Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

ĐỊA ĐẠO PHÚ THỌ HÒA


Địa đạo Phú Thọ Hoà: thuộc thôn Lộc Hoà, Phường Phú Thọ Hoà, xã Phú Thọ Hoà.
Sau cách mạng tháng 8 /1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, chúng tổ chức những cuộc càn quét vùng cơ sở cách mạng với chủ trương tiêu diệt hết lực lượng của ta ở vùng vành đai thành phố. Đảng bộ địa phương lãnh đạo phát triển các hầm bí mật, đào công sự chữ L. Về sau, loại hầm chữ L này mất tác dụng vì chứa được ít người trong lúc nhu cầu của ta là cần phải có vị trí để ém quân, để cán bộ và lực lượng vũ trang bám đất, bám dân, nắm vững địa bàn hoạt động và làm bàn đạp tiến công vào thành phố.
Năm 1947, Chi bộ xã Phú Thọ Hoà có các đồng chí Nguyễn Văn Tiểng (Bí thư), Lê Thanh, Lâm Quốc Đăng đã bàn tính và chọn thôn Lộc Hoà để đào địa đạo vỉ tại đây có những đặc điểm như sau: Mô đất cao, cây cối rậm rạp, Địa hình địa chất phức tạp, nhân dân có truyền thống cách mạng vững chắc.
Vị trí hiện nay của địa đạo:
+ Đông giáp Luỹ Bán Bích (cách khoảng 500 mét)
+ Tây giáp phường Phú Trung
+ Nam giáp Hương Lộ 2 (cách 200 mét)
+ Bắc giáp Nghĩa địa Triều Châu
Thành phần nồng cốt được lựa chọn làm công tác đào địa đạo rất hạn chế, phải tuyệt đối trung thành với cách mạng, phãi tuyệt đối giữ bí mật. Chi Bộ huy động lực lượng dân quân chính Đảng thường xuyên đào từ 40-50 người và đào từ 20 giờ đến 2-3 giờ sáng. Ngoài ra, có lực lượng của Chi đội 12 do đồng chí Nguyễn Thượt (Lâm Quốc Đăng) làm Chi đội trưởng góp phần tăng cường;
Địa đạo được xây dựng theo kiểu hầm xe lửa: từ 2 điểm ở đầu, hai tổ đào thẳng về điểm trung tâm. Mỗi tổ 2 người cứ thế thay nhau đào từ 20 giờ đến 3 giờ sáng. Đất đào lên được mang đỗ xuống ruộng thấp vun thành những vồng khoai, vồng sắn. Về sau, ta huy động nhân dân đào thêm những hầm chữ L và giao thông hào công khai trên mặt đất để đổ lẫn đất nọ vào đất kia tránh sự chú ý của địch.
Cách đào: Đào 1 hố sâu rồi ngồi xuống dùng cuốc cán cụt khoét sâu vào lòng đất 3-4 mét, cứ thế tiếp tục, đồng thời nối hầm này qua hầm kia bằng con đường hầm, cụ thể là đào sâu xuống lòng đất ở đáy hầm bên này rồi đào ngang sang, khi thấy hầm bên kia thì trở lại mở 1 miệng hầm ở đây. Đoạn này (khoảng cách hai hầm) dài chừng 2 mét phải di chuyển trong đó với tư thế lom khom, không đứng thẳng được. Cả hai miệng hầm dưới đáy đều có nắp nay và cứ thế đào chạy theo địa hình địa vật (bên dưới các luỹ tre, mồ mả) .
Nắp miệng hầm đóng bằng gỗ theo hình thang có kích thước: rộng 0,4m và 0,2 m; cao 0,1m. Nắp hầm có đáy để đổ đất, trồng cây lên đó nguy trang. Mỗi đoạn hầm có 3-4 lỗ thông hơi, tuỳ theo địa hình là luỹ tre hay mồ mả mà đặt lỗ thông hơi ở đấy. Lỗ thông hơi theo kiểu loa kèn, trên to (0,2m) dưới nhỏ (0,1m) , đặt gốc độ 450 , ở đáy mỗi hầm đào sâu xuống 1 đoạn ngắn đề phòng mùa mưa cho nước chảy xuống. Trong hệ thống địa đạo có 3 hầm đào rộng ra để có thể ngồi họp 4-5 người hoặc chứa long thực, vũ khí.
Kích thước địa đạo: rộng 0,8m; cao 0,8m; dài gần 700 mét.
Nhân chứng sống hiện nay còn khoảng 10 người: Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh, Nguyễn Văn Lự, Nguyễn Văn Thử, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Văn Sự, Trần Văn Bốn, Huỳnh Văn Thực, Lê Văn Kỳ, Phạm Văn Trọng. 

Thành tích của địa đạo Phú Thọ Hoà: cất giấu 1.000 cán bộ, bộ đội, du kích, cụ thể như Chi đội 13, Tiểu đoàn Ký Con, Tiểu đoàn Ngô Gia Tự, và nhiều ban công tác thành. Từ địa đạo này xuất phát các mũi xung kích đánh được như sau:
+ Năm 1947 diệt 2 tiểu đoàn lính Âu Phi có 5 xe lội nước đi càn ra ngoại thành định đánh chiếm Tân Sơn Nhì; 

+ Cuối năm 1948, lực lượng Tiểu đoàn Ký Con, Chi đội 6, C-918, C-398, C-934, C-935 tấn công vào đồn Cao Đài ở ngã 5 Vĩnh Lộc, tiêu diệt toàn bộ đồn này. Sau đó dùng 1 số hàng binh Pháp dẫn Bộ đội cách mạng mặc giả lính nguỵ và tiêu diệt bót Phú Thọ Hoà.
+ Năm 1949, Chi đội 12 và Ban công tác thành Sài gòn – Chợ lớn đánh trận chống càn ở Gò Đậu (Ấp Bình Long) diệt 70 tên, thu nhiều vũ khí;
+ Năm 1952, lực lượng vũ trang địa phương kết hợp Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Tiểu đoàn Ký Con, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét