Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Phụ nữ Gia Rai chọn chồng

Lê San 

(Dân Việt) Theo chế độ mẫu hệ nên phụ nữ Gia Rai ở Tây Nguyên khi đến tuổi trưởng thành sẽ tìm một chàng trai ưng ý để lấy chồng. Việc cưới xin đều do nhà gái chủ động lo liệu và chuẩn bị lễ vật. Người chồng sau khi cưới vợ về sẽ ở rể.


  
 phu nu gia rai chon chong hinh anh 1
Đám cưới được tổ chức tại khu đất rộng trước nhà rông của buôn.
 phu nu gia rai chon chong hinh anh 2
Ông mối do nhà gái nhờ đến thưa chuyện với nhà trai.
 phu nu gia rai chon chong hinh anh 3
Già làng rửa tay cho cô dâu, chú rể để rửa sạch bụi bẩn trần gian.

 phu nu gia rai chon chong hinh anh 4
Cô dâu, chú rể mời cơm, rượu họ hàng cùng vui trong tiếng chiêng trống rộn rã.
Qua ông mối, thiếu nữ Gia Rai ngỏ tình ý và tặng người yêu một chiếc vòng tay. Nếu ưng thuận thì chàng trai sẽ nhận vòng tay còn nếu không thì chàng trai cũng sẽ cầm vòng tay một lúc rồi trả lại.
Khi chàng trai đồng ý, ông mối sẽ về báo lại với gia đình nhà gái. Sau đó, cha mẹ hai bên gặp nhau và chọn ngày cưới cho đôi trẻ. Trước ngày tổ chức lễ cưới, hai bên gia đình thông báo cho họ hàng biết để đến dự và đóng góp gà, heo, rượu, tiền hay những vật dụng khác tùy điều kiện của gia chủ.
 phu nu gia rai chon chong hinh anh 5
Cả hai gia đình chấp thuận, cô dâu, chú rể trao nhau chiếc vòng đồng được già làng làm phép, biểu trưng cho sợi dây hạnh phúc.
Khi tổ chức đám cưới, hai bên gia đình đều chuẩn bị lễ vật của mình gồm: Gà sống, rượu, cơm lam, vòng đồng, khăn thổ cẩm… Khăn sẽ do nhà gái chuẩn bị để trao cho nhà trai. Đây là những lễ vật bắt buộc trong đám cưới của đồng bào Gia Rai. Ngoài ra, tùy vào điều kiện của từng nhà mà có thêm các lễ vật như trâu, bò, dê...
 phu nu gia rai chon chong hinh anh 6
Cả buôn làng cùng vui ca nhảy múa chúc mừng cho đôi vợ chồng trẻ.

Kỳ lạ tục 'bắt chồng' của người J'rai ở Tây Nguyên


(Thethaovanhoa.vn) - Trong tập quán sinh hoạt của người J’rai ở Tây Nguyên, tục “bắt chồng” được coi là trọng đại nhất trong cuộc đời. Do vậy, dù trong bối cảnh nào, người J’rai vẫn giữ gìn tục “bắt chồng” theo đúng các nghi lễ từ ngàn đời nay.

Lời tỏ tình của người J’rai xuất phát từ tấm lòng của người con gái, bằng hình ảnh tự nguyện như nhận cuốc xẻng hoặc cái áo, cái quần… của người con trai sau ngày làm nương rẫy và mang về nhà. Nếu người con trai đồng thuận thì cặp trai gái đã thực sự mến nhau, tìm hiểu nhau rồi yêu nhau.
Đến thời điểm thích hợp, bên nhà gái nhờ già làng hoặc người có uy tín trong làng để làm mai mối kết duyên thành vợ thành chồng.
Ngày “bắt chồng” tuỳ theo đời sống kinh tế của mỗi hộ gia đình, có thể là cặp gà hoặc con lợn và thậm chí là con bò để mang sang bên nhà trai làm lễ có sự chứng kiến của cha mẹ hai bên gia đình và đại diện dòng tộc.
Có những vùng người J’rai như ở Ayunpa, Ia Pa, Phú Thiện… khi “bắt chồng” bên nhà gái còn mua cả quần áo, chén bát, xoong nồi… cho bên nhà trai. Trước đây, những vật cầu hôn này đắt tiền và tốn kém, do đó để có được những bộ đồ “bắt chồng”, bên nhà gái phải chuẩn bị cả năm để vào rừng tìm sợi rồi về thêu dệt, mỗi bộ có giá trị bằng cả con lợn nái.
Kể từ giây phút được trùm khăn trắng, đôi trai gái này đã thành vợ thành chồng. Ảnh: Anh Phương
Buổi lễ “bắt chồng” diễn ra, Già làng đại diện cho hai họ làm các thủ tục khấn vái với thần sông, thần núi, thần lửa theo nghi lễ của người J’rai với nội dung: “Yàng hãy thương bọn trẻ, đừng để bọn trẻ chia lìa mà tác hợp sống lâu, đẻ nhiều con cái cho buôn làng…”. Sau đó, cô dâu và chú rể trong trang phục lộng lẫy của dân tộc mình, họ trao cho nhau chiếc còng cầu hôn được làm bằng đồng, coi đó là sự kết duyên bền chặt.
Sau buổi lễ “bắt chồng”, người con trai vẫn chưa được quyền về nhà vợ mà phải ở tại nhà rông của làng, có thể là đến 1 - 2 tháng, thậm chí là 3 tháng. Lúc bấy giờ, chú rể đã thuộc về nhà gái, không còn là thành viên trong gia đình nữa nên không được về nhà của cha mẹ mình. Tất cả mọi công việc đều làm cho bên nhà gái. Hàng ngày, vợ đến đưa chồng về nhà ăn cơm rồi cùng nhau lên nương rẫy và tối lại phải ngủ tại nhà rông.
Theo quan niệm của người J’rai, đây là thời gian thử thách đối với người chồng, nếu như một lòng thương vợ thì không vi phạm những điều như uống rượu say, nói xấu bên vợ hoặc có tình ý với người con gái khác… Sau thời gian đó, nếu đủ cơ sở tin tưởng, người con gái mới “bắt chồng” đưa về nhà sống chung với nhau.
Người J’rai có rất nhiều họ như Rơ Chăm, Rơ Mal, K’sor, Siu, Puil… nhưng có một nguyên tắc “bất di bất dịch” là người con gái “bắt chồng” phải khác họ, không được lấy cùng họ. Theo quan niệm của người J’rai, nếu như “bắt chồng” cùng họ có nghĩa là cùng huyết thống, cùng dòng tộc nên Yàng sẽ trừng phạt như không đẻ được con, thường xuyên đau ốm bệnh tật…
Trong quá trình chung sống với nhau, nếu không may người vợ chết, người em gái của vợ tiếp tục thay chị làm vợ và có trách nhiệm nuôi các cháu. Đó là tục “nối dây” của người J’rai. Ngược lại, nếu không may người chồng chết sớm, người vợ được quyền “bắt chồng” ở nơi khác và không được lấy em trai của chồng.
TTXVN/Văn Thông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét