Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Đặc sắc lễ hội xuống đồng ở Yên Bái


Mảnh đất miền tây của tỉnh Yên Bái thuộc xã Tú Lệ (Văn chấn) nổi tiếng với lễ hội Lồng Tồng, hay còn gọi là hội xuống đồng, khiến du khách khi đã đến thì không muốn về bởi nét thu hút của cảnh sắc và con người nơi đây.
Mảnh đất này còn được ví như cao nguyên Đà Lạt với phong cảnh hữu tình bên những cánh đồng lúa vàng óng phơi màu trong nắng và những câu chuyện thần bí của dân tộc Thái xưa kia.
ảnh 1 (3)
Các thôn dâng mâm cỗ trong ngày hội xuống đồng
Từ trung tâm huyện Văn Chấn, vượt qua các cung đường uốn lượn vắt ngang những đỉnh núi mây mù sẽ đưa du khách đến với thị tứ Tú Lệ sầm uất. Đứng tren đèo cao phạ nhìn xuống, Tú Lệ đẹp như một bức tranh sơn thủy với những ngôi nhà sàn khuất bóng, ẩn hiện bên những triền lúa mênh mông. Thu sang, cả thung lũng ấy lại ngập tràn một màu của nắng vàng lẫn trong màu lúa chín.
ảnh 2 (1)
Lễ hội với các mâm cỗ đầy ắp
Đặc biệt, nơi đây nổi tiếng với lễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng). Nó là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới của đồng bào dân tộc Thái xã Tú Lệ, được duy trì tổ chức 5 năm 1 lần. Gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, để cầu cúng thần nông-vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành.
ảnh 3 (2)
Những con trâu to khỏe sẽ cày những đường đi đầu tiên cho một năm mới đầy may mắn
Người ta quan niệm rằng, lễ hội phải được tổ chức vào dịp đầu xuân, vì đó là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm nên khí thiêng trời đất hội tụ. Làm lễ vào ngày này vừa thể hiện sự trân trọng của người dân với đấng linh thiêng nhân dịp đầu năm mới, vừa giúp cho cuộc sống mọi mặt sẽ sáng láng, tốt đẹp cả năm.
ảnh 5 (1)ảnh 5 (1)
Người dân xuống đồng nhân dịp đầu năm mới
Lễ hội gồm 2 phần chính: Phần lễ là nghi thức quan trọng cầu Thần nông, Thần núi, Thần suối do thầy cúng hoặc người già nhất làng thực hiện. Mâm lễ cúng được người dân trong làng chuẩn bị rất chu đáo gồm: một đầu lợn, một con gà, xôi, mâm ngũ quả, rượu, những quả “còn” nhiều màu sắc và một cụm lúa. Tất cả sản vật cúng đều là do người dân tự làm ra, thể hiện lòng thành kính với các vị thần đã bảo hộ cho bản làng.
ảnh 6
Đến với Lễ hội du khách còn được thưởng thức gạo nếp Tú Lệ lừng danh
Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Thái như: Ném còn, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, xèo trống chiêng… thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.
Vì là lễ hội quan trọng nhất nên mọi người đều mặc trang phục dân tộc đẹp nhất, rực rỡ nhất. Lễ hội diễn ra từ đêm hôm trước đến chiều ngày hôm sau với những nội dung nghi lễ khá cầu kỳ, đến với lễ hội, du khách còn được tham gia đêm lủa trại, cùng thưởng thức những điêụ múa xòe và cùng hòa nhịp vào không khí tươi vui của lễ hội.
ảnh 7
Hội thi kéo co thu hút người dân tham gia rất hào hứng
Đến với xã Tú Lệ vào mùa lễ hội, du khách không chỉ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ mà còn được khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc qua các lễ hội đầu năm. Với khung cảnh nước non hữu tình, khí hậu ôn hòa, môi trường sinh thái trong lành, nơi đây hứa hẹn sẽ đem lại sự thoải mái, được tận mắt chứng kiến và chiêm ngưỡng những gì thuộc về nơi đây.
Nguồn từ diadiemdulich.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét