Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Khám phá trò chơi Tết xưa trong tranh dân gian Đông Hồ

Các trò chơi Tết là đề tài “đinh” được các nghệ nhân làng tranh Đông Hồ rất thích thú, tái hiện sinh động trong mỗi tác phẩm.

Trò chơi dân gian “rồng rắn lên mây”. Trong dịp tết cổ truyền của người Việt xưa, trò chơi dân gian đặc sắc như rồng rắn lên mây luôn được đề cập đầu tiên. Rồng rắn lên mây là một trò chơi nhóm, có đội hình, có phân vai và mọi người phải thực hiện vai chơi của mình trong sự phối hợp với người khác. Tham gia trò chơi, người chơi được rèn luyện kĩ năng phối hợp với nhau, sự gắn kết của các cá thể trong dây rồng rắn nếu không sẽ xảy ra tình trạng đứt dây, rã đám chơi. Kĩ năng hoạt động nhóm được rèn luyện từ đây. Đó là một trò chơi mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc.

Trò kéo co truyền thống là trò chơi dân gian mang đến bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười trong ngày Tết. Kéo co là trò chơi thể hiện sức mạnh đồng đội cao, thường được tổ chức vào các dịp lễ hội, dã ngoại, thu hút nhiều người tham gia cũng như đám đông cổ vũ. Luật chơi cũng đơn giản, để chiến thắng, người chơi hay đội chơi cần có sức lực mạnh để kéo, trụ, nắm chặt dây và giật.

Trò bịt mắt bắt dê. Trò chơi dân gian là những giá trị thể hiện nền văn hoá lâu đời của Việt Nam và trò bịt mắt bắt dê cũng góp phần trong đó. Trong tranh dân gian đông hồ, đây là trò chơi tạo nhiều cảm hứng thi họa nhất. Luật trò chơi cũng dễ hiểu, thích hợp cho trẻ con từ 6 đến 15 tuổi. Ảnh: VNP

Trò múa lân. Hình ảnh múa lân trong các bức tranh đông hồ cho thấy một mùa xuân tươi đẹp đang về, nhằm hy vọng một năm mới nhiều may mắn và thịnh vượng, hạnh phúc. Trò chơi thường được biểu diễn trong dịp Tết Nguyên đán.

Múa rồng. Múa rồng là hình thức múa truyền thống và kỳ công. Giống như múa lân, múa rồng là tâm điểm của những lễ hội trong dịp năm mới. Múa rồng trong ngày đầu năm được cho là mang lại may mắn và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Trò đánh đu. Trong ngày hội vui như Tết không thể thiếu những trò chơi dân gian như đánh đu. Trên một khoảnh đất rộng, sáu hay tám cây tre dài được chôn sâu đủ vững chắc để chịu được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng. Hình ảnh tà áo nhiều màu sắc bay cùng cần đu đưa lên vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem thực sự trở thành một nét đặc trưng của lễ hội.

Chọi chim. Thời xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về người ta lại đua nhau đi thi chọi chim, và nó trở thàn hình ảnh gắn bó với dịp Tết, được tái hiện sinh động trong các bức tranh đông hồ.

Chọi cá. Cũng giống như chọi chim, chọi cá là trò chơi không thể thiếu trong tết xưa, tạo không khí tranh đua sôi động dịp Tết.
Minh Khánh (Tổng hợp) (Dân Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét