Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Hòn đảo hoang sơ của vùng đất địa đầu Đông Bắc

(HNMO) - Đảo Vĩnh Thực (Móng Cái, Quảng Ninh) vẫn còn khá hoang sơ, chưa có các dịch vụ hiện đại. Nhưng chính sự biệt lập với những ồn ào đô thị đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho Vĩnh Thực. Cảnh quan và những người dân biển bình dị nơi đây sẽ khiến bạn không chỉ muốn đến một lần.

Để trải nghiệm trọn vẹn chuyến đi đầy ắp những điều lý thú này, hãy đến Vĩnh Thực - hòn đảo xinh đẹp của vùng đất địa đầu Đông Bắc Tổ quốc.

Đường đến đảo Vĩnh Thực không khó đi, du khách chỉ cần đi xe khách đến thành phố Móng Cái, rồi đến Mũi Ngọc đón thuyền ra đảo. Giá theo tour là 360 nghìn/người/ngày.

Đảo Vĩnh Thực có cư dân sống từ lâu nhưng còn khá hoang sơ vì nơi đây chưa được đầu tư du lịch.

Những cung đường ngoằn ngoèo, uốn lượn với một bên là những đồi hoa sim tím, một bên là biển xanh biếc rất thú vị.

Vĩnh Thực có 2 bãi tắm rất đẹp đó là Đầu Đông (xã Vĩnh Thực) và Bến Hèn (xã Vĩnh Trung). Bãi biển cát trắng mịn, nước trong xanh được bao bọc bởi rừng phi lao xanh ngút tầm mắt.

Buổi chiều tà, ngư dân sau một ngày lênh đênh trên biển, thu hoạch hải sản tươi ngon phục vụ thực khách.


Đảo Vĩnh Thực còn có nhiều bãi tắm với cát vàng, mịn như níu chân du khách, nước biển trong xanh, mát rượi.
Trang Phai

3 ngày khám phá đảo hoang sơ với giá trong mơ 1,2 triệu

Với chi phí hợp lý chỉ 1,2 triệu cho 3 ngày, chuyến đi tới đảo Vĩnh Thực và TP Móng Cái thuộc địa phận Quảng Ninh sẽ là gợi ý hoàn hảo cho kì nghỉ cuối tuần của những người yêu du lịch và mê phượt bụi.
Những hình ảnh về hòn đảo hoang sơ Vĩnh Thực (Quảng Ninh) mới đây lại khiến cộng đồng ưa xê dịch xôn xao. Bộ ảnh được chia sẻ sau chuyến du lịch với giá vô cùng “hạt dẻ” của cô nàng nhân viên văn phòng 9X và nhóm bạn của mình.
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Khoảnh khắc tuyệt đẹp giữa thiên nhiên biển đảo bình dị.
Dương Tuyết Nhi (sinh năm 1993, Bắc Giang) cùng em gái và 2 người bạn mới đây đã có chuyến đi 3 ngày 3 đêm khó quên tới Vĩnh Thực - Móng Cái - Trà Cổ (Quảng Ninh) cuối tháng 7 vừa qua. Nhóm chọn đi xe ô tô giường nằm từ Hà Nội đến thành phố Móng Cái (vé 1 chiều 200 nghìn đồng/người).
Điểm nhấn trong hành trình của Tuyết Nhi chính là khám phá đảo Vĩnh Thực, địa điểm khiến cô phải thốt lên “không ngờ cách đất liền vài phút đi cano có một thiên đường đẹp đến thế”. Đây là 1 hòn đảo nhỏ, cách thành phố Móng Cái khoảng 20km, từ đất liền ra đến đảo khoảng chưa đến 10 phút đi cano.
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Chuyến đi đầy ắp điều thú vị của nhóm bạn.
Trở về từ hành trình, cô nàng Tuyết Nhi vẫn như mơ màng về hòn đảo đã đi qua với con đường hai bên cây xanh mướt, những khu đất lãng mạn rực tím màu sim chín mộng mơ...
Đó là những khoảnh khắc "vui hết nấc" của Tuyết Nhi cùng nhóm bạn trong quãng thời gian rong ruổi trên đảo Vĩnh Thực. “Quãng đường đến ngọn hải đăng cũng khiến chúng mình mất khá nhiều thời gian vì mải miết dừng lại check-in do cảnh quá đẹp. Bãi đá cạnh ngọn hải đăng khá đẹp và hùng vĩ”, cô nàng hào hứng kể.
Vẻ đẹp hoang sơ ở hòn đảo “chưa nổi”, ít người biết này đã khiến cô nàng “say nắng”. Kết thúc hành trình, Tuyết Nhi cũng nhận được khá nhiều lời “hỏi thăm” về điểm dừng chân này bên cạnh cả "kho ảnh" đẹp lung linh.
Nếu muốn có một chuyến đi cuối tuần tới địa điểm hoang sơ nhưng lại quyễn rũ đến say lòng người, bạn có thể tham khảo lịch trình di chuyển và chi phí của Tuyết Nhi và nhóm bạn trong chuyến đi tới đảo Vĩnh Thực và TP. Móng Cái vừa qua.
Ngày 1:
6h sáng có mặt tại thành phố Móng Cái. Mua vé trọn gói từ Móng Cái ra đảo Vĩnh Thực là 50 nghìn đồng/ người (bao gồm xe ô tô đi từ bến xe đến bến phà và vé phà ra đảo).
Ra đến đảo là khoảng hơn 7h sáng. Nhóm thuê nhà nghỉ giá phòng 300 nghìn đồng/phòng (thuê từ 2 phòng trở lên là 200 nghìn đồng/phòng).
Sau đó, thay đồ, thuê xe máy để ra biển và thong dong quanh đảo. Giá chung thuê xe máy trên đảo là 250 nghìn đồng/xe.

Ngày 2:
Sáng chơi loanh quanh ở đảo, check-in bãi đá, hải đăng rồi về TP Móng Cái chơi. Buổi tối ở đây có phố đi bộ và hầu như tối nào cũng bắn pháo hoa giữa đường.
Thuê nhà nghỉ ở Móng Cái mất khoảng 300- 400 nghìn đồng/phòng.
Ngày 3:
Buổi sáng, đến Trà Cổ chơi check-in mũi Sa Vĩ.
1h chiều ra bến xe về lại Hà Nội, kết thúc hành trình.
Tiền cano + tiền phòng + tiền thuê xe là 800 nghìn đồng/người (chưa kể tiền vé xe oto di chuyển khứ hồi Hà Nội - Móng Cái (400 nghìn đồng và tiền ăn). Cô nàng Tuyết Nhi tiết lộ, tính thêm cả chi phí tiền ăn cho chuyến đi 3 ngày này khoảng 1,2 triệu sẽ ăn uống “thả ga”.
Mời độc giả cùng xem thêm một số hình ảnh từ chuyến đi đến đảo Vĩnh Thực và TP. Móng Cái được Tuyết Nhi chia sẻ:
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,

khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Bãi biển hoang sơ, nước trong vắt.
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Khung cảnh thiên nhiên biển đảo mơ màng khiến ai cũng muốn một lần đặt chân đến.
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,

khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,

khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,

khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Cô nàng khoe những bức ảnh cực xinh chụp ở bãi đá trên đảo.
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,

khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,

khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Check-in thỏa thích ở Vĩnh Thực.
khám phá, đảo hoang sơ, du lịch, điểm đến tuyệt đẹp, đảo Vĩnh Thực,
Cùng thong dong đi bộ trên phố đi bộ Trần Phú ở thành phố Móng Cái.
(Theo Emdep)

Kỳ thú làng nổi trên sóng nước Hậu Giang

(PLO) - Đến ngã ba sông Châu Đốc (TX Châu Đốc, An Giang), du khách sẽ được sống trong những ngôi nhà liên tiếp nhau nổi bồng bềnh trên sông nước. 
Kỳ thú làng nổi  trên sóng nước Hậu Giang
Mỗi chiếc bè như một căn hộ, kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Nếu lấy TX Châu Đốc làm tâm điểm thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu, làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4 - 5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi lại quy tụ đông đúc và dày đặc hơn ở huyện Tân Châu với chiều dài 7 - 8 cây số.
Bè có đáy sâu khoảng 10m được bọc bằng lưới kẽm hoặc cây đóng thưa. Bên trên bè, người ta cất nhà để ở. Thay vì tốn hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để có một miếng đất ở khu vực trung tâm TX Châu Đốc, người ta lấy số tiền đó đóng bè, neo đậu dưới sông vừa có nhà ở mà không cần tốn tiền mướn hoặc mua bến bãi vừa chẳng lo sơ tán khi mùa nước nổi.
Cuộc sống của gia đình được gói gọn trên chiếc bè giống như một chiếc trẹt bề ngang 4m, dài 7 - 8m. Do nhu cầu sinh hoạt của dân cư, nhiều dịch vụ phục vụ khác phát sinh trên các bè: cửa hàng sửa chữa máy móc, bán xăng dầu... Vậy là hình thành làng nổi. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này.
Dọc sông Hậu, có những căn nhà nổi, cùng những bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài cây số. Tại huyện Châu Phú, làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất những nhà nổi quy tụ lại là ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km.
Châu Đốc nổi tiếng với việc phát triển nghề nuôi cá basa, nghề nuôi cá nay vẫn được xem là triển vọng này đã có vài chục năm tuổi, đến hiện tại vẫn không ngừng gia tăng số lượng bè cá, đấy cũng là lý do dễ hiểu, tại sao Làng nổi cá bè Châu Đốc luôn xôm tụ và ngày thêm đông đúc. 
Đến làng nổi cá bè Châu Đốc, du khách không chỉ được tiếp cận nghề nuôi cá basa, biết thêm nhiều điều lý thú về loài cá này, cũng như quá trình nuôi chăm cá mà còn được trải nghiệm những khoảnh khắc đời thường đáng trân trọng của những cư dân gắn bó với nghề, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, để làm giàu cho gia đình và cho chính vùng sông nước Cửu Long.
Châu Thành

RAU OM TRỊ BÁ BỆNH

Rau om còn là một vị thuốc quý khiến nhiều người bất ngờ vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.
Rau om là loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày và được biết đến nhiều với công dụng làm rau sống, rau ăn kèm, xào rau muống hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị thơm ngon. Đặc biệt, rau om còn rất giàu dưỡng chất.
Trong rau om có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Rau om thường được dùng làm rau thơm cho một số món ăn và có tác dụng chữa bệnh không ngờ.
Theo Đông y, rau om có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.
Một số bài thuốc từ rau om
Trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ: 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.
Trị sỏi thận
Cách 1: Lấy 20 – 30g rau om tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.
Cách 2: Hái rau om tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Cách 3: Uống nước sinh tố rau om mỗi ngày hoặc đun sôi với nước để uống.
Cách 4: Rau om tươi kết hợp với râu ngô, hoa mã đề để nấu nước uống chữa sỏi thận.
Các cách này có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.
Trị sỏi mật: 100g rau om tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.
Trị đái ra máu: Rau om 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị ban đỏ: Rau om 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.
Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ: 50g rau om rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt cùng 3 – 5 hạt muối uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 – 15 ngày
Trị ho, sổ mũi: 15 – 30g rau om tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.
Trị viêm tấy đau nhức: Lấy 1 nắm rau om tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau om tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trị herpes: Rau om tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.
Trị đái dầm: Rau om 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.
Trị tiểu tiện không thông, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu: Dùng toàn cây non của rau om khoảng 40 – 60g, rồi giã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, chế thêm một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước và cho thêm ít hạt muối để uống.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau om tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
Trị rắn cắn: 15 – 20g rau om tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40g rau om khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.
Lưu ý khi dùng rau om
- Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau om vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai.
- Khi dùng rau om dưới dạng tươi cần rửa thật sạch. Vì thân rau om có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ
(Theo Kiennthucngaynay)

Chuyện ít biết về cơn bão từng làm chết 3.000 người ở Sài Gòn

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương 1.000 tỷ đồng ngày nay.


Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn được xem là vùng đất có khí hậu ôn hòa, quanh năm nắng ấm. Mưa to bão lớn ít xuất hiện nên người dân Nam Bộ thường không có kinh nghiệm chống bão so với miền Trung và miền Bắc. Lịch sử từng ghi nhận một cơn bão mạnh chưa từng có đã đổ bộ vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Cơn bão năm 1904 lớn đến độ đã đi vào những câu thơ ca dân gian truyền miệng của người dân Nam Bộ. "Bến Thành nóc chợ cũng bay/ Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường…".
Hay: "Gặp em đây mới biết em còn/ Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi"...
Những ghi chép cũ cho thấy, địa bàn chịu ảnh hưởng của cơn bão năm Giáp Thìn hầu như khắp Nam Bộ, sang tận Campuchia. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang); Tân An (Long An); Chợ Lớn, Gia Định (TP HCM) và dọc theo vùng duyên hải. Nhiều làng ở gần bờ biển đã bị một hải lưu cao đến 3,5 mét lôi cuốn đi mất.
chuyen-it-biet-ve-con-bao-tung-lam-chet-3000-nguoi-o-sai-gon
Bão năm Giáp Thìn 1904 là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho Sài Gòn từng được ghi nhận. Ảnh minh họa
40 năm sau trận thiên tai, Nam Kỳ tuần báo (do Hồ Văn Trung - tức nhà văn Hồ Biểu Chánh làm chủ nhiệm) số 85, ra ngày 8/6/1944, có bài Trận bão năm Thìn của Mỹ Xuân mô tả khá chi tiết về cơn bão diễn ra vào ngày chủ nhật 1/5/1904 trên đất Sài Gòn xưa.
Theo bài báo, hôm ấy cũng đúng vào ngày bầu cử hội đồng thành phố. Chiều hôm trước là ngày khánh thành tuyến xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp. Trong bài diễn văn của mình, một quan chức Sài Gòn dõng dạc tuyên bố: "Nam Kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá như các xứ thuộc địa khác. Ấy là sự bảo đảm thịnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người, mà cũng là một hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa...".
Sáng 1/5/1904, suốt từ sáng đến trưa trời Sài Gòn mưa lâm râm. Đến đầu giờ chiều gió bắt đầu thổi mạnh và đến 15h gió càng dữ dội hơn. Người dân Sài Gòn cứ ngỡ là trời dông lớn chứ không ai nghĩ đến bão lụt. Xe ngựa, xe kéo, khách bộ hành kiếm chỗ trú ẩn hoặc chạy về nhà, đường sá vắng tanh. Mới 16h chiều, trời đã tối sầm, điện bị cúp. Ở các nhà hàng, quán cơm, người ta phải đốt đèn cầy hoặc đèn dầu nhưng gió mạnh khiến đèn liên tục bị tắt.
Cuộc bầu cử hôm ấy vắng mặt tới trên 400 cử tri do thời tiết xấu, kết quả kiểm phiếu bị huỷ bỏ và phải dời lại chủ nhật tuần sau. Bài báo mô tả: "Đến 17h chiều, trận dông mưa mới thật kịch liệt cực điểm. Dông gió tung rớt mái nhà, đốn ngã cây cối, đứt mất dây điện và dây thép, nhận chìm tàu ghe, cột đèn hay cột dây thép xiêu ngã liệt địa. Đường sá vắng teo không người lai vãng, tiếng dông mưa thổi ào ào như trời than đất thở".
Mưa to gió lớn đến nỗi nhiều con ngựa đang kéo xe hoảng sợ bứt dây cương, quăng xe chạy tháo thân. Có xe bị lật nhào "kéo theo cả con ngựa nằm té sải cẳng". Hầu hết các xe đều gãy gọng, bay mui, phu xe bỏ chạy tán loạn.
Dọc theo sông Sài Gòn, tàu, sà lan, ghe tam bản, ghe chài, ghe lồng đứt dây, trôi ra giữa sông bị sóng gió đánh ập, va đập nhau mà chìm. Đến 19h, các tàu lớn Canebière, Adour và Hop Sang bị sóng đẩy lên bờ nằm ngả nghiêng. Chiếc Patroclus đang đậu ở Thủ Thiêm đứt dây neo, chạy ra giữa sông đụng chìm 4 chiếc ghe chở đá, đâm thủng một chiếc ghe chài chở lúa, nhận chìm khoảng một chục chiếc tam bản trước khi chìm xuống bến Nhà Rồng.
chuyen-it-biet-ve-con-bao-tung-lam-chet-3000-nguoi-o-sai-gon-1
Cơn bão mạnh đến độ quật ngã một đoàn tàu của tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Ảnh minh họa
Chỉ riêng các ghe chở lúa, chở dầu, chở hàng hóa có đến 43 chiếc bị chìm trong đêm đó. Từ 22h, trời đã bớt dông nhưng mưa vẫn ào ào như trút suốt cả đêm. Đến sáng hôm sau, người ta thống kê có hơn 900 cây lớn tróc gốc nằm ngổn ngang trên các con đường Sài Gòn, lá cây rụng lấp cả đường đi. Nhà lá bay tứ tung khắp nơi, phủ dầy mặt đường, có chỗ lên đến 2 mét. Trong chợ, các thớt thịt ngã đổ chất đống lên nhau.
Sau đó, báo L’Opinion và Le Courrier de Saigon tường trình về trận bão này: "Dọc theo đường xe lửa chạy dựa theo mé sông từ Sài Gòn vô Chợ Lớn (tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho), có một cái vòi rồng trên trời thò xuống làm đổ ngã một toa xe, giật đứt mái nhà ở đềpô xe lửa và đè nhẹp cả một cái nhà lá khác. Cách đó mươi thước, cái vòi rồng ấy hốt một người nam đem tuốt lên không trung rồi khiêng đại xuống mặt đất. Khi thiên hạ chạy đến toan cứu kẻ vô phước thì người ta thấy thân hình anh ta đã dẹp đép...".
Nhà chức trách thời đó thống kê, riêng tại Sài Gòn cơn bão năm Giáp Thìn đã làm chết hơn 3.000 người, còn về tài sản thiệt hại lên đến 40 triệu đồng, tương đương 1.000 tỷ đồng ngày nay.
Trận bão năm Giáp Thìn không chỉ gây thiệt hại cho Sài Gòn mà hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ đều bị ảnh hưởng. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là Gò Công và vùng phụ cận với trên 60% nhà bị sập đổ, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển, 80% gia súc bị chết... Còn theo dân gian, truyền miệng qua thơ, vè thì số người chết khoảng "một muôn hai" (tức khoảng 12.000 người).
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan (Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên) - người từng công tác lâu năm ở Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết với sự tàn phá khủng khiếp đó, có thể nói trận bão năm Giáp Thìn 1904 là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho Sài Gòn từng được ghi nhận. 
"Tuy nhiên, để khẳng định nó là cơn b ão mạnh nhất từng đánh vào Sài Gòn cần phải phân tích hoàn lưu, tốc độ gió... của cơn bão một cách chính xác mới có thể đánh giá được. Tuy nhiên, do phương tiện dự báo thời đó còn lạc hậu, không được như bây giờ nên sức tàn phá của cơn bão mới khủng khiếp đến như vậy", bà Lan nói.
Trung Sơn

Thú chơi ôtô của người Sài Gòn xưa

Hàng nghìn xe hơi La Dalat sản xuất ở Sài Gòn 50 năm trước có hơn 40% kết cấu do người Việt chế tạo; nó cũng ít hao xăng, dễ sửa chữa...

La Dalat là xe hơi đầu tiên được sản xuất ở miền nam Việt Nam do hãng Citroën của Pháp thực hiện. Loại xe này được chế tạo năm 1969 và tung ra thị trường vào năm 1970, dành riêng cho người Việt. Nó ít tốn xăng, dễ sửa chữa và thay thế phụ tùng.
Trên đường phố Sài Gòn những năm 1970-1975, bóng dáng chiếc xe mạnh mẽ, với màu xanh nhạt đặc trưng của La Dalat khiến nhiều người dễ dàng nhận ra, thích thú. Xe tiện dụng, rẻ lại mang thương hiệu Việt là lý do nhiều người chọn mua.
nguoi-sai-gon-xua-me-oto-la-dalat-nhu-the-nao
Một chiếc La Dalat từng được sản xuất tại Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu
Theo tư liệu, giai đoạn 1936-1960, những dòng xe như 2CV rồi Dyane 6 hay Méhari được hãng Citroën đưa vào Việt Nam phục vụ các sĩ quan Pháp cùng tầng lớp thượng lưu. Nhưng đến giữa thập niên 1960, hãng này nghĩ đến việc chế một chiếc xe hơi ngay tại Việt Nam và dành riêng cho người Việt khi chịu sức ép cạnh tranh bởi các hãng xe máy nổi tiếng. Citroën mong muốn cho ra đời một chiếc xe hữu dụng nhưng giá thành rẻ.
Xuất phát từ nhu cầu này, chiếc La Dalat (lấy tên thành phố Đà Lạt) được thai nghén dựa theo mẫu mã của chiếc Méhari và Baby Brousse rất thành công ở các thuộc địa cũ của Pháp. La Dalat được thiết kế với 4 kiểu dáng khác nhau gồm những bộ phận quan trọng được nhập từ Pháp như động cơ, hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng...
Tất cả các chi tiết, bộ phận còn lại gồm đèn, kèn báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải… được sản xuất ngay tại Công ty Xe hơi Saigon đặt ở góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, hiện là Caféteria Rex. Vào cuối thập niên 60, đây là dấu ấn quan trọng, đặt nền móng cho ngành sản xuất ôtô của Việt Nam.
nguoi-sai-gon-xua-me-oto-la-dalat-nhu-the-nao-1
Quảng cáo bán xe La Datlat tại Sài Gòn năm 1973. Ảnh: Tư liệu
Hãng xe Citroën tập trung vào khách hàng bình dân Việt Nam nên La Dalat có những đặc tính như ít tốn nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ thay thế phụ tùng. Đặc biệt, các bộ phận như cánh cửa, kiếng xe... đều có thể "tự chế" từ những xưởng cơ khí thủ công rẻ tiền. Do chế tạo thủ công nên hình dáng xe thô kệch, không bắt mắt nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng đối với khách hàng bình dân thời đó.
La DaLat dùng động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp. Xe có hộp 4 số tay, truyền động trục bánh trước. Trọng lượng xe đầu tiên là khoảng từ 480 đến 590 kg (tùy theo kiểu), kiểu xe thùng nặng 770 kg.
Trong giai đoạn 1970 đến 1975, hãng xe Citroën sản xuất hơn 5.000 chiếc La Dalat, tức là khoảng 1.000 chiếc mỗi năm. Dù số lượng sản xuất khá nhỏ khi năm 1970 riêng Nhật Bản đã sản xuất 4,1 triệu ôtô các loại, song Citroën cho rằng La Dalat là thiết kế phù hợp với thị trường những nước nghèo.
Điều quan trọng, tỷ lệ các bộ phận nội địa hóa của La Dalat khi xuất hiện đạt đến 25%. Năm 1975, tỉ lệ này nâng lên 40%. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat gồm loại 4 hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
Năm 1973, ngạc nhiên với thành công của La Dalat, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc về Pháp để phân tích. Từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.
nguoi-sai-gon-xua-me-oto-la-dalat-nhu-the-nao-2
Bên trong một chiếc La Dalat với các chi tiết khá thô sơ. Ảnh: Tư liệu
Sau này, tuy xe không còn sản xuất nữa nhưng thương hiệu La Dalat vẫn không phai trong lòng người yêu xe, đặc biệt là những người mê xe cổ. Tại TP HCM, còn vài người đang sở hữu những chiếc La Dalat này. Theo các nhà sưu tập, kiểu dáng, động cơ của các dòng xe hiện đại ngày nay ăn đứt La Dalat nhưng dòng xe này vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng những người yêu xe cổ bởi nó mang thương hiệu Việt.
Ông Phan Huy, chủ một chiếc La Dalat cho biết, máy móc còn tốt và xe của ông vẫn chạy ngon lành trên đường phố. Theo ông, xe La Dalat ít hỏng hóc, dễ sửa chữa lại nhẹ, tiện lợi. Chiếc xe hiện tại được ông Huy mua tại Đà Lạt khi tình cờ phát hiện nằm hoang phế trong một kho đồ cũ.
"La Dalat là chiếc xe có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất mà tôi biết và có thể gọi nó là made in Việt Nam. Tôi rất tự hào về một dòng xe mang thương hiệu của người Việt, có cái tên cũng rất Việt về một vùng đất nổi tiếng – Đà Lạt", ông Huy nói.
Ở miền Bắc Việt Nam, năm 1958 nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) đã cho ra đời chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo. Ôtô lấy mẫu từ chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Ngày 21/12/1958, chiếc xe Chiến Thắng chính thức rời xưởng chạy thử thành công.
Tuy ra đời trước 10 năm nhưng do điều kiện chiến tranh ở miền Bắc nên xe Chiến Thắng không được sản xuất hàng loạt như La Dalat nên ít người biết tới.

Xe hơi đầu tiên của Việt Nam 50 năm trước

Những chiếc La Dalat chiều dài hơn 4 mét từng được sản xuất hơn 1.000 chiếc mỗi năm ở Sài Gòn.

xe-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-50-nam-truoc
Trụ sở công ty xe hơi Sài Gòn, nơi sản xuất những chiếc La Dalat.
xe-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-50-nam-truoc-1
Phía sau một chiếc La Dalat ở TP HCM.
xe-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-50-nam-truoc-2
Nội thất trong xe.
xe-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-50-nam-truoc-3
Một chiếc La Dalat còn sót lại, sản xuất trong giai đoạn 1970-1975.
xe-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-50-nam-truoc-4
Nguyên mẫu chiếc La Dalat với chiều dài 4 mét.
xe-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-50-nam-truoc-5
Một chiếc La Dalat được "độ" lại mang biển số Đồng Tháp.
Sơn Hòa (Tổng hợp)
Sơn Hòa

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long

TTO - Chúng tôi men theo những con lộ nhỏ trải nhựa gần như vắng bóng xe tải, len qua những con đường thôn rợp bóng cây vườn. Rồi bỗng dưng, mở ra trước mắt là những cánh đồng lác xanh ngát...
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh. Vào đến vùng này, tới đâu bạn cũng thấy ruộng lác chạy dài hai bên đường - Ảnh: NGA BÍCH
Theo hướng dẫn của mấy bà con ở quê hay đi đó đi đây bán buôn, chúng tôi quyết định sẽ từ Cần Thơ qua Trà Ôn, rồi đến Trà Vinh. Sau đó qua cầu Cổ Chiên, vào Bến Tre rồi từ đó về TP.HCM. Cung đường mới này rút còn khá ngắn, lại hứa hẹn vắng xe tải, mát mẻ...
Cứ theo chỉ dẫn của dân địa phương, chúng tôi men theo những con lộ nhỏ trải nhựa gần như vắng bóng xe tải, len qua những con đường thôn rợp bóng cây vườn. Rồi bỗng dưng, mở ra trước mắt là những cánh đồng lác xanh ngát.
Những chòi dựng giữa cánh đồng đang cắt lác lộng gió, những người đàn ông cắt lác, còn phụ nữ phơi, giũ... Những bó lác xanh, ngã sang trắng ngà, cứ như nan quạt xếp cạnh nhau. Trên bờ, dưới ruộng, mênh mang lác và lác.
Hỏi thăm mới biết mình đã đi vào vùng trồng lác (cói) Càng Long - Trà Vinh.
Người dân cho biết đang thu hoạch lác vụ hè. Vài người còn hào phóng chỉ khách lữ hành: "Vào xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, ở dó9 có tới mấy ấp làng nghề ven sông Cổ Chiên. Ngoài cánh đồng cói rộng còn có cơ sở dệt chiếu, làm hàng thủ công, xuất khẩu... Tấp nập lắm”.
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Một cánh đồng lác hoang đang trổ bông. Thường lác trồng ít khi để trổ bông, vì khi đó cọng lác xơ giòn chứ không dẻo - Ảnh: NGA BÍCH
Đến Đức Mỹ thì đã vào giờ trưa, nhiều nông dân đã vào nhà nghỉ ngơi. Các điểm se lỏi cói, các máy dệt chiếu, đan thảm... cũng đã ngừng chạy.
Những người nông dân, chủ nhà miền Tây hiếu khách tiếp chúng tôi bên bình trà đá, vui vẻ: “Càng Long trồng lác lâu lắm rồi. Mới đầu chỉ là loài mọc hoang, chịu được phèn mặn. Sau được quy hoạch trồng chỗ cây lúa không phát triển, dần dà thành cây kinh tế vì lác trồng một năm được ba vụ. Cực nhưng lại hơn lúa”.
Cây lác Trà Vinh là loại lác voi, thân mập, cọng dai, cao đến hơn 1,5m, tên khoa học là Cyperaceae, thuộc họ lác cói. Xưa ông bà chỉ cắt lác dại về phơi khô, làm dây bó lúa, cột gói lá, thịt cá khi đi chợ. Rồi dần dà phát để dùng để làm các sản phẩm có tính chất thủ công mỹ nghệ như chiếu, đệm, giỏ, tấm vách…
Mấy năm nay, lác khô bán được giá do có đường xuất khẩu sang nước ngoài.
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Đang vụ thu hoạch hè, trên các cánh đồng lác, người nông dân dựng chòi thu hoạch khắp nơi - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Phơi lác, phần mở đầu cho những “vũ điệu” trên đồng lác - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Bắt đầu vũ điệu của lác. Búng lác, xoác xõa bó lác được cột một đầu, sao cho chúng tõe ra như hình nan quạt để làm khô phần gốc - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Vận chuyển lác bó thành phẩm từ xe xuống ghe thuyền - Ảnh: NGA BÍCH
Đưa chúng tôi ra ruộng, một chủ nhà hiếu khách giảng giải: Trồng lác thì ít tốn phân hơn so với trồng lúa. Nhưng thu hoạch thì cần nhân công nhiều và còn tùy thuộc vào thời tiết. Chăm sóc tốt thì thu hoạch sau 3 - 4 tháng, khi cây đến độ trưởng thành chứ không chờ trổ bông.
Tới mùa thu hoạch ai cũng đổ ra ruộng, đàn ông thì lo cắt lác vì chuyện này đòi hỏi có sức khỏe. Sau khi cắt, cọng lác phải được giũ sạch bã. Việc này cần tỉ mỉ nên phụ nữ sẽ làm.
Giũ xong, cọng lác được phân làm hai loại: loại cao khoảng 1,65m trở lên gọi là lác loại một hoặc lác manh. Loại dưới 1,5m, thường là 1,2m là lác loại 2. Loại này thường chỉ làm dây bện.
Tiếp theo là chẻ lác, giai đoạn này cần phải có hai người mới nhanh. Ở mỗi bàn chẻ, một người cho lác vào bàn, còn một người rút sản phẩm đã chẻ ra ngoài, bó lại chuẩn bị phơi. Công đoạn này thì con nít, người lớn đều làm được.
Lác sau khi chẻ sẽ được phơi dàn đều. Có chỗ phơi luôn trên ruộng, có sân thì phơi trên những sợi dây nhựa căng dài. Ngay việc phơi lác khô ngọn cũng rất quan trọng, thường mất khoảng một ngày nếu nắng thật tốt, hai ngày nếu nắng yếu hoặc trời có mưa ít.
Khi ngọn lác đã khô, tiếp tục búng lại thành từng lọn nhỏ và phơi gốc bằng cách xòe búng lác giống như hình chiếc quạt. Cảnh mấy ông chụp hình hay đưa lên mạng là công đoạn “búng lác”.
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Lò nhuộm thủ công ngoài trời. Ngoài củi còn tận dụng lác vụn, trẻ em cũng có thể phụ. Đang hè nên rất nhiều trẻ em trong gia đình vừa phụ vừa chơi - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Trong nhà, phụ nữ thường làm công việc chuốc lõi lác - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Tại một cơ sở dệt chiếu nội địa và xuất khẩu, lác được nhuộm màu, phơi khô, sau đó dệt thành chiếu, thảm...  - Ảnh: NGA BÍCH
Mùa lác, để thu được lác chất lượng tốt, đẹp thì nắng phải thật tốt, nên mùa hè hay mưa chưa phải là mùa rộ của lác.
Muốn mùa có nhân công làm việc đông phải vào tháng 2 gần tết. Khi đó trời khô, nắng vàng, gió thì mát mẻ. Đó cũng là mùa dệt chiếu rộn rã vì ai cũng dọn nhà, mua sắm, bỏ cái cũ thay cái mới nên vui lắm.
Chia tay, những người nông dân còn ân cần dặn: “Cứ chạy meo theo sông Cổ Chiên theo hướng cầu mới, sẽ gặp mấy cái bến, có xe, thuyền vận chuyển lác. Từ đó qua cầu là tới Bến Tre. Rồi cứ thẳng đường mà đi, qua thêm mấy cây cầu là về tới thành phố, gần "xịu" hà”...
NGA BÍCH