Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HOÁ: ĐÌNH VĨNH BÌNH.

( Ấp 3 xã Vĩnh Công-huyện Châu Thành-tỉnh Long An )
- Về văn hóa:
Đình Vĩnh Bình là một trong những ngôi đình cổ của Tân An xưa được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX. Sắc phong của vua Tự Đức cho đình Vĩnh Bình  là hiện vật có giá trị về niên đại và lịch sử- văn hóa.
Đình được xem là một "cơ quan văn hóa" của làng trong quá khứ và đến ngày nay vẫn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương trong các dịp lễ hội.
-Về lịch sử:
+Đình Vĩnh Bình là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng ở địa phương trong giai đoạn Cách mạng tháng 8 và kháng chiến chín năm chống Pháp.
+Năm 1945, với khí thế sôi sục của cách mạng cả nước chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám, khởi nghĩa giành chính quyền về tay quần chúng nhân dân, đình Vĩnh Bình được chọn làm trụ sở Thanh niên tiền phong, nơi hội họp, tập hợp lực lượng khởi nghĩa của xã Vĩnh Công năm 1945.
+Năm 1947, thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến" đình Vĩnh Bình bị đốt đi để ngăn không cho thực dân Pháp có chổ đóng quân khi tái chiếm Nam Bộ.
Với những giá trị trên , đình Vĩnh Bình xứng đáng được bảo vệ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn và phát huy các lễ hội truyền thống cho thế hệ đương thời và mai sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét