Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Đến Nam Định nếm nem nắm, ăn nước mắm tuyệt ngon

Nếu đến Giao Thủy, Nam Định hẳn bạn sẽ không thể quên nếu thưởng thức đặc sản nem nắm cùng nước mắm thơm ngon ở nơi này!

Giao Thủy (Nam Định) là mảnh đất nổi tiếng với nhiều nghề liên quan đến biển, trong đó có nghề làm nước mắm. Nước mắm ở đây được đánh giá là nổi tiếng nhất Nam Định bởi hương vị thơm ngon, tròn vị.
Để có được loại nước mắm thơm ngon nức lòng người thưởng thức trước tiên là nhờ hải sản tươi ngon, chất lượng ở Giao Thủy. Thêm vào đó, nước lắm nơi đây được làm theo phương pháp truyền thống, không có sự tham gia của bất kỳ loại máy móc nào. Tuy mất thời gian nhưng như vậy mới có được nước mắm ngon như ý.

 den nam dinh nem nem nam, an nuoc mam tuyet ngon - 1
Nem nắm Giao Thủy, Nam Định vẫn là nơi tạo ra hương vị hấp dẫn mà ít nơi nào có được (Ảnh: Internet)
Giao Thủy không chỉ nổi tiếng có nước mắm ngon mà nơi đây còn được biết đến với món nem nắm, một trong những đặc sản mà bất cứ ai nếm một lần rồi đều nhớ mãi. Ngày nay, nem nắm không còn là món ăn xa lạ bởi vì ngon nên được nhiều người học cách làm. Tuy nhiên, nem nắm Giao Thủy, Nam Định vẫn là nơi tạo ra hương vị hấp dẫn mà ít nơi nào có được.
Xem thêm video tại đây để biết thêm về nghề làm nước và đặc sản nem nắm Giao Thủy:


(VTV)

Bí mật bên trong món nem nắm 'Tuyệt hảo' đất Thành Nam

Việt Nam có thể được coi là cường quốc về nem. Có hàng chục kiểu nem hiện diện trên mâm cơm người Việt, từ sang đến hèn, từ giàu đến nghèo, từ bậc quốc thích đến hạng khố manh, từ cỗ bàn cúng tế trời đất, thánh thần đến món đưa cay thết đãi bạn hữu, tửu đồ.
Có rất nhiều loại nem, và cách chế biến những loại nem ấy cũng khác nhau. Nhưng loại nem mà khiến “mải vui quên hết lời en dặn gì ấy” thì chỉ có một loại duy nhất đó chính là nem nắm của mảnh đất duyên hải thuộc trấn Sơn Nam Hạ Giao Thủy- một món ăn nổi tiếng của đất Thành nam. Món nem mà hơn 700 năm trước vua Trần đã hạ bút phê hai chữ “Tuyệt hảo”.
Nếu ai đã ăn nem Phùng (Hà Nội) rồi thì sẽ thấy nem Phùng và nem nắm không khác nhau là mấy, cũng được làm từ thịt lợn, bì lợn trộn với thính rang. Và ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng.
Nhưng để làm nên hương vị riêng của món nem nắm Giao Thủy thì đó là cả một bí quyết, chính vì thế những người làm nem giỏi cũng thuộc hạng nghệ nhân, được ca tụng qua câu tục ngữ “Tay nem, tay chạo”.
Nem được làm bằng thịt lợn, nhưng phải là thịt lạc mông ngon của con lợn khỏe mạnh không nuôi bằng cám tăng trọng. Miếng thịt còn nóng hổi sau khi mổ được chế biến ngay tuyệt đối không đươc để xuống đất hay rửa bằng nước lạnh thịt sẽ mất độ dẻo và ngon. Phần thịt lạc được luộc chín tới hoặc còn hơi tái, rồi thái to bản, dọc thớ nhưng phải thật mỏng, rồi dùng sống dao dần cho mềm.


Thịt làm nem phải là thịt nạc mông, được luộc chín tới hoặc hơi tái. Ảnh internet
Còn phần bì, được làm lông bằng nước nóng, luộc rồi lạng mỏng, thái nhỏ sao cho dài, trắng và đều.
Bì lợn được sái sợi nhỏ. Ảnh internet
Thành phần quan trọng làm nên mùi thơm chủ đạo của món nem chính là thính. Thính phải được làm từ gạo tám thơm Hải Hậu bằng cách ngâm gạo qua đêm, để ráo nước rồi đem rang đến khi gạo có màu vàng ngà ngà rồi đem nghiền mịn.
Thính để làm nem được làm từ gạo tám Hải Hậu, thành phần tạo nên mùi thơm đặc biệt của món nem. Ảnh internet
Đem 3 thứ thịt, bì, thính trộn đều cùng nước mắm, tỏi, vừa trộn vừa bóp kỹ, sao cho mắm hòa cùng với tỏi ngấm đều vào thịt, thịt quyện lấy thính, thính bám chặt lấy bì thành quả nem rồi đem bọc trong lá sung và là chuối để nem lên men và chín. Có lẽ chính vì gia giảm thêm nước mắm mà món nem nắm Giao Thủy có một hương vị rất riêng không thể lẫn với một món nem nào.
Sau khi trộn xong xuôi, thì nắm nem lại thành quả tròn tròn bằng nắm tay.
Thưởng thức nem nắm cứ bày nguyên những nắm nem ra đĩa rồi nhón từng miếng nem nhỏ, cuốn cùng với lá sung, lá đinh lăng chấm dìm vào nước chấm mà thưởng thức.
Một cốc bia, một nắm nem còn gì tuyệt hơn cho ngày hè nóng nực. Ảnh internet
Không giống nem Phùng ăn với tương ớt, nem nắm Giao Thủy ăn với nước mắm. Người ta bảo nem nắm Giao Thủy đúng điệu phải ăn với nước mắm Sa Châu sản xuất tại xã Giao Châu, huyện Giao Thủy. Đây không chỉ là món ăn thông thường mà nó còn là tinh hoa của trời đất.
Vị ngọt bùi, đậm đà của thịt lợn, giòn dai của bì, thoang thoảng hương thơm hăng nồng của tỏi xen với vị thơm phức của thính. Thêm vào đó là cái bùi bùi, chan chát của lá sung, hăng cay của lá đinh lăng cùng với vị mặn ngọt đậm đà của nước chấm. Tất cả quyện lại làm người ta ăn mãi không chán!
Lê Hằng

Nem nắm Giao Thủy

Nem nắm là một món rất khoái khẩu của các cụ nhà ta từ xa xưa. Sinh thời Tản Đà cũng rất ưa nhắm rượu với nem nắm. Và nói đến nem nắm Giao Thủy thì ai cũng biết và chẳng mấy ai không tỏ ra hào hứng với đặc sản này.
Chỉ trong một huyện Giao Thủy mà có đến hai “trường phái” nem khác nhau. Một ở xã Giao Tiến, hai là ở mấy xã ven biển như Giao An, Giao Lạc… Nem Giao Tiến có đặc điểm bì lạng mỏng, thái nhỏ đều, dài, trắng muốt như những sợi cước. Mấy xã vùng dưới thì lạng nguyên lớp bì của con lợn, đôi khi lẫn sang một ít của phần mỡ nữa, nhưng cũng phải thái thật mỏng. Nói chung làm nem là phải kén lợn cũng như làm giò lụa. Phải chọn những con lợn khỏe mạnh, to vừa phải, nuôi bằng cám bã của nhà, không có thuốc tăng trọng. Làm thịt lợn cũng theo lối cũ, dùng nước sôi để làm lông, như thế mới lấy được hết chân lông. Thịt nạc xẻ ra còn nóng hôi hổi phải đem chế biến ngay. Thịt luộc vừa chín tới, thái thật mỏng, to bản nhưng dọc sớ, sau đó mới dùng sống dao chần cho mềm, nhuyễn. Riêng mấy xã vùng dưới thì người ta không luộc thịt mà chỉ nhúng vào nồi nước đang sôi sùng sục sao cho thịt chỉ chín tái bên ngoài mà bên trong vẫn còn đỏ rau rảu, kiểu như thịt bò tái.
Thính làm bằng gạo rang. Trước khi rang gạo phải đem xấp nước, để cho ráo. Khi rang phải thật đều lửa sao cho khi bẻ đôi hạt gạo thấy vỏ ngoài và lõi trong vàng một màu như nhau. Thịt, bì, thính trộn đều cùng nước mắm, tỏi, vừa trộn vừa bóp kỹ, sao cho mắm hòa cùng với tỏi ngấm đều vào thịt, thịt quyện lấy thính, thính bám chặt lấy bì. Người ta nắm chúng lại thành nắm đặt lên lớp lá sung đã trải sẵn. Khi ăn chỉ việc bẹo ra từng miếng cuộn vào một cái lá sung, chấm vào bát nước chấm. Nước chấm làm bằng nước mắm Sa Châu, hòa thêm một ít nước cho khỏi mặn, cũng có thể cho thêm một chút đường, ớt, tỏi, hạt tiêu.
Nem Giao Tiến thường nhiều thính nên có vị bùi, vị thơm hơn. Nem Giao An nhiều thịt nên dẻo, mềm và ngọt hơn. Người thích nem Giao An, người thích nem Giao Tiến. Riêng tôi thì thích nem Giao An, Giao Lạc hơn. Nem gói trong lớp lá sung, bọc ngoài bằng lá chuối, lá dong hoặc giấy báo, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày.
Thành phốNamĐịnh có hàng của bà Ngân ở đường Trần Nhân Tông, bảy tám người luôn chân luôn tay mà khách đến hầu như lúc nào cũng phải chờ đợi. Người mua năm nắm, người mua ba nắm, có người mua mấy chục nắm. Người ta mua về ăn, đãi họ hàng, bạn bè và đem làm quà ở nơi xa.
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò
(Ca dao)
Nam Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét