Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Có thể bạn đã từng nghe đến "Hào khí Đông A", vậy Đông A nghĩa là gì?

Gabe 
Có thể bạn đã từng nghe đến "Hào khí Đông A", vậy Đông A nghĩa là gì?

Câu nói "Hào khí Đông A" có thể đã quen thuộc với chúng ta nhưng chắc rằng, không mấy người thực sự hiểu được ý nghĩa đó!

Bối cảnh lịch sử
Trong những năm tháng cuối cùng của nhà Lý, Lý Huệ Tông do không có con trai nên lập Lý Chiêu Hoàng lên làm thái tử, truyền ngôi hoàng đế. Nhưng chỉ ngồi trên ngai vàng được 2 năm rồi nhường ngôi lại cho họ Trần.
Trần Cảnh, sau này là Trần Thái Tông, dưới sự sắp xếp của thái sư Trần Thủ Độ đã trở thành hoàng đế đầu tiên của nhà Trần, mở ra 1 thời kỳ mới trong lịch sử Đại Việt. Có thể nói, đây là 1 trong những triều đại lớn mạnh, phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Trong 175 năm trị vì, nhà Trần có rất nhiều thành công về văn hóa, tôn giáo cũng như quân sự nhưng điểm sáng nhất chính là việc lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông đến 3 lần (năm 1258, 1285, 1288). Và cũng chính từ đây, câu nói "Hào khí Đông A" ra đời!
Hào khí Đông A và ý nghĩa sâu xa
Trên thực tế, chúng ta có thể hiểu "hào khí Đông A" chính là hào khí nhà Trần. Nhưng có câu nói đó là xuất phát từ 2 lý do! Đầu tiên, theo lối chiết tự, chữ Trần được ghép từ chữ Đông và chữ A nên có thể đọc là Đông A! Nhưng để hiểu được cụ thể, chúng ta phải kể đến lý do thứ 2!
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cũng như khách quan lịch sử, nhà Trần là triều đại phong kiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam có thể tạo được sự đồng tâm, nhất chí tối cao từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ già đến trẻ hay từ trai đến gái.
Hào khí Đông A - Sức mạnh vô hình của nước Việt thời nhà Trần - Ảnh 1.
Hào khí Đông A-Bạch Đằng 1288, Sơn mài của Nguyễn Trường Linh
Lần đầu tiên, tất cả con dân Đại Việt đồng lòng vì nghĩa lớn, với tinh thần quyết tử để chống giặc ngoại xâm! Lúc bấy giờ đứng trước kẻ địch cường mãnh nhất thế giới, nhưng Đại Việt vẫn thể hiện được tinh thần tự lập tự cường, lòng yêu nước vô hạn.
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có viết:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng".
Câu nói đó cho ta thấy sự phẫn nộ, căm tức quân giặc cũng như ý chí quyết chiến quyết thắng không gì lay chuyển. Hay như câu trả lời cứng rắn của ông khi được vua Trần Thánh Tông hỏi trong cuộc kháng chiến lần 2: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng".
Hào khí Đông A - Sức mạnh vô hình của nước Việt thời nhà Trần - Ảnh 2.
Vua tôi nhà Trần đối phó với quân xâm lược. Ảnh: Hà Huy Chương
Và tinh thần ấy cũng là biểu trưng rõ nhất cho hào khí Đông A, hào khí lịch sử giúp cho quân dân nhà Trần có được 3 chiến thắng không tưởng trước quân Nguyên Mông. Không vậy mà trước khi mất, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có để lại quốc sách giữ nước cho vua Trần Anh Tông rằng:
"Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".
Đó là tinh thần trung quân ái quốc của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, vậy còn những người khác thì sao?
Năm 1284, nước ta đối mặt với sức ép không tưởng từ hơn 50 vạn quân Nguyên Mông, chúng vẫn muốn xâm lược nước ta 1 lần nữa. Đứng trước nguy cơ đó, Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước về điện Diên Hồng để hỏi nên chủ hòa hay chủ chiến!
Kết quả thì mọi người có thể đã biết hết, theo Đại Việt Sử Ký toàn thư quyển 5, kỷ nhà Trần: "Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói "ĐÁNH", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng".
Hào khí Đông A - Sức mạnh vô hình của nước Việt thời nhà Trần - Ảnh 3.
Hội nghị Diên Hồng
Các bô lão đó chính là những người được trọng vọng, kính nể ở khắp nơi trong nước và chính họ cũng thể hiện ý kiến của nhân dân. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên từng viết:
"Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy".
Tóm lại, hào khí Đông A không chỉ là nét chữ, lỗi chiết tự mà còn là tinh thần bất khuất, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của trên dưới quân-thần-dân nhà Trần. Với họ, đầu có thể rơi, máu có thể chảy nhưng quyết không thể làm người mất nước! Thậm chí có những người như Trần Quốc Tuấn, vì ích nước mà sẵn sàng gạt thù nhà.
Tham khảo từ:
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét