Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của TP.HCM.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?
Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của TP 
HCM.
Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-2
Người sáng lập chùa là hai Hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đến từ miền Bắc. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi chùa kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-3
Người thiết kế chùa là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng với sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu… Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè. Khi đó người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hòa về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, hoàn toàn do các Phật tử đóng góp.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-4
Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường..Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-5
Sau khi hoàn thành, chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, diên tích khoảng 6.000 m2. Kiến trúc chùa mang lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng xây bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đạiNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-6
Tam quan chùa là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với các tầng mái ngói đỏ có đầu đao uốn cong. Năm 2005, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện tại.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-7
Tòa nhà trung tâm của chùa bao gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học (vì chùa là cơ sở của trường cơ bản Phật học)...Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-8
Trước tòa nhà trung tâm là tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bề thế.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-9
Từ dưới sân có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên, nơi có Phật điện.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-10
Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (工), các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luânNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-11
Hình linh vật ở các góc Phật điệnNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-12
Toàn cảnh không gian bên trong Phật điện. Những công trình chạm khắc gỗ ở đây khá tinh xảo với bao lam tứ linh, bao lam cửu long...Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-13
Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích CaNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-14
Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải)Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-15
Hậu cung của Phật điện gian có thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-16
Dọc theo tường hai bên Phật điện có các tranh La Hán.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-17
Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng Kim Cang khá lớn.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-18
Bên ngoài Phật điện, phía tay trái có một gác chuôngNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-19
Bên trong treo một đại hồng chung có đường kính 1,8 m, đúc năm 1971, do các Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975 để cầu nguyện cho Việt Nam sớm hòa bình.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-20
Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-21
Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-22
Tháp Xá Lợi Cộng đồng xây phía sau chùa, có 4 tầng, cao 25 m dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người đã khuất mà thân nhân của họ gửi và gìn giữ ở chùa
Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-23
Tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh Tam quan, được khánh thành vào tháng 12/2003, cao 14 m, là tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa. Đây được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và cũng là ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam tính đến nay.Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-24
Giới kiến trúc đánh giá, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-25
Đây cũng là ngôi chùa thu hút lượng du khách tham quan, chiêm bái hàng đầu của TP HCM hiện tạiNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-26
Một số hình ảnh khác về chùa Vĩnh NghiêmNgoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-27

Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-27

Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-28

Ngoi chua noi tieng nhat Sai Gon co gi dac biet?-Hinh-29

Quốc Lê

Những ngôi chùa của người xa xứ trên đất Sài Gòn


 TP.HCM có những ngôi chùa ngoài là nơi sinh hoạt tâm linh, còn là nơi biểu hiện sự đặc trưng vùng miền, cộng đồng lưu dân từ miền Bắc hay miền Trung di cư tới đây tạo nên.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 1
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng năm 1964, tại khu đất thấp rộng gần 6000 m2 nằm bên rạch Thị Nghè.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 2
Chùa mô phỏng nguyên mẫu từ ngôi chùa gỗ cùng tên là trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần thuộc phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 3
Chùa do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế, lấy cảm hứng từ kiến trúc chùa chiền truyền thống của miền Bắc kết hợp với việc sử dụng bê tông cốt thép và kỹ thuật xây dựng hiện đại thời bấy giờ.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 4
Để xây dựng nên ngôi chùa này, người ta đã cho chuyển 40.000 m3 đất từ xa lộ Hà Nội về để san lấp mặt bằng. Tổng kinh phí xây dựng là 98 triệu đồng thời bấy giờ, và hoàn toàn do các Phật tử miền Bắc di cư vào Nam hưng công xây dựng. 
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 5
Về tổng thể, chùa có hai tầng với hai công trình nổi bật là chánh điện và bảo tháp Quán Thế Âm. Trong đó, phần Phật điện được xây theo kiến trúc hình chữ Công với ba phần Bái điện, Bản điện và Địa Tạng đường.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 6
Phần Bái điện chiếm vai trò quan trọng nhất trong quần thể chùa Vĩnh Nghiêm, với chiều rộng 22 m, dài 35 m và cao 15 m. Chính giữa Bái điện thiết trí 3 pho tượng Phật Thích Ca, Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền, cùng các hương án bằng gỗ chạm nổi các danh lam cổ tự nổi tiếng của Việt Nam và các nước châu Á. Xung quanh khu vực chính này là hệ thống bao lam, cửa võng được chạm trổ hết sức công phu.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 7
Phía sau Bản điện là Địa Tạng đường. Trước đây, khu vực này là nơi tôn trí tượng Bồ Tát Địa Tạng và ban thờ các vong linh. Về sau, khu vực này được chuyển đổi công năng thành nơi thiết trí thờ Trúc Lâm Tam tổ, Ban thờ Mẫu và Đức Thánh Trần.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 8
Nằm bên trái Phật điện là tòa tháp Quán Thế Âm hình vuông gồm 7 tầng, với chiều cao gần 40 m. Đây là ngôi tháp đồ sộ bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 9
Ngoài ra, chùa Vĩnh Nghiêm còn có một công trình rất đặc biệt là gác chuông với quả chuông đồng với đường kính 1,8 m do các Phật tử Nhật Bản tặng vào năm 1971.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 10
Trong lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi sinh hoạt của các tín đồ, Phật tử đến từ miền Bắc. Bên cạnh việc tái tạo nét kiến trúc truyền thống miền Bắc trên vùng đất mới, cộng đồng Phật tử tại chùa Vĩnh Nghiêm còn bảo lưu rất nhiều nét sinh hoạt, lễ nghi mang đặc trưng cho nơi chôn nhau cắt rốn của mình. 
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 11
Trong số những lưu dân tìm đến vùng đất Sài Gòn - Gia Định trong suốt nhiều thập kỷ, có một số lượng không nhỏ những người dân đến là người gốc Huế. Vốn là một xứ sở mà cuộc sống gắn liền với đạo Phật, khi di cư đến Sài Gòn, cộng đồng lưu dân người Huế đã xây dựng tại đây những ngôi chùa đặc trưng của đất cố đô mà nổi tiếng nhất trong số đó là thiền viện Vạn Hạnh và tu viện Quảng Hương Già Lam.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 12
Được sáng lập vào năm 1960 với tên gọi ban đầu là Giải Hạnh Già Lam, ngôi chùa này là nơi tu học của những vị tăng sĩ đến từ miền Trung, cũng như là nơi sinh hoạt tâm linh cho cộng đồng cư dân gốc Huế. Trải qua nhiều đợt trùng tu, đặc biệt sau đợt đại trùng tu vào năm 2014, ngôi chùa trở nên bề thế, uy nghiêm mang đậm phong cách chùa chiền truyền thống của đất Thần kinh.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 13
Chiếm vị trí chủ đạo của chùa là ngôi chánh điện 2 tầng. Trong đó, tầng trên cũng là khu vực Phật đường hoàn toàn bằng gỗ được thi công ở Huế trong hơn một năm, sau đó chuyển vào lắp ráp tại vị trí hiện nay.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 14
Nổi bật giữa ngôi chánh điện với tông màu nâu trầm của gỗ là án thờ với pho tượng Phật Thích Ca ở gian giữa. Ngoài ra, ở hai gian bên là hai pho tượng Bồ Tát Địa Tạng và Bồ Tát Quán Thế Âm. Những pho tượng này đều được tạo tác bằng đồng. 
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 15
Phía trước sân chùa là Quan Âm các cũng được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm màu trắng được tạo tác từ những ngày đầu thành lập chùa, nổi bật giữa khung cảnh xanh mát màu cỏ cây.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 16
Vào những ngày lễ lớn, tại ngôi chùa nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Quang Định này, khách thập phương như được lạc vào không gian của một chốn thiền môn xứ Huế qua những phần nghi lễ tán tụng đậm âm sắc miền Trung cũng như giọng nói của những người Phật tử ở ngôi chùa này. Tất cả như cố gắng gợi mở không khí đầy hoài niệm của những người xa quê.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 17
Cách đó không xa, tọa lạc trên đường Nguyễn Kiệm thuộc địa bàn quận Gò Vấp là ngôi chùa Huế không kém phần bề thế và đặc biệt với tên gọi thiền viện Vạn Hạnh.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 18
Nếu như Quảng Hương Già Lam thế hiện trình độ chạm khắc gỗ tinh tế vào hàng bậc thầy của các nghệ nhân xứ Huế, thiền viện Vạn Hạnh lại nổi bật với phong cách khảm sành sứ đã đạt đến đỉnh cao dưới thời vua Khải Định. 
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 19
Những phù điêu mang chủ đề long lân quy phụng, hoa lá được tạo tác bằng những mảnh sành sứ nhiều màu sắc và gắn kết hết sức công phu. Để có thể thực hiện được những phù điêu như thế này, nghệ nhân phải mất rất nhiều thời gian khổ luyện. Sự mềm mại và sống động của những mảng công trình sẽ thể hiện trình độ của người tạo tác.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 20
Ngôi chính điện của chùa có chiều cao lên đến gần 20 m, được xây dựng theo dạng thức kiến trúc cung đình Huế bằng vật liệu bê tông cốt thép. Hệ thống thờ tự ở đây cũng được bố trí theo đúng chuẩn mực của các ngôi cổ tự ở đất cố đô.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 21
Trong đó, ở vị trí cao nhất là ba pho tượng Tam thế, tượng trưng cho ba vị Phật ở ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai đặt trong long khám chạm trổ công phu và được sơn son thếp vàng. Phía dưới là tượng Phật Thích Ca với nét mặt uy nghi, thoát tục.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 22
Đặc biệt, trong các ngôi chùa theo phong cách truyền thống Huế, vật không thể thiếu được đó là hai bộ tràng phan bảo cái treo phía hai bên gian thờ Phật. Trên những tấm tràng phan bằng lụa này là danh hiệu các vị Phật, Bồ Tát được thêu bằng chỉ đỏ.
Nhung ngoi chua cua nguoi xa xu tren dat Sai Gon hinh anh 23Phóng to
Bên trong vườn chùa là ngôi tháp mộ của hòa thượng Thích Minh Châu, người sáng lập ngôi chùa này, cũng là một trong những tên tuổi lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam. Ngôi tháp gồm 7 tầng hình bát giác, mang đặc trưng của kiến trúc tháp mộ Phật giáo thời Nguyễn. Hàng năm, bên cạnh các dịp lễ tết, vào ngày lễ tưởng niệm hòa thượng Thích Minh Châu, rất đông Phật tử tìm đến chùa để lễ bái, tri ân vị danh tăng xứ Huế, gặp gỡ đồng hương. Những con người dù ra đi nhưng vẫn luôn mang theo nỗi hoài vọng về quê hương, xứ sở.
Cường Nguyễn. Ảnh: Minh Phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét