Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Cách sắm lễ, bài văn khấn bao sái - lễ sửa bát hương ngày ông Công ông Táo

Thông thường, nếu không có chuyện gì đặc biệt, các gia đình Việt chỉ động bát hương một lần trong năm vào ngày 23 tháng Chạp, trước lễ cúng Ông công ông Táo. Việc làm này còn gọi là bao sái bát hương - lễ sửa bát hương.
Bát hương sau 1 năm thắp lễ thường đầy tàn và chân nhang. Lễ sửa bát hương là khi gia chủ vệ sinh lại bát hương, ban thờ; tỉa bớt chân nhang, thay-thêm tro bát nhang.
Tro dùng cho bát hương thường được đốt bằng rơm nếp.
Cách sắm lễ, bài văn khấn bao sái - lễ sửa bát hương ngày ông Công ông Táo
Ảnh sưu tầm
Trình tự của lễ bao sái - lễ sửa bát hương như sau:
Đầu tiên gia chủ thắp hương bái cúng thổ công, gia tiên xin bao sái bát hương. Bài văn khấn xin bao sái bát hương như sau:
Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con Nam mô A Di Đà Phật
Con Nam mô A Di Đà Phật
Con xin kính lạy :
- Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia ;
- Con tấu lạy Thần linh đất nước;
- Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ ;
- Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.
- Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.
Họ ......, Họ ......:
Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.
“ Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)
“Linh xuất lô nhang” (3 lần)
Sau khi đã đọc xong đợi hương tàn 1/3 thì gia chủ có thể xe dịch bát nhang để lau rửa thoải mái. Lưu ý phải dời bát hương khỏi ban thờ rồi mới làm vệ sinh, tuyệt đối không vệ sinh ngay trên ban thờ.
Việc làm lễ bao sái bát hương cần chú ý một số điều sau:
- Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang. Bát hương khác giữ lại 3 chân nhang. Phần chân nhang tỉa ra đốt hết, thả tro trôi sông.
- Bỏ bớt phần tro đã đầy, cho thêm tro mới sao cho cách miệng bát hương 1-2cm
- Vệ sinh bát hương phải dùng rượu gừng. Dùng khăn gạc sạch thấm rượu gừng lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Cũng dùng rượu gừng để lau sạch ban thờ.
- Sau khi đã vệ sinh bát hương xong, đặt cố định lại vị trí trên ban thờ. Từ đây, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa.
Sau khi xong xuôi tất cả, gia chủ thắp nhang xin yên vị chân nhang ngọn khói và án thờ.
Phần sắm lễ gồm:
+ 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
+ 1 đĩa hoa quả theo mùa
+ 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
+ 3 chén rượu nhỏ
+ 1 tách nước sôi để nguội
+ 3 lễ tiền vàng
+ 2 lọ hoa hai bên
Sau khi đã sắm lễ xong, thắp nhang và đọc “Linh nhập lô nhang” (3 lần)
T.H (tổng hợp)

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Món dơi hầm sả và rắn mối nướng dân dã ở miền Tây

Theo Hồng Loan/ VnExpress

(Dân Việt) Dơi và rắn mối có rất nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, nơi những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Người dân nơi đây đã biến chúng thành những món ăn dân dã, đậm đà bản sắc miền Tây...

   
mon doi ham sa va ran moi nuong dan da o mien tay hinh anh 1
Rắn mối nướng là một trong những món ăn ngon của người miền Tây.
mon doi ham sa va ran moi nuong dan da o mien tay hinh anh 2
Nhiều người đánh giá thịt rắn mối còn ngon hơn cả thịt gà.
mon doi ham sa va ran moi nuong dan da o mien tay hinh anh 3
Bên cạnh rắn mối, dơi được xem là món ăn hấp dẫn không thua kém gì chuột đồng.
mon doi ham sa va ran moi nuong dan da o mien tay hinh anh 4
Đặc biệt, món dơi hầm sả được rất nhiều người miền Tây ưa thích.
mon doi ham sa va ran moi nuong dan da o mien tay hinh anh 5
mon doi ham sa va ran moi nuong dan da o mien tay hinh anh 6
Món dơi hầm sả được đặt ngay chính giữa mâm cơm.

Đậm đà món canh dưa rau sắn nấu tép

Theo Diệu Thúy/NLĐ 

(Dân Việt) Rừng cọ đồi chè ở Phú Thọ quê tôi bạt ngàn xanh mướt vút tầm mắt, nhưng có lẽ ấn tượng nhất vẫn là những nương sắn trên sườn đồi. Khi còn nhỏ, thấy mẹ tôi thường ngắt ngọn sắn rồi ngồi nơi góc giếng nhặt lấy những lá bánh tẻ và ngọn rồi đem vò ra, muối chua để nấu với tép.

   
Sắn cứu đói cho cả nhà trong những năm nghèo khó thiếu gạo. Khi mọi điều kiện kinh tế khá hơn, củ sắn non là thức quà ăn vặt, tráng miệng, là món  quà tặng nhau. Củ sắn già là thức ăn dự trữ cho gia súc gia cầm trong những ngày đông rét buốt. Sắn được trồng thành những hàng rào nâu nâu, sần sùi, cành non xanh mướt mơn mởn…
dam da mon canh dua rau san nau tep hinh anh 1
Cây sắn (ảnh: VnExpress).
Khi còn nhỏ,  thấy mẹ thường ngắt ngọn sắn rồi ngồi góc giếng nhặt lấy những lá bánh tẻ và ngọn rồi đem vò ra, tò mò bèn hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ vò lá sắn ra làm gì thế ạ?
- Mẹ muối làm dưa rau sắn nấu canh tép cho con ăn.
À, hóa ra mẹ tôi làm món dưa rau sắn nấu canh tép dầu (một loại cá nhỏ, dài thịt ngọt bùi). Tôi thích ăn tép dầu lắm, nhất là tép rán giòn, vàng ươm nhưng món canh sắn tép dầu của mẹ còn ngon hơn.
Nhà tôi xưa còn nghèo, có bữa cũng chỉ cơm muối lạc, tóp mỡ đảo nước mắm, thỉnh thoảng mẹ dành được ít tiền thì cải thiện thêm bữa thịt, bữa tép rán, canh tép nấu canh rau sắn. Chính vì thế, cứ mỗi khi mẹ nấu dưa sắn với tép dầu tôi lại háo hức ngồi xem mẹ nấu. “Con nhớ nhé, tép này mẹ phải bóp sạch ruột đi này, rồi rửa thật sạch này. Bây giờ trông cho mẹ để mẹ đi ra vại lấy rau sắn nhé” – mẹ hướng dẫn tỉ mỉ.
dam da mon canh dua rau san nau tep hinh anh 2
Rau sắn muối chua (ảnh: VnExpress)
Còn nhớ hôm mẹ muối chua rau sắn, sau khi nhặt xong mẹ tôi vò nát rau, rửa đi rửa lại nhiều lần với nước cho bớt hăng, sau đó đun nước sôi, pha cho ấm ấm rồi cho đường với muối bỏ vào vại, đậy cái phên nén rau xuống cho ngập nước, chèn lên trên hòn đá cuội. Cứ để vậy vài ba hôm là có thể cho vào nấu canh được.
Mẹ lấy khoảng một tô vừa rau sắn vừa nước muối sắn đổ vào nồi, cho thêm 1 tô nước lã nữa, đun sôi lên rồi thả chỗ tép đã làm sạch vào. Đợi canh sôi lại, mẹ nêm mắm muối, bột ngọt.
- Con nhớ canh này phải ninh cho tép nhừ, rau sắn không được xào trước kẻo nó dai, ăn không ngon và mất vị bùi, đặc biệt nhớ ninh “hai lửa” nha con.
- “Hai lửa” là gì hở mẹ?
- Là ninh kỹ một lần, sau đó khi gần ăn cơm, phải đun sôi thêm một lần nữa, trước khi ăn thì cho một chút mỡ lợn vào.
Tôi có hỏi tại sao lại phải cho mỡ lợn vào làm gì thì mẹ bảo ngày xưa bà ngoại đã nấu thế cho mẹ ăn rồi, bà dạy lại cho mẹ.
Lớn lên rồi, khi đã trở thành thiếu nữ đã có thể  tự nấu cho bố mẹ, cho gia đình mình những món ăn ngon, chẳng khi nào tôi quên nấu món ăn từ thuở nhà tôi còn nghèo khó. Bây giờ kinh tế khá hơn, mỗi khi làm móndưa rau sắn nấu canh tép,  tôi thường thêm vào những khúc xương lợn, thậm chí là thịt ba chỉ. Món ăn ngọt hơn, nhưng cái vị chua thanh của rau sắn muối hòa quyện với vị ngọt bùi của cá tép được ninh “hai lửa” thì không có loại nguyên liệu nào có thể thay thế được.

Lễ cúng Ông Bà và món bánh gừng nghĩa tình

Bài, ảnh: Hồng Khuyên 

(Dân Việt) Trong dịp Lễ Sene Dolta, bánh gừng mang biểu tượng của sự thủy chung, tình nghĩa đậm đà. Và món bánh gừng cũng luôn có mặt trong các thực phẩm mà người Khmer dâng lên chùa, cho các nhà sư làm phước.

   
Ở vùng đất Sóc Trăng – Trà Vinh, đồng bào Khmer sinh sống cộng cư cùng nhiều dân tộc anh em Kinh, Chăm, người Hoa... Tự bao đời nay, tình nghĩa keo sơn, gắn bó giữa các dân tộc nơi đây được đắp bồi, đùm bọc, yêu thương. Hàng ngày, bà con cùng ra vườn trồng rau, ra đồng cày cấy lúa, nếp. Sự giao thoa trong văn hóa sinh hoạt và trong ẩm thực đã làm nên sự phong phú cho các món ăn ngon nổi tiếng ở miền đất này. Từ thực tế điền dã, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với bè bạn gần xa món bánh gừng của bà con Khmer ở nơi đây.
Những ngày cuối tháng Tám âm lịch cũng là lúc người Khmer tiến hành lễ cúng cơm cho ông bà đã khuất - Lễ Sel Dol ta. Cũng như nhiều lễ tết khác như Chuôl Chnam Thmay hay trong đám cưới, đám hỏi, … những cái bánh gừng là không thể thiếu.
le cung ong ba va mon banh gung nghia tinh hinh anh 1
Món bánh gừng làm từ nguyên liệu chính là nếp. Nếp trắng vo sạch, để ráo đêm quết thành bột, khi quết dùng sàng rây nhiều lần để giã cho thật nhuyễn. Theo nhiều người có kinh nghiệm thì quết bột càng nhuyễn, bánh càng nổi lớn. Bột giã xong, đem phơi cho thật khô. Sau đó, lấy lòng trắng trứng vịt đánh nổi, cho bột vào quậy đến sền sệt, sau đó nắn thành hình củ gừng. Có lẽ vì thế mà dân gian kêu tên bánh như vậy. Thực ra, bánh không sử dụng chất liệu từ củ gừng để làm bánh.
le cung ong ba va mon banh gung nghia tinh hinh anh 2
Bánh gừng không thể thiếu trong mâm lễ dâng lên chùa.
Người miền Tây Nam bộ nói chung, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng – Trà Vinh nói riêng thường ưa món ăn khẩu vị ngọt và béo. Có lẽ đó là những năng lượng cần thiết giúp cho người lao động chân tay thêm dẻo dai. Và nằm trong dòng chảy đó, bánh gừng khi nặn xong thì người ta đem bánh chiên.
Bắc chảo mỡ nóng, thả bánh vào chiên. Bánh nổi lớn, sau đó ngào với nước đường thốt nốt thắng sền sệt. Bí quyết của cách làm bánh này là khi cho bột vào lòng trắng trứng vịt sau cho vừa phải liều lượng thì bánh mới nổi đều. Khi chiên phải lẹ tay lật bánh qua lại. Bột nếp phơi không khô, giã không nhuyễn bánh sẽ chai. Khi chiên lần đầu xong, mỡ dư muốn chiên nữa thì phải chờ mỡ nguội, nếu chiên lại khi mỡ còn nóng, bánh sẽ sượng, không nổi.
Chiếc bánh gừng mang biểu tượng của sự thủy chung, tình nghĩa đậm đà. Và món bánh gừng cũng luôn có mặt trong các thực phẩm mà người Khmer dâng lên chùa, cho các nhà sư làm phước.

Điều thú vị về hột nổ trong mâm lễ cúng

Bài, ảnh: Võ Văn Dần 

(Dân Việt) Không biết xuất xứ từ đâu mà ở quê tôi - làng Lại Ân (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) trong mỗi lần cúng giữa trời đều có hột nổ. Các cụ cao niên trong làng kể rằng: Thuở xưa, khi chưa có “ông tổ” khai sinh ra hột nổ thì người ta lấy hạt nếp còn vỏ đem rang nứt bung để cúng kèm với bánh tráng, muối sống, đường đen, gạo.

   
Ngày nay, do máy móc đa dạng và sự phong phú của các loại phẩm màu đã tạo ra những hạt nổ rực rỡ màu sắc, góp phầm tô điểm cho mâm lễ vật càng thêm phong phú. Hạt nổ có 4 màu là đỏ-xanh-vàng-trắng, trong đó đỏ là màu chủ đạo, chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Trước đây, khi làm thủ công thì làm bằng hạt nếp, nay công nghệ máy móc hiện đại thì làm bằng hạt gạo, phải chọn loại gạo ngon, đẹp, còn nguyên hạt. Hình dạng hột nổ do máy sản xuất phong phú hơn nhiều so với làm tay ( hình tròn, hình bầu dục…)
dieu thu vi ve hot no trong mam le cung hinh anh 1
Ông Trần Minh Tâm, 54 tuổi (xóm 8, làng Lại Ân) cho biết: Trước đây, các công đoạn sản xuất cũng khá vất vả, gian truân, phải thức khuya, dậy sớm, đòi hỏi người làm phải có tính kiên trì, nhẫn nại. Ngày nay, đã có máy móc hiện đại nên giải phóng được sức lao động, tăng năng suất gấp 10 lần so với làm tay. Còn ông Trần Đình Thông, 65 tuổi, ở xóm 7, người có 25 năm trong nghề làm hạt nổ chia sẻ: Hàng ngày vợ chồng ông phải dậy từ 4h sáng và làm quần quật đến 21h mới xong việc, khi chưa có máy thì mỗi người chỉ làm được khoảng 5 kg nếp/ngày, ngoài các khoảng chi phí cũng thu được 50.000đ/người/ngày. Dịp tết thì thu nhập khá hơn nhiều: từ 80.000 đ-100.000 đ / người/ ngày.
dieu thu vi ve hot no trong mam le cung hinh anh 2
Dân làng ngoài việc làm ruộng nước 2 vụ/năm thì họ làm thêm nghề hột nổ để thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Làm xong, cung ứng chợ Đông Ba- trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh, rồi các thương lái đóng hàng, chở đi các vùng lân cận như: Quảng Trị, Đông Hà, Đà Nẵng, Quảng Nam, và đến tận các tỉnh xa: Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Kom Tum, Đà Lạt… Đặc biệt, sắp Tết nhiều hộ phải mướn thêm nhân công mới làm kịp theo đơn đặt hàng của khách mua. 
Điều khá thú vị, lần đầu tiên chúng tôi nghe đến: Làm nghề nổ phải tuyệt đối tinh tấn, sạch sẽ từ con người cho đến các vật dụng, đặc biệt người làm hột nổ phải có cái tâm trong sáng, tự đáy lòng mình phải tôn kính các vị đã khuất. Nếu người uế tạp đứng làm nổ thì kết quả sẽ không như mong đợi - Bà Trần Thị Gái, xóm 7, chia sẻ. Cũng là điều dễ hiểu bởi vì đây là mặc hàng khá đặc thù, dùng để cúng tế nên trong quá trình sản xuất phải tuyệt đối sạch sẽ, tươm tất. Có như vậy người cúng mới gửi gắm trọn vẹn tâm nguyện và sự thành kính của mình đối với các thần linh đang ở bên kia bầu trời…
dieu thu vi ve hot no trong mam le cung hinh anh 3
dieu thu vi ve hot no trong mam le cung hinh anh 4

Tục cúng gà, vịt luộc ở miền Tây Nam Bộ

Bài, ảnh: Minh Khuyên 

(Dân Việt) Để sắp đồ cúng gà, vịt, người miền Tây thường để nguyên con và chéo cánh lại. Chặt cây chuối ngoài vườn vào xắt ghém, trộn chua rồi đặt lên mâm cúng để mong “ơn trên” phù hộ và tỏ tấm lòng với người thân đã khuất.

   
Do thiên nhiên ban tặng nên những người dân quê miền Tây Nam bộ có tính tình phóng khoáng, trực tính mà thiết thực. Họ luôn trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng ra tay tiếp giúp người “cô thế”. Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu đã có lần nhắc tới tính khí khái này: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi; Làm người như thế cũng phi anh hung”.
Ngoài đời sống vật chất phong phú, đa dạng, người miền Tây Nam Bộ cũng tin tưởng vào Trời, Phật và những thần linh khuất mặt khác. Từ ngày đầu khai hoang khẩn hóa, con người luôn đối mặt với nhiều hiểm nguy. Để tăng thêm sức mạnh cho mình, người ta nhờ vào những yếu tố thần kỳ hỗ trợ. Trong cuộc sống gặp điều không may hay bất trắc xảy ra người ta thường van vái Ông Bà phù hộ để được mạnh khỏe, cầu mong tai qua nạn khỏi. Từ đó, niềm tin của con người tăng lên, may mắn đồng hành rồi mọi điều tốt đẹp đã tới. Đã vái van thì phải cúng trả lễ. Từ một nải chuối chín, đến nồi chè hay con gà, con vịt luộc là những thực phẩm dâng cúng thường gặp trong đời sống dân gian miệt đất này.
tuc cung ga, vit luoc o mien tay nam bo hinh anh 1
Mâm lễ cúng vịt luộc.
Gà, vịt là những con vật nuôi quen thuộc. Nhà nào cũng có nuôi vài ba con gà, năm bảy con vịt. Gà, vịt cũng là thứ dùng để đãi đằng khách khứa ghé thăm.
Để sắp mâm cơm cúng, người dân chọn bắt con gà, con vịt làm sạch sẽ rồi bắc nồi nước sôi lên luộc. Gà, vịt luộc chín, vo thêm ít gạo cho vào nồi nấu cháo. Tục cúng gà, vịt luộc ở miền Tây thường để nguyên con và chéo cánh lại. Chặt cây chuối ngoài vườn vào xắt ghém, trộn chua để cúng mong “ơn trên” phù hộ, cũng để tỏ lòng với người thân đã khuất.
Nhân đây xin nói thêm, dân gian ở miệt này còn sử dụng hình ảnh chơi chữ rất hay, rằng cúng gà luộc thì sẽ được lên gà, còn cúng vịt luộc thì chuyện làm ăn luôn “nổi” và mọi thứ điều trôi chảy. Đặc biệt, dân thương hồ đi ghe thường cúng vịt luộc với ý nghĩa vừa nói.
Mâm cúng gà, vịt luộc ở miền Tây thật đơn giản, nhưng ý nghĩa của nó thì sâu sắc, gắn liền với tư duy trọng thực tế không lòe loẹt, phô trương của người dân quê. Giống như tính cách chân chất, thật thà mà thẳng thắn của họ vậy.

Búi tóc ngược - bước ngoặt cuộc đời người con gái Thái

Theo Phương Linh/Làng Việt 

(Dân Việt) Trong đám cưới truyền thống của người Thái Đen thì lễ Búi tóc ngược (Tằng cẩu) là nghi lễ quan trọng không thể thiếu, là một dấu hiệu thông tin cho mọi người biết người con gái đó đã lập gia đình.

   
Lễ Tằng cẩu được người Thái Đen coi trọng
Lễ Tằng cẩu được tiến hành tại nhà gái, trên nhà sàn ở gian nhà phía buồng cô dâu ngủ, trước khi làm lễ đón dâu về nhà chồng.
Sáng hôm làm lễ Tằng cẩu, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm những thiếu nữ trẻ đẹp và các thiếu phụ khỏe mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới. Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong đó có hai thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu.
bui toc nguoc - buoc ngoat cuoc doi nguoi con gai thai hinh anh 1
Cô dâu, chú rể cùng uống chén rượu mừng hạnh phúc. Ảnh: Thanh Hà
Đồ vật làm lễ Tằng cẩu do bố mẹ cô dâu chuẩn bị được xếp lên mâm, bao gồm: Một đĩa đựng 4 chén rượu, 1 chai rượu đặt bên cạnh; Một cái mẹt đựng: 2 bát gạo (xòng thuổi khảu), 2 quả trứng được đặt lên bát gạo, 2 bông hoa được cắm trên hai bát gạo, 1 cọn vải trắng (châu đón), 1 cọn vải kẻ đỏ (châu đènh), 1 trâm cài tóc (mản cẩu), 1 xa búi tóc, 1 bộ áo cóm và váy (xỉn sửa), 1 dây thắt lưng (sai yều), 2 vòng tay bạc (xòng pắc khen), 1 xà tích (sỏi), 1 cái gương (ben), 1 cái lược (cản bì), 1 đôi búi tóc giả (xòng cản chọong), 1 bát nước cỏ mần trầu (thuổi phắc nhả hút). Ngoài ra phải có: 1 cái lược để chải tóc cho cô dâu, 1 bát nước lã trong có: Sỏi ba bến (hin xam ta), búi rau mần trầu ba vườn (tổn nhả hút xuôn) để nhúng lược vào chải tóc cô dâu, với ý nghĩa:
Ba hòn sỏi thả vào bát nước là tượng trưng cho gia đình luôn có 3 thế hệ cùng chung sống khỏe mạnh, mặt khác cầu cho đôi vợ chồng trẻ vững niềm tin xây dựng tổ ấm hạnh phúc, cũng như những hòn sỏi kia dù ngâm trong nước hay ở ngoài bãi sông suối vẫn luôn cứng cỏi không bao giờ bị mối mọt mục nát.
bui toc nguoc - buoc ngoat cuoc doi nguoi con gai thai hinh anh 2
Ba búi cỏ mẩn trầu thả vào bát nước tượng trưng gia đình luôn có 3 thế hệ cùng chung sống đoàn kết, làm ăn phát đạt, lộc tài sinh sôi nảy nở, êm ấm, hạnh phúc như búi mần trầu. Từ một gốc mần trầu, mọc nhiều nhánh mần trầu non sum suê vây quanh mần trầu mẹ thành bụi to, tạo cho bộ rễ chắc hơn, xanh mượt, khó nhổ, cho vào bát nước chải tóc là để tóc chắc, khỏe, mượt, dài nhanh, không bị rụng.
Tất cả các thứ đã được chuẩn bị trước, đem đến đặt cạnh mâm đồ lễ búi tóc.
Đánh dấu bước ngoặt trong đời của người con gái Thái
Mâm lễ búi tóc đã chuẩn bị xong, nghi lễ búi tóc ngược bắt đầu tiến hành, các cô, dì, chú bác hai bên gia đình sẽ cho quà vào mâm lễ (có thể bằng hiện vật hoặc tiền) với những lời chúc tốt đẹp cho đôi vợ chồng trẻ.
Cô dâu mặc áo váy đẹp được mẹ dắt ra ngoài, ngồi xuống chiếu trước mâm làm lễ. Bà mẹ thả duỗi tóc con gái xuống cho bên nhà trai tiến hành làm thủ tục búi tóc ngược. Khi đã chải tóc xong, mẹ hoặc dì cô dâu mời mẹ chồng (hoặc cô chồng) đón nhận để tiếp tục làm lễ búi tóc ngược nhận dâu.
Người được chọn để Tằng cẩu (gọi là “nai cẩu”) đứng ở phía sau lưng cô dâu, lấy lược nhúng vào bát nước cỏ mần trầu rồi nhẹ nhàng chải tóc từ sau gáy hớt ngược lên đằng trước cuốn cùng đôi tóc giả búi lên đỉnh đầu, chụp xa búi tóc, rồi lấy châm bạc cài chính giữa búi tóc, vừa chải tóc vừa có câu: Ngày hôm nay mẹ chải tóc cho con để làm lễ búi tóc ngược cho con, từ hôm nay con sẽ trở thành dâu con bên nhà mẹ, đừng có chê trách gì con nhé, từ nay trở đi vợ chồng con phải sống hạnh phúc với nhau, sinh con trai con gái khỏe mạnh con nhé.
bui toc nguoc - buoc ngoat cuoc doi nguoi con gai thai hinh anh 3
Chuẩn bị đồ vật để Tằng cẩu trang điểm cho cô dâu.
Khi đã búi tóc xong, “nai cẩu” thay váy áo mới xong đeo hai vòng tay vào hai tay, hoa tai… cho cô dâu. Tiếp đó lấy hai bát gạo được đặt quả trứng lên đổ vào túi. Bà cô lấy cọn vải đỏ giao cho cô dâu và cầm tay cô dâu trao cho chú rể, dắt tay nhau vào phòng cưới.
Để tượng trưng cho gia đình đông con nhiều cháu họ cho một vài đứa trẻ vào phòng cưới (tượng trưng cho con cái họ sau này), làm xong lễ búi tóc, cho cô dâu chú rể mỗi người cầm hai chén rượu chúc nhau, rồi mời mọi người cùng nâng chén chúc mừng. Bà mối thay mặt nhà trai có lời cảm ơn nhà gái đã có sự quan tâm, đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện cho nhà trai tiến hành làm lễ cưới cho hai con đạt kết quả tốt đẹp thành vợ, thành chồng.
Sau lễ Tằng cẩu, cô gái phải luôn búi tóc vừa để làm đẹp vừa như là một dấu hiệu thông báo cho các chàng trai khác biết họ đã có chồng.
Lễ búi tóc ngược (Tằng cẩu hay khửn cẩu) diễn ra với mục đích phân biệt người con gái Thái đã có chồng với những người con gái Thái chưa chồng. Ngoài ra, việc búi tóc ngược còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những người con gái đã có chồng đó là che trở, bảo vệ cho chồng, con, bảo vệ tổ ấm hạnh phúc bên gia đình của họ.

Lạ miệng với trứng cút sốt cà

Bài, ảnh: Minh Khuyên 

(Dân Việt) Cho trứng cút đã chiên vào, trộn đều trong nước sốt. Lửa vẫn để nhỏ một thời gian mới nhắc khỏi bếp. Rau sống hái từ vườn nhà, cùng ít bẹ cải xanh, rau thơm trải ra dĩa. Múc trứng cút sốt cà lên phía trên.

   
Sau khi xuống giống cho vụ mùa mới, người dân miền quê Tây Nam Bộ luôn tận dụng thời gian rảnh rang để chăm sóc vườn tược, tỉa lại những cành hoa mai chờ ngày Tết, hay những hàng rào trồng bằng cây bông dâm bụt. Cũng có người thích chăn nuôi thì hốt vài chục vịt con về thả dưới ao, đìa gần nhà, người lại tăng gia bằng cách nuôi ngỗng, nuôi gà lôi. Những năm gần đây, người ta lại thích nuôi bồ câu, nhất là chim cút.
Chim cút là các loài chim nhỏ, thường được nuôi chuồng. Sản phẩm mà cút cung cấp để phục vụ con người là trứng.
la mieng voi trung cut sot ca hinh anh 1
Trứng cút luộc.
Chim cút đẻ sai, trứng lớn hơn ngón tay cái. Vỏ mềm luộc mau chín. Và cũng từ khi có người nuôi cút, trứng cút được bày bán phổ biến. Trẻ con thích nhất là xin cha mẹ ông bà được vài nghìn đồng chạy mua trứng cút đem luộc rồi ra khoe, ăn cùng các bạn trong lúc vui đùa.
Ngày nay, trong nồi thịt kho rệu để mừng xuân đón tết, người ta cũng chọn thêm trứng cút để nó hiện diện cùng với trứng vịt, vừa dễ ăn, lại thêm phần phong phú. Trứng cút nhỏ vừa miếng ăn, lại mau thấm nên thường “gắp” nhiều hơn.
Trong các nồi lẩu, bao tử hầm tiêu hay rắn hầm sả, … người ta cũng không quên thả thêm những trứng cút vào đó. Thú vị hơn, trong mạch chảy của sự sáng tạo dân gian, người miền quê ở vùng đất Cửu Long giang còn đemtrứng cút sốt cà chua!
la mieng voi trung cut sot ca hinh anh 2
Trứng cút sốt cà chua.
Trứng cút lột luộc chín bằng nước sôi rồi đem lột sạch vỏ, rửa sơ lại rồi để ráo. Bắc chảo mỡ lên bếp, phi tỏi cho thơm rồi trút trứng cút đã chuẩn bị vào chiên. Để lửa riu riu cho trứng vàng đều rồi vớt ra để trên giấy báo nhật trình cũ cho mỡ hút bớt đi.
Cà chua lựa trái chín mọng đem bằm nhỏ. Bắc chảo lên phi để làm nước sôi. Cà bằm chiên sơ qua mỡ, nêm nếm nước mắm, bột ngọt, rắc chút tiêu xay, hành lá xắt nhuyễn, … cho vừa ăn.
Nhấn nhá trứng cút sốt cà với cơm nóng thì vừa no lòng, vừa ấm áp khi không khí mùa xuân đang tràn về tới ngõ. Thú vui được gửi gắm qua từng món ăn ngon mà người dân miền sông nước đã tạo ra nó.

Bánh ướt thịt nướng, ăn để nhớ Kim Long

Bánh ướt thịt nướng hấp dẫn người thưởng thức bởi sự cầu kì và chọn lọc ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu.


banh uot thit nuong.
Bánh ướt thịt nướng.
Trên đường đi thăm chùa Linh Mụ ở Huế, du khách không thể không ghé quán bánh ướt cuốn thịt nướng Huyền Anh, một điểm đến ẩm thực nổi tiếng thuộc vùng đất Kim Long phía bờ Bắc sông Hương. Quán nằm trong một con hẻm nhỏ, bao quanh bởi nhiều ngôi nhà vườn yên tĩnh và xanh mát, lúc nào cũng tấp nập thực khách ra vào.
Món ăn hội tụ đủ những yếu tố ngon, lạ và độc đáo đã từng đi vào thơ của Võ Quê (Kim Long tỏa khói chiều thơm/Thịt em nướng đã ướp hương đậm đà/Bánh ướt dẻo trắng mượt mà/Đón mừng thực khách gần xa lót lòng…) khiến thực khách nhớ mãi.
Bánh ướt thịt nướng hấp dẫn người thưởng thức bởi sự cầu kì và chọn lọc ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến lúc chế biến để cho ra những đĩa bánh chất lượng.
Bánh ướt được làm từ bột gạo và bột lọc - loại bột được lọc từ củ sắn (khoai mì) xay nhuyễn. Hai loại bột này trộn lại, hòa vào nước rồi đem tráng thành từng lớp mỏng là có được bánh ướt ngon. Đơn giản vậy nhưng cũng là bí quyết chọn gạo, tính tỉ lệ bột gạo - bột lọc - nước, canh lượng bột cho mỗi lần tráng và thành thạo cách tráng bánh… mới cho ra được bánh ướt thành phẩm không chua, trắng mềm, mịn ướt và có độ dày vừa phải. Bánh quá mỏng thì nhân dễ bị bung ra lúc chấm, mà bánh dày thì không ngon.
Thịt dùng để nướng là thịt ba chỉ, mà phải là thịt lấy từ heo nuôi thả rong, săn chắc, ít mỡ thì mới ngon, béo mà không ngấy. Thịt ba chỉ sau khi thái mỏng được ướp với hành, tiêu, nước mắm, sả và ngũ vị hương. Theo các đầu bếp, sả có vai trò khá quan trọng, vừa khử mùi tanh của thịt, vừa kết hợp đồng điệu với ngũ vị hương và nước mắm, tạo nên hương thơm quyến rũ khi nướng.Để có thịt nướng thơm mềm và đậm vị, người chế biến phải ướp thịt vài tiếng cho thấm, rồi mới xếp lên vỉ và đem nướng trên bếp than.
Thịt được nướng khéo đến khi khói tỏa thơm nức, thịt ngả màu nâu vàng là đã chín. Thịt nướng chuẩn phải chín đều, có chút sém cạnh mà không khô, mềm mà vẫn dai. Sau khi nướng, thịt được rắc mè rang để tăng thêm hương vị.
Thịt nướng đến đâu thì dùng đến đó vì nếu để lâu, thịt sẽ bị khô, nguội và bay bớt mùi thơm.Một suất bánh ướt thịt nướng (khoảng 20 - 30 nghìn đồng) gồm bánh ướt, thịt xiên nướng, nước chấm và rau sống. Chủ quán luôn nướng thịt ngay tại chỗ nên món thịt xiên luôn nóng hổi và thơm phức. Khi ăn, thực khách cuốn thịt cùng bánh ướt, rau sống với chút nước chấm để tạo ra hương vị hài hòa cho món bánh ngon hấp dẫn này.

Những món ăn nổi tiếng nhất Bến Tre

Chuối đập, bánh xèo ốc gạo, bánh canh bột xắt... là những món ăn nổi tiếng nhất Bến Tre




Những món ăn ngon nhất Bến Tre
Những món ăn nổi tiếng nhất Bến Tre
 Chuối đập
Chuối đập
Chuối đập
Chắc chỉ có ở Bến Tre mới có món ăn lạ miệng này. Chuối đập rất khó tìm, chỉ có ở những gánh hàng rong buổi chiều chứ người ta không bán trong hàng.
Chuối đập không chỉ là món ăn vặt yêu thích của giới trẻ mà còn là món ăn khiến những người Bến Tre xa quê nhớ quay nhớ quắt những khi nghĩ về quên nhà.
Nguyên liệu để làm món này được lựa chọn rất kỹ càng, phải là chuối xiêm, vỏ còn xanh vừa ngả vàng thì mới ra được lát chuối đập ngon, còn nếu chuối quá chín thì lúc nướng sẽ bị nhão. Chuối được bóc vỏ, bỏ vào túi ni lông đập dẹt rồi nướng trên bếp than, đến lúc chuối ngả vàng thơm là đã chín. Món này được chấm cùng  nước cốt dừa đặc quánh khiến du khách đến với Bến Tre ăn món này một lần sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng "rất Bến Tre" của nó.
Bánh Canh bột xắt
Bánh Canh bộ xắt
Bánh Canh bộ xắt
Bánh canh bột xắt còn có tên gọi khác là bánh bột gạo. Cũng như bánh bột gạo ở những vùng miền khác, bánh canh bột xắt được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Sở dĩ ở Bến Tre có tên gọi này là vì khi nấu, người nấu phải cán bột ra thới rồi xắt thành từng thanh mỏng sau đó mới cho vào nồi.
Bánh canh bột xắt thường là bánh canh vịt chấm với nước mắm gừng. Nhiều nơi người nấu cho tép non hay tôm khô vào để nước ngọt hơn. Thứ nước lèo trắng đục do bột gạo tạo nên làm cho bánh canh bột xắt khó mà lẫn được với các loại khác. Ở Sài Gòn và một số tỉnh thành khác cũng có phổ biến món này nhưng thưa thớt. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến Tre, đừng quên kêu thêm chén huyết nếp béo ngậy.
Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo ốc gạo
Là món đặc sản của cồn Phú Đa (huyện Chợ Lách - Bến Tre), bánh xèo không còn là món ăn xa lạ gì với người dân nam bộ.
Ốc gạo có thịt màu trắng đục thường được dùng để chế biến thành món ăn như ốc xào sả ớt hay làm nhân của bánh xèo thay cho tôm hoặc thịt, Ốc cùng hành tây xắt mỏng được xào chín rồi làm nhân bánh, cuốn cùng rau thơm làm cải bẹ, xà lách, đọt bứa.... mùi vị rất khác biệt. Khi ăn cảm nhận con ốc ngọt, sần sật lẫn trong các mùi rau khiến thực khách cứ muốn ăn mãi mà không bị ngán.
Ốc gạo sinh sản nhiều nhất ở cồn Phú Đa, hàng năm vào tháng 4, tháng 5 âm lịch là mùa sinh sản mạnh nhất của ốc gạo, nhưng con ốc gạo đạt đỉnh điểm về số lượng phải vào Tết Đoan Ngọ.
Đuông dừa
Đuông dừa
Đuông dừa
 Anh về miền đất xứ dừa/ Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông”, là một loài sâu sinh sống ở trong cây dừa với nguồn thức ăn chính là phần củ hũ quả dừa già, đuông dừa trở thành một món đặc sản chỉ có ở bến tre và thực khách khi đến đây hẳn ai cũng muốn thưởng thức món ăn lạ miệng này.
Từ những con đuông dừa béo ngậy, người Bến Tre chế biến thành nhiều món khác nhau như đuông lăn bột chiên, đuông nướng... Nhiều người sành ăn ở Việt Nam cũng phải công nhận đuông dừa là món ngon được liệt vào “siêu hạng”, vượt hẳn các thức ăn khác.
Cơm trái dừa
Cơm trái dừa
Cơm trái dừa
Là món ăn rất cầu kỳ và tốn nhiều thời gian chế biến. Để làm được món ăn này người ta phải dùng gạo ngon vo sạch với nước dừa sau đó cho gạo vào trái dừa rồi đem chưng cách thủy cho đến lúc cơm chín. Đặc biệt, trái dừa dùng để chế biến món ăn này phải là dừa xiêm và trước khi chế biến món ăn không được động chạm vào trái dừa, chỉ cắt phần nắp phía trên trút nước ra để cho gạo vào.
Cơm dừa phải ăn nóng và ăn với tôm rang nước dừa mới đúng điệu. Sở dĩ phải ăn nóng vì khi để cơm nguội, dầu trong cùi dừa sẽ khiến cơm ngả vàng sẽ không bắt mắt và kém phần thơm ngon.
Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh tráng Mỹ Lồng
Bánh tráng Mỹ Lồng
Mỹ Lồng, Bến Tre trứ danh nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Bánh tráng nướng trên bếp than cho vừa chín hai mặt, dậy mùi của dừa quyện với bột, lấy ra ăn nóng là ngon nhất. Giòn giòn như bất cứ loại bánh tráng nào nhưng dừa đem lại cho nó vị thơm ngọt không bánh tráng ở đâu sánh bằng.
Hồ Nhi (Tổng hợp)

Ăn bánh canh bột xắt thịt vịt xứ dừa


TTO - Trưa muộn, chạy ngang Bến Tre, băng qua mấy con lộ nhỏ giữa vườn cây trái xanh mướt, tình cờ gặp cái quán nhỏ xíu với cái bảng “Bánh canh bột xắt thịt vịt”, chúng tôi mừng như “bắt được vàng”.
Ăn bánh canh bột xắt thịt vịt xứ dừa
Tô bánh canh thịt vịt bột xắt giá 15.000 đồng - Ảnh: TRÂN DUY
Bảo khách vào quán, chị chủ quán giọng "đặc quẹo" Bến Tre nói như xin lỗi: “Trưa trật nên chị hết huyết vịt rồi”. Lâu lắm mới thấy bánh canh bột xắt nên đứa nào cũng phẩy tay qua quýt "không sao, không sao". 
Chị nói bánh canh bột xắt thịt vịt mà thiếu miếng huyết vịt đông nếp dẻo, một trong những yếu tố tạo thành miếng ngon đặc sắc cho món này, thì sẽ bớt ngon rồi bưng ra hai tô bánh canh sền sệt đầy thịt vịt và chén nhỏ nước chấm sóng sánh.
Sở dĩ gọi là bánh canh bột xắt vì khi nấu, người nấu phải xắt bột bằng tay theo kiểu thủ công. Bột làm bánh thì cứ lựa loại gạo không quá dẻo, đem ngâm cho mềm rồi xay. Sau khi bồng cho ráo nước, chỉ còn bột tinh, có độ dẻo mịn vừa phải thì đem nhồi.
Nhồi xong chia bột thành từng phần nhỏ rồi áp vào chai thủy tinh tròn lăn qua lăn lại đến khi bột mỏng vừa, gần khép kín đường kính chai.
Xong khâu bột thì tới khâu xắt. Quen tay thì cứ một con dao bảng mỏng, dài vừa phải rồi vừa xắt bột vừa xoay chai để bột rơi xuống nồi thành từng sợi. Vì thế nên sợi bánh canh bột xắt sẽ không dài mà rất vừa gắp hay múc ăn.
Khi xắt bột, nước nồi phải thật sôi để bột chín trong và nổi lên. Nếu nước chưa sôi già, bột sẽ nhão và rã. Trong lúc xắt bột, thỉnh thoảng phải dùng đũa dài khuấy nhẹ để từng sợi bánh rời ra, không đóng cục hay dính dưới đáy nồi, dễ bị khét.
Ăn bánh canh bột xắt thịt vịt xứ dừa
Bảng hiệu "Bánh canh thịt vịt bột xắt" ven quốc lộ 60, xã Tân Thành Bình, Mỏ Cày Bắc - Ảnh: Trân Duy
Người miền Tây ưng biến tấu, nên ở nhà có đám, món bánh canh bột xắt có thể nấu với tôm, giò heo, nấm, cá lóc... Nhưng nấu bán thì thường là nấu với thịt vịt.
Vịt nấu bánh canh bán ngoài vịt xiêm, còn có vịt mái tơ cỡ 2 kg/con. Người ta chuộng vịt xiêm thịt mềm, da căng, ít mỡ, không bị hôi, nhưng mấy loại vịt khác biết làm ăn cũng ngon không kém.
Bánh canh thịt vịt ngon, cứ chọn loại vịt nuôi tại nhà, ngoài ăn lúa, ốc còn được bơi tắm thoải mái thì thịt càng ngon. Cũng có loại vịt nuôi khô, hà tiện chỉ cho ăn rau cỏ lạp tạp thì không ngon, mùi hôi cũng đậm. 
Bánh canh bột xắt có màu đục đặc trưng là do chất nhừ tiết ra từ bột. Còn thịt vịt trước khi nấu sẽ được ướp gia vị như hành, tiêu, muối cho vừa ăn, để một lúc cho thấm rồi đem xào săn.
Tùy theo người nấu mà thịt vịt có thể được cho thẳng vào nồi bánh canh khi bột xắt chừng một phần ba. Cũng có thể đem nấu chín riêng rồi mới trút vô nồi. Có dừa thì ngon, nhưng dừa dễ thiu nên ít ai làm.
Vì có nguyên liệu chính là bột gạo, nên có vùng gọi tên khác là bánh canh bột gạo. Cũng có thể cán đều bột lên thớt, lên lá chuối tươi và dùng dao cắt. Nhiều quán bán bây giờ cũng xài máy cắt bột để bán chuyên nghiệp, luộc sợi bột bằng nước sôi, sau đó cho vào thau nước lạnh ngâm khoảng 5 phút để nước dùng trong hơn. 
Ăn bánh canh bột xắt thịt vịt xứ dừa
Bánh canh bột xắt thịt vịt ăn với nước mắm gừng - Ảnh: TRÂN DUY
Ngoài nước lèo đặc sệt và béo, những cọng bột bánh deo dẻo thì một điểm nhấn của món bánh canh bột xắt chính là nước chấm. Và với bánh canh bột xắt thịt vịt thì còn phải đi chung với nước chấm riêng - nước mắm gừng. 
Chúng tôi nhẩn nha ăn từng muỗng bánh, chấm thật ngập miếng thịt vịt vừa mềm vừa thơm vào chén nước mắm gừng chua chua, cay cay, thơm lừng mùi gừng ấm mà nghe vị ngọt từ cọng bánh, từ thịt lan dần trong miệng.
Chia tay, chị vẫn không chịu nói tên, chỉ nhận tiền bánh canh, đãi tiền ly chanh muối giải khát. Rồi chị còn dặn thêm: “Khi nào về nữa nhớ ghé chị. Cứ điện thoại trước để chị nấu bánh canh bột xắt tôm mương, hay bánh canh ngọt nước cốt dừa. Ăn, biết một lần là ghiền luôn”!
Rời Bến Tre, chúng tôi được biết thêm không chỉ có xanh mát bóng dừa mà còn có nhiều thứ khác rất níu lòng lữ khách, như là món bánh canh bột xắt thịt vịt của chị chủ quán hiền lành và đôn hậu.
TRÂN DUY