Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Giá trị văn hóa trong ẩm thực ngày Tết của người Tày ở Cao Bằng

(LV) - Ẩm thực ngày Tết của dân tộc Tày đã là một nét văn hóa ẩm thực, đó là sự thể hiện những giá trị độc đáo, sâu sắc trong đời sống của mỗi gia đình. Đây cũng là những giá trị, chuẩn mực rất tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy.

Giá trị tâm linh
Mỗi món ăn của người Tày trong ngày Tết không đơn thuần chỉ là nuôi sống cơ thể, mà điều quan trọng là trong mỗi món ăn đều chứa đựng những giá trị tâm linh. Khi chế biến xong, các món ăn được bày trí trên chiếc lá chuối được xếp ở gian giữa, đó là nơi linh thiêng nhất của ngôi nhà, gia chủ sẽ thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Qua các món ăn như một cầu nối giữ tổ tiên và con cháu làm tăng sự gắn bó với nhau. Đến giờ phút thiêng liêng của đất trời, chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên vì đã hi sinh, nuôi dưỡng và phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.
Món ăn trong ngày Tết phải được sắp xếp sao cho hợp lí, khoa học và có chuẩn mực riêng. Đối với món thịt gà luộc khi cúng lễ phải là gà trống thiến và để cả con, không được chặt ra từng miếng, đầu gà hướng lên trên.
Ẩm thực Tày và giá trị tâm linh
Ẩm thực Tày và giá trị tâm linh.
Các món ăn trong ngày Tết phải đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, nó như những cung bậc của cuộc sống, có khó khăn, vui buồn và hạnh phúc hay để cân bằng âm dương, hài hòa với tự nhiên.
Có thể nói, ẩm thực người Tày chứa đựng nhiều giá trị tâm linh, bí ẩn, vị vậy mỗi món ăn là một câu đố để mọi người cùng khám phá, tìm hiểu những giá trị to lớn đó.
Giá trị dinh dưỡng
Mỗi món ăn trong ngày Tết của người Tày đều chứa các giá trị dinh dưỡng nhằm nuôi sống cơ thể. Ẩm thực của người Tày rất phong phú và đặc sắc, những món ăn của người Tày không chỉ làm cho no cái bụng mà còn rất bổ dưỡng để đồng bào có thể nạp năng lượng để sau những ngày Tết có thể lao động một cách có hiệu quả.
Trong ngày Tết, các món ăn có nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin, nhiều chất đạm, chất béo..sẽ giúp những người già, sản phụ, trẻ em, người bị ốm được bồi bổ, khỏe mạnh.
Những món ăn trong ngày Tế của người Tày phải đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt để điều hòa âm dương, ngũ hành tương sinh, món ăn gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được nấu với nguyên liệu tính lạnh (mát). Các món ăn kị nhau không thể kết hợp trong một món hay không thể ăn cùng một lúc vì có khả năng gây hại cho sức khỏe được nhan dân đúc kết thành kinh nghiệm và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Đồng bào quan niệm mỗi khi nấu ăn phải tập trung để mỗi món ăn thơm ngon nhằm giữ được các chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe để bảo vệ cơ thể.
Giá trị nghệ thuật
Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Tày, họ đã chế biến ra những món ăn không chỉ ngon mà còn rất đẹp mắt. Đặc biệt trong ngày Tết, mỗi món ăn không chỉ thơm ngon mà còn “rất nghệ thuật” , từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khi hoàn thành phải thật sự khéo léo, tỉ mỉ. Có thể nói rằng, ẩm thực của người Tày đã trở thành một nghệ thuật.
Khi chọn nguyên liệu phải chọn những nguyên liệu tươi sống, thơm ngon và một điều quan trọng là phải đẹp mắt. Quá trình chế biến món ăn cũng yêu cầu tỉ mỉ không kém, khi bắt đầu chế biến, từ dụng cụ nấu nướng đến nguyên liệu phải được rửa sạch kĩ càng, quá trình chế biến phải tập trung, lúc nấu ăn chính là lúc người phụ nữ Tày thể hiện tình cảm của mình với gia đình. Món ăn có ngon, đẹp mắt chứng tỏ họ là người phụ nữa khéo léo, đảm đang.

Khi hoàn thành khâu chế biến là lúc trình bày các món ăn ra bát, đĩa. Đây là một khâu rất quan trọng , phỉa trang trí làm sao cho món ăn có hồn và sắp xếp sao cho hợp lí, bắt mắt, khoa học, theo quy tắc.
Món ăn ngon, đẹp mắt không phải chỉ để ăn ngon hơn đó chính là để thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Nhìn vào món ăn có thể biết được gia đình đó ra sao, có nề nếp, gia phong không, con cái có được học hành khoong, đó chính là bộ mặt của gia đình
Giá trị xã hội
Dân tộc Tày là một dân tộcc có sự phân chia thứ bậc và tính trật tự, biểu hiện trong nhiều mặt của cuộc sống như trong hôn nhân, trong lao động, trong ứng xử, đặc biệt là trong ngày Tết. Người Tày ở Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An rất coi trọng bữa ăn trong ngày Tết, khi các thành viên trong gia đình có mặt đầy đủ thì họ mới ăn. Khi ăn, người lớn tuổi trong gia đình dặn dò con cháu trong gia đình phải ăn uống từ tốn, dạy bảo những việc làm nhân đức, không làm điều sai trái. Con cháu trong gia đình rất kính trọng người lớn tuổi, trước khi ăn họ chủ động so đũa cho mọi người, mời ông bà, bố mẹ ăn trước rồi mới bắt đầu ăn. Khi họ ăn không bao giờ cãi vã nhau mà nói chuyện vui, khuyên bảo nhau làm ăn, chúc nhau những điều chúc tốt đẹp cho năm mới. Điều này chứng tỏ họ có sự đoàn kết, cố kết trong gia đình và cộng đồng người Tày rất cao, có nề nếp, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, bữa ăn trong ngày Tết của họ không chỉ là sự gặp mặt bình thường mà đây là sự sum họp cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, cùng vui, cùng hòa vào không khí rộn ràng của Tết.
Trong ngày Tết, khi gia đình có khách, họ tiếp khách rất chu đáo, những món ăn ngon nhất sẽ được bày ra cùng nhau thưởng thức, gia chủ sẽ gắp những miếng ngon nhất cho khách. Gia chủ và khách sẽ chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Không khí trong bữa ăn của người Tày ở Thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An trong ngày Tết thực sự rất trang trọng nhưng rất tình cảm. Điều này làm cho mọi người luôn nhớ về cội nguồn của mình, sự yêu thương, gắn bó và đùm bọc nhau nhiều hơn. Đây thực sự là một điều rất đáng chân trọng càn được phát huy trong xu thế hội nhập hiện nay , khi mà những bữa cơm trong gia đình đang ngày càng thiếu vắng.
Hồng Hạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét