Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Lễ ăn hỏi của người Khơ Mú

(LV) - Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi truyền thống, nét đặc sắc đó được thể hiện trong nhiều phương diện từ việc tìm hiểu quan niệm cưới xin đến các lễ vật và đặc biệt nó còn gắn liền với đời sống, tư duy, tín ngưỡng của các thành phần dân tộc.
Do đó có thể nói rằng lễ cưới hỏi của mỗi dân tộc là một nét riêng, một sắc thái riêng lễ ăn hỏi của người Khơ mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An là một trong những sắc thái nổi bật của dân tộc. Tuy nhiên bản sắc văn hóa dân tộc phải đôi khi bất biến và nó được biến đổi không ngừng tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mặc dù nó vẫn giữ cái cốt cách, cái nền tảng ban đầu.
Công tác chuẩn bị
Sau một thời gian tìm hiểu kỹ càng đôi trai gái muốn đi đến xây dựng gia đình và bố mẹ cô gái ưng ý với chàng trai thì chàng trai về thông báo với cha mẹ mình biết tình yêu của họ. Trong trường hợp cha mẹ tán đồng sự lựa trọn đó của con trai thì phải chuẩn bị mọi thứ để sang nhà gái làm lễ ăn hỏi .
Lễ ăn hỏi với mục đích chuẩn bị đưa ra ý kiến thỏa thuận cho việc cưới xin.Về phía nhà trai luôn phải chủ động trong mọi vấn đề có liên quan đến ngày cưới để hai bên gia đình thống nhất với nhau .
Chuẩn bị đám hỏi
Chuẩn bị đám hỏi.
Đến ngày đã hẹn trước gia đình bên nhà trai mang lễ vật đến nhà gái và tiến hành lễ ăn hỏi. Bên nhà gái cũng mời anh em họ hàng đến để bàn bạc .
Thành phần đi hỏi cưới bao gồm hai cặp vợ chồng ông mối (lam) và bố mẹ chàng trai, ngoài ra có thể có thêm một số người họ hàng. Trong hôn nhân của người Khơ mú ở Tà Cạ vợ chồng ông mối co vai trò rất quan trọng, đại diên cho nhà trai trong tất cả mọi công việc tiếp cận với gia đình nhà gái, đồng thời là người liên lạc giữa hai gia đình trong quá trình chuẩn bị tiến tới đám cưới. Khi lựa chọn vợ chồng ông mối thì phải lựa chọn rất cẩn thận. Họ phải là những người trên 45 tuổi, phải là cặp vợ chồng sống hạnh phúc, đông con cháu, có nhiều kinh nghiệm sống , là những người từng trải am hiểu cách ứng xử trong cuộc đời. Vợ chồng ông mối phải có uy tín với mọi người, ứng đối nhanh, ngoài ra còn phải hiểu biết một cách sâu sắc các nghi lễ trong đám cưới, là người khéo ăn, khéo nói, sắc sảo, thuộc nhiều bài hát, giàu vốn văn hóa từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến tục cưới xin của người Khơ mú. Vợ chồng ông mối chính là người chỉ đạo tổ chức dẫn tất cả các bước trong đám cưới.
Lễ vật của đám hỏi
Lễ vật đi ăn hỏi rất đơn giản, chỉ mang sang nhà gái 4 chai rượu trắng. Khi đoàn nhà trai tới gia đình nhà gái tỏ thái độ đón tiếp ban đầu bằng việc mở rượu mừng. Sau khi đại diện nhà trai ngỏ lời bố mẹ cô gái hỏi ý kiến xem con gái mình có ưng thuận đính hôn với chàng trai yêu mình hay không. Nếu mọi việc suôn sẻ nghĩa là cô gái đồng ý và cha mẹ cô ta cũng đồng thuận thì nhà gái nhận rượu và nhận lời gả con gái cho nhà trai .
Những kiêng kỵ
Nhà trai luôn phải chịu mọi phí tổn cho đám cưới cả bên nhà trai lẫn nhà gái . Nhà trai luôn cố gắng chấp nhận mọi thách cưới của gia đình bên gái một cách đầy đủ. Lễ ăn hỏi đóng vai trò quan trọng để tiến tới lễ cưới nhỏ. Tuy rằng nó không được tổ chức linh đình nhưng nội dung của lễ ăn hỏi ảnh hưởng rất lớn đến hôn nhân của người Khơ mú . Những điều gì hai bên thỏa thuận trong lễ ăn hỏi như thế nào thì đến lễ cưới cũng như vậy không không được thay đổi nếu không thì cuộc đời sau này sẽ không thuận buỗm xuôi gió.
Với người Khơ mú xã Tà Cạ cũng như người Khơ mú các xã khác trong huyện ông cậu có vai trò rất lớn và là người có vai trò quan trọng trong việc gả chồng, kén rể cho con cháu mình. Theo tập tục cha mẹ cô gái phải báo cho ông cậu biết để ông ta tham dự vào quá trình đàm phán giữa hai gia đình và lời khuyên của ông ta rất quan trọng trong việc chọn râu, kén rể. Nếu ông cậu tỏ ra không đồng ý với chú rể thì cuộc hôn nhân đó sẽ bị hủy bỏ mặc dù cô gái và gia đình cô ta rất thích chàng trai.
Nếu nhà trai đã định ngày giờ sẽ sang đặt vấn đề bên nhà nhà gái nhưng đúng thời điểm đó tại làng bản nơi nhà gái mà có tang lễ thì lễ ăn hỏi sẽ được chuyển sang ngày khác. Đồng bào quan niệm đây là nghi lễ quan trọng trong vòng đơì của con người nên nó phải là ngày lành tháng tốt.
thì cũng không được dùng lời lẽ thô tục mà phải nhẹ nhàng, từ từ đưa ra ý kiến để mọi người cùng bàn bạc đưa ra hướng giải quyết.
Tuệ Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét