Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành

Mang phong cách đường phố đặc trưng, món ăn đa dạng, chợ ẩm thực Bến Thành vừa ra mắt tại TP HCM hứa hẹn sẽ là điểm tụ tập mới của du khách.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Chợ ẩm thực Bến Thành (Bến Thành Street Food Market) tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 700 m2 trên đường Thủ Khoa Huân, quận 1, TP HCM.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Người thuê phải trao đổi trước khi làm, hoặc chủ đầu tư quyết định cách trang trí từng quầy như chiều cao, các loại vật liệu không được xa xỉ. Phong cách ẩm thực đường phố luôn được đặt lên hàng đầu. Tên gọi của các quầy cũng rất dân dã như Anh Sáu, Chú Tèo, Chị Ba, Bà Ngoại, Nhà Quê...
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Tiêu chí hoạt động của khu chợ ẩm thực này là món ăn đa dạng, ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết các quầy hàng đều chuẩn bị các dụng cụ chế biến tại chỗ.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Nguyên vật liệu tươi sống trong quầy.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Với phong cách đường phố nhưng đảm bảo không gian sạch sẻ, quản lý chặt chẽ về chất lượng món ăn và an toàn thực phẩm, chị Ngọc (chủ quầy chả lá lốt Anh Sáu) hy vọng sẽ kinh doanh lâu dài tại khu chợ này.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Anh Nghĩa, quản lý quầy nướng Chú Tèo đánh giá, đây là mô hình kinh doanh mới lạ ở TP HCM mà chi nhánh của anh lần đầu tham gia. Mới khai trương vài ngày đã thu hút đông khách nước ngoài, đặc biệt vào buổi tối. "Hiện tại quầy tung ra 20 món nướng như lòng nướng, thịt đà điểu, cá sấu nướng, bánh hỏi thịt nướng", anh Nghĩa nói.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Quầy thập cẩm gồm thịt quay, bánh mì, phá lấu đặc trưng từ ngoài phố Sài Gòn cũng được đem vào phố ẩm thực này.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Gian hàng bún riêu duy nhất trong chợ ẩm thực Bến Thành.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Những món ăn đậm chất sông nước miền Tây như bún cá, cơm tấm lá sen, trái cây Nam Bộ...
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Những xiên nướng thịt, rau, củ quả sẵn sàng lên bếp nướng phục vụ thực khách.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Thế giới đồ nướng đầy màu sắc, nghi ngút khói than hồng.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Món ăn vùng miền cũng xuất hiện tại đây như xôi chả mực Hạ Long, bún cá, cơm tấm...
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Các loại kem đầy màu sắc.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Ngoài menu món Việt, chợ ẩm thực này còn có một số quầy đồ ăn Á - Âu khác như kem que Hàn Quốc, sushi Nhật Bản, kem Thái Lan, gà rán...
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Anh Nguyễn Ngọc Hải cho biết, khu chợ nằm bên chợ Bến Thành nên thu hút nhiều du khách nước ngoài, quảng bá hình ảnh các món ăn của Việt Nam. Các đối tượng khách như giới trẻ, gia đình cũng được quan tâm với giá cả tốt.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Sau khi mua các loại đồ ăn ưa thích, thực khách có thể mang tới những khu vực với những dãy bàn ăn bằng gỗ mộc mạc.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Bên cạnh menu với số lượng món ăn đa dạng, không gian trang trí cũng là điểm cộng của khu ẩm thực này.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến Thành
Các cô gái có thể có những bức ảnh ấn tượng với những bờ tường xung quanh được decor dễ thương.
Khu ẩm thực đường phố 700 m2 cạnh chợ đêm Bến ThànhPhóng to
 Chia sẻ
Buổi tối, thực khách có thể vừa nhấm nháp vừa thưởng thực các chương trình biểu diễn ca múa nhạc ngay tại khu chợ.
Lê Quân

Kinh nghiệm cho người lần đầu du lịch Long An

Không chỉ có nền văn hóa Óc Eo rực rỡ một thời, du lịch Long An, bất cứ du khách nào cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thanh bình của sông nước miền Tây.
Là điểm chuyển tiếp giữa hai vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, Long An không chỉ sở hữu một hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt mà còn được thiên nhiên ưu đãi món quà vô cùng tuyệt vời là nền khí hậu quanh năm ôn hòa. Chính nhờ những thuận lợi đó, du lịch Long An trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những chuyến dạo chơi và khám phá của du khách.
Long An có nhiều điều hấp dẫn chờ đợi du khách khám phá như di tích lịch sử nổi tiếng, những cảnh đẹp mê hồn và cả nét văn hóa vô cùng độc đáo... Chính vì lẽ đó, để không bị ngỡ ngàng khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất này, việc trang bị cho bản thân kinh nghiệm du lịch Long An là vô cùng cần thiết.
1. Nên đến Long An vào thời gian nào?
 Khí hậu quanh năm ôn hòa tại Long An chính là điều kiện thuận lợi để du khách tới thăm nơi này vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống rộn ràng thì khoảng giữa tháng 4 âm lịch là thời điểm thích hợp nhất cho chuyến du lịch Long An của du khách.
2. Di chuyển
 Xuất phát từ Sài Gòn, du khách có thể dễ dàng mua vé xe khách tại bến xe miền Tây hoặc ở các hãng xe nằm trên đường Lê Hồng Phong để di chuyển tới Long An.
Trong trường hợp chỉ có một ngày để dành cho chuyến du lịch Long An, du khách cũng có thể mua vé tour với giá khoảng 250.000-300.000 đồng để đi và về trong ngày.
Dù có thể dễ dàng đến Long An bằng xe khách nhưng dân du lịch bụi vẫn thường lựa chọn cách di chuyển bằng xe máy bởi Long An chỉ cách Sài Gòn khoảng 50 km.
Theo kinh nghiệm du lịch Long An của giới du lịch bụi thì việc sử dụng phương tiện cá nhân giúp họ tự do và chủ động hơn trong việc di chuyển giữa các điểm tham quan.
3. Lưu trú tại Long An
 Các dịch vụ du lịch tại Long An tương đối phát triển nên không khó để du khách có thể tìm cho mình một chốn nghỉ ngơi thích hợp. Bên cạnh những nhà nghỉ và khách sạn đầy đủ tiện nghi như khách sạn Công Đoàn, Huỳnh Thảo, Phượng Hoàng… thì việc qua đêm tại các homestay ở Long An cũng là phương án tuyệt vời cho chuyến đi của du khách.
Việc lưu trú tại nhà dân có thể không được tiện nghi như khi nghỉ tại các khách sạn, nhưng lại là cơ hội tốt để du khách tìm hiểu và khám phá cuộc sống của những người dân nơi đây.
4. Đặc sản Long An
 Chuyến du lịch Long An của du khách sẽ khó được coi là trọn vẹn nếu không thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn và nổi tiếng của vùng đất này như bánh tét, lẩu mắm, canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui hay rượu đế Gò Đen.
Ngoài ra, các sản vật như dưa hấu, thanh long với vị ngọt đậm đà cũng là những đặc sản mà chỉ khi trực tiếp nếm thử, du khách mới cảm nhận hết được sự khác biệt so với trái cây ở những nơi khác.
5. Điểm tham quan
 Nằm ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc là địa điểm đầu tiên mà du khách thường nhắc tới khi du lịch Long An. Cần Giuộc đọng lại trong ký ức của mỗi du khách là những bãi bồi đặc trưng của vùng sông nước cùng những sản vật dân dã nhưng có sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi như cá lóc nướng trui hay mắm còng mùng năm thưởng thức cùng thịt luộc.
Sau Cần Giuộc, Long An còn níu giữ chân du khách bằng những di tích lịch sử nổi tiếng như di tích Gò Đồn, di tích Gò Năm Tước, di tích Gò Xoài và di tích khảo cổ Bình Tả. Mỗi di tích lại mang một đặc điểm riêng về kiến trúc và chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá như lời mời gọi, kích thích trí tò mò của những du khách đam mê khám phá.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Ảnh: Internet
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Ảnh: Internet.
Đặt chân tới mảnh đất Long An, sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách không được cảm nhận sự thơ mộng và yên bình của khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười với những cánh đồng sen rộng lớn, những khu rừng tràm bạt ngàn cùng hàng trăm loài động vật quý hiếm… Sự hùng vĩ pha lẫn nét thơ mộng của thắng cảnh Núi Đất chắc chắn sẽ khiến không ít người phải ngỡ ngàng và mê mẩn.
Ngoài ra, khi đến Long An thì làng cổ Phước Lộc Thọ, rừng tràm và chợ nổi Tân Lập, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen hay vườn hoa kiểng Thanh Tâm… cũng là những điểm đến đầy sức lôi cuốn mà du khách không nên bỏ qua.
6. Lưu ý
 Để thuận tiện trong quá trình khám phá, du khách nên chuẩn bị cho mình những trang phục thật thoải mái như áo phông và quần jean để có thể dễ dàng di chuyển.
Theo kinh nghiệm du lịch Long An của du khách thì hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng những cánh rừng bạt ngàn khiến cho Long An có khá nhiều muỗi và côn trùng. Chính vì thế, việc chuẩn bị các loại kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng là điều vô cùng cần thiết.
Theo Lê Long/Timeout Vietnam

Sin Súi Hồ làm du lịch

Cùng đoàn báo chí khảo sát các tuyến điểm du lịch vùng Tây Bắc do Tổng cục Du lịch giao báo Du lịch tổ chức, chúng tôi ghé Sin Súi Hồ, còn gọi là bản Suối Hồ của tỉnh Lai Châu.
"Nàng sơn nữ" Sin Súi Hồ với vẻ đẹp mộc mạc nhưng đằm thắm tuyệt vời mới được phát hiện từ năm 2013, lập tức trở thành điểm du lịch trọng tâm miền biên viễn. Đây là nơi mà chỉ cần đến một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại, bởi sự hoang sơ cùng tính cách Mông chất phác, hồn hậu và cách làm du lịch chuyên nghiệp đến khó tin.
Sin Súi Hồ làm du lịch
Vợ chồng anh Hảng A Sà.
"Sạch" từ trong ra ngoài
Các bản Mông, cũng như người dân tộc Mông, không xa lạ gì với tôi. Cách đây hơn hai mươi năm, khi còn là sinh viên mỹ thuật Yết Kiêu, trong các đợt đi thực tế lấy tư liệu sáng tác, tôi đã từng ở nhà đồng bào dân tộc thiểu số hàng tháng trời nên tôi biết khái niệm "ăn Mông, ở Thái" (người Mông chỉ chú trọng ăn sao cho ngon, người Thái thì chỉ thích ở sao cho sạch) từ xưa dường như vẫn không thay đổi.
Vậy mà lần này, tôi vô cùng ngạc nhiên và tò mò khi nghe Huyền, cán bộ Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu giới thiệu về Sin Súi Hồ, một bản thuần Mông thuộc huyện Phong Thổ: "Em biết các anh chị đã đi khá nhiều bản du lịch của người Mông, nhưng em tin chắc rằng lên đến bản Sin Súi Hồ, các anh chị sẽ hoàn toàn bất ngờ bởi ba điều: thứ nhất, vệ sinh cực kỳ sạch sẽ; thứ hai, phong tục người dân vẫn giữ được nguyên vẹn, không hề bị mai một cũng không bị thương mại hóa như một số điểm du lịch khác và thứ ba, các anh chị sẽ được hưởng trọn một bầu không khí trong lành mát mẻ bởi bản nằm ở trên độ cao gần 1.500 m".
Con đường lên bản cũng tương đối dễ đi, xe ô tô 29 chỗ có thể vào tận nơi. Từ thành phố đến bản Thèn Sin 12 km chỉ có một số đoạn gồ ghề, từ Thèn Sin rẽ phải đến UBND xã Sin Súi Hồ 19 km, đường đèo dốc quanh co, hai bên núi non hùng vĩ ôm lấy các thửa ruộng bậc thang uốn lượn, cảnh đẹp như tranh. "Hôm nay, thực sự em có một chút tiếc nuối, nếu các anh chị đến sớm hơn, tầm từ tháng 8 cho đến tháng 10, con đường mà chúng ta đang đi đây rất đẹp bởi sắc màu của những thửa ruộng bậc thang. Các hãng lữ hành lên đây đều nhận định, ruộng bậc thang ở Sin Súi Hồ đẹp chả kém gì Mù Cang Chải", lời giới thiệu đầy lôi cuốn của Huyền trên xe càng khiến chúng tôi thêm phần sốt ruột trên hành trình.
Từ UBND xã vào bản khoảng 2 km, đường đã đổ bê tông kiên cố. Bản sạch sẽ, con đường uốn lượn quanh co qua những vườn lan. Cả bản như một vườn lan khổng lồ với hàng nghìn chậu địa lan tươi tắn khoe sắc với hoa dã quỳ vàng rực lối đi, trải kín ven rừng. Sin Súi Hồ tựa một khu du lịch sinh thái. Thời gian này địa lan đang nụ chuẩn bị chờ đón Tết, đây cũng là thời gian dân bản thường ở nhà thêu thùa, may vá.
Bản Sin Súi Hồ có hơn 100 ngôi nhà trình tường, lợp ngói truyền thống Mông. Mỗi nếp nhà lại được gia chủ chăm chút theo cách riêng bằng cây xanh, cây ăn trái và những chậu lan rừng, đặc biệt, trong nhà, ngoài sân vườn, đường sá phong quang, tuyệt đối không thấy rác hay chất thải của gia súc, một điều cực kỳ hiếm thấy nếu so với các bản người Mông bình thường khác.
Ngạc nhiên hơn nữa khi được biết đây là sự lột xác hoàn toàn của Sin Súi Hồ, rượu ngô Mông Pê Hoàng Liên Sơn, rượu thóc Sin Súi Hồ từng được coi là "thiên hạ đệ nhất tửu" vùng Tây Bắc, thứ "nước trời ban" ấy cùng làn khói "nàng tiên nâu" từng khiến nhiều chàng trai bản chìm đắm suốt một thời gian dài, nhiều người bỏ bê ruộng nương, con trâu, con dê chui qua lỗ điếu bàn đèn mà hết, ngô, lúa nấu rượu mãi cũng cạn. Ấy vậy mà đã gần chục năm nay, được sự vận động, đấu tranh kiên quyết của Hảng A Sà, người uy tín nhất bản cùng Trưởng bản Vàng A Chỉnh, người Mông ở đây đã đồng lòng, quyết tâm bỏ rượu, cai thuốc phiện, xây dựng bản mình trở thành bản Mông "sạch", phát triển du lịch cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tự tin làm du lịch chuyên nghiệp
Trong số gần trăm bản du lịch cộng đồng xuất hiện hơn chục năm nay ở vùng Tây Bắc, Sin Súi Hồ là "bé sơ sinh" theo đúng nghĩa đen, khi mới được công nhận từ tháng 6/2015. Nhưng chính vì sinh sau đẻ muộn nên Sin Súi Hồ lại rút được kinh nghiệm từ các anh chị đi trước để xây dựng cho mình một hướng đi chuyên nghiệp và bài bản. Ấn tượng về sự chuyên nghiệp nhưng vẫn giữ nét mộc mạc đáng yêu của Sin Súi Hồ ngay từ khi xe lăn bánh vào bản. Trên tấm biển bằng lưới đen nẹp bằng hai thanh tre gộc ở cổng bản có hàng chữ thêu bằng thừng: "Điểm du lịch cộng đồng, bản Sin Súi Hồ" cùng một hàng chữ tiếng Anh "Resort Community Ecology" nhỏ hơn ở bên dưới.
Thay vì đánh số nhà như ở Bản Lác, Mai Châu (Hòa Bình), nhà ở Sin Súi Hồ ghi hẳn tên chủ nhà lên những tấm biển trước cửa, hoặc trên cánh cổng to như cổng chào. Những tấm biển này làm bằng gỗ xẻ nguyên tấm từ thân cây, to nhỏ tùy vào sự sung túc của gia chủ, trên có đầy đủ nội dung mà du khách quan tâm: Tên chủ nhà, số điện thoại di động, một số chi tiết như homestay, Wi-Fi (nếu nhà làm dịch vụ du lịch), đặc sản mà gia đình bán... gắn bằng những hòn cuội nhỏ màu trắng, hoặc sợi thừng uốn thành chữ. Phong cách này được thống nhất trong toàn bản, tất cả các biển chỉ dẫn hay biển quảng cáo các gian hàng trong chợ đều được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, văn minh mà lại rất thô sơ này, cảm giác hệt như trong các bộ phim cowboy miền Tây của Hollywood.
Ở Sin Súi Hồ có 6 hộ gia đình làm homestay có thể đón khách du lịch ăn, nghỉ tại nhà. Các gia đình đã chủ động học hỏi, đầu tư các trang thiết bị vật dụng, tự lắp internet, xây dựng công trình phụ sạch sẽ để phục vụ khách du lịch. Khi tôi tò mò muốn biết du khách có thể làm gì trong thời gian lưu lại đây, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch Sở VH-TT&DL tỉnh Lai Châu Lê Quang Minh hào hứng giới thiệu: "Có rất nhiều "việc" cho du khách chị ạ, với những người trẻ, họ có cả một khu rừng già nguyên sinh, núi cây cảnh và thác Trái tim ngay cạnh bản để chinh phục.
Mùa hè ở đây khí hậu mát mẻ, ruộng bậc thang vào mùa nước đổ, có thể trải nghiệm đi cấy ruộng lúa. Đó cũng là lúc đào, mận, táo mèo cho thu quả, họ có thể theo chủ nhà đi hái quả, bắt cá được nuôi trên đỉnh núi cao. Mùa thu là mùa lúa vàng đẹp nhất và thảo quả đến kỳ thu hái, mọi người có thể học cách hái và sấy thảo quả luôn tại chỗ. Thời điểm đó Sin Súi Hồ vui lắm, tất bật người, ngựa, xe thồ với những gùi thảo quả nặng trĩu".
Đi một vòng quanh bản, bất kể gặp ai, từ trẻ con, người già, phụ nữ… ai ai cũng chào hỏi, tiếp chuyện vui vẻ. Gây cho chúng tôi ấn tượng mạnh nhất có lẽ là hai điều: một là sự chăm ngoan, lễ phép của các em nhỏ, dù đang làm bất cứ việc gì, hễ thấy có khách là các em đứng dậy khoanh tay trước ngực chào, sau đó lại hồn nhiên chơi tiếp hoặc làm nốt công việc đang dở dang. Điều thứ hai là các hộ dân ở Sin Súi Hồ khá sung túc. Các ngôi nhà khang trang, rộng rãi, khu nhà ở được dựng riêng biệt với khu bếp, khu chăn nuôi, khu vệ sinh… Nước sạch được lấy từ suối về, theo hệ thống ống dẫn thẳng đến từng nhà, trong sân vườn mỗi nhà đều có 2 đến 3 vòi nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
Vào chơi nhà trưởng bản Vàng A Chỉnh, sau bữa cơm ngon miệng với toàn thực phẩm sạch: lợn cắp nách, gà đồi, cá suối và các loại rau rừng… được chế biến theo cách rất riêng của người Mông, thong thả bên chén trà nóng, A Chỉnh chia sẻ bằng vốn tiếng Kinh khá sõi: "Thu nhập của dân bản chủ yếu từ hai nguồn chính, thảo quả và hoa địa lan. Nghề làm thảo quả thì có từ lâu rồi, thảo quả được trồng dưới tán rừng nguyên sinh ngay cạnh bản, phải trồng 5 năm mới được thu hoạch.
Mỗi năm, mỗi nhà thu nhập hơn 100.000 triệu đồng từ thảo quả. Còn nghề trồng hoa địa lan thì mới có từ hai năm nay thôi nhưng cho thu nhập tốt lắm. Lúc đầu, khi đi làm thảo quả thấy địa lan rừng đẹp, mình mang về trồng làm cảnh cho đẹp nhà đẹp cửa thôi, rồi nó ra hoa đẹp quá, khách Kinh lên chơi cứ đòi mua, bán được giá mình liền tuyên truyền cho bà con cùng trồng, thế là có thu nhập. Bây giờ địa lan là nguồn thu đáng kể của các gia đình trong bản".
Ngoài thảo quả, địa lan, A Chỉnh còn thu nhập từ nuôi dê, lúa nương, chuối, ngô… Mỗi năm đàn dê nhà A Chỉnh cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Đời sống khấm khá nên A Chỉnh tự trang bị Internet, lắp Wi-Fi, mua sắm nhiều vật dụng tiện nghi trong gia đình. "Wi-Fi á, mình tự lắp đấy nhé, có hơn một triệu thôi, mình sử dụng được máy tính, dùng Facebook của con trai để tự giới thiệu về nhà mình, bản mình với khách du lịch. 6 gia đình làm homestay ở đây mỗi nhà có thể phục vụ 8 đến 10 khách mỗi ngày, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối", A Chỉnh tự tin giới thiệu.
Trên đường từ Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu lên đây, ngay từ những lời giới thiệu đầu tiên, thấy cô bé Huyền nhắc đến tên Vàng A Chỉnh quá nhiều, anh chị em đoàn đùa hỏi: "Có phải em mê chàng trưởng bản người Mông không đấy?". Cô bé hồn nhiên trả lời: "Vâng, em mê cả đất và người Sin Súi Hồ!". Quả thật, sau chuyến đi, chàng trai người Mông này và cả bản Sin Súi Hồ đã khiến cả đoàn mê mệt! Nhất định tôi sẽ quay trở lại.
Theo HNM / Báo Sài Gòn Đầu Tư

Thăm làng nghề làm hủ tiếu ở Cần Thơ trên báo nước ngoài

(Dân trí) - Bài viết giới thiệu làng nghề truyền thống làm hủ tiếu ở Cái Răng, Cần Thơ của nhiếp ảnh gia Việt Nguyễn Vũ Phước vừa được trang Bored Panda đăng tải trọn vẹn. Qua đó, người xem phần nào hiểu được quy trình làm nên món ăn đậm chất vùng sông nước Tây Đô.


Nếu có cơ hội tới thăm Cần Thơ, sẽ rất hối tiếc nếu du khách bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm tuyệt vời ở những làng nghề truyền thống như làng bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng hoa Thới Nhựt, làng đan lọp Thới Long. Sau khi dạo quanh chợ nổi Cái Răng, du khách nên ghé qua làng nghề truyền thống làm hủ tiếu.
Một cơ sở sản xuất làm hủ tiếu ở quận Cái Răng, Cần Thơ
Một cơ sở sản xuất làm hủ tiếu ở quận Cái Răng, Cần Thơ
Ở quận Cái Răng, hiện nay xuất hiện nhiều hộ gia đình làm hủ tiếu truyền thống. Trong số đó, đáng chú ý nhất là gia đình Sáu Hoài và Chín Cửu ở khu vực cầu Cái Răng. Ngoài việc phục vụ sản xuất hàng ngày, các cơ sở này sẵn lòng chào đón những vị khách trong nước và quốc tế tới thăm, chứng kiến quy trình sản xuất của họ.
Người thợ đổ bột gạo lên khuôn
Người thợ đổ bột gạo lên khuôn
Trên khuôn viên rộng chừng 300m2, các cơ sở sản xuất được thiết kế với mái che, khuôn gian vườn thoáng đãng để phơi hủ tiếu dưới ánh sáng tự nhiên. Với những trang thiết bị lâu đời, thợ thủ công ở đây vẫn xử lý các công đoạn bằng tay, duy trì nét độc đáo của làng nghề truyền thống để cho ra đời sợi hủ tiếu mềm, dai và giữ được vị ngọt thanh tao.
Bột được tráng mỏng đều tay
Bột được tráng mỏng đều tay
Nhằm tăng tính cạnh tranh mà vẫn giữ nguyên “thương hiệu”, mỗi hộ gia đình sở hữu bí quyết gia truyền riêng, tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm của mình. Miền đất Tây Đô từ lâu lưu truyền câu ca: “Cần Thơ gạo trắng nước trong” nên nguyên liệu gạo sử dụng phải đảm bảo độ trắng, trong. Sau đó, gạo được đãi, ngâm kỹ, xay mịn, cho vào lu nước quấy thành tinh bột. Người thợ dùng thứ bột gạo này tráng thành từng lớp mỏng trên bề mặt khuôn. Khâu này rất quan trọng đòi hỏi sự khéo léo sao cho tấm bánh dày mỏng đều nhau. Sau đó, người thợ đậy nắp khuôn để bánh chín nhờ hơi nước.

Tấm bánh sau khi hấp chín được đặt trên nan tre
Tấm bánh sau khi hấp chín được đặt trên nan tre
Công việc thường thực hiện từ 3 giờ đêm tới 11 giờ sáng. Thời gian buổi chiều là lúc thợ nghỉ ngơi. Bởi vậy, muốn tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất, du khách nên tới thăm cơ sở vào buổi sáng sớm.
Mang bánh đi phơi
Mang bánh đi phơi
Bánh hủ tiếu phơi dưới ánh nắng tự nhiên
Bánh hủ tiếu phơi dưới ánh nắng tự nhiên
Sau công đoạn tráng, bánh hủ tiếu được mang đi phơi trong vài giờ. Đây là công đoạn rất quan trọng cần sự khéo léo, nhịp nhàng của người thợ. Tấm bánh được xếp trên nan tre, đảm bảo bề mặt láng mịn, không có đốm nổi trên bề mặt. Những người thợ lành nghề làm từng giai đoạn theo thời gian chính xác mà không cần đồng hồ.
Cán bánh thành sợi
Cán bánh thành sợi
Sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời chừng 3-4 tiếng, từng tấm bánh được cắt bằng máy thành những sợi hủ tiếu mỏng, dài, nom rất ngon mắt. Tùy theo sở thích khách hàng, hủ tiếu có hai loại: một loại màu trắng sữa đặc trưng của bột gạo, còn loại kia màu vàng do pha với bột nghệ tự nhiên.
Khi thưởng thức bát hủ tiếu nóng hổi – đặc sản vùng đất miền Tây sông nước, thực khách đừng quên sự khó nhọc của những người thợ miệt mài làm việc chăm chỉ để có được sợi hủ tiêu thơm ngon.
Việt Hà
Nguồn video: Youtube