Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Bánh căn xíu mại ngon khó bỏ qua ở Đà Lạt

(iHay) Một trong những cái thú vị khi đi chơi ở Đà Lạt, có lẽ là được nhấm nháp món gì đó nóng ấm vào buổi sáng sớm, khi trời còn lạnh se se các đầu ngón tay, hơi thở còn phà rõ trước mặt.


Bánh căn gốc bơ nổi tiếng trên đường Tăng Bạt Hổ và nhận được nhiều lời khen ngợi của du khách Bánh căn gốc bơ nổi tiếng trên đường Tăng Bạt Hổ nhận được nhiều lời khen ngợi của du khách
Tuy không hề có chủ ý nhưng chẳng hiểu sao ngay lần đầu tiên lên Đà Lạt tôi đã “va” ngay vào quán bánh căn được đồn đại là ngon nhất phố. Đó là quán bánh căn cây bơ đoạn cuối con dốc Tăng Bạt Hổ. Quán nhỏ, tổng cộng chắc được ba dãy bàn thấp cùng hơn chục cái ghế nhựa, thế nhưng khách thì luôn đông và có nhiều người sẵn sàng chờ để tới lượt mình được thưởng thức.
 Khách ăn ngồi ngay bên cạnh bếp của cô chủ, vừa sưởi ấm vừa xem qui trình làm bánhBạn có thể ngồi ngay bên cạnh bếp của cô chủ, vừa sưởi ấm vừa xem qui trình làm bánh
Cảnh thường thấy nhất ở quán là khách vừa ăn vừa phải đợi gọi thêm vì cô chủ làm luôn tay mà vẫn không kịp. Hai khuôn bánh căn có tổng cộng chừng 32 chén nho nhỏ của cô chủ quán không lúc nào "ngơi nghỉ". Phụ quán chính là chồng cô cũng luôn tay luôn miệng phục vụ khách hàng.
Đổ thêm nhân trứng vào bánh theo phong cách Đà LạtĐổ thêm nhân trứng vào bánh theo phong cách Đà Lạt
Bánh căn tuy là món “ruột” ở Ninh Thuận, nhưng khi du nhập lên Đà Lạt cách đó chừng 100km, đã mang một đặc trưng khiến nhiều du khách thích mê. Cái thú khi ăn bánh căn ở đây là được ngồi gần bếp để sưởi cho ấm, gọi bánh và ngồi chờ chủ quán đổ bánh tại chỗ, như thể toàn quyền kiểm tra chất lượng đầu cuối của sản phẩm vậy.
Vốn là một loại bánh đơn giản làm từ bột gạo tẻ, bánh căn Tăng Bạt Hổ được cho thêm trứng cút hoặc trứng vịt giúp làm tròn vị, rồi nướng cho cháy sém để dậy mùi thơm. Mùi thơm của bánh chỉ có thể hoàn hảo khi sử dụng khuôn đổ bánh làm bằng đất nung.
Bánh được bán theo cặp, trung bình mỗi đĩa khoảng 5 cặp bánh thơm giònBánh được bán theo cặp, trung bình mỗi đĩa khoảng 5 cặp bánh thơm giòn 
Vì bánh nhỏ nên không đếm cái mà chủ quán thường tính bằng cặp, gồm hai cái úp lại với nhau. Người nào ăn khỏe thì chắc phải đến chục cặp mới đủ no. Bánh căn không cần dùng mỡ đổ vào khuôn như bánh khọt của miền Nam nên ăn không có cảm giác ngán. Tuy nhiên, lý do nhiều du khách kháo nhau nhất định phải ghé quán gốc bơ để ăn bánh căn khi đến Đà Lạt, đó là bởi cách làm nước xốt xíu mại ngon “bá cháy” của quán này.
Nước mắm xíu mại ngon tuyệt của quán gốc bơ
5
Nước xốt xíu mại ngon tuyệt của quán gốc bơ
Bánh thì có một công thức nhưng nước xốt thì muôn hình vạn trạng. Người Ninh Thuận thích pha nước mắm loãng hơn, có vị chua ngọt, hoặc dùng mắm nêm và mắm đậu phộng, hay nước cá kho lạt. Lên đến thành phố sương mù, vào quán gốc bơ, phần nước chấm có thêm thịt xíu mại và hành lá xanh ngợp chén, thêm chút ớt nữa để cay hít hà cho hợp với khí trời Đà Lạt.
Hải Ninh

Thưởng thức bánh căn bên lò than ấm nóng giữa Đà Lạt se lạnh


Bánh căn có nguồn gốc ở miền Trung, nhưng khi đến với Đà Lạt, bánh căn có một sức hút đặc biệt khiến ai cũng phải đem lòng thương nhớ. 
Bánh căn là món ăn rất đỗi quen thuộc, bình dân, nhưng có sức hút đặc biệt có thể khiến người ta đợi chờ cả gần một tiếng đồng hồ bên lò than ấm, đợi chiếc bánh bé xíu, nóng hổi, giòn tan ra lò để thưởng thức.



bánh căn
Ảnh: Bảo Trang. 

Bánh căn là loại bánh được làm từ bột gạo. Tùy quán mà có công thức xay bột khác nhau, nhưng nguyên liệu chính là gạo được ngâm qua đêm và xay nhuyễn cùng với cơm nguội. Khâu làm bột sẽ quyết định chất lượng bánh đổ ra có ngon hay không. Bánh đổ ra ngon là bánh không bị sượng, không bị bột, vỏ ngoài giòn, trong mềm và xốp.

Ăn kèm với bánh là nước mắm được pha theo vị ăn của người Đà Lạt. Có 2 loại mắm ăn với bánh căn là mắm nước và mắm nêm.

bánh căn
 Ảnh: Bảo Trang.

Mắm nước là loại mắm được nấu lên pha với đường, tạo nên hương vị mặn mặn ngọt ngọt. Mắm nêm thì đặc biệt hơn, có đường, nước mắm, mắm nêm, dứa vắt lấy nước, có nơi còn lấy cả xác dứa bỏ vào cho quánh lại. Vị của mắm nêm nồng hơn, thơm hơn, có cả vị mặn của mắm, vị nồng của mắm nêm, vị ngọt của đường và chua chua của dứa. Cũng vì vậy nên mắm nêm kén người ăn hơn mắm nước. 

bánh căn
 
Trước khi cho mắm vào chén, người ta cho hành lá xắt nhỏ, xào sơ qua với tóp mỡ cho béo rồi mới chan mắm vào trong chén. Có bột, có mắm, có hành cả rồi. Công đoạn cuối cùng là cần một cái lò để đổ bánh. Lò đổ bánh căn rất đặc biệt, có loại 10 lỗ hoặc 15 lỗ, mỗi lỗ đường kính khoảng 5cm. Bột xay nhuyễn được đổ vào khuôn, sau đó đậy nắp tầm 2 phút là có được chiếc bánh căn nho nhỏ, bé xíu, giòn giòn. 
 
bánh căn
Ảnh: Bảo Trang.
 
Bánh căn Đà Lạt thú vị ở chỗ, đi kèm với nó, người ta còn ăn với giá đỗ, xoài thái sợi mỏng, mứt dứa, lạc rang, chả… và xíu mại. Nước xíu mại được chan kèm với nước mắm và ăn kèm với bánh căn có vị beo béo. 

Nhiều người lầm tưởng bánh căn với bánh khọt, nhưng thực ra bánh căn đơn giản hơn và to hơn bánh khọt. Bánh căn ăn kèm với trứng cút, trứng gà, trứng vịt, thịt bò. Tùy khẩu vị và sở thích của mỗi người mà chọn loại đi kèm cho mình. 

bánh căn
Ăn bánh căn được xem là một trong những thú vui giản dị của người Đà Lạt. Đặc biệt nhất là khi sáng sớm, khi sương còn chưa xuống hết, giữa tiết trời se se lạnh, ngồi bên lò than ấm, đợi chiếc bánh bé xíu, nóng hổi, giòn tan, thêm chút nước mắm, là một trải nghiệm hiếm ở đâu có được.
 Theo Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét