Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Đình Tân Quy Đông


Tổng thể Ngôi Đình Tân Quy Đông nhìn từ ngoài vào
Đình Tân Quy Đông nằm trên địa bàn phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, đây là ngôi đình có lịch sử trên 100 năm.
Năm 1852, để ghi nhớ công lao của người đã khai phá, khẩn hoang vùng đất này, vua nhà Nguyễn là Tự Đức đã phong sắc ”Thần” với tên của Thần là “Thành Hoàng Bổn Cảnh Chính trực Đôn Ngư”
Ngôi Đình được xây dựng để thờ cúng vị thần này kể từ khi có sắc phong của Vua cho đến naỵTrãi qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi Đình đã bị hư hại rất nghiêm trọng, qua nhiều lần sửa chữa đến nay ngôi Đình chỉ còn lại phần chính điện là được giữ lại hầu như toàn vẹn, còn những phần khác đã thay đổi rất nhiềụ Hiện nay nơi này đã bị xuống cấp nghiêm trọng cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền để có thể phục hồi và bảo tồn một địa điểm lưu giữ nét văn hóa cổ truyền.
Cổng vào Đình
Theo lời kể của ông Chín Hòn, một cao niên ở gần Đình và cũng là thành viên trong Ban Tế Tự của Đình, thì trước đây ngôi Đình có cấu trúc là nhà 3 gian,bằng gỗ, mái lợp ngói, phần gian giữa là Chính điện nên có phần mái cao hơn. Nhưng hiện nay, chỉ duy nhất phần Chính điện là tương đối nguyên vẹn còn những phần khác đã có nhiều thay đổị
Hiện nay, ngôi Đình gồm 3 khu chính, đó là:
-Phần Võ Ca
-Phần Chính Điện
-Phần nhà Hậu Hiền
Phía sau ngôi Đình là nghĩa trang nhỏ, nơi yên nghĩ của những người đã từng sống trong Đình để coi sóc ngôi Đình từ xưa cho đến nay.
Ngoài ra hai bên Đình còn có hai gian nhà phục vụ việc tiếp khách, khu vực nhà kho và bếp.
*Phần Võ Ca:
Năm 1955, phần Võ Ca bị Đảng phái Bình Xuyên giỡ bỏ để lấy gỗ làm nhà ở phục vụ cho bọn chúng. Năm 1959, được trùng tu lạị Đến 1996 được làm lại và giữ nguyên cho đến nay.
Phần Võ Ca được làm lại mô phỏng theo cấu trúc ngày xưa, có chiều dài là 18,2 m, chiều ngang là 11 m, được nâng đỡ bởi bốn cột đúc bằng ximăng trên thân cột có ghi câu đối, mái lợp bằng tôn, tường bao bằng gạch.Gồm 2 phần:
- Phần sân khấu: là nơi diễn ra những vở tuổng hát dâng cúng cho Thần và phục vụ nhân dân trong Lễ cúng Kỳ Yên
- Phần khoảng trống còn lại, tiếp giáp với Chính điện là nơi diễn ra những lễ tế trong các lễ cúng Thần.
*Phần Chính Điện:
Đây là phần quan trọng nhất của ngôi Đình, người dân ở đây qua bao đời đã ra sức bảo vệ nó qua những biến cố của lịch sử.
Phần Chính Điện
Phần Chính Điện nằm ở trung tâm ngôi Đình, có chiểu dài 07 m, chiều ngang 10,58 m. Hiện nay vẫn còn giữ được cấu trúc nguyên bản ngày xưa, là kiểu nhà một gian hai chái, được dựng theo kiểu tứ trụ gồm 4 cột chính rồi phát triển ra xung quanh( 4 cột chính bằng gỗ, mỗi cột có chiều cao 4,7 m, đường kính khoảng 0.3 m,trên cột có vẽ hình rồng), mái lợp ngói,các xà kẻ gỗ ở tường hồi có thanh kẻ chéo góc.
Trên bờ nóc gắn tượng lưỡng long tranh châụ Nhưng phần vách bao xung quanh thì không còn như ngày xưa và đã được thay bằng gạch.
Nơi trang nghiêm nhất trong Chính điện đặt bàn thờ Thần Thành Hoàng. Ở giữa bàn thờ là bài vị Thần (là chữ Thần viết bằng chữ Nho) đặt trên hương án nằm ở vị trí trung tâm trong Chính điện.
Phía trên bài vị, đặt sắc phong Thần của vuăđây chỉ đặt bản sao chép nguyên mẫu để thờ cúng, còn bản gốc được cất giữ nơi khác chỉ vào những dịp lễ cúng Thẩn mới làm lễ thỉnh sắc Thần vào Đình).
Sắc thần là tờ giấy dày có chiều dài 1,2 m và chiều ngang 0,6 m, trên nền in chìm hình con rồng ẩn trong mây, có 08 hàng dọc chép chữ Nho từ phải sang trái, dòng cuối cùng đề niên hiệu triều vua có đóng ấn vua hình vuông.
Đứng chầu hai bên bàn thờ Thần là cặp chim Hạc và cặp ngựa làm bẳng gỗ.
Ngoài ra trong Chính điện còn có 4 bàn thờ chi vị( là những người giúp đỡ công việc cho Thần)
Trước bàn thờ Thần là bàn thờ Hội Đồng, hai bên đặt cặp lục bộ, cặp Hạc bằng ximăng.
Theo lời của những người lớn tuổi ở đây xác nhận, hiện nay những hiện vật trong Đình còn giữ lại từ khi xây dựng Đình cho đến nay (có nghĩa là có niên đại trên 100 năm ) gồm:
Cái Mõ bằng gỗ (một trong những hiện vật còn lưu giữ lại trong Đình
-Bài vị thần
-Sắc phong thần của vua Tự Đức
-Cặp Hạc gỗ
-Cặp lục bộ( gồm 12 cây)
-Bộ tứ trụ nâng đỡ Chính điện,
-01 cái mõ bằng gỗ.
*Phần phía sau Chính điện được gọi là nhà Hậu hiền có chiều ngang 10,85 m, chiều dài 7,5 m. Nơi đây đặt bàn thờ hậu hiền.
Phía sau ngôi Đình là nghĩa trang nhỏ, nơi chôn cất những người đã từng ở trong Đình để trông coi Đình. Theo những người già ở đây thì họ cũng không còn nhớ chính xác ngôi mộ đầu tiên có từ khi nào nữạ Và đến năm 1995 thì nghĩa trang không còn được phép chôn cất thêm nữạ Đến nay hiện ở nghĩa trang này có 65 ngôi mộ.
Ngoài ra, bên phải Đình có bàn thờ ông Thần Nông.
Hằng năm ở Đình Tân Quy Đông có 03 lễ cúng lớn:
-Thứ nhất là lễ Cúng Kỳ Yên, diễn ra vào 03 ngày 15, 16, 17 tháng 2 Âm lịch.
-Thứ hai là lễ cúng Hạ điền vào ngày 16 tháng 5 Âm lịch
-Thứ ba là lễ cúng Cầu bông vào ngày 16 tháng 10 Âm lịch.
Hiện nay việc quản lý Đình được giao cho ban tế tự. Ban tế tự gồm có 01 trưởng ban và 03 phó ban. Và có các ban như: Ban nghi lễ; Ban tiếp tân; Ban trật tự; Ban kế toán; Ban hậu cần.
Cho đến hôm nay, người dân ở trong vùng cũng như vùng lân cận vẫn tin tưởng rằng Thần Thành Hoàng được thờ ở Đình Tân Quy Đông chính là người bảo vệ cho vùng đất của họ, bảo vệ và phù trợ cho công việc làm ăn của họ.Trong tâm thức của người dân không bao giờ có thể quên được vị Thần, người đã có công khai hoang lập ấp, giúp họ có cuộc sống ổn định. Chính vì vậy, năm nào cũng vậy, vào những ngày lễ cúng ở Đình bà con về dự lễ rất đông. Một mặt họ tỏ lòng mang ơn công lao của vị Thần ở đây,mặt khác họ cầu khẩn cho quốc thái dân an, công việc làm ăn thuận lợi, gia đình bình an, cuộc sống ổn định.
Ngày nay nhịp sống càng ngày càng hiện đại thì sự bảo tồn những gía trị truyền thống của các thế hệ đi trước lưu truyền lại là rất quan trọng. Và Đình Tân Quy Đông là một nơi như vậỵ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét