Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Vui hội “Tò sàng” với người Thái Thanh Hóa

(LV) - Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng là lúc người Thái ở xã Thanh Phong, huyện Như Xuân chuẩn bị đón Tết. Tết của người Thái thường kéo dài đến 15 tháng giêng. Từ mùng 1 đến mùng 3 người Thái tổ chức thăm hỏi, chúc Tết họ hàng, người thân và bạn bè. Sau đó, họ tổ chức vui chơi Tết.

Trong Tết nguyên đán của người Thái thường kéo dài với các hoạt động vui chơi như: ném còn, múa khèn, đẩy gậy, nhảy sạp.... Tuy nhiên, trò chơi thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người là trò chơi Tò sàng. Tò Sàng được chơi đến hết ngày 15 tháng giêng, ngày này cũng la ngày khi mà các chàng trai cô gái tổ chức uống rượu cần để kết thúc ngày hội xuân để bắt đầu một năm lao động, sản xuất sắp tới.
Ngoài ra Tò Sàng gắn còn liền với đời sống lao động của người Thái, vì họ gần rừng phải ngoài lên nương làm dãy thì họ cũng phai khai thác tài nguyên rừng, chặt cây rừng làm rào cho ruộng lúa, nương dãy, và chặt cây rừng làm nhà nên sau những phút dây lao động mệt nhọc ấy họ dã làm cù để chơi để tạo nên sự hứng khởi, quên đi mệt nhọc.
Hàng năm cứ đến mùa gặt tháng 10 (ÂL) ,trẻ em,trai tráng thi nhau làm cù, ai ai cũng đi lên đồi tìm những cây cứng, có độ bền cao để đẽo cù, để chơi mừng lễ cúng cơm mới .

Tò sàng thường được tổ chức sôi nổi vào các dip lễ tết, ngày hội làng và những lúc nông nhàn hoặc sau nhũng buổi làm việc vất vả để tạo ra niềm vui, quên đi những khó khăn bộn bề trong cuộc sống. Ngoài ra trong các dịp lễ tết hay hội hè thì trò Tò Sàng còn là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ, chúc Tết nhau nhau nhân đầu xuân năm mới.
Người Thái thường cư trú ở những vùng thung lũng lòng chảo thấp, bờ sông, suối. Chính vùng cảnh quan trên đã hình thành nên những truyền thống của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường, sinh tồn và phát triển có nhiều nét đặc thù về văn hoá ở khu vực này. Trong khuôn khổ địa hình vùng thung lũng, sông, suối cư dân tập hợp lại thành bản và các bản trong khuôn khổ vùng thung lũng tập hợp thành mường với một thiết chế chặt chẽ. Trong tiến trình phát triển, trên cơ sở khai phá vùng thung lũng của cư dân đã hình thành nên cánh đồng lớn, các bãi đất bằng phẳng, để làm nơi tổ chức lễ hội, sinh hoat cộng đồng. Từ đó các hoạt đọng sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Thái được tổ chức đễ dàng và thuận lợi hơn
Đánh cù (khiếc sàng): những người chơi cùng thực hiện bổ quả Cù xuống đất, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận). Quả Cù dừng sớm nhất sẽ bị đánh, nghĩa là phải để cho những người khác bổ quả Cù của họ vào quả cù của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị đánh. Đánh Cù có hai thể thức chính là ha Sàng không,ha Sàng tải, gọi là đánh Cù sống và đánh Cù chết. Nếu đánh Cù sống thì những người bị đánh Cù sẽ cho quả Cù của mình quay và những người được đánh Cù tìm cách bổ trúng. Nếu đánh Cù chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị đánh được cho vào đó để người được đánh bổ xuống. Trong thể thức đánh Cù sống, quả Cù rất dễ bị đinh bổ trúng mấu và nếu mấu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa.
Trong khi đánh Cù, nếu quả Cù của người được đánh cù không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng chân thì quả Cù đó sẽ trở thành bị đánh. Ở thể thức đánh Cù chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu quả Cù của người được đánh khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào đánh; ngược lại, quả Cù đang bị đánh mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền đánh những quả Cù còn lại. Để "cứu" một quả cù đang bị đánh, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng.
Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị đánh là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được đánh Cù sẽ bổ quả Cù của mình nhằm đưa "nạn nhân" đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải... thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một quả Cù khác để đánh . Tuy nhiên trong cách chơi này những người được đánh Cù cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính quả Cù của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy. Nếu có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho quả cù của mình quay để người còn lại bổ cù.
Trò chơi Tò Sàng được tổ chức trong ngày tết nguyên đán của người Thái huyện Như Xuân với mục đích gắn kết cộng đồng giữa các bản làng với nhau, giữa những chàng trai miền sơn cước với nhau, để tạo nên sức mạnh đoàn kết trong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người Thái được vũng chắc, bền chặt hơn. Ngoài ra trò trơi được tổ chức vào ngày tết với mục đích dăn dạy, gửi gắm đến con em người thái nên biết quý trọng sức khỏe, luôn luyện tập sức khỏe, để bản than mỗi người đều dẻo dai, bảo vệ quê hương, chống các loài giữ quấy phá mùa màng làng xóm.
Trò chơi Tò Sàng của người Thái tạo ra sự hòa đồng thân thiện giữa con người đối với thiên nhiên, lưu giữ những bản sắc văn hóa, đức tính cần cù, hồn nhiên vô tư của người Thái.
Hình dáng quả cù cũng mang một ý nghĩa thể hiện cho thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn, sự sinh sôi nảy nở trong một năm mới.
Ngoài ra Tò Sàng giúp trẻ em cũng như một số thanh niên ,người già bỏ quên hết nhọc nhằn, những khó khăn trong cuộc sống, rèn luyện thêm sức khỏe, độ khéo léo, phản sạ tốt.
Trò chơi tò sang giúp con người Thái luôn biết yêu, tự hào về văn hóa dân tộc mình hơn.
Thanh Thanh

Giá trị văn hóa trong ẩm thực ngày Tết của người Tày ở Cao Bằng

(LV) - Ẩm thực ngày Tết của dân tộc Tày đã là một nét văn hóa ẩm thực, đó là sự thể hiện những giá trị độc đáo, sâu sắc trong đời sống của mỗi gia đình. Đây cũng là những giá trị, chuẩn mực rất tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy.

Giá trị tâm linh
Mỗi món ăn của người Tày trong ngày Tết không đơn thuần chỉ là nuôi sống cơ thể, mà điều quan trọng là trong mỗi món ăn đều chứa đựng những giá trị tâm linh. Khi chế biến xong, các món ăn được bày trí trên chiếc lá chuối được xếp ở gian giữa, đó là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, gia chủ sẽ thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Qua các món ăn như một cầu nối giữ tổ tiên và con cháu làm tăng sự gắn bó với nhau. Đến giờ phút thiêng liêng của đất trời, chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên vì đã hi sinh, nuôi dưỡng và phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.
Món ăn trong ngày Tết phải được sắp xếp sao cho hợp lí, khoa học và có chuẩn mực riêng. Đối với món thịt gà luộc khi cúng lễ phải là gà trống thiến và để cả con, không được chặt ra từng miếng, đầu gà hướng lên trên.
Ẩm thực Tày và giá trị tâm linh
Ẩm thực Tày và giá trị tâm linh.
Các món ăn trong ngày Tết phải đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, nó như những cung bậc của cuộc sống, có khó khăn, vui buồn và hạnh phúc hay để cân bằng âm dương, hài hòa với tự nhiên.
Có thể nói, ẩm thực người Tày chứa đựng nhiều giá trị tâm linh, bí ẩn, vị vậy mỗi món ăn là một câu đố để mọi người cùng khám phá, tìm hiểu những giá trị to lớn đó.
Giá trị dinh dưỡng
Mỗi món ăn trong ngày Tết của người Tày đều chứa các giá trị dinh dưỡng nhằm nuôi sống cơ thể. Ẩm thực của người Tày rất phong phú và đặc sắc, những món ăn của người Tày không chỉ làm cho no cái bụng mà còn rất bổ dưỡng để đồng bào có thể nạp năng lượng để sau những ngày Tết có thể lao động một cách có hiệu quả.
Trong ngày Tết, các món ăn có nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin, nhiều chất đạm, chất béo..sẽ giúp những người già, sản phụ, trẻ em, người bị ốm được bồi bổ, khỏe mạnh.
Những món ăn trong ngày Tế của người Tày phải đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt để điều hòa âm dương, ngũ hành tương sinh, món ăn gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được nấu với nguyên liệu tính lạnh (mát). Các món ăn kị nhau không thể kết hợp trong một món hay không thể ăn cùng một lúc vì có khả năng gây hại cho sức khỏe được nhan dân đúc kết thành kinh nghiệm và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Đồng bào quan niệm mỗi khi nấu ăn phải tập trung để mỗi món ăn thơm ngon nhằm giữ được các chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe để bảo vệ cơ thể.
Giá trị nghệ thuật
Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tày, họ đã chế biến ra những món ăn không chỉ ngon mà còn rất đẹp mắt. Đặc biệt trong ngày Tết, mỗi món ăn không chỉ thơm ngon mà còn “rất nghệ thuật” , từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khi hoàn thành phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ. Có thể nói rằng, ẩm thực của người Tày đã trở thành một nghệ thuật.
Khi chọn nguyên liệu phải chọn những nguyên liệu tươi sống, thơm ngon và một điều quan trọng là phải đẹp mắt. Quá trình chế biến món ăn cũng yêu cầu tỉ mỉ không kém, khi bắt đầu chế biến, từ dụng cụ nấu nướng đến nguyên liệu phải được rửa sạch kĩ càng, quá trình chế biến phải tập trung, lúc nấu ăn chính là lúc người phụ nữ Tày thể hiện tình cảm của mình với gia đình. Món ăn có ngon, đẹp mắt chứng tỏ họ là người phụ nữa khéo léo, đảm đang.

Khi hoàn thành khâu chế biến là lúc trình bày các món ăn ra bát, đĩa. Đây là một khâu rất quan trọng , phỉa trang trí làm sao cho món ăn có hồn và sắp xếp sao cho hợp lí, bắt mắt, khoa học, theo quy tắc.
Món ăn ngon, đẹp mắt không phải chỉ để ăn ngon hơn đó chính là để thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Nhìn vào món ăn có thể biết được gia đình đó ra sao, có nề nếp, gia phong không, con cái có được học hành khoong, đó chính là bộ mặt của gia đình
Giá trị xã hội
Dân tộc Tày là một dân tộcc có sự phân chia thứ bậc và tính trật tự, biểu hiện trong nhiều mặt của cuộc sống như trong hôn nhân, trong lao động, trong ứng xử, đặc biệt là trong ngày Tết. Người Tày ở Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An rất coi trọng bữa ăn trong ngày Tết, khi các thành viên trong gia đình có mặt đầy đủ thì họ mới ăn. Khi ăn, người lớn tuổi trong gia đình dặn dò con cháu trong gia đình phải ăn uống từ tốn, dạy bảo những việc làm nhân đức, không làm điều sai trái. Con cháu trong gia đình rất kính trọng người lớn tuổi, trước khi ăn họ chủ động so đũa cho mọi người, mời ông bà, bố mẹ ăn trước rồi mới bắt đầu ăn. Khi họ ăn không bao giờ cãi vã nhau mà nói chuyện vui, khuyên bảo nhau làm ăn, chúc nhau những điều chúc tốt đẹp cho năm mới. Điều này chứng tỏ họ có sự đoàn kết, cố kết trong gia đình và cộng đồng người Tày rất cao, có nề nếp, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, bữa ăn trong ngày Tết của họ không chỉ là sự gặp mặt bình thường mà đây là sự sum họp cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, cùng vui, cùng hòa vào không khí rộn ràng của Tết.
Trong ngày Tết, khi gia đình có khách, họ tiếp khách rất chu đáo, những món ăn ngon nhất sẽ được bày ra cùng nhau thưởng thức, gia chủ sẽ gắp những miếng ngon nhất cho khách. Gia chủ và khách sẽ chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Không khí trong bữa ăn của người Tày ở Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An trong ngày Tết thực sự rất trang trọng nhưng rất tình cảm. Điều này làm cho mọi người luôn nhớ về cội nguồn của mình, sự yêu thương, gắn bó và đùm bọc nhau nhiều hơn. Đây thực sự là một điều rất đáng chân trọng càn được phát huy trong xu thế hội nhập hiện nay , khi mà những bữa cơm trong gia đình đang ngày càng thiếu vắng.
Hồng Hạnh

Ăn gà kiểu người Pa Kôh


Món gà om trong thố đấtẢNH: HOÀNG SƠN
Trong các món ăn liên quan đến thịt gà, người Pa Kôh tại huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên- Huế) với quan niệm “tôn trọng” sự ngon ngọt sẵn có, đầu bếp không phải kỳ công các khâu tẩm ướp.
Chẳng hạn với món gà luộc, gà nướng, sau khi chuẩn bị xong cứ thế cho thịt vào nồi hoặc xiên để nướng, nấu chín mà không phải ướp trước bất cứ thứ gì. Món chấm kèm thường là hỗn hợp gồm muối, bột ngọt, tiêu, ớt, có thêm ít lá chanh thái mỏng.
Đối với người Pa Kôh, muối chấm ngon chỉ đơn giản là muối sống giã nhuyễn với ớt tươi cay xé họng. Gà sau khi được nấu, nướng chín đặt lên tàu lá chuối rồi xé từng miếng chấm với muối đã chuẩn bị sẵn.
Món gà om trong thố đất với “bộ ba gia vị” là món ăn điển hình cho sự giữ gìn hương vị thịt gà của người Pa Kôh. Với công thức muối - bột ngọt - ớt cay, một đầu bếp vùng A Lưới đã chứng minh, có những món ngon xuất phát từ sự đơn giản trong nêm nấu.
Giống gà ở A Lưới thường không to nhưng lại cho chất lượng thịt tốt hiếm thấy. Làm món gà om thố, nên chọn gà tơ để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Thịt gà sau khi chặt nhỏ, cho vào nồi, thêm muối, bột ngọt.
“Đặc biệt giã nhiều ớt tươi để khống chế vị tanh, cho dễ ăn. Mọi thứ gọn gàng thì chỉ việc bắc bếp. Thường thì người Pa Kôh nấu trên bếp than hoặc củi khô để lấy nhiệt vừa phải. Làm món này không cho thêm nước khi nấu, nên phải ngồi giữ lửa để thịt không bị cháy”. Khoảng 30 phút sau, chiếc nồi đất được đặt xuống. Khi nắp nồi được mở ra, trong làn khói nghi ngút, tôi thấy thịt gà đã chín đều. Cảm giác đầu tiên khi nếm đó là vị cay của ớt. Nhai kỹ thêm một chút thấy vừa dai lại vừa ngọt, vị ngọt của cốt gà. Tất nhiên, thố gà dậy mùi thơm quyến rũ.
A Lưới là nơi có 5 dân tộc cùng chung sống, gồm Pa Kôh, Cơ Tu, Vân Kiều, Pa Hi và người Kinh nên có sự giao thoa nhất định trong văn hóa, kể cả văn hóa ẩm thực. Món gà nấu thố cũng vậy, được người Kinh ở đây chế biến rất ngon.
Cách làm món tương tự như trên, chỉ là có thêm vài ngọn ngò gai hoang dại. Khi bắc nồi xuống, ngò gai được thả vào nồi và đậy nắp lại. Chờ một chút cho cọng ngò dịu xuống, vậy là đã có được những miếng gà rất ngon, lạ miệng, thơm lừng...
Hoàng Sơn

Những tên tuổi nổi tiếng gắn với phố đi bộ Nguyễn Huệ

Phan Châu Trinh, Nguyễn An Khương, Cường Để hay Roland Garros là những tên tuổi lớn từng sống và gắn bó với con đường này.
 6 đại gia sở hữu đất vàng Nguyễn Huệ: Ngoài Vạn Thịnh Phát, 5 đại gia khác là Satra, Saigontourist, Sunwah, BIDV, Tài Nguyên đang sở hữu nhiều đất vàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) nhất.
Từ kênh Chợ Vải trên bến dưới thuyền đến đại lộ Charner thời Pháp hay phố đi bộ Nguyễn Huệ thời nay, con đường này là chứng nhân của một giai đoạn đầy biến động của lịch sử Sài Gòn.
Trong cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp đã ví đại lộ Nguyễn Huệ của Sài Gòn giống như Champ-Élysée của Paris (Pháp). 

Những dấu tích thời gian

Phố đi bộ ngày nay bắt nguồn từ một con kênh đào tên là Chợ Vải, còn có cái tên khác là Kinh Lớn. Cuối thế kỷ 19, kênh Chợ Vải của thành Gia Định là nơi buôn bán sầm uất.
Theo Nguyễn Đức Hiệp, trong một cuốn sách xuất bản năm 1883, ông Anatole Petiton cho biết kênh Chợ Vải dài khoảng vài trăm thước, bắt đầu từ sông đi vào thì ở phía bên phải là các ngôi nhà của người Âu và một vài nhà của người Hoa, Ấn, bên trái là các ngôi nhà, chợ và những cửa hàng khác của người Hoa.
Nhung ten tuoi noi tieng gan voi pho di bo Nguyen Hue hinh anh 1
Kênh Chợ Vải bán buôn sầm uất, hai bên đường là cửa hàng của người Hoa và người Ấn. Ảnh tư liệu.
Ven kênh Chợ Vải từng có một nhà thờ bằng gỗ được xây dựng vào năm 1863 bởi đô đốc Bonard. Đây được coi là nhà thờ đầu tiên của Sài Gòn, ra đời sau khi người Pháp chiếm hoàn toàn Sài Gòn – Gia Định. Vị trí của nhà thờ này được phỏng đoán là toà nhà Sun Wah ngày nay, góc Nguyễn Huệ và Tôn Thất Thiệp.
Đến năm 1887, kênh Chợ Vải được lấp bất chấp sự phản đối của các nhà buôn bán dọc hai bên bờ kênh. Một đại lộ hiện đại ra đời thay cho hình ảnh trên bến dưới thuyền đặc trưng của một Nam Bộ cũ. Đại lộ mới có tên Charner.
Sự phát triển của đại lộ Charner gắn liền với sự xuất hiện của những thương nhân người Pháp, người Việt, cạnh tranh với người Hoa, Ấn. Đây còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội lớn của Sài Gòn như lễ quốc khánh 14/7 của Pháp hay lễ hội rước rồng của người Hoa.
Nhung ten tuoi noi tieng gan voi pho di bo Nguyen Hue hinh anh 2
Một góc phố Nguyễn Huệ ngày nay. Ảnh: Anh Tuấn.
Trong ký ức của nhiều người Sài Gòn, đường Nguyễn Huệ gắn với hình ảnh của phiên chợ hoa ngày Tết. Cho đến cuối thế kỷ 20, Nguyễn Huệ vẫn là chợ hoa xuân chính của TP. Người bán mang hoa từ các tỉnh miền Tây, theo ghe về bến Bạch Đằng và bày hoa dọc theo con phố.
Chợ hoa sau đó được dời về công viên 23/9, đường hoa Nguyễn Huệ trở lại với hình hài của một nơi trưng bày hơn là nơi mua bán hoa tết của người Sài Gòn.

Tên phố, phận người

Nhiều nhân vật lịch sử đã để dấu vết mà ít người biết đến. Từ Vương Thái, Émile Gsel, Pun Tun (Tân Luân), đến Phan Châu Trinh, Nguyễn An Khương, Cường Để hay Roland Garros từng sống hoặc trú ngụ một thời gian trên con đường này.
Từ những tư liệu từ Niêm giám Đông Dương và các bức ảnh của các nhiếp ảnh gia người Pháp còn lưu lại, có thể kể lại được những tên nhà gắn với từng số phận và con người trên con đường này.
Nhung ten tuoi noi tieng gan voi pho di bo Nguyen Hue hinh anh 3
Con hẻm 53 được hình thành từ thời Pháp, là nơi duy nhất có người ở, khác hẳn thế giới phồn hoa, náo nhiệt ngoài mặt đường Nguyễn Huệ. Ảnh: Lê Quân.
Theo Nguyễn Đức Hiệp, số 49 đường Charner là tiệm may của ông Nguyễn An Khương, thân phụ của ông Nguyễn An Ninh. Ông Nguyễn An Khương là một nhân sĩ trong phong trào Minh Tân.
Trên lầu là khách sạn Chiêu Nam Lầu, nơi cụ Phan Châu Trinh đã cư ngụ trong thời gian ngắn khi từ Pháp trở lại Sài Gòn. Trong cuốn “Nguyễn An Ninh: Tôi chỉ là cơn gió thổi” của bà Nguyễn Thị Minh có nhắc đến Chiêu Nam Lầu. Đó là nơi “chiêu hiền đãi sĩ của người Việt Nam, nơi gặp gỡ của anh hùng hào kiệt ba miền, nơi tá túc của những nhà ái quốc Bắc Trung lưu lạc vào Nam”.
Chiêu Nam Lầu ở số 49 đường Charner cũng chứng kiến những giây phút cuối đời của nhà cách mạng Phan Châu Trinh ngày 24/3/1926. “Đám tang cụ Phan Châu Trinh từ đây đi đến nghĩa địa Gò Công là sự bày tỏ tâm tư, ước vọng lớn nhất về đất nước, cuộc sống xã hội của người Việt Nam ở Sài Gòn, một đám tang khổng lồ với lượng người đi rước, các cửa tiệm của người Việt ở Sài Gòn – Chợ Lớn đều đóng cửa, mà báo chí Pháp nói ngày đó là ngày Việt Nam thức tỉnh” (trích Sài Gòn – Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người).
Nhiều người Việt sau này biết đến giải quần vợt mở rộng của Pháp tại sân quàn vợt ở Paris có tên Roland Garros. Đó là tên của một phi công nổi tiếng, người đầu tiên lái máy bay qua Địa Trung Hải vào năm 1913 và là anh hùng của nước Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Ít ai biết rằng, Roland Garros đã trải qua thời niên thiếu ở Sài Gòn, trên con đường Charner tại số nhà 117.
Ở phía cuối đường Nguyễn Huệ ngày nay, vẫn còn tồn tại toà nhà Kho bạc TP.HCM. Sự ra đời của toà nhà này gắn với sự kết thúc thời kỳ hoàng kim của Chợ Sài Gòn (Chợ Cũ), sau khi chợ Bến Thành được xây dựng.
Khách sạn Rex ở góc đường Nguyễn Huệ và Lê Thánh Tôn ngày nay là toà nhà bán xe hơi của ông Élime Bainier. Ông chính là người đầu tiên lái xe buýt nhằm giới thiệu phương tiện chuyên chở công cộng cho nhiều quan chức và nhân viên chính quyền trên đường phố Sài Gòn vào năm 1909.
Năm 1953, vợ con ông Bainier trở về Pháp, vợ chồng hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Thi đã mua lại toà nhà này và phá đi để xây khách sạn Rex, rạp chiếu phim và các cửa hàng mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn.
Toà thị sảnh Sài Gòn, nay là UBND TP.HCM được xây dựng từ năm 1901 và hoàn thành vào 1909, đúng 50 năm sau khi Pháp chiếm thành Sài Gòn. Toà nhà này được xây bởi kiến trúc sư Paul Gardès và được trang trí kiến trúc bên ngoài bởi một nhà điêu khắc trẻ tuổi Louis-Lucien Ruffier.
Từ năm 1945 đến 1975, toà nhà này là trụ sở của Hội đồng TP và Thị trưởng TP Sài Gòn – Chợ Lớn. Sau 1975, đây là trụ sở của UBND TP.HCM.

Từ biệt một Sài Gòn xưa đã mất

Thương xá Tax chính thức phá dỡ toàn bộ để xây công trình mới. Việc “bảo tồn” những gì được bảo tồn (thảm gạch mosaic, thanh tay vịn cầu thang trang trí con gà bằng đồng) đã xong công đoạn đầu tiên. Những lời hứa phục dựng lại hình dáng của một Tax xưa cũng đã được nhắc lại.
Giờ chỉ còn hy vọng bảo quản tốt những gì đã mang đi.
Tôi nghĩ rằng sau khi tháo gỡ, làm sạch nên trưng bày cùng với những thuyết minh về giá trị nghệ thuật của những bộ phận trang trí này, những hình ảnh, video, mô hình về những kiến trúc tương tự trên thế giới… cho bà con xem.
Nhung ten tuoi noi tieng gan voi pho di bo Nguyen Hue hinh anh 4
Bên trong Thương xá Tax trước ngày bị tháo dỡ. Ảnh: Lê Quân.
Sự hiểu biết của cộng đồng về giá trị của cổ vật vừa để vật quý không bị rơi vào quên lãng, vừa để có thể “giám sát” quá trình bảo quản và sau này phục dựng những cổ vật này trong công trình mới. Hy vọng sau những năm xây dựng một tòa nhà mấy chục tầng, “ châu (lại) về Hợp phố” đầy đủ, chính xác và đẹp hơn.
Tax mới sẽ là công trình của thế kỷ 21. Cũng như nhiều công trình khác đang mọc lên như nấm sau mưa ở thành phố này. Tax có trở thành di sản và ký ức của công dân thế kỷ 21 hay không còn là tùy thuộc vào nhiều điều. Nhưng có một điều chắc chắn, khi chúng ta không quý trọng di sản của thế hệ mình thì đừng dạy bảo con cháu phải quý trọng những gì chúng có.
Tôi chỉ có 41 năm gắn bó với Tax và bùng binh cây liễu, cà phê Givral, Eden, Ba Son… nhưng phải chứng kiến tất cả lần lượt ra đi… 
(Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM)
Hà Hương

Cái Tết cuối cùng của Chợ Cũ Sài Gòn

 Mai này, người Sài Gòn có thể chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
Sau Tết Đinh Dậu, Chợ Cũ Tôn Thất Đạm sẽ bị giải toả trắng. Phiên chợ Tết cuối cùng chứa đựng nhiều lưu luyến, không chỉ bởi đồ ở Chợ Cũ xưa nay nổi tiếng ngon nhất xứ, mà còn vì chợ đi cùng đời sống thăng trầm của những người vào đất phương nam lập nghiệp từ trăm năm trước.

Chợ Cũ thời vang bóng

Cái tên Chợ Cũ đã được học giả Vương Hồng Sển nhắc tới ngay ở phần tựa của tác phẩm “Sài Gòn năm xưa” (năm 1960). Nhưng đoạn ký ức về Chợ Cũ của Vương Hồng Sển có từ những năm 1919, năm mà người cha đưa ông lên Sài Gòn học trường lớn.
Học giả Vương Hồng Sển viết: “Con bắt đầu nếm mùi cháo cá Chợ Cũ, hủ tíu Chợ Mới, xem hát thì Chùa Bà Chợ Lớn, nhai thịt bò kho thằng Lù, có năm cắc leo chuồng gà ngồi coi hát Tây, và cảnh không còn gặp nữa là: bữa bữa hai cha con thượng cao lâu ăn cơm xá xíu”.
Cai Tet cuoi cung cua Cho Cu Sai Gon hinh anh 1
Chợ Cũ năm 1968. Ảnh tư liệu.
Không chỉ có cháo cá, Chợ Cũ còn nổi tiếng bởi cà phê dĩa, cơm thố của những đầu bếp người Hoa di cư. Ngày nay, vẫn còn một tiệm cơm thố ở số 67 Tôn Thất Đạm, với những món ngon nức tiếng như hầm vĩ chưng hột vịt, sườn xào chua ngọt, gà tiềm thuốc bắc…
Ít ai biết, Chợ Cũ đã từng mang cái tên Bến Thành. Đó là một khu chợ sầm uất nằm ven kênh Thị Vải, nối sông Sài Gòn với khu vực buôn bán trù phú của các doanh nhân người Hoa, người Ấn Độ. Ngang hông bên phải chợ là đường Ngô Đức Kế ngày nay, còn hông bên trái là đường Hải Triều.
Cai Tet cuoi cung cua Cho Cu Sai Gon hinh anh 2
Ga trạm tramway ở Sài Gòn (trước cổng Chợ Cũ) đi Chợ Lớn. Đằng sau mái nhà là các gian hàng ở Chợ Cũ. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.
Tờ Le Monde Illustré năm 1864 có tả về Chợ Cũ: “Các mặt hàng chính mà người ta tìm thấy ở chợ Sài Gòn bao gồm ngũ cốc, rau quả đủ các loại, gạo, đường, dứa, trà, hạt tiêu, dừa và đủ tất cả các loại trái cây của vùng nhiệt đới”.
Theo tác giả Nguyễn Đức Hiệp trong cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người, kênh Chợ Vải được lấp vào năm 1887. Lý do chính để lấp kênh là vì vấn đề vệ sinh và y tế.
Trước đó, việc lấp kênh Chợ Vải gặp phải sự chống đối từ các nhà buôn bán kinh doanh dọc hai bên bờ kênh, vốn sống nhờ hàng hoá di chuyển bằng ghe thuyền, nên mãi đến năm 1887 kênh mới thật sự được lấp. Đại lộ mới được đặt tên là Charner, sau này là phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Cai Tet cuoi cung cua Cho Cu Sai Gon hinh anh 3
Chợ Cũ nhìn về hướng bến Bạch Đằng. Ảnh chụp lại từ cuốn Sài Gòn – Chợ Lớn ký ức đô thị và con người.
Cùng với sự biến mất của kênh Chợ Vải, khu Chợ Cũ cũng bị phá đi để xây toà nhà ngân khố mới thay thế toà ngân khố cũ trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi). Chợ Mới (chợ Bến Thành ngày nay) được xây dựng cách đó không xa, dường như đã đặt một dấu chấm hết cho thời kỳ hoàng kim của Chợ Cũ.

Buồn vui, sướng khổ với Chợ Cũ

Nhưng Chợ Cũ vẫn sống dù không phải bằng vẻ rạng rỡ của cột gạch, lợp ngói thuở nào. Đó là những cây dù, những sạp hàng trông như cái chòi dựng trên vỉa hè đường Tôn Thất Đạm sau này. Và danh tiếng chợ của đồ ăn ngon, cá tôm rươi rói thì vẫn còn.
Một sáng cuối năm, bà Lương Ý (hơn 80 tuổi) cặm cụi tại gian hàng nhỏ ở Chợ Cũ. Sạp hàng này đã nuôi lớn nhiều thế hệ trong gia đình bà. Bà Lương Ý là một trong số những người gốc Hoa gắn bó đời mình với khu chợ vỉa hè lâu đời này.
Cai Tet cuoi cung cua Cho Cu Sai Gon hinh anh 4
Ngày và đêm trong suốt hơn 80 năm cuộc đời của bà cụ Lương Ý gắn bó với Chợ Cũ. Ảnh: Bùi Thư.
“Tôi sinh ra bên Trung Quốc nhưng gia đình di cư sang đây từ ngày rất nhỏ. Còn nhớ hồi bé, tôi đã chạy quanh chợ bán hành, ngò”, bà Lương Ý nhớ lại.
Giờ bà vẫn bán hành ngò, dừa nạo cùng vài món đồ nhỏ nhỏ. Tay bà đã run, mắt kém hơn, gói đồ cho khách đã ra chiều lóng ngóng nhưng vẫn bám lấy sạp mà bán buôn qua ngày. Ngày và đêm của bà đều diễn ra ở Chợ Cũ. Đêm bà trải chiếu ngủ trước cửa ngân hàng. “Nhưng giờ người ta cũng sắp đuổi rồi”, bà bảo.
Hỏi bà nếu Chợ Cũ đóng cửa, bà sẽ đi đâu, bà nói mình già rồi, có thể sẽ về quê ở dưới Bình Dương để con cháu nuôi. “Nhưng sẽ nhớ Chợ Cũ lắm”, bà cười nhưng giọng cứ nghẹn lại.
Cai Tet cuoi cung cua Cho Cu Sai Gon hinh anh 5
Tết Đinh Dậu sẽ là cái Tết cuối cùng của ngôi chợ nhiều thăng trầm này. Ảnh: Bùi Thư.
Kế bên quầy hàng của bà Lương Ý là quầy tạp hoá của chị Đặng Giàu. Má chị đã bán ở đây 60 năm, rồi đến chị cũng đã hơn 30 năm. Đời bà ngoại đã bán hàng ở Chợ Cũ.
Trong ký ức của chị Giàu, chợ có từ lâu lắm rồi. Có trước khi chị 10 tuổi, thường ra Chợ Cũ phụ mẹ buôn bán. Chị nhớ chợ ngày xưa sầm uất hơn, tấp nập người mua kẻ bán, từ hàng khô đến đồ mỹ phẩm.
Với nhiều người, chợ là cuộc sống, là nghề được truyền lại từ đời bà ngoại. Đó là nguồn sống của những gia đình 3-4 thế hệ. “Chợ nhỏ nên mọi người ai cũng biết nhau. Biết bao nhiêu kỷ niệm gắn liền với Chợ Cũ ở góc Tôn Thất Đạm này”, chị Đặng Giàu chia sẻ.
Cai Tet cuoi cung cua Cho Cu Sai Gon hinh anh 6
Bốn thế hệ trong gia đình buôn bán ở Chợ Cũ. Bà Ngọc nói mình đã già, chỉ lo những cô con gái không biết đi về đâu sau khi chợ giải toả. Ảnh: Bùi Thư.
Bà Vũ Thị Ngọc (73 tuổi) đã bán ở đây 40 năm, trước đó là mẹ và bà ngoại. Giờ đây, những cô con gái của bà Ngọc cũng bám lấy Chợ Cũ kiếm kế sinh nhai quanh sạp đậu hũ.
“Vui buồn, khổ sở cũng gắn với khu chợ này. Bà ngoại tôi bán ở đây từ lâu lắm rồi. Ngày xưa, Chợ Cũ sung túc lắm, nổi tiếng với đồ ăn ngon. Cá tôm từ dưới sống đưa lên tươi rói”, bà Ngọc hồi tưởng.
Sau Tết này, ngôi chợ trăm tuổi sẽ đóng lại cùng với những ký ức của một phần cư dân đô thị Sài Gòn. Có thể chỉ 5 năm nữa, người Sài Gòn chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
Nhưng tiếng rao giữa lòng Sài Gòn cùng cái không khí kẻ mua người bán sầm uất, đậm màu xưa cổ ngay giữa trung tâm, xung quanh là những toà nhà chọc trời sẽ đi vào vùng ký ức của người xưa mỗi khi Tết đến...

Hà Hương - Bùi Thư