Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Người hay uống bia rượu lưu ý: Chớ dại dùng cà phê khi đã say

(iHay) Nếu bạn đang say và dùng một ly cà phê để tỉnh táo, thì đó không phải là sự lựa chọn thông minh. Hậu quả sẽ là một buổi sáng hôm sau mệt mỏi kèm chứng hung-over (chứng nôn nao do say sượu đêm hôm trước), theo ông Robert Swift - tiến sĩ bác sĩ - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nghiện và chất cồn thuộc Đại học Brown (Mỹ).

Tại sao không nên uống cà phê khi đã say?Cà phê có thể khiến ta "tỉnh giả" sau khi uống rượu - Ảnh: Shutterstock
Trang menshealth dẫn lời ông Swift rằng ngay khi ta uống rượu, nó sẽ gửi tín hiệu đến não để bơm nồng độ dẫn truyền thần kinh dopamine cảm giác tốt. Đổi lại, dopamine kích hoạt việc sản xuất của một loại hóa chất gọi là AMP vòng.
AMP vòng làm cho não hoạt động nhiều hơn, bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, nói nhiều hơn và tràn đầy sinh lực. Nhưng một khi bạn dừng uống rượu, chất cồn sẽ làm cho cơ thể phóng thích các dẫn truyền thần kinh khác làm chậm tất cả các quy trình của não. Bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và mơ hồ, và thời gian phản ứng của cơ thể bị chậm lại, theo tiến sĩ Swift.
Sau đó, bạn muốn dùng cà phê để giúp tỉnh táo. Nếu bạn dùng một ly cà phê khoảng 250 ml, chất caffeine ngăn các enzym đặc biệt để điều khiển AMP vòng. Điều này sẽ làm giảm hiệu ứng cảm giác tốt của rượu và làm mất tác dụng an thần của rượu.
Trong khi rượu tiếp tục làm cho bộ não của bạn hoạt động chậm lại, bạn bắt đầu cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn nhờ caffeine. Lúc này, bạn có thể cảm thấy mình đã tỉnh táo để lái xe về nhà, nhưng thật ra bạn chưa hề tỉnh mà lại rất say.
Nếu bạn an toàn trở về nhà, bạn sẽ nằm lăn ra ngủ. Nhưng bạn sẽ chẳng ngủ ngon vì khi ngừng uống rượu, cơ thể sẽ phục hồi sinh lực ở não, rồi thì bạn sẽ thức dậy vào giữa đêm và không thể chợp mắt hoặc ngủ chập chờn. Hậu quả là một buổi sáng hôm sau mệt mỏi kèm chứng hung-over (chứng nôn nao do say sượu đêm hôm trước).

 
Ngọc Lam

Thắng cố ở xứ đá Ma Lé

(iHay) Ai đó nếu tìm đến Hà Giang một lần, thì đừng quên ghé Ma Lé, về với góc chợ ấy và thưởng thức cho mình một bát thắng cố giữa xứ đá sương giăng. Chắc rồi sẽ cảm, sẽ thấu được ở đó có một Hà Giang rất riêng. 


Thắng cố ở xứ đá Ma Lé - ảnh 1Buổi chợ sớm ở xứ đá với hình ảnh chảo thắng cố nghi ngút khói 
Khi mặt trời vừa tỉnh giấc, sương vẫn còn giăng đầy khắp thung lũng, bạn đã vội vàng đánh thức mình dậy cho kịp buổi chợ phiên ngày thứ 7. 
Con đường trắng xóa một màu sương. Thấp thoáng bóng vài người phụ nữ, màu váy xanh đỏ hun hút cuộn trong sương. Âm thanh trò chuyện cứ mờ mờ ảo ảo, tan loãng cùng màn sương giăng.
Mình sợ sương. Mình bám chặt tay bạn, lúi húi đi men theo con đường nhỏ vắt quanh lưng núi. Bạn lại dò dẫm theo những bóng người đàn ông đàn bà, dắt nhau sau lưng ngựa thồ hàng đang đi nhanh về phía Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang).
Lấp ló sau những con đèo là buổi chợ phiên đang bắt đầu. Mình thấy tiếng người, thấy âm thanh huyên náo của buổi chợ đuổi cơn sương lùi về phía sau rặng núi mờ xa. Bạn vẫn nắm tay mình, bước chân vào cái huyên náo của phiên chợ buổi sớm ấy.
Bạn đưa mình đi đến phía cuối chợ, dãy hàng ăn, nơi đủ loại mùi vị, nơi khói bếp bay lên nghi ngút, che rợp cả những khuôn mặt người. Bạn chọn một gian hàng đang thổi lửa. Chọn một góc ngồi ấm nhất, bên bếp lò hừng hực màu hồng củi than, đang đun chảo thắng cố to đùng, rồi bảo mình ngồi xuống.
Bếp lò dựa lưng vào cột đá, ám mùi béo ngậy của món ăn trong chảo. Mình ngồi đó, bên cạnh bạn, đếm thời gian trôi qua nồi thắng cố chưa kịp sôi, thấy bàn tay ấm lại, mũi cũng ấm, không còn khò khè hơi hở vì cái lạnh của sương buổi sớm. 
Bạn bảo, để có nồi thắng cố to bự chảng thế kia, người ta phải dậy từ rất sớm, giết mổ ngựa, lọc thăn bắp riêng ra để bán, rồi chặt nhỏ xương xẩu với bạc nhạc gân cốt, thịt vụn, tim gan phèo phổi trộn lẫn. Người ta cẩn thận ướp gia vị, múc từng muỗng bọt bằng cái muỗng to uềnh.
Bạn cũng kể, thắng cố ngày xưa còn chế biến phức tạp hơn nhiều lắm. Nhất quyết phải được nấu từ thịt ngựa. Xương ngựa ninh thật nhừ , chắt lấy nước. Các loại tim gan lòng tiết thả hết vào vại nước nấu đó. Rồi nào là gừng, thảo quả, hoa hồi, lá chanh, vỏ quít… Một món ăn sền sệt, sanh sánh và mùi vị rất đặc biệt. Mình nghe bạn kể, đôi mắt chăm chú cứ dõi theo người đàn ông cầm muỗng. Tò mò muốn nếm thử món ăn lạ.
Thắng cố ở xứ đá Ma Lé - ảnh 2Những món ăn lạ của người xứ núi
Thắng cố sùng sục sôi. Người đàn ông múc ra bát to, nóng bỏng tay, xởi lời mời bạn và mình thưởng thức. Nghi ngút khói. Và mùi hương thì kì lạ lắm. Mình thấy mùi cỏ hăng hẳng, mùi khăm khẳm. Mình nhăn mũi, nhíu mày nhìn bạn. Bạn cười, nháy mắt bảo mình thử đi. Mình nếm miếng thứ nhất, thấy mùi thịt ngựa hăng hăng.
Quả thật món ăn dân tộc, không phải ai cũng ăn quen. Bạn lại cười, vắt chút chanh, thêm miếng ớt, nêm thêm gia vị cho mình. Rồi mình quen dần với món ăn có dư vị rất riêng này. Không còn nhăn mặt nữa. Hương vị ấy quấn lấy hồn người.
Thắng cố ở xứ đá Ma Lé - ảnh 3Đi giữa cái lành lạnh của miền đá, nếm một bát thắng cố nóng là một trải nghiệm đặc biệt 
Mình ngồi đó, bên cạnh bạn, cùng ngắm những người đàn ông đàn bà chậm rãi bên bát thắng cố, nhấm nháp chén rượu ngô. Những câu chuyện trên chiếc bàn gỗ bắt đầu từ buổi sớm mai đến tận trưa. Chuyện mùa màng, nương rẫy. Chuyện tình yêu, gia đình. Chuyện nối chuyện, chén rượu ngớt rồi lại đầy. Chảo thắng cố to đùng, vơi đi rồi lại thêm nước, ùng ục sôi trong cái lạnh của xứ núi giữa đông.
Mình và bạn, ngồi cạnh nhau nghe những người con trai, con gái đối đáp ân tình qua chén rượu ngô, bát thắng cố mà dìu dịu đáy lòng. Có chàng trai say thắng cố cất tiếng hát như tìm tri kỉ:
“Thương anh dìu anh lên ngựa
Thương anh theo anh về bản”
Có cô gái má hồng lựng như trái chín, ưng bụng chàng trai, bẽn lẽn gửi trao câu hát:
“Tay em biết cầm kim khâu áo
Anh không có lòng thì thôi
Có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày
Tay em biết cầm sợi se lanh
Anh không có lòng thì thôi
Có lòng thì về, ta ở với nhau một đêm… "


Thắng cố ở xứ đá Ma Lé - ảnh 4Bát thắng cố như nỗi thương nhớ của một kẻ thị thành về miền núi cao
Một buổi chợ phiên đầy màu sắc, âm thanh với món thắng cố đặc biệt và người bạn đồng hành thân thiết. Đó là tất cả những gì còn vẹn nguyên mãi trong kí ức của mình về Ma Lé, về Hà Giang những ngày lạnh căm. Để rồi chỉ là một bát thắng cố giữa khu chợ xứ đá, một chút ấm lòng của những người dân vùng núi trao tặng cho nhau mà khiến mình nhớ thương mãi về sau...
Hạnh My - Hachi8
Thắng cố Đồng Văn, món ăn truyền thống độc đáo của đồng bào Mông

Thắng cố là món ăn truyền thống lâu đời, thường được người Mông làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng bản hay các buổi gặp mặt trong dòng họ… Ở các phiên chợ vùng cao các bếp nấu thắng cố bao giờ cũng thu hút được nhiều thực khách...

Đã bước vào đông, trời lành lạnh. Ra đường đã thấy người Hà Nội bắt đầu diện quần áo rét, trông thật thích mắt. Ngồi giữa thủ đô ăn một bát phở bò hôi hổi nóng, tôi chợt thèm cái rét cắt da cắt thịt ở vùng cao phía Bắc và bát thắng cố của người Mông mà trong đời mới chỉ được một hai lần thưởng thức.
Nói đến các món ăn độc đáo và truyền thống của đồng bào các dân tộc, ví như món phở của người Kinh, thì không thể không nói đến món thắng cố của người Mông. Thắng cố nghĩa là canh thịt, là món ăn được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và cả thịt lợn. Tất cả các bộ phận thuộc “lục phủ ngũ tạng” của con vật, từ lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương đều được cho vào chảo nước đun nhừ cùng các loại gia vị như thảo quả, quế, hồi… theo phong tục truyền thống của đồng bào Mông. Thường thịt, tiết, lòng được luộc chín, sau đó thái nhỏ vuông quân cờ thả vào chảo. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Có thể ăn thêm các loại rau, thường là rau cải rất sẵn ở vùng cao.
 thang co dong van, mon an truyen thong doc dao cua dong bao mong hinh anh 1
Thắng cố là món ăn truyền thống lâu đời, thường được người Mông làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng bản hay các buổi gặp mặt trong dòng họ… Ở các phiên chợ vùng cao các bếp nấu thắng cố bao giờ cũng thu hút được nhiều thực khách, không chỉ có người Mông đến thưởng thức món ăn truyền thống của mình mà hầu như người dân tộc nào đến chợ cũng muốn vào đây để ăn thắng cố, nhiều người không hẳn “nghiện” món ăn này mà chỉ ăn “một lần cho biết”.
Cách đây cũng đã trên 40 năm, năm 1976, vợ chồng tôi từ Nha Trang ra Hà Nội rồi lên thăm vợ chồng một người bạn thân cùng học hồi cấp 2, từ những năm 1957-1959 ở Hà Nội. Khi ấy vợ chồng anh bạn là giáo viên dạy học ở huyện miền núi Bắc Hà, Lào Cai. Vợ chồng anh bạn đưa vợ chồng tôi đi chơi chợ phiên Bắc Hà để biết không khí chợ phiên ở vùng cao và nhất là để ăn thắng cố, món ăn tuy tôi đã biết tiếng nhưng chưa một lần được thưởng thức. Đó là lần đầu tiên tôi được ngồi xổm quanh chảo thắng cố nấu bằng thịt ngựa, khách quanh mình có đủ cả người Kinh, người Mông, người Dao… cùng hít hà, cùng sì sụp, cùng nhấp môi bát rượu trắng Bắc Hà ủ bằng men lá, cứ nhè nhẹ, êm êm mà say đứ đừ.
Ăn thắng cố mà rượu uống không say, mà không biết hò, biết hát như người Mông thì chưa thật vui. Tôi không quá say, không chân nam đá chân xiêu, hay say đến mức không còn biết gì nữa như anh bạn người Mông phải nằm ngay bên chảo thắng cố để chờ vợ vực dậy, cho nằm vắt ngang mình ngựa giắt về. Nhưng lần ấy tôi say đủ để nhớ đến tận bây giờ cái thú được hít hà bát nước béo ngậy thơm mùi thảo quả nghi ngút hơi nước và cả hơi sương từ núi cao giữa ngày giá lạnh của món thắng cố và cái vị rất lạ của rượu trắng Bắc Hà ủ bằng men lá lần đầu tiên được thưởng thức trong đời.
 thang co dong van, mon an truyen thong doc dao cua dong bao mong hinh anh 2
Sau này, cái thứ rượu trắng ủ bằng men lá ấy một lần nữa cũng làm tôi ngây ngất say. Ấy là lần lên Hà Giang, chưa kịp đến Lũng Cú, Đồng Văn như dự định nhưng tôi lại được mấy cô gái người Tày, người Sán Chí mời uống rượu ngô ủ bằng men lá đến độ ngà ngà say nhưng còn đủ tỉnh táo để viết bốn câu thơ này:
Lại lỗi hẹn với Lũng Cú, Đồng Văn
Chưa đến được với Yên Minh, Quản Bạ
Có phải rượu em ủ bằng men lá
Ngấm vào anh để lần nữa quay về?
 thang co dong van, mon an truyen thong doc dao cua dong bao mong hinh anh 3
Sau này, đọc tin trên báo tôi được biết, chính tại chợ phiên Bắc Hà mà tôi đã qua, năm 2008 đã nấu “Chảo thắng cố lớn nhất Việt Nam”, được công nhận và đưa vào kỷ lục Guiness. Chảo được đúc bằng gang và các phụ liệu khác theo đúng hình thức truyền thống của người Mông Bắc Hà, nặng tới 1,5 tấn, đường kính 3m, lòng sâu 1m, dung tích chứa 2 mét khối, đủ nấu 500kg thắng cố phục vụ hàng nghìn thực khách cùng một lúc.
Lần thứ hai tôi được ăn thắng cố cách đây cũng đã 27 năm. Đó là năm 1990 tôi có một chuyến đi dọc các tỉnh miền núi Tây Bắc, được mấy người bạn làm báo ở Lai Châu rủ đi ăn thắng cố ở ngay trong chợ thị xã, cái thị xã cũ nằm bên dòng sông hay bị lũ lụt chứ không phải là thị xã mới chuyển đến bây giờ. Nhưng quả thật lần ăn thắng cố này tôi không còn thấy ngon như lần trước, có lẽ không phải là món ăn không ngon mà là thiếu cái “không khí ăn ngon”, dân dã bên chảo thắng cố mà lần đầu tôi được thưởng thức. Đó không phải là cái không khí của chợ phiên vùng cao, thuần chất dân tộc, đến chợ phải qua những con đường núi cheo leo, khúc khuỷu, gập ghềnh mà lại là không khí ăn uống của thị thành, đã nhuốm màu của kinh tế thị trường.
Cách đây đã mấy năm, có dịp lên Hà Giang, được đến Cột cờ Quốc gia Lũng Cú và thăm thị trấn Đồng Văn tôi được biết ở thị trấn nhỏ bé trên vùng cao nguyên đá được Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất thế giới này, hàng tháng có một đêm hội vui của đồng bào thị trấn và tại đó mọi người đều được mời ăn thắng cố miễn phí. Đó là do sáng kiến của chính quyền và ngành văn hoá địa phương, vận động các doanh nghiệp trong tỉnh và huyện luân phiên hỗ trợ tài chính mỗi tháng cho một xã trong huyện để tổ chức Đêm hội thắng cố vào tối 15 hàng tháng ở ngay trong khu chợ thị trấn Đồng Văn. Đêm lễ hội đó mọi người đều được cùng nhau hát hò và từ 9 giờ tối trên hai dãy bàn cuối chợ là những đĩa thịt nướng, những bát thắng cố được bày ra, mọi người bên nhau vừa uống rượu vừa ăn thắng cố không phải trả tiền, vui vẻ như đến nhà người thân dự lễ họp mặt với gia đình.
Phải nói không khí lễ hội này không còn giống không khí lễ hội và chợ phiên truyền thống của đồng bào Mông như tôi từng thấy ở chợ phiên Bắc Hà mấy chục năm trước. Nó có những nét hao hao giống nhiều lễ hội vùng cao khác bởi “hơi hướng kinh tế thị trường” đã len lỏi vào. Phổ biến nhất vẫn là hàng hoá tràn ngập, tiếng nhạc xập xình, những bài hát mới theo thể loại nhạc Rok, nhạc Pop thời thượng của giới trẻ người Kinh hiện nay… Nó vắng tiếng sáo Mông thật trầm, thật buồn, thật vang vọng, du dương, mà mỗi lần được nghe nó tôi như được thấy mình đang lang thang đâu đó trên những đỉnh đèo của bạt ngàn gió núi vùng cao Tây Bắc xa xôi. Nó vắng cả tiếng khèn và những điệu múa của các đôi trai gái người Mông, điều làm nên nét độc đáo của các phiên chợ vùng cao, ngoài những chảo thắng cố truyền thống không thể thiếu.
Vì thế, tôi không lấy làm lạ, như là một cảnh trái ngược, trên dãy phố ngay cạnh chợ Đồng Văn, nơi có hai dãy bàn bày thịt nướng và những bát thắng cố ăn miễn phí, uống cùng rượu ngô men lá, là những quầy hàng bán điện thoại di động và đồ điện tử “hoành tráng” với đèn quảng cáo xanh đỏ tim vàng và quán cà phê thời thượng dành cho “khách du lịch Tây” và khách sành điệu người Việt từ khắp nơi đến thăm, giá mỗi ly cà phê gần gấp rưỡi ly cà phê ở Hà Nội! Nhưng, dù không còn giữ được “nguyên bản” của không khí lễ hội truyền thống, không có cảnh quây quần sì sụp bên bếp lửa đỏ rực của những chảo thắng cố truyền thống của người Mông thì ở Đồng Văn vẫn còn những Đêm lễ hội thắng cố hàng tháng, miễn phí cho mọi người tham gia. Âu cũng là một nét đẹp văn hoá ẩm thực giữa thời buổi kim tiền này. Không biết ngoài Đồng Văn thì còn đâu tổ chức được những đêm lễ hội thắng cố miễn phí như thế?
 thang co dong van, mon an truyen thong doc dao cua dong bao mong hinh anh 4
Mùa đông lạnh giá này, bất giác tôi lại ước muốn được trở lại Bắc Hà, Lào Cai hay Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang để được ngồi bên bếp lửa hồng sì sụp, hít hà bát thắng cố thay cho bát phở tái gầu quen thuộc giữa phố xá thủ đô nêm chặt người này!
Theo Dương Đức Quảng (Kiến thức gia đình số 47)

Ngọt thơm mực cơm nhồi đậu phộng

(iHay) Trong “làng” mực, xếp ở… chiếu trên phải kể tới cái tên mực cơm. Đây là loại mực ngắn thôi nhưng con nào con nấy ú na ú nần vì chứa một bụng “cơm” (buồng trứng) lặc lè.


trung tâm học tập cộng đồng
Chỉ cần thấy con mực cơm mướt rượt, múp rụp, mập mạp, mũm mĩm, mỡ màng thì trong lòng đã nao nao nghĩ đến các món ăn hấp dẫn: mực luộc chấm mắm gừng, mực chiên mắm, mực nướng mọi… Nhưng cái món gắn bó với những bữa cơm gia đình mà các chị, các mẹ làng chài thường “chế tác” chính là món mực cơm nhồi đậu phộng.
Sáng sớm, bến cá làng tôi xôn xao đón đoàn tàu giã cào cập bến. Những giỏ mực cơm được ngư dân chuyển lên bãi trong nắng rạng đầu ngày. Mực cơm tươi ròng, da mực màu tím sẫm cứ nhấp nha nhấp nháy trong ánh hồng bình minh rạng rỡ. Mua mực để ăn (chứ không phải để bán) trong thời điểm này, không gian này giá mềm hơn chút đỉnh vì được coi là mua tại “gốc”. Dân làng biển biết mặt nhau hết. Cười một cái, “ủa chị Tư hả, “dì Sáu phải hông”… thì giá là giá của tình làng nghĩa xóm. Còn khi mực đã ra chợ thì giá là giá của thị trường rồi.
Nhà tôi ai cũng thích món mực nhồi đậu phộng. Chị Hai làm món này hoài nên đã thành “siêu sao”. Chị làm nhanh lắm. Mực rửa vừa xong đã thấy chị xắt nhỏ củ hành, rang đậu phộng để nguội rồi giã giập, rứt đầu mực ra, băm nhẹ. Cả ba thứ được chị trộn vào nhau rồi nhồi vào bụng từng con mực nên con nào con nấy căng phồng, đến mức phải lấy tăm tre “may” miệng lại.
Khi mùi tỏi được phi trong dầu bốc lên thơm nức là lúc chị nhẹ nhàng trút mớ mực cơm vào cùng với hỗn hợp gia vị đường, mắm, tiêu, ớt, bột ngọt. Chị cho lửa liu riu và trở nhẹ từng con mực lúc này đã đẫm gia vị, căng phồng, mịn màng, nhìn là muốn… cắn cho ngập răng luôn.
Bữa cơm có món “chủ đạo” mực cơm nhồi đậu phộng bao giờ cũng thăng hoa thành… bữa tiệc. Mỗi miếng mực là tổng hòa những hương những vị vừa lạ vừa quen. Đậu phộng thì ai cũng biết, hành tím thì ai cũng rành. Nhưng hai thứ ấy “phối” cùng miếng mực mềm mại, ngọt lừ, “hợp” cùng lá rau húng thơm thầm lại cho một hương vị mới mẻ, nồng nàn khó tả. Hết mực rồi, chan chút nước um mực đặc quánh nổi váng dưới đáy xoong cũng khiến chén cơm “đi” vào dạ dày một cách ngon lành.
Chị Hai lên phố học, mẹ hay lọ mọ mua mực cơm đánh bắt từ biển quê nhà gởi cho chị. Nghe chị khoe có lần sinh nhật đứa bạn thân chánh hiệu thành phố, chị đóng góp cho bữa tiệc món mực cơm nhồi đậu phộng khiến tụi bạn xuýt xoa khen đứt lưỡi. “Em biết sao hông? Tụi nó nhao nhao lên, phong cho chị danh hiệu… đầu bếp ưu tú. “Chị mà làm món này, đóng hộp, bỏ mối cho mấy quán cơm sinh viên chắc giàu to”, chị nói vui và cười trong veo qua điện thoại. 
Trần Cao Duyên

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon thăm nhà thờ họ Phan Huy

(TNO) Ông Phan Huy Thanh, trưởng chi 2 dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội đã xác nhận Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki Moon về thăm nhà thờ dòng họ mình vào tháng 5 qua.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon thăm nhà thờ họ Phan Huy - ảnh 1Bút tích của ông Ban Ki Moon lưu lại tại nhà thờ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội - Ảnh: Lê Quân chụp lại
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền các hình ảnh và thông tin cho biết ông Ban Ki Moon có gốc gác là người Việt Nam, hậu duệ của dòng họ Phan Huy sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng.
Chiều 31.10, Thanh Niên Online đã tiếp xúc với ông Phan Huy Thanh, đời thứ 16 của dòng họ Phan Huy. Ông Thanh trước đây là người trông coi nhà thờ họ Phan Huy tại thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn. Ông xác nhận thông tin Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon về thăm nhà thờ họ vào ngày 23.5.2015. Tuy nhiên, chuyện viếng thăm này mang tính chất cá nhân nên diễn ra khá thầm lặng.
Ông Thanh kể, 2 tuần trước ngày ông Ban Ki Moon về thăm, có người xuống nhà thờ, gặp ông Phan Huy Giám, ông từ trông coi nhà thờ hiện tại để thông báo về chuyến thăm này. Ngày 21.5.2015, các cơ quan công an, bảo vệ đặt vấn đề và tiến hành khảo sát địa thế nhà thờ.
Trong ngày 22.5, công tác bảo vệ, an ninh được thu xếp. Đến ngày 23.5, theo trí nhớ của ông Phan Huy Thanh, đoàn xe có khoảng 3-4 chiếc trong đó có một xe chở Tổng thư ký LHQ và phu nhân đến thăm nhà thờ.
“Ông Ban Ki Moon lưu lại đây khoảng 45 phút, từ 16 giờ đến 16 giờ 45 phút. Trong suốt thời gian diễn ra chuyến thăm viếng, ông chào hỏi, cảm ơn, thắp hương, sau đó có lưu lại bút tích”, ông Phan Huy Thanh cho biết.
Nội dung bút tích của ông Ban Ki Moon lưu lại tại nhà thờ họ Phan Huy được dịch ra tiếng Việt như sau: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan. Cám ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi nhà thờ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng thư ký của LHQ, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.
Tại nhà ông Thanh, hiện tại có rất nhiều ảnh chụp chuyến thăm viếng của ông Ban Ki Moon hồi tháng 5 qua. Trong số này, có ảnh ông Ban Ki Moon chụp cùng dòng họ Phan Huy. Một số bức ảnh khác còn có những người hàng xóm cùng đến chứng kiến. 
ban-ki-moonÔng Ban Ki Moon trong chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy ban-ki-moonban-ki-moonÔng Ban Ki Moon xem cuốn Lịch triều hiến chương loại chí tại nhà thờ họ Phan Huy
ban-ki-moonban-ki-moonÔng Ban Ki Moon xem Thế thứ đồ dòng họ Phan Huy tại nhà thờ họban-ki-moonĐại diện dòng họ Phan Huy tặng sách Lịch triều hiến chương loại chí cho ông Ban Ki Moon
ban-ki-moonÔng Ban Ki Moon và phu nhân chụp ảnh cùng dòng họ Phan Huy tại nhà thờ Phan Huyban-ki-moonÔng Phan Huy Thanh đang lưu giữ những bức ảnh lưu niệm chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy của ông Ban Ki Moonban-ki-moon
10
Những bức ảnh của chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy của ông Ban Ki Moon
Lê Quân

Những món ngon khó quên của người Cao Bằng

Vùng đất Cao Bằng có quá nhiều những món ngon đặc sản khiến bạn khó có thể quên. Có những món bạn nên thưởng thức ngay trong chuyến đi nhưng có những món bạn có thể đem về làm quà cho bạn bè, người thân.
Miến dong đen
Từ lâu, người ta đã ví Nguyên Bình (Cao Bằng) là “đất miến”.
Cao Bằng, đặc sản, miến dong 
Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng đẹp, giòn, dai, có hương thơm đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Bát canh miến Nguyên Bình rất thơm ngon mà có thể không cần thịt, cần xương hầm, không cần tra nhiều gia vị, nhưng hương vị khó có nơi đâu sánh kịp.
Trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt Nam nói chung, bao giờ cũng có một bát canh miến. Và đối với người dân Cao Bằng, bát canh miến Nguyên Bình được nấu với thịt gà, kèm các loại mộc nhĩ, nấm hương đã là món ẩm thực truyền thống, nó không đơn giản chỉ là một món ăn, mà còn mang vị quê hương, góp phần làm cho những bữa cơm tất niên thêm đậm đà, ấm áp đầy tình thương.
Lạp xường hun khói
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Lạp xường ở vùng cao thuộc tỉnh Cao Bằng được chế biến cầu kỳ hơn ở vùng đồng bằng. Người ta chế biến lạp xường bằng cách đem lòng lợn non rửa sạch nhiều lần, cuối cùng là rửa bằng rượu. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, lòng lợn non được phơi khô rồi thổi hơi vào trở thành bong bóng, để làm vỏ bao bọc bên ngoài của lạp xường.
Nhân của lạp xường được làm bằng thịt thăn, thịt vai hoặc thịt mông lợn mán đen. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, mật ong, mía... và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp. Công đoạn tiếp theo là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên bếp lửa, khói và hơi nóng của bếp lửa nhen từ mía cho miếng thịt săn hơn và ngon hơn.
Nằm khâu
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Nằm khâu một món đặc sản Cao Bằng là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Món được nấu từ thịt ba chỉ và khoai, đem lại hương vị khó quên. Nằm khâu là món ăn chủ yếu có trong các cỗ cưới, rất gần gũi với người dân các huyện của tỉnh Cao Bằng.
Món ăn phải luôn để nóng mới ngon. Không ít người lần đầu được thường thức, nhìn thấy miếng ăn to đã sợ ngấy, nhưng khi ăn rồi chỉ muốn được ăn thêm.
Cá chiên sông Gâm
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là con cá chiên sông Gâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được một ông chủ quán chả cá Lã Vọng đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Lòng cá được người sành ăn cho là thứ ngon nhất trên đời.
Cá chiên có con đến vài chục kg, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để đợi cá, đến khi câu được con nào là có người đến tận chỗ mua.
Bánh khảo
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Bánh khảo có lẽ là một thứ lương khô của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh khảo thường được làm vào dịp Tết. Có thể để lâu không mốc, thiu, nên với phong tục đón Tết trong những ngày xuân dài, thì khi nào nào trong nhà còn bánh khảo, thì chừng đó vẫn còn là Tết.
Làm bánh khảo đòi hỏi phải thật khéo léo. Khi làm bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể “làm được”, nhưng muốn “ăn ngon” thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo léo cũng chính là người nghệ nhân.
Bò gác bếp
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, tập trung nhiều nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Bò gác bếp Cao Bằng được tẩm ướp bằng các gia vị như muối, nước gừng, rượu trắng. Trước khi ướp, thịt được khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Sau khi ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Bếp của người Tày, Nùng suốt ngày đêm lúc nào cũng có hơi lửa. Hơi lửa, hơi khói giúp cho thịt khô, săn cứng lại. Khoảng mười đến mười lăm ngày là đem xuống dùng được. Khi muốn mang xuống ăn phải ngâm trong nước nóng cho thịt nở ra, rửa sạch rồi thái ra thành từng lát mỏng. Chờ cho chảo nóng rồi đổ dầu vào, tiếp theo phi tỏi cho thơm rồi cho thịt vào đảo đều. Sau khi những lát thịt đã se se, đổ một ít nước vào om cho thịt mềm. Tỏi thì băm nhuyễn và gừng tươi thái chỉ đổ tất cả vào vào xào chung. Bây giờ thì hãy nêm gia vị cho vừa miệng và bây giờ chúng ta sẽ có đĩa bò gác bếp thơm lừng. Lát thịt bò có màu nâu đỏ, nhìn có vẻ khô nhưng lại rất mềm, hơi dai mà không bị xác, không bở, càng nhai càng thấy bùi.
Vị ngọt của thịt bò, vị cay thơm của gừng hòa quyện cộng với một ly rượu nhỏ nữa khiến cho món ăn trở nên càng tuyệt vời hơn.
Cá trầm hương
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).
Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt... vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng.
Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Xôi trám
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Mùa thu, khi bạn có dịp vào các bản làng của người Tày bạn sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám.
Có hai loại trám: trắng và đen. Trám trắng thường dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ô mai và còn dùng để chữa ho và còn có tác dụng giải rượu. Trám đen dùng làm món kho, sốt đậu phụ, cá, có vị đậm đà. Nhưng muốn làm xôi trám thì chỉ có trám đen. Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi hái về ngâm nước ấm, bóc lấy phần thịt rồi sấy sau đó đựng vào lọ để bảo quản.
Các món từ ong vò vẽ
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Ong vò vẽ là một loại ong có nọc độc nổi tiếng là hung dữ và nguy hiểm, thế nhưng, ở Cao Bằng, loại ong này đang được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc mang đậm dấu ấn và bản sắc dân dã…
Nhộng ong sau khi được tách ra khỏi tổ thân tròn, béo mập rất mềm và trắng mọng. Để món ăn được ngon thì phải xào với măng chua, ăn vừa béo, giòn, ngọt, chua, theo mọi người nói có lẽ là món ăn làm từ côn trùng ngon nhất. Ngoài món ong xào măng còn có món ong nấu cháo. Vào mùa thu chính là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong được bắt cả ổ, con lớn thì bán hay ngâm rượu, con nhỏ thì để chế biến món ăn.
Đậu phụ
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Cao Bằng là một nơi có khí hậu trong lành, nhờ chất đất tốt nên Cao Bằng có thế mạnh trồng đỗ tương chất lượng cao. Hạt đỗ tương giàu chất dinh dưỡng. Do đó, khi chế biến đỗ tương sẽ giúp cho thức ăn có mùi thơm ngon, béo ngậy. Cách làm đậu phụ của người Cao Bằng hết sức cầu kỳ.
Từ miếng đậu ngon, người Cao Bằng thường chế biến thành các món ăn khác nhau giàu chất dinh dưỡng như: đậu rán sốt cà chua, đậu chấm nước mắm chanh hoặc mắm tôm, đậu cắt miếng, rưới nước sốt cà chua và thịt băm, đậu rán xốt thịt ba chỉ, đậu phụ xị, váng đậu để ăn lẩu, tàu phớ…
Phở chua
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Phở chua Cao Bằng không chỉ là đặc sản của miền sơn cước mà còn được liệt vào danh sách những món ăn đặc sản Việt Nam. Là món ăn nguội, phở chua được yêu thích khi ăn vào vào mùa thu và mùa hè.
Phở chua Cao Bằng ngon bởi vì bánh có độ dẻo, kết hợp với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay và còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay của măng ớt… Ăn vào lúc thời tiết hơi lạnh thì thấy rất ấm áp, mùa nóng lại có cảm giác mát lạnh. Khi ăn hết tô, có vị chua đọng lại nên vẫn cảm thấy thèm ăn thêm. Ăn lần đầu còn lạ miệng, đến lần thứ hai, ba bạn sẽ cảm thấy nghiện hương vị độc đáo của nó.
Bánh trứng kiến
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Không phải trứng của loại kiến nào cũng có thể ăn được. Chỉ có trứng của kiến đen (thường được người Tày gọi là tua rày) có thân hình nhỏ, đuôi nhọn mới ăn được. Vì vậy, cứ vào khoảng tháng 4-5, người dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen mang về làm bánh. Bánh trứng kiến đen được làm từ bột nếp và lá non cây vả. Trứng kiến đen rất béo, có hàm lượng protein cao.
Trứng kiến đen không chỉ được chế biến thành bánh trứng kiến mà còn làm xôi trứng kiến, bánh dày hoặc đem phi thơm với hành, ăn cùng với cơm thì rất ngon.
Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy, vị của hành, vị của lá vả. Nhưng không phải ai cũng ăn được nên có một số người sẽ bị dị ứng nhẹ nếu không hợp.
Rau dạ hiến
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Rau dạ hiến hay còn gọi là rau bồ khai, tiếng Tày – Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên các cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng rất hiếm nơi có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng bảy âm lịch, nếu như có ai vào rừng hái được một nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.
Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản Cao Bằng. Vào dịp mùa xuân và mùa hè, ở những vùng thị xã cũng như ở các nơi khác, hầu như không có bữa tiệc nào là không có món rau dạ hiến được xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Quả thực đây là một món ăn rất ngon dường như chỉ có ở Cao Bằng. Món rau rừng này có hương vị rất lạ lùng, không giống bất kỳ một loại rau nào khác bởi hương vị đặc biệt quyến rũ khó quên.
Vịt quay 7 vị
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Vịt quay 7 vị là đặc sản ở Cao Bằng. Được gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt.
Sau khi quay xong thịt vịt được chặt nhỏ ra đĩa, da vàng màu mật, rộm cánh gián. Thịt ăn chắc và ngọt, mềm nhưng không bở, cũng không dai. Mỗi khi ăn người ta phải nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của mật ong với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng.
Bên trong từng miếng vịt quay là một mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt thịt. Đó là do 7 thứ gia vị được lấy từ trong bụng vịt. Nhiều người từng được nếm qua đều đoán rằng trong các thứ gia vị ấy, có rất nhiều vị như là rễ, lá của cây được mang về từ trên rừng. Do đó, nhiều người muốn học được cách làm vịt quay Cao Bằng nhưng đều không thể có được mùi vị đặc trưng ấy.
Bánh áp chao
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cái lạnh miền rừng núi. Hình thù món ăn thoạt nhìn thì giống như bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.
Nguyên liệu để làm bánh áp chao gồm gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt. Người Cao Bằng khi ăn bánh áp chao không chỉ là ăn một món ngon mà còn là thưởng thức và cảm nhận cái tình cảm yêu thương lẫn nhau như sự hòa quyện của bột gạo tẻ, gạo nếp và thịt vịt.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Cao Bằng, đặc sản, miến dong
Hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có ở Cao Bằng. Khách du lịch khi đến đây thường nhớ đến hạt dẻ vì nó là một loại quả thơm ngon nhất mà họ từng được thưởng thức.
Hạt dẻ có vỏ cứng, dày và có nhiều lông tơ. Có thể đem luộc, hấp hoặc mang vào lò nướng chín, bạn sẽ thấy có hương thơm tự nhiên. Chỉ cần ngậm một lúc, tự nó mềm ra như bột bánh. Hạt dẻ xuất hiện vào cuối mùa thu. Khi ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời lạnh bạn sẽ có thể cảm nhận được hương vị của núi rừng và tấm lòng của người chăm sóc cây dẻ.
(Theo Gia đình & Xã hội)

15 món ngon Bắc Kạn ăn một lần nhớ mãi

Tôm chua và cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng có thể nói là những món ngon riêng có của vùng núi Bắc Kạn.
Tôm chua Ba Bể
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Ở Ba Bể, người dân thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kèm đĩa khế chua, chuối xanh, đinh lăng… Giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, nhấm nháp tôm chua cùng chén rượu ngô cay nho nhỏ, du khách sẽ có cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía vị béo chua chua của thịt, cảm nhận phần tỏi ớt cay cay cùng mùi thơm riềng...
Món ăn được bán khá nhiều ở các bản Bó Lù, Pác Ngòi… Ngoài tôm, các loại tép hay cá nhỏ được bắt tươi ở hồ, ăn không hết, người dân cũng muối vào lọ, để ăn dần.
Chuối hột rừng
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Chuối hột hồ Ba Bể được bán nhiều ở đường lên ao Tiên, khu vực đón khách từ cổng vào xuống hồ... Vì trồng trên những quả núi quanh hồ nên thân chuối vươn cao, quả căng tròn trông rất hấp dẫn, vừa tạo cảnh quan đẹp lại dùng để làm thuốc và quà biếu.
Thịt lợn gác bếp
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Khác với một số dân tộc khác, người Tày sống quanh hồ Ba Bể thường bỏ thịt vào sọt hoặc gùi đi rừng rồi mới treo lên bếp. Khói từ bếp củi hằng ngày hun lên làm thịt có màu vàng đen.
Thịt treo như vậy để được cả năm mà không hỏng. Ngày nay, dù không phải tích trữ thịt treo gác bếp làm lương thực để dành nhưng trong nhà người Tày ở quanh hồ vẫn luôn có một ít, dùng trong những dịp đón khách quý, lễ tết hay ngày quan trọng khác.
Bánh Pẻng phạ
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Bánh pẻng phạ thường xuất hiện trong dịp người Tày vùng Ba Bể đón mừng năm mới hay lễ hội xuống đồng. Hình dáng chiếc bánh không có gì đặc biệt, viên bánh tròn tròn cỡ trái nhãn lồng.
Bên ngoài có lớp bột trắng che lớp bột nâu bên trong. Bánh pẻng phạ là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc Tày để dâng trời đất.
Bánh pẻng phạ chế biến không cầu kỳ nhưng mùi vị thơm ngon. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo nếp được nhào với nước chè mạn pha đặc để lấy màu nâu và vị chát, một chút rượu trắng cho dậy mùi.
Khâu nhục
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Khâu nhục là món ăn đặc biệt mang đậm tính dân tộc của người dân Bắc Kạn. Khâu nhục được làm rất công phu, khoai được chọn phải là khoai môn Bắc Kạn, bên trong lòng khoai có vân màu tím. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua, dùng tăm tre chọc bì thật kĩ, tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vừa quay vừa quết mật ong cho vàng bì. Khoai cũng phải rán vàng. Mọi thứ được xếp vào bát, cứ một miếng khoai, một miếng thịt, cho nhân được làm bằng thịt, nấm hương, mộc nhĩ …đã xào lên trên hấp cách thuỷ khoảng 5 tiếng đồng hồ. Thành phẩm khi xong được cho ra đĩa rất đẹp. Món khâu nhục làm cầu kì nhưng ăn lại rất ngon nên nhân dân Bắc Kạn thường dành vào những dịp đặc biệt như lễ tết, cưới hỏi và vào nhà mới.
Rau sắng (rau ngót rừng)
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Không giống như các loại rau khác chỉ cần trồng ngày một ngày hai là được hái lá, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên phải sau ít nhất là 3-5 năm, và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn.
Lá rau sắng dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, chỉ cần một vài cọng cũng đã đủ để có thể nấu bát canh thơm ngon cho 4 người ăn.Theo kinh nghiệm của người dân, phải ăn canh rau sắng nấu suông, nêm một chút muối, chậm rãi nhai kỹ từng chiếc lá nhỏ, thưởng thức thật sâu, thật kỹ vị ngọt, vị bùi khó tả của nó thì mới cảm nhận được hương vị đặc biệt của cây rau sắng. Những cây rau sắng đực cho những chùm rồng rồng. Loại này có thể nấu canh và ngon hơn nữa là xào với thịt bò.
Quả sắng hình bầu dục, to như quả nhót, khi chín có mầu vàng sẫm, ăn có vị ngọt đượm như mật ong. Hạt của quả sắng sau khi bóc vỏ đem ninh với xương rất thơm ngon, có vị ngọt, bùi.
Xôi Đăm Đeng
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Món xôi này rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.
Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.
Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.
Nếu có dịp lên Bắc Kạn vào những ngày lễ, tết hãy thưởng thức món xôi “Đăm Đeng” để tận hưởng hương sắc của núi rừng nơi đây.
Miến dong Na Rì
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Miến dong là đặc sản nổi tiếng của Na Rì, Bắc Kạn, được làm thủ công từ những củ dong riềng trồng trên đèo Áng Toòng ở độ cao trên 1.000 m. Sợi miến được làm từ bàn tay khéo léo của người dân nơi đây nên giữ nguyên màu sắc tự nhiên vốn có. Sợi miến có màu vàng hoặc trong đục, sợi dai và giòn để lâu cũng không bị nát, đây cũng là nét đặc trưng khiến nhiều người yêu thích món ăn dân dã này.
Sợi miến có màu tự nhiên do không dùng hóa chất, sợi miến khi nấu có vị dai, giòn và thơm của dong riềng. Từ miến dong có thể chế biến nhiều món ngon và dễ ăn.
Măng vầu
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Rừng Bắc Kạn có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng nứa, măng mai… nhưng nếu nói là đặc sản phải kể đến thứ “măng vầu” hay còn gọi là “măng đắng”. Theo kinh nghiệm của những người đi hái măng, vào đầu vụ những mầm măng vầu mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị hơi hơi hơi đắng, còn từ sau tháng 2 Âm lịch, măng lại chuyển sang vị đắng gắt hơn.
Ở Bắc Kạn, người ta có thể chế biến măng thành rất nhiều món ngon nhưng hấp dẫn hơn cả có lẽ là măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt. Những người sành ăn măng thì hay chọn ăn loại măng luộc thật đắng vì như vậy mới cảm nhận hết được sự thú vị của món ăn này. Cái cảm giác đắng, chát cứ mất dần khi nhai kỹ, thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ.
Rau dớn
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Rau dớn là một loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ, mặt lá có màu xanh nhẵn, cuống lá có lông. Ở Bắc Kạn, rau dớn thường mọc ở vùng núi cao, nơi ngọn nguồn của các con sông, con suối và thường mọc ở bờ suối, bờ khe, nơi có độ ẩm ướt cao.
Rau dớn ăn ngon nhất là sau mùa lụt đến cuối mùa xuân. Lá rau dớn non uốn cong như vòi voi, có nhựa nhớt. Đồng bào thường chỉ hái ngọn cong non, lá bánh tẻ để ăn.
Rau bồ khai (rau dạ hiến)
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Rau bồ khai (bò khai) thường mọc trên những vùng núi đá cheo leo, ngọn rau giống như cây tầm gửi, thân bám vào những cây gỗ lớn để vươn lên đón lấy cái trong trẻo của ánh sáng và khí trời. Ngọn rau thoạt nhìn giống ngọn mướp hương nhưng mảnh mai hơn và có màu xanh non tơ như lá cành mới nhú. Khoảng mùa xuân, bồ khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt. Người dân trong vùng đã quen với mùa đi hái bồ khai. Vào dịp này, ở khắp các phiên chợ vùng cao nơi đây đều có bày bán rau bồ khai.
Bồ khai mang về chẳng phải chế biến cầu kì gì nhiều, chỉ cần nhặt sạch, phi tỏi thơm trên bếp rồi đổ rau vào xào to lửa là đã có một món ăn hấp dẫn. Bồ khai còn được dùng làm phở, mì xào hay xào lẫn với thịt bò. Rau bồ khai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại mùi vị nào khác.
Lạp sườn hun khói
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Lạp sườn được làm từ thịt lợn bản nên thịt thơm và chắc. Điểm độc đáo của lạp sườn Bắc Kạn là được tẩm ướp bằng gừng đá, một loại gừng chỉ mọc trên đá của người dân tộc nên có mùi thơm rất đặc biệt, không giống gia vị nào của miền xuôi.
Lạp sườn được làm bằng tay của người Bắc Kạn có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mắc mật, thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng khoái khẩu.
Cá nướng Ba Bể
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Cá trong hồ Ba Bể có rất nhiều, thường được người dân đánh bắt thủ công, số lượng cá không nhiều nhưng chất lượng thì tuyệt vời vì thịt cá trắng, chắc và có vị ngọt. Người ta chọn lấy loại cá chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, loại cá này vừa giống như cá bống, vừa giống con cá nẹp ở xuôi để làm món cá nướng.
Không gì khoái bằng ngồi bên bờ hồ Ba Bể, nhâm nhi đĩa cá nướng chấm tương ớt với vài chén rượu ngô. Vị cá thơm lừng, thịt cá bùi và dai. Rượu ngô cay cay nhưng vẫn có vị ngọt đâu đây nơi cuống lưỡi. Cùng ngắm cảnh hồ Ba Bể, thần tiên và thăng hoa hơn bất cứ mâm cao cỗ đầy nào khác.
Bánh ngải
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.
Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng.
Mứt mận
Bắc Kạn, Tôm chua, cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng
Món mứt mận ở Bắc Kạn được người dân coi là đặc sản. Vì nó có những hương vị đặc trưng riêng và rất hấp dẫn. Hầu như người dân Bắc Kạn đi đâu xa đều mang món mứt mận để làm quà biếu và giới thiệu sản phẩm của quê hương mình.
(Theo Gia đình & Xã hội)