chăm

Dân Việt - Lễ hội Rija Nagar hay còn gọi là lễ hội đạp lửa đầu năm, một lễ thức do cộng đồng làng (palei) người Chăm thực hiện.

Lễ vật cúng cùng cách bày biện lễ mang ý nghĩa tượng trưng cho hình thể con người nhằm để cầu mong sự sinh sôi nảy nở.

Ông Ka-ing là người đại diện cho cộng đồng giao thoa với thần linh để cầu xin những điều tốt đẹp trong cuộc sống


Mỗi điệu múa sẽ đặc trưng riêng cho mỗi vị thần mà họ thờ cúng.

Thầy Ka-ing với đôi chân trần múa đạp lửa.

Theo quan niệm của người Chăm, sống phải có âm có dương, nên điệu múa âm dương cần phải có cả nam và nữ


Lễ hội Rija Nagar nhằm cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng được sống ấm no hạnh phúc, cũng như tẩy uế những cái xấu xa của năm cũ để đón lấy những điều may mắn trong năm mới. 


Điều đặc biệt nhất của lễ hội là điệu múa đạp lửa của thầy múa lễ (được gọi là Ka-ing) thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của cộng đồng. 

Hình ảnh đôi chân trần nhảy múa đạp tắt ngọn lửa đang cháy còn mang ý nghĩa xua tan cái xấu xa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau khi múa đạp lửa, đồng bào còn hát múa âm dương, một dạng múa phồn thực của người Chăm, gọi là Tamia Klai Kluk. 

Cho đến nay, Lễ hội Rija Nagar vẫn là một phần quan trọng trong chuỗi hệ thống tín ngưỡng đặc sắc của cộng đồng Chăm Bà la môn và Chăm Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận. 

Lễ vật cúng cùng cách bày biện lễ mang ý nghĩa tượng trưng cho hình thể con người nhằm để cầu mong sự sinh sôi nảy nở.
Lễ vật cúng cùng cách bày biện lễ mang ý nghĩa tượng trưng cho hình thể con người nhằm để cầu mong sự sinh sôi nảy nở.
Ông Ka-ing là người đại diện cho cộng đồng giao thoa với thần linh để cầu xin những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ông Ka-ing là người đại diện cho cộng đồng giao thoa với thần linh để cầu xin những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Mỗi điệu múa sẽ đặc trưng riêng cho mỗi vị thần mà họ thờ cúng.
Mỗi điệu múa sẽ đặc trưng riêng cho mỗi vị thần mà họ thờ cúng.
Thầy Ka-ing với đôi chân trần múa đạp lửa.
Thầy Ka-ing với đôi chân trần múa đạp lửa.
Theo quan niệm của người Chăm, sống phải có âm có dương, 
nên điệu múa âm dương cần phải có cả nam và nữ.
Theo quan niệm của người Chăm, sống phải có âm có dương, nên điệu múa âm dương cần phải có cả nam và nữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét