Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Nơi bình yên làng người Cor bên sông Kót

Dừng chân bên làng, từ xa đã nghe tiếng hươu, nai gọi bầy, những đàn chim Chơ rao lần lượt rủ nhau về đậu trên mái nhà sàn để cùng tìm nơi làm tổ đẻ trứng. Không xa, tiếng nước chảy róc rách của dòng sông Kót vọng ra từ ngọn núi Răng Cưa, nơi phân chia giữa người Cor vùng Trà Bồng (Quảng Ngãi) và người Cor vùng Trà My (Quảng Nam).
Vào buổi sáng giữa tháng 9.2014, chúng tôi ngược về Trà My trên con đường ĐH 616 trong cơn mưa đầu mùa của miền Trung nặng hạt. Dừng chân tại ngã ba Trà Dương(thị trấn Bắc Trà My), chúng tôi được một người dân chỉ dẫn để vào làng. Xa xa, dáng dấp của làng hiện dần trong màn sương sớm ban mai dưới những táng hương quế đang vào mùa trổ bông, xen lẫn những tràn hoa dã quỳ nở sớm nép mình bên những sườn núi cao như ôm trọn lấy những vạt lúa mùa đang vào mùa trổ bông.
Làng Kót (nay thuộc thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), cách ngã ba Trà Dương khoảng 25 km và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) khoảng 78 km về phía Đông Nam. Đây là làng còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống của tộc người Cor, nhưng chưa được nhiều người biết đến. 

Một góc làng Kót (thôn 2A) xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam dưới ngọn núi Răng Cưa.
Hằng năm, lễ hội truyền thống làng Kót luôn duy trì
Theo quan niệm cổ truyền, năm nào gặp phải trời tiết hạn hán, đồng bào Cor làng làng Kót làm trống đất và tổ chức nghi lễ cầu mưa.
Khi buồn, người Cor làng Kót lại đen Đàn đá (Phau) ra con sông Kót cạnh làng đánh lên để cho ông bà tổ tiên họ nghe mà phù hộ dân làng luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, thương yêu và giúp đở nhau cho sự trường tồn của giống nòi.
Chiều về trên bản làng Kót
Đan lát nghề truyền thống ở làng Kót được bảo tồn
Nơi con sông Kót chảy qua, người dân địa phương đặt tên làng của mình là làng Kót. Làng Kót còn hoang sơ lắm. Người Cor làng Kót mộc mạc như những cư dân Trường Sơn – Tây Nguyên. Đến đây, bạn sẽ được nghe những làn điệu dân ca truyền thống Cor như: Cheo, Agiới, Xadru phát ra những nốt nhạc từ cây đàn Vơró, đàn Kađlóc xen lẫn trầm bỗng của tiếng sáo Talía hoang sơ hoà cùng vào lễ hội truyền thống của dân làng trong điệu múa Kađấu của phụ nữ Cor mềm mại nhưng thật ruyến rũ. Để được một nghe nam nữ Cor hát đối đáp trong vòng tay yêu thương để rồi từ đây họ nên duyên vợ chồng mà còn để được tận hưởng cung bậc của tiếng Đàn đá (Phau) phát ra từ thuở ban sơ…   
Bên dòng sông Kót ngay từ buổi sơ khai, phụ nữ Cor làng Kót với điệu múa Kađấu truyền thống trong Chương trình Làng Việt:” Người Cor ở Trà Kót”, do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) thực hiện vào tháng 8 năm 2007
Sinh hoạt ở một gia đình người Cor làng Kót (thôn 2A)
Quế, một loại cây có giá trị kinh tế cao luôn được người Cor làng Kót (thôn 2A) trồng.
Trong hành trình trước lúc chia tay, thế nào bạn cũng được những người già Cor (cả đàn ông và đàn bà) giàu lòng mến khách mời ăn bởi miếng trầu, miếng cau rừng làng Kót gọi là đặc sản của núi rừng Trà My trong cảm giác lân lân, uống với nhau một hơi rượu cần được nghe những người già kể Khan (Sử thi) để càng hiểu thêm về văn hoá truyền thống của người Cor làng Kót nơi núi rừng Trà My trên vùng Trường Sơn-Tây Nguyên.
Nguyễn Văn Sơn (Dân Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét