Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Phong thủy cho không gian thờ cúng trong ngày tết

Phong thủy nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận như thế nào?


Phong thuy noi tho cung
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet

Trong quan niệm của người Việt, bàn thờ trong mỗi gia đình – nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất. Thế nhưng phong tục tốt đẹp từ ngàn đời này có những nguyên tắc sắp xếp, trang hoàng riêng mà không phải ai cũng biết. Và phong thủy nơi thờ cúng có ảnh hưởng nhất định đến những con người đang sống trong gia đình.

Phong thủy nơi thờ cúng ảnh hưởng đến gia vận?
Thần Phật được thờ trong nhà giống như người khách quý nên người ta thường đặt ban thờ thần Phật ở sảnh giữa nhà, áp lưng vào tường vững chắc hoặc để chung với bàn thờ gia tiên. 
Nhưng cũng không phải tùy tiện thích đặt thế nào thì đặt vì vậy, người xưa cho rằng chỉ cần nhìn vào nơi thờ cúng của gia đình cũng có thể biết gia chủ có tâm hay không. Cái tâm ở đây không được đo bằng mâm cao cỗ đầy, vàng mã bao nhiêu mà là ở vị trí đặt bàn thờ, cách sắp xếp bàn thờ ra sao cho phù hợp, trang nghiêm và sạch sẽ.
Quan niệm phong thủy thì cho rằng bàn thờ là nơi linh khí quy tụ, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất, người chết thì thành thần, thần lại là trung gian giữa trời với người. Từ đó có thể thấy, khí trường của ban thờ ảnh hưởng rất lớn đến người trong nhà. Ban thờ sắp đặt đúng cách không chỉ khiến người đã khuất an định mà ở lại coi sóc phù hộ gia đình, nên ban thờ cũng có những quy tắc nhất định.
Sắp đặt ban thờ theo phong thủy
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà có thể gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng. 
Bàn thờ thần Phật thì nên đặt ở hướng chính hoặc quay bên trái, bên phải. Ban thờ gia tiên tốt nhất nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa lớn để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên, tiện bề chăm sóc.
Số lượng thần Phật phải là số dương, do thần Phật thuộc dương vì vậy phải dùng số lẻ, không nên thờ cùng lúc quá nhiều thần Phật, hoặc thờ cùng lúc hai thần xung khắc nhau có thể gây loạn linh khí khiến người trong nhà tinh thần bất an, dễ gặp tai họa. Nếu có đặt tượng thần Phật mà tượng ấy lại bị nứt thì nên nhanh chóng thay mới do tà khí có thể xâm nhập vào.
Ban thờ có thờ chung thần Phật và bài vị tổ tiên thì thần Phật đặt ở bên trái, tổ tiên đặt ở bên phải, nếu đặt ngược lại sẽ gây âm thịnh dương suy không tốt cho phong thủy, trong nhà dễ gặp thị phi kiện tụng, bệnh tật không dứt. Thông thường người ta đặt nơi thờ cúng tổ tiên trước rồi mới đến thần Phật.
Tổ tiên được coi là chủ, thần Phật được coi là khách quý, nếu mời thần Phật trước rồi mới mời tổ tiên người xưa cho rằng như vậy khiến tổ tiên nhà mình không dám vào cửa. Bài vị tổ tiên cũng không được đặt cao hơn của thần Phật. Ban thờ phải có chỗ dựa lưng, tức kê sát vách tường để linh khí được hội tụ không bị tản mát
Bát hương thờ tổ tiên nên có tay cầm, bát hương thờ thần không nên có tay cầm. Vật liệu bát hương tốt nhất là dùng bằng sứ, sau đó đến đồng, không nên dùng đá hoa cương.
Bóng đèn phía trước không nên xung với ban thờ, không nên dùng đèn chiếu. Ban thờ cũng không đặt ở vị trí dưới xà nhà, nếu không có vị trí tốt hơn thì phải làm trần, ngoài ra bên trên không được có máy móc như máy điều hòa, máy hút mùi, loa đài.
Số lượng thờ thần Phật nhiều nhất là 3, không nên quá nhiều dễ gây bất an. Bát hương nên dùng hình tròn không có chân đế, chất liệu bằng sứ là tốt nhất. Bát hương thông thường không nên quá đầy tro, ngày 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
Bát hương thờ thần Phật nên cao hơn bát hương thờ tổ tiên, khi cắm hương thì nén hương nên cao hơn mắt người. Khi đốt hương chỉ nên đốt một que, nếu có điều cần khấn nguyện thì đốt ba que, không nên đốt nhiều hơn dễ khiến tà linh theo vào nhà. Vật phẩm thờ cúng cũng cần chú ý một số điểm sau: thờ Phật và Quan Âm chỉ được dùng đồ chay do nhà Phật không ăn đồ tanh; thờ thần chủ yếu dùng hoa quả và phải là số lẻ 1, 3, 5, nếu cúng tổ tiên thì số lượng là hai chữ số.

Lưu ý những điều cấm kỵ trong sắp đặt bàn thờ


ban tho, cam ky
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet

Người xưa quan niệm có rất nhiều cấm kị tại vị trí đặt ban thờ: Không được dựa vào trụ nhà, không được có cửa sổ bên cạnh (do không thể tụ được khí). Ban thờ cũng không được áp lưng vào nhà bếp vì có thể khiến chủ nhân dễ bị kích động, tính tình thất thường, nóng nảy, có bệnh về cột sống.

Phía sau ban thờ đặc biệt không được có nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng, theo phong thủy dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp ác mộng, đau lưng. Sau bàn thờ cũng không được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài, thương tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò, bếp, nhà vệ sinh, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại. Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt. Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương và nên điêu khắc thủ công là tốt nhất do các loại gỗ này tránh mối mọt, có thể sử dụng từ đời này sang đời khác.
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa. Chủ nhà thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh, nên thắp hương vào sáng và tối. Người xưa quan niệm rằng nếu khói hương bay thẳng lên là tốt, nếu cuốn thành vòng tròn hoặc tản mát là có “ngoại linh đang tranh cướp”. Nếu bát hương bàn thờ thần tự nhiên bốc cháy là may mắn, nếu bát hương thờ tổ tiên cháy là điềm báo hung.
Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.
Ban thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho rằng ban thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu ban thờ treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia vận trồi sụt khó đoán.
Ban thờ không được xung với đường đi: Ban thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.
Ban thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra. Nếu ban thờ đối diện với nhà vệ sinh thì người trong nhà gặp nhiều bệnh tật đau đớn.
Nếu ban thờ đối diện với nhà bếp dễ khiến nguời trong nhà hay tranh cãi những việc nhỏ, tính tình nóng nảy. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả. Nếu đặt đối diện với cầu thang, chủ nhân dễ bị động dao kéo, tai nạn đổ máu. Nếu đặt dưới cầu thang thì người trong nhà khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm không bằng phẳng có thể khiến chủ nhân gặp khó khăn trong mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
Ngày Tết là thời điểm quan trọng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết và cũng không được phép quên trang hoàng nơi thờ cúng. Công việc này thông thường bắt đầu từ ngày 23/12 âm lịch, thời điểm tiễn táo quân lên thiên đình bẩm báo công việc ở hạ giới trong năm theo phong tục Việt Nam...

Cách dọn bàn thờ để không ‘phạm' phong thủy và mang lại may mắn


don ban tho theo phong thuy va mang lai may man
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet

Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đây là cách dọn bàn thờ theo phong thủy và mang lại may mắn:

Phần quan trọng nhất là bàn thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được. Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ theo phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.
Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.
Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt; que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt; cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt; cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.
Trên đây là tập tục của người xưa ghi chép lại trong các thư tịch cổ, những công việc tỉ mỉ khi chăm sóc bàn thờ gia tiên cũng là cách để tăng thêm phần không khí ngày Tết. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên không hẳn tất cả những tập tục trên còn phù hợp. Xin nêu lại tập tục cổ nhân như một cách để bạn đọc tham khảo, thêm phần hiểu biết về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân đang tới với hi vọng mọi người sẽ gặp những may mắn mới, thành công mới.

Phong thủy tiễn năm cũ và sắp xếp bàn thờ đón năm mới


nghi thuc tien nam cu va sap xep ban tho don nam moi
Ảnh mang tính họa

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm (Âm lịch), để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Và sau đó là dọn dẹp nhà cửa để đón Tết. Sau đây, Một Thế Giới xin chia sẻ một số nghi thức tiễn năm cũ và sắp xếp bàn thờ đón năm mới.

Tiễn Táo Quân về trời 
Để nhận được sự phù hộ của thần linh, ông cha ta từ xưa đã thực hiện các nghi lễ làm hài lòng các vị thần Thổ Công. Trong đó vị thần được nhiều người biết đến là Tào Công thường lên Thiên Đình sớm hơn một ngày so với các thần Thổ Công khác, tức vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch. Những vị Thổ Công khác được quan niệm là sẽ lên trời vào ngày 24 tháng Chạp Âm lịch.
Khi các thần Thổ Công vắng nhà, gia chủ bắt đầu chuẩn bị đốn Tết. Người ta cho rằng sẽ không tốt lành nếu bắt tay dọn dẹp nhà cửa đón Xuân trước khi các vị thần về trời. Do vậy, bạn chỉ nên dọn dẹp nhà cửa vào tuần cuối cùng của năm mới, sau khi đã thành kính tiễn Táo công và các vị Thổ công lên trời.
Thần Táo Quân gồm 3 người, 2 Táo Ông và 1 Táo Bà. Táo Quân hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của ta và Trung Hoa được xem là vị thần quan trọng nhất trong các vị Thổ Công, cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà cũng như chịu trách nhiệm chăm sóc sự sung túc của các thành viên trong nhà. Mỗi nơi tuy có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau, nhưng hang năm cứ đến 23 tháng Chạp là Táp Quân cưỡi cá chép lên Thiên Đình trình báo và thỉnh cầu hộ gia chủ để mang về nhiều may mắn. Do vậy, ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết Ông Táo.
Việc cúng Ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:
·         Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu …
·         Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén
·         Ba con cá chép sống để táo quân cưỡi bay lên trời
·         Hai cây tre
Hai thứ quan trọng nhất thiết phải có là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là sẽ đưa Táo Công lên trời, và thứ hail à thật nhiều kẹo. Người ta tin rằng nếu Táo Công có rất nhiều đồ ngọt để ăn thì miệng ngày sẽ ngọt ngào và chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp cho Ngọc Hoàng.
Bài khấn mẫu tiễn đưa ông Táo lên trời: 
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là*: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
* Nếu tự khấn cho bản thân thì đọc là “Tín chủ con là”. Nếu khấn cho cả nhà hay một nhóm người thì đọc là “Tín chủ chúng con là”.
Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn rồi lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hoá vàng mã. Cuối cùng, thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở Ông Táo lên chầu trời.
Tẩy rửa hết năng lượng cũ
Sau khi các vị thần lên Thiên Đình, gia chủ cần nghiêm túc dọn dẹp nhà cửa ngay. Người ta hay mua quần áo mới, giày dép mới và những vật dụng trang trí mang lại may mắn để bày biện trong thời gian này. Một nghi lễ phong thuỷ quan trọng để nạp lại năng lược được thực hiện trước khi đón Năm Mới sung túc là tẩy rửa hết năng lượng cũ, nghĩa là lau chùi bụi bặm và vứt bỏ những đồ vật không cần thiết. Lau chùi cần thận các phòng và dịch chuyển đồ dùng trong nhà để quét dọn bụi bặm tích tụ cả năm trước.
Cần đặc biệt lưu ý chổi quét nhà sau đó phải được giấu kín để không ai nhìn thấy trong suốt ngày mồng một Tết. Nếu chổi được đưa ra vào ngày đầu năm, nó sẽ quét hết may mắn của gia đình và mang vận rủi đến, vì vậy cần rất thận trọng với chổi.
Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc Lộc Thọ
Nếu bạn đã mời các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị đón Tết. Việc nạp lại năng lượng cho ba vị Phúc Lộc Thọ là điều quan trọng nhất, bằng cách đốt 3 ngọn nến trước mặt ba vị thần này vào ngày Tất Niên. Điều này có ý nghĩa mang lại năng lượng của các vị thần sao cho năm mới.
Nếu bạn chưa có các vị thần này thì năm nay là thời điểm thích hợp để tìm một bộ thích hợp mời về nhà. Chỗ tốt nhất cho các vị là ở trên một bàn hay tủ bên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo là bao giờ cũng có đủ thực phẩm gần bên, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.
Thanh toán nợ nần của năm trước
Các doanh nhân, người làm ăn phải lo trả hết nợ trước giao thừa, vì mang tiếp nợ sang năm mới là điều không may nhất. Nó cảnh báo rằng bạn có thể lún sâu hơn trong nợ nần vào năm tới.
Trước khi khoá sổ của năm cũ, người ta coi là rất tốt đẹp nếu bạn lì xì bao đỏ cho nhân viên. Điều mày mang lại những khuôn mặt vui vẻ, tươi cười khi kết thúc công việc làm ăn của một năm, chuẩn bị đón chào năm mới. 
Sổ sách làm ăn lúc này phải được dán lại bằng giấy đỏ, để khi chúng được mở lại vào đầu năm sau. Cũng làm tương tự như vậy với các cửa của cửa hàng hay văn phòng. Như vậy khi mở cửa trở lại sau Tết, sổ sách, các cửa đều đã được dính giấy đỏ, màu của sự may mắn.
Dự trữ thực phẩm
Một việc lớn khác cần làm để chuẩn bị nhà đón năm mới là tích trữ nhiều đồ ăn ngọt. Người ta thường làm hoặc mua đủ loại bánh kẹo để không thiếu sự “ngọt ngào” trong nhà. Tiếp theo bạn cần mua nhiều quýt vì tên nó đồng nghĩa với vàng. Ở Singapore, người ta thường tặng nhau một cặp quýt cầu sự may mắn, thịnh vượng vào dịp Tết.
Ngay trước ngày đầu năm mới, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm là Cá muối, tỏi, hành củ, và tỏi tây. Hãy mua loại tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi) và buộc lại với nhau. Đặt tất cả 4 thứ trên vào thúng gạo vào ngày giao thừa và lấy chúng ra vào ngày mồng một và dung chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.
Ý nghĩa của 4 loại thực phẩm quan trọng nêu trên:
·         Cá khô nghĩa là “của ăn của để”
·         Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”
·         Hành nghĩa là “thông minh”
·         Tỏi tây nghĩa là “cần cù”
Chỉnh sửa cửa và bàn thờ
Ngoài ra bạn nên chỉnh sửa lại bàn thờ, cửa chính và các cửa khác trong nhà nếu như chưa phù hợp. Chúng sẽ được mở toàn bộ vào lúc cúng giao thừa. Đồng thời, bạn nên bật hết đèn để cả nhà tràn ngập khí và ánh sáng với ý nghĩa là dương khí tràn ngập căn nhà.

Dịch Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét