Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

“Thần dược” chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới

Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.
Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Dùng thảo dượ chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.
Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt.
Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.
Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.
Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường:
Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.
Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.
Lưu ý:
– Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
– Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 – 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.

“Thần dược” chữa bệnh thận mọc hoang nơi bờ ruộng

Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận.
Rau dừa nước vị thuốc gọi Du long thái, loại rau lâu nay được hái ngọn lá non làm rau ăn mát bổ và trị chứng tiểu buốt tiểu rắt , tiểu ra máu (viêm đường tiết niệu). Rau có tên khoa học: Jussiaea repens L.
Theo y học cổ truyền rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng trị phù thũng, tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ho khan, nóng sốt, lên ban sởi, mụn nhọt, áp xe…
Trong 100 g rau dừa nước tươi có: 2,62 g protid, 4,5 g glucid, 5,5 g chất xơ, 1,2 g chất tro, 152 mg calcium, 2,5 mg phospho, 0,7 mg sắt, 0,26 mg caroten, 52 mg vitamin C. Trong thân và lá có flavonoid và tanin.
Qua phân tích thân lá cây rau dừa tìm được 12 chất chuyển hóa có giá trị y học quan trọng. Trong đó là những chất chống oxy hóa và chống tế bào ung thư phát triển có thể chiết rút dạng tinh khiết bằng phương pháp sắc ký.
Một số chất flavonoid cô lập cho thấy hoạt động chống lại các tế bào ung thư Ehrlich ascitis. Các chất flavonoid trong cây rau dừa không gây độc cho người.
1. Rau dừa nước trị các bệnh về thận:
Công dụng quan trọng nhất của dừa nước là chữa các bệnh về thận: tiểu đục, tiểu buốt dắt, viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi mật…
- Chữa tiểu buốt rắt, tiểu ra máu: Dừa nước tươi 200g sắc nước uống ngày vài lần.
- Chữa viêm cầu thận (tiểu ra dưỡng chấp): Rau dừa nước, mã đề mỗi vị 50-100g sắc uống.
- Chữa phụ nữ có khí hư màu vàng (do tỳ thận thấp nhiệt): Rau dừa nước, rau mã đề, mỗi thứ 100g, lá trinh nữ hoàng cung 2 lá sắc uống ngày 3 lần, một đợt 5-7 ngày.
- Chữa đái dắt, đái buốt, nước tiểu đỏ: Rau dừa nước, rau mã đề, cỏ mực, lá đinh lăng mỗi thứ 50g, nấu nước uống trong ngày. Tác dụng: chống viêm thanh nhiệt, lợi tiểu. Chỉ dùng vài lần là có hiệu quả.
- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước, rau ngò om (rau ngổ), mỗi thứ 100g sắc nước uống ngày 3 lần, uống nhiều ngày.
- Chữa nước tiểu đục như nước vo gạo (do thận hư, chức năng của thận bị rối loạn): Rau dừa nước tươi 80 -100g nấu nước uống trong ngày, dùng liên tục 10 – 15 ngày.
Hoặc rau dừa nước (khô) 20g, hoài sơn 12g, sơn thù 10g, đan bì 10g, trạch tả 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, khởi tử 12g, khiếm thực 12g, đỗ trọng 10g, biển đậu 12g, rau má 20g, đinh lăng 16g, cam thảo đất 16g, trần bì 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
- Chữa sỏi tiết niệu: Rau dừa nước (khô) 20g, kim tiền thảo 16g, ích mẫu 16g, ké đầu ngựa 12g, đinh lăng 16g, mã đề thảo 16g, trinh nữ 16g, cối xay 16g, lá tre 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. 7 – 10 ngày là 1 liệu trình.
- Đau vùng hố thận, mi mắt sụp, chân tay phù, tiểu ít: Rau dừa nước (khô) 20g, hương nhu trắng 16g, xa tiền 12g, bạch truật 12g, ngải diệp 16g, sinh khương 6g, quế 8g, kiện 10g, trần bì 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.
Rau dừa nước.
Rau dừa nước.
2. Dừa nước trị các chứng bệnh khác:
- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Rau dừa nước phơi khô 24g, cỏ xước 16g, thương nhĩ (sao) 12g, đinh lăng 20g, hoàng cung trinh nữ (khô) 5g, huyền sâm 10g, hoàng kỳ 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang, điều trị 1 tháng là một liệu trình.
- Chữa đau dạ dày lâu ngày, có biến chứng hẹp môn vị, chất nôn màu vàng đậm: Rau dừa nước (khô) 20g, hoàng kỳ 16g, đinh lăng 20g, bạch truật 16g, chỉ xác 8g, cam thảo 10g, mẫu lệ chế 16g, hạt sen 16g.
Sắc uống ngày 1 thang, dùng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi dùng tiếp đợt 2.
- Chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, phân sống, đại tiện nhiều lần: Rau dừa nước (khô) 24g, hoài sơn 20g, liên nhục 16g, ngũ gia bì 12g, cao lương khương 16g, sơn thù 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chống viêm, bổ thổ, sáp trường.
- Chữa vú có hòn cục đau nhức, cơ thể mệt mỏi, sút cân: Rau dừa nước loại tươi 40g, lá bồ công anh loại tươi 40g. Hai thứ giã nhỏ đắp vào vú, băng lại. Tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, phá kết (làm tan hòn cục).
- Chữa vết thương phần mềm, lâu không liền miệng: Rau dừa nước (dùng ngọn non) 40g, lá vông (dùng lá non) 40g. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào vết thương băng lại.
- Chữa bệnh ngứa ngoài da, do thời tiết oi nóng: Rau dừa nước (tươi) 30g, cỏ mực (tươi) 24g, nam hoàng bá 12g, kinh giới 12g, huyền sâm 10g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sài hồ 12g.
3. Cách chế biến rau dừa nước để chữa bệnh:
Rau dừa nước có thể dùng ở 2 dạng: Dạng tươi và dạng khô.
Ở dạng tươi có thể dùng dừa nước để sắc uống, ngọn và lá rau để ăn sống cho mát.
Dừa nước còn có thể lưu trữ bằng cách phơi khô cất đi dùng dần những lúc không tiện thu hái. Cách làm như sau:
Dừa nước lấy về cần loại bỏ phần gốc, rễ, rửa sạch, thái dài khoảng 1,5 – 2cm. Đêm phơi nắng, thỉnh thoảng đảo đề cho nhanh khô và đẹp dược liệu.
Phơi khoảng 4 – 6 nắng, rau đã khô đẹp là được, đóng gói bảo quản để dùng dần.
Liều lượng dùng hàng ngày:
– Nếu là rau tươi dùng 30 – 40g/ngày.
– Nếu là rau khô dùng 10 – 20g/ngày.
– Dùng ngoài không kể liều lượng.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Ngôi chùa cầu tình duyên cực thiêng ở “xứ dê” Ninh Bình

(Kiến Thức) - Tại ngôi chùa này, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đây mà sinh ra Lý Phật Mã. 
Ngoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh BinhNằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, chùa Duyên Ninh được xem là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất Việt Nam
Ngoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh Binh-Hinh-2
Chùa có lịch sử hình thành từ thế kỷ 10 dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng và là một trong những chùa cổ thời Đinh - Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày naNgoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh Binh-Hinh-3

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000.
Ngoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh Binh-Hinh-4
Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên NinhNgoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh Binh-Hinh-5

.Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về chùa tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư.
Ngoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh Binh-Hinh-6
Sau 1.000 năm tồn tại, những kiến trúc cổ của chùa hầu như không còn. Ngôi chùa ngày này nằm theo hướng Đông Bắc, tựa lưng vào vách núi, có kiến trúc giản dị gồm chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, vườn cây, tháp xá lợi…
Ngoi chua cau tinh duyen cuc thieng o “xu de” Ninh Binh-Hinh-7

Do nằm giữa 2 điểm du lịch nổi tiếng là Tràng An và chùa Bái Đính nên chùa Duyên Ninh được rất nhiều người biết đến, đặc biệt là những người trẻ muốn cầy may trong đường tình duyên.
T.B (tổng hợp)

Bí mật đằng sau lễ hội “trò nhại” Nõ Nường

(Kiến Thức) - Việc tôn vinh thờ cúng về vật linh nơi “sinh ra” con người hầu hết nhân loại đều có, nhưng riêng người Kinh Giao Chỉ mới có dòng lễ hội “Trò nhại”... 

Việc tôn vinh thờ cúng về vật linh nơi “sinh ra” con người hầu hết nhân loại đều có, nhưng riêng người Kinh Giao Chỉ mới có dòng lễ hội “Trò nhại” - nhại lại việc “lắp khít” nhau của Nõ Nường để sinh ra một đứa bé: Lấy đó làm bùa chú trừ đuổi tà ma, triệt tiêu hiểm họa bảo vệ sự yên bình cho xóm làng cùng mùa màng hoa trái gia súc. Vật linh này được thờ trong miếu Trò Trám, Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ), với bài Văn tế minh triết, ngợi ca vật linh là bậc Tổ phụ và Tổ mẫu. 
Vật linh có đầy đủ các "phép thần thông"
Dòng lễ hội này lan tỏa khắp vùng Đông Nam Á (Bách Việt), có lãnh thổ từ bờ Nam sông Trường Giang đến tận các quần đảo phía Nam biển Đông. Trong bài Văn tế miếu Trò có nói đến việc thuở mới rời Gò Mun xuống xóm Trám: "Bồng lai hải đảo tiên nhân", hoặc "Hãn tai ngữ họa” tức là án ngữ ngăn chặn, hoặc miếu mạo anh linh van cổ như tân. Nghĩa là vật linh Nõ Nường có đầy đủ các phép thần thông linh nghiệm ngăn chặn và triệt tiêu tại họa cho cộng đồng.  
Như vậy, vật linh trên thạp đồng Đào Thịnh là bùa chú bảo vệ hài cốt của vị Vua nằm trong mộ; cũng như  trong chữ  tổ có chữ thả. Chữ "thả" nguyên ý là chỉ bộ phận sinh thực của nam giới (tượng hình). Người Trung Quốc đời đời kiếp kiếp cúng tế nó, cho nên đã đem chữ "thị" có nghĩa là mô phỏng đàn tế trời (thờ cúng) ghép vào chữ "thả" biến thành chữ "tổ" (1): hoặc cũng ví như thần Siva của Ấn Độ tay trái cầm Linga đặt trên đầu gối, và nhìn đằng sau, cả pho tượng là trụ Linga – tức là Linh ga Yoni hợp thành (ảnh Thần Siva).
Trò Trám là tên gọi của địa phương, giới nghiên cứu gọi là Lễ hội phồn thực, chúng tôi gọi là lễ hội “Trò nhại” - Nõ Nường. Khi gọi lễ hội “trò nhại” Nõ Nường thì  mới biểu đạt về phần tâm linh ma thuật của hai linh vật Nõ Nường: Lấy đó làm vật “hèm” bùa chú, để trù diệt tà ma, triệt tiêu hiểm họa, ngăn ngừa dịch bệnh cho con người và những của cải do con người tạo ra. Đó còn là dòng lễ hội vòng đời, với phút khởi nguyên, nên gọi là lễ “cầu đinh” (cầu con trai). 
Bi mat dang sau le hoi “tro nhai” No Nuong
Vật linh trên thạp đồng Đào Thịnh.  
Nguồn gốc của dòng lễ hội trò nhại
Sự ra đời của dòng lễ hội “trò nhại” Nõ Nường là ở thời chưa có thuật ngữ giao phôi, mà nhận thức bằng con đường trực quan, thấy hai vật Nõ Nường “lắp khít” nhau, sau đó ở Nường sinh ra một đưa bé, mọi người hân hoan reo mừng chào đón. Nhưng rồi tai họa lại ập đến: Đứa bé ấy bị ốm đau lâu ngày và có chiều hướng dẫn đến cái chết. Mọi người lo lắng, xót xa mà đành bó tay.  
Trước tình cảnh quẫn bách ấy, những bậc cao niên “Tiên triết” cho rằng: Chỉ nơi đã có khả năng kiệu sinh ra đứa bé ấy thì ở đó hẳn ở đó phải có linh nhiệm để cứu giúp đứa bé ấy qua khỏi cơn nguy biến. Đó là nguồn gốc của lễ hội “trò nhại” Nõ Nường “lắp khít” nhau - Nghĩa là “trò nhại” phải tiến hành đúng các động thái mà vật linh Nõ Nường đã từng tiến hành trong khi thụ thai đứa bé ấy: Lấy đó làm bùa chú, cứu chữa cho nó. Lễ hội “trò nhại” mới đầu có thể  đơn giản, thô sơ, về sau được hoàn thiện hơn, cho nên hai tiếng “trò nhại” Nõ Nường vẫn còn truyền nối đến ngày nay trong lễ hội Trò Trám.  
 “Trò Trám” thì chữ “trò” là “trò nhại” còn chữ “trám” là rừng trám – tức là “trò nhại” Nõ Nường “lắp khít” nhau tiến hành ở trong rừng trám: Cây trám to, cao đặc sản của miền trung du nơi trú ngụ của ma quỷ, nó như cây gạo nơi trú ngụ của ma quỷ ở miền xuôi.
Đây là dòng lễ hội hèm tục bùa chú ma thuật, được hình thành từ buổi đầu sơ khai của nhận thức, đến thời điểm ra đời Nhà nước Văn Lang, được giới pháp sư, thù thủy, chiêm tinh thầy bói trong Triều đại Hùng Vương hoàn thiện, nâng cao thành giá trị tổng hợp mới, gọi là lễ hội Vòng đời ghi làm hoa văn trên Thần Đồng Ngọc Lũ.  
“Trò nhại” được tiến hành một cách kính cẩn, nghiêm trang với lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối, nhờ đó đã đem lại sự an lành cho dân tộc ta trong chiều dài lịch sử bốn ngàn năm tồn tại và phát triển. Đó là nguyên nhân khởi nguyên của lễ hội “Trò nhại”. Ý nghĩa hiệu nghiệm của vật “hèm” bùa chú là ở chỗ khi thực hiện lễ thức “Trò nhại” ấy thì phải được thụ thai một đứa bé, cho nên các bà đi hội có chửa là “Cá ao ai về ao ta ta được”, với  các bà góa mà thụ thai thì càng tốt, đặc biệt các đôi nam nữ mà cô gái có chửa thì càng hiệu nghiệm hơn. 
Những đứa bé sinh ra trong lễ tục hèm “Trò nhại” ấy, nó là của quý vật cưng là “bùa chú”: Triệt tiêu mọi hiểm họa, ốm đau, bệnh tật, gia súc mùa màng cây trái tốt tươi. Mọi người may mắn ăn nên làm ra Phúc –Lộc –Thọ -Khang cho cả làng. Lễ hội “trò nhại” được sinh ra ở thời điểm chưa có ngành Y tế và thuốc trừ sâu. Vì thế, nếu những người có chửa ngoài lễ “hèm” tục thì đứa bé ấy gọi là con “hoang” bị khinh rẻ, mẹ nó bị cạo trọc bôi vôi thả trôi sông. Lệ làng là thế, hèm tục là thế. 
Bi mat dang sau le hoi “tro nhai” No Nuong-Hinh-2
 Thần Shiva.
Tín ngưỡng nguyên thủy là bình minh của trí tuệ
Lễ hội “trò nhại” lắp khít nhau của Nõ Nường còn gọi là “múa mo” – tức là cầm dùi đục “phộc” vào mo nang diễn ra đầu xuân để làm bùa chú bảo vệ dân làng trong cả năm ấy, Nõ Nường còn biến thái thành bánh dầy bánh cuốn để ăn làm thuốc phòng bệnh và đem biếu các làng như lễ hội múa mo của làng Sơn Đồng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội, với câu ca dao: “Sơn Đồng có hội múa mo/Bánh dầy bánh cuốn đem cho các làng”.
Từ khi dân tộc ta giành lại được quyền tự chủ theo các tư liệu, tục “múa mo” còn được diễn ra trong cung đình Hoa lư: Vua Lê Đại Hành sau yến tiệc còn xuống sân Rồng múa mo với quần thần, hoặc ở triều đình nhà Trần ở Thăng Long trong yến tiệc có người đội mo nang chỉ huy uống rượu. Việc múa mo của hai vương triều ấy là để diệt trừ mọi hiểm họa, bởi hai triều đó nhân nhân gọi là tranh ngôi của hai triều trước. Song việc làm đó bị sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử toàn thư phê rằng: “Sau này trong yến tiệc có người đội mo nang, cầm dùi làm tửu lệnh thì lại càng thô bỉ lắm”. 
Việc nghiên cứu là phải hiểu được nguồn gốc và giá trị của một dòng lễ hội mang tính minh triết đó. Nhưng đáng tiếc là ngày nay người ta hễ thấy lễ hội “trò nhại” hoặc vật linh biểu tượng Nõ Nường thì gọi là “phồn thực” và giao phối. Kiểu nhận thức nông cạn như thế đã làm triệt tiêu một hệ thống văn hóa tư tưởng của dân tộc mà Tổ tiên của chúng ta đã dày công sáng tạo nên, biểu trương uy quyền của vua Hùng - Bức thông điệp gửi lại cho hậu thế.   
Hàng loạt biểu tượng Nõ Nường “lắp khít” nhau, không chỉ đặt ở nơi linh thiêng thờ cúng, mà còn đặt mọi nơi, mọi chốn, chỗ lấy nước ăn, ao hồ nơi tắm giặt, vùng rừng núi nơi săn bắt muông thú; người ta còn ký thác bằng các hiện vật “tảng đá”, “hòn kê” khắp mọi nơi, mọi chốn, kể cả các trụ đá nhô lên ngoài biển và trong đất liền như “đá ông Chồng bà Chồng” (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Khi ký thác tư tưởng Nõ Nường “lắp khít” nhau vào các hiện vật ấy là người ta đã luyện thần chú, hô thần nhập tượng. Từ giờ phút ấy tảng đá được mang tinh thần của Nõ Nường “lắp khít” nhau sẽ trở thành vị “thần” như cột mốc - (giới tâm linh gọi là “ông Mốc”): Nhận lệnh của Thần hoàng làng ra chôn chân ở vị trí địa giới của hai, hoặc ba làng: Một tấc không đi một li không rời, canh giữ ruộng đất, hoa mầu của làng; Cột mốc (ông Mốc) của quốc gia cũng thế. 
Dương Đình Minh Sơn (Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc)

Lăng mộ hoành tráng của thủ khoa chống Pháp Nam Bộ

(Kiến Thức) - Nơi an nghỉ của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được xây dựng quy mô hoành tráng, giá trị thẩm mỹ cao, xứng đáng với tầm vóc của một danh nhân văn hóa..
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo

Là một trong những nhân vật có uy tín lớn ở miền Nam cuối thế kỷ 19, tên tuổi của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa gắn liền với những tác phẩm văn học trứ danh và phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ lục tỉnh. Ảnh: Cổng vào Khu tưởng niệm thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ)
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-2

Theo các sử liệu, Bùi Hữu Nghĩa sinh tại làng Long Tuyền, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Năm 1835, ông đỗ thủ khoa kỳ thi hương ở Gia Định và được bổ làm Tri phủ Phước Long (Biên Hòa), thời gian sau, ông về Trà Vang (Trà Vinh). Ảnh: Bên trong khu tưởng niệm.Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-3
Tại Trà Vang, ông bị vu cáo vì bênh vực bà con người Khmer nghèo bị ức hiếp trong vụ Láng Thé và chờ triều đình xét xử. Thương chồng bị hàm oan, vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, một mình ra Huế dâng trạng minh oan cho chồng. Cảm kích hành động can trường của bà, vua Tự Đức tha tội chết cho Bùi Hữu Nghĩa. Ảnh: Nhà bia trong khu tưởng niệm.
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-4

Sau đó ông về làm Thủ Ngự tại Châu Đốc rồi Quản Cơ, trong thời gian này ông cùng với Huỳnh Mẫn Đạt hoàn thành vở tuồng "Kim thạch Kỳ duyên" vào năm 1851 - 1852. Đây là vở tuồng hay có tiếng của đất Nam Bộ. Ảnh:Bia ghi công đức của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa dựng trong nhà bia.
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-5

Năm 1867, Bùi Hữu Nghĩa từ quan về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy hiệu là “Liễu Lâm chủ nhân” và tham gia phong trào chống Pháp ở địa phương. Ảnh: Đền thờ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa trong khu tưởng niệm.
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-6

Năm 1868, ông bị Pháp bắt giam ở Vĩnh Long vì làm thơ kêu gọi cổ vũ tinh thần kháng chiến của Cần Vương. Do không lung lạc được ông nên một thời gian sau chúng buộc phải thả ông. Ảnh: Không gian tôn nghiêm bên trong đền thờ
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-7

Ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), Bùi Hữu Nghĩa qua đời sau một thời gian lâm bệnh. Ảnh: Khoảng sân trước khu tưởng niệm
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-8

Ngưỡng mộ công đức của Bùi Hữu Nghĩa, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ vợ chồng ông ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng Giêng đều tổ chức lễ giỗ ông. Ảnh: Bình phong và trụ biểu trước mộ phần thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-9

Mộ ông được xây dựng năm 1872 bằng đá ong. Từ năm 2010 đến 2012 được trùng tu và xây dựng khu tưởng niệm mới theo lối kiến trúc cổ với quy mô hoành tráng, giá trị thẩm mỹ cao. Ảnh: Mộ phần của thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và vợ là bà Nguyễn Thị Tồn
Lang mo hoanh trang cua thu khoa chong Phap Nam Bo-Hinh-10

Với những đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam cuối thế kỷ 19, thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được dân gia ca tụng là một trong bốn “Rồng vàng” đất Nam Bộ. Ảnh: Một góc khu tưởng niệm
Quốc Lê

Khám phá cửa thiền trong Tử Cấm Thành Việt Nam

(Kiến Thức) - Ít ai biết có một ngôi chùa thờ Phật uy nghiêm nằm ngay trong Hoàng thành Huế..
.Kham pha cua thien trong Tu Cam Thanh Viet Nam

Ngắm kiệt tác vũ khí cổ "đẹp từng centimet" của Việt Nam

(Kiến Thức) - Dù là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần bảo vệ kinh thành.Ngam kiet tac vu khi co Cửu vị thần công (9 khẩu thần công) ở Huế là một trong những hiện vật lịch sử quý giá và độc đáo nhất của nhà Nguyễn còn được lưu giữ đến ngày nay.Ngam kiet tac vu khi co Các khẩu thần công này được xếp thành hai nhóm, nhóm thứ nhất gồm 4 khẩu Xuân - Hạ - Thu - Đông, đặt sau cửa Thể Nhơn của Hoàng thành, nhóm thứ hai gồm 5 khẩu Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, đặt sau cửa Quảng Đức.Ngam kiet tac vu khi co Tương truyền, sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho các nghệ nhân tập trung tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Việc đúc súng bắt đầu từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.Ngam kiet tac vu khi co Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10.000 tấn).Ngam kiet tac vu khi co Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.Ngam kiet tac vu khi co Ngoài hoa văn, trên súng còn khắc danh hiệu, vị thứ, trọng lượng, cách dùng súng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.Ngam kiet tac vu khi co Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Phong vị và nội dung bài sắc phong đều được khắc trực tiếp trên thân thần công.Ngam kiet tac vu khi co Tên từng khẩu thần công được khắc ở phần đuôi. Trong ảnh là khẩu thần công tên "Thổ" trong cụm 5 khẩu Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.Ngam kiet tac vu khi co Bệ súng bằng gỗ quý cũng được chạm trổ hình rồng rất kỳ công.Ngam kiet tac vu khi co Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.Ngam kiet tac vu khi co Dưới triều Nguyễn, thường có quan quân canh gác 9 khẩu thần công này thường xuyên và vua thường tổ chức các lễ cúng tế rất lớn. Kể từ năm 1886, việc cúng tế bị bãi bỏ, nhưng lính bảo vệ vẫn thường tự mình cúng tế Cửu vị thần công.

Ngắm tòa tháp Chăm có hình dáng độc nhất vô nhị VN

(Kiến Thức) - Về tổng thể, tháp mang hình một linga (sinh thực khí nam) thẳng đứng. Đây là nét độc đáo so với nhiều tháp Chăm cổ khác ở Việt Nam
Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN

Tháp Nằm trên địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km, tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam
Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-2

Có từ thế kỷ 12, tháp được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh rộng 4 m, cao 21,5m
Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-3

Về tổng thể, tháp mang hình một linga (sinh thực khí nam) thẳng đứng. Đây là nét độc đáo so với nhiều tháp Chăm cổ khác ở Việt Nam.
Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-4
Thân tháp được bọc kín chỉ có một lối đi vào qua tiền sảnh dài 6 m, rộng 1,55 m.Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-5

Bên trong tháp đặt một linga bằng đá của người Chăm và một bàn thờ của người Việt.

Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-6

Tháp có phần mái nhọn, thon, trang trí đơn giản so với các tháp Chăm khác trong khu vực.
Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-7
Đỉnh tháp có lỗ đón ánh sáng tự nhiên

Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-8
Phía trước tháp có hai con vật bằng đá là sư tử và voi.

Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-9
Bia ký đặt cách tháp không xa.

Ngam toa thap Cham co hinh dang doc nhat vo nhi VN-Hinh-10

rên thân tháp Bằng An vẫn còn nhiều vết đạn có từ thời chiến tranh Việt Nam

Quốc Lê

Cận cảnh tòa tháp Chăm có hoa văn trang trí cực đẹp

(Kiến Thức) - Nét đặc sắc nhất của tháp Chăm Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên phần thân tháp
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep
Tháp Khương Mỹ là một cụm đền tháp Champa còn sót lại, nằm ở địa phận xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng NamCan canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-2

Có niên đại vào cuối thể kỷ thứ 9, đầu thế kỹ thứ 10, nhóm tháp Chăm Khương Mỹ gồm ba tòa tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc - Nam.Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-3
Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả.Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-4

Chân tháp ốp đá, thể hiện ảnh hưởng từ kiến trúc đền tháp Khmer.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-5
Nét đặc sắc nhất của tháp Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên thân tháp.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-6
Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-7
Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-8
Tại tòa tháp này, các nhà khai quật cũng tìm thấy nhiều nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-9
Các tác phẩm này đều liên hệ tời thần Vishnu, nhưng lại vắng bóng thần Siva và Brahma (ba vị thần tối thượng của Hindu giáo là Vishnu, Siva và Brahma), nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu.

Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-10
Nhìn chung, các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-11
Do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ 10.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-12
Cổng vào một tòa tháp.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-13
Bên trong tháp.
Can canh toa thap Cham co hoa van trang tri cuc dep-Hinh-14
Sau nhiều thế kỷ tồn tại, tháp Khương Mỹ đã xuống cấp nghiêm trọng và bị một số hộ dân lấn chiếm.
Quốc Lê