Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Vua nào lên ngôi trẻ nhất lịch sử Việt Nam?

Lên ngôi khi mới được 1 tuổi 6 tháng, nhưng ông vua nhà Hậu Lê này luôn giữ đất nước được bình yên, được quần thần và nhân dân đánh giá là vua nhân ái.

vi-vua-nao-len-ngoi-khi-con-nho-tuoi-nhat-trong-su-viet
Tranh minh họa vua thời xưa.
Vua Lê Nhân Tông có tên húy là Lê Bang Cơ, là con thứ ba của vua Lê Thái Tông, mẹ là Nguyễn Thị Anh (thời đó xuất hiện tin đồn vua không phải là con của Thái Tông). Sinh ngày 9/6/1441, đến ngày 6/6/1442 Bang Cơ được lập làm hoàng thái tử.
Do vua cha Lê Thái Tông mất sớm, lúc mới 19 tuổi trong vụ án Lệ Chi Viên ngày 4/8/1442, chỉ 4 tháng sau vào ngày 8/12, Nhân Tông được các đại thần là Trịnh Khả, Lê Thụ và Nguyễn Xí lập lên ngôi. Khi ấy, ông được 1 tuổi 6 tháng, là vị vua lên ngôi sớm nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Vua tuổi còn ấu thơ đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi giết hại".
Các vua Trần Thiếu Đế lên ngôi lúc 2 tuổi, Lý Cao Tông lên ngôi lúc 2 tuổi 2 tháng và Lý Anh Tông lên ngôi lúc 2 tuổi 6 tháng.
Vua Lê Nhân Tông lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, Nguyễn Thị Anh, mẹ vua được tôn làm hoàng thái hậu, phải buông rèm nhiếp chính, quyết đoán việc nước. Theo Đại Việt thông sử, các đại thần dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính nhưng bà không chịu nhận. Quần thần dâng biểu lần thứ tư, bà mới nhận lời. Trong thời gian nhiếp chính, hoàng thái hậu giúp cả nước được bình yên.
Trong hai năm 1444 và 1445, vua Chiêm Thành hai lần đem quân vây cướp Hóa Châu. Triều đình cử nhiều tướng lĩnh như Lê Bôi, Trịnh Khả, Lê Thận, Nguyễn Xí đi đánh dẹp. Đến năm 1446, thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ và Trịnh Khắc Phục dẫn 60 vạn quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Quân Đại Việt đánh tới Đồ Bàn thì phá tan quân Chiêm, bắt sống vua Chiêm Thành là Bí Cai và nhiều tướng tá, thủ lĩnh bộ tộc, cung nữ và khí giới.
Năm 1448, quốc gia Bồn Man chịu nội thuộc của Đại Việt. Vua Nhân Tông và thái hậu đã sáp nhập Bồn Man trở thành châu Quỳ Hợp của nhà nước Đại Việt. Cũng trong những năm tháng nhiếp chính, thái hậu và triều đình đã cho đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải.
Năm 1451, thái hậu Nguyễn Thị Anh đã giết cha con Trịnh Khả và tướng Trịnh Khắc Phục. Người xưa cho rằng hai người này bị oan.
Về trường hợp của Trịnh Khả, Việt sử giai thoại chép vì vua Nhân Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Trịnh Khả rất sợ nhà vua bị nhiễm thói hư, lúc nào cũng nghiêm cẩn trong việc chăm sóc. Thế nhưng, bậc đại thần này lại bị kẻ ghen ghét gièm pha, khiến thái hậu Nguyễn Thị Anh cả tin mà nổi giận, giết ông cùng với con trai là Trịnh Bá Quát vào tháng 7/1451. 2 năm sau, ông được minh oan.
Năm 1453, vua Lê Nhân Tông đã lên 12 tuổi, có thể tự coi chính sự. Thái hậu trả lại quyền chính cho vua và lui về hậu cung. 
Hiện tại, Hà Nội và TP HCM chưa có đường, phố nào mang tên vua Lê Nhân Tông. Nhận xét về Lê Nhân Tông, sử gia Phan Phu Tiên: viết "Nhân Tông lên nối ngôi vào tuổi ấu thơ, bên trong có mẫu hậu buông rèm trông coi chính sự, bên ngoài các đại thần đồng lòng phò tá trị nước, cho nên trong khoảng 17 năm, thiên hạ thái bình, an cư lạc nghiệp, xứng đáng là vị vua nhân từ".
Bài văn bia Mục Lăng do Nguyễn Bá Kỷ cũng ghi nhận xét về Lê Nhân Tông: "Vua thần sắc anh tuấn, dung dáng đúng đắn, mỗi khi tan chầu, thân đến kinh diên đọc sách, mặt trời xế bóng về Tây mới thôi. Khi đã thân coi chính sự thì tế thần kỳ, thờ tôn miếu đối với thái hậu thì dốc lòng hiếu lễ, đối với anh em thì hết lòng thương yêu, hòa thuận với họ hàng, kính lễ với đại thần, tôn chuộng Nho thuật, xét lời gần, nghe lời xa, chăm sóc chính sự, cẩn thận thưởng phạt. Trong việc nông chuộng nghề gốc rễ, hết lòng thương dân, không thích xây dựng, không ham săn bắn, không gần thanh sắc, không hám tiền của, hậu đối với người, bạc đối với mình, bên trong yên tĩnh, bên ngoài thuận lòng, răn cấm tướng ngoài không gây hấn khích".

Thanh Tâm

Tìm hiểu ông vua đi tuần và mất ở Lệ Chi Viên

Đột ngột qua đời bên ngoài hoàng cung, ông vua nhà Lê sơ đã vô tình gây ra vụ án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi và họ hàng ba đời bị xử tử.

Vua Lê Thái Tông tên thật là Lê Nguyên Long, sinh ngày 21/11/1423 (âm lịch), là con thứ hai của Lê Thái Tổ và bà Phạm Thị Ngọc Trần. Năm 1433, Lê Thái Tổ qua đời, Lê Thái Tông nối ngôi, khi đó mới 11 tuổi, có tướng Lê Sát làm phụ chính.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định: “Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di Địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa”.
dung-vua-le-thai-tong-lien-quan-den-tham-an-le-chi-vien
Đền thờ vua Lê Thái Tông ở Sơn La
Lê Thái Tổ không lập chính thất, ông có ba người vợ. Hai người vợ chính là bà Trịnh Thần Phi sinh ra người con trưởng là Lê Tư Tề và bà Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra con thứ là Lê Nguyên Long, bà vợ lẽ Phạm Thị Nghiêu không có con.
Năm 1428, đất nước thái bình, vua Lê Thái Tổ phong con thứ Lê Nguyên Long (tức vua Lê Thái Tông) làm lương quận công. Năm 1429, vua lập con trưởng là Lê Tư Tề làm quốc vương và hoàng tử Nguyên Long làm hoàng thái tử.
Theo Đại Việt thông sử, năm 1432, Lê Thái Tổ mắc nhiều bệnh, chính sự nhà nước đều giao cho quốc vương Lê Tư Tề nhưng quốc vương mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tì thiếp, dần dần không hợp ý Lê Thái Tổ. 
Năm 1433, vua Lê Thái Tổ mời người cháu ruột là Lê Khôi, lúc ấy đang trấn thủ Hóa Châu, về triều để bàn lập thái tử. Lê Khôi bàn với vua nên lập hoàng thái tử Nguyên Long. Vua nghe lời và quyết định lập Lê Nguyên Long làm thái tử nối ngôi.
Lên ngôi ngày 8/9/1433 thì đến tháng 2/1434, vua Lê Thái Tông tổ chức thi học sinh trong cả nước. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khoa thi này “lấy đỗ hơn 1.000 người, chia làm ba bậc. Bậc nhất và bậc nhì đưa về Quốc tử giám, bậc ba thì cho về học tại nhà học các lộ, đều cho miễn lao dịch”. Nhà vua cũng bổ dụng các Ngự tiền học sinh làm quan.
Tháng 8 cùng năm, nhà vua lại định khoa thi chọn học trò, xuống chiếu rằng “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thuở xưa loạn lạc, anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiệt như sao buổi sớm. Thái Tổ ta buổi đầu dựng nước, mở mang nhà học, dùng cỗ Thái lao để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng vì nước mới dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa, lo được nhân tài để thỏa lòng mong đợi”.
Cũng trong chiếu này, vua Lê Thái Tông đã định rõ thể lệ khoa thi, kỳ thi. “Bắt đầu từ năm 1438, thi hương ở các đạo; năm 1439, thi hội ở sảnh đường tại kinh đô. Từ đấy về sau, cứ 3 năm một lần thi lớn, coi đó là quy định lâu dài, người nào thi đỗ, đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân. Tất cả khoa mục của các kỳ thi được quy định như sau: Kỳ thứ nhất: một bài kinh nghĩa, Tứ thư mỗi sách một bài, mỗi bài đều 300 chữ trở lên. Kỳ thi thứ hai: Chế, chiếu, biểu. Kỳ thi thứ ba: thi, phú. Kỳ thi thứ tư: một bài văn sách từ 1.000 chữ trở lên”, Đại Việt sử ký toàn thư chép.
Ngoài ra, vua Lê Thái Tông còn tổ chức thi lại viên, hỏi về ám tả. Những người đỗ hạng nhất được bổ vào Quốc Tử giám, hạng nhì bổ làm sinh đồ và thuộc bên văn.
Năm 1433, khi vua Lê Thái Tổ sắp mất, ông đã giao cho Lê Sát phò giúp vua Lê Thái Tông mới lên ngôi. Việt sử giai thoại viết Lê Sát là tướng tài, quyết đoán, nhưng ít chữ nghĩa, phép xử sự thường thiếu tế nhị, bị lắm kẻ ghét. Đây có thể là lý do sâu xa dẫn đến vụ án Lê Sát và cái chết thê thảm của ông năm 1437.
Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn: "Bấy giờ, tuổi vua đã tương đối lớn, đã có thể xét đoán mọi việc một cách sáng suốt, nhưng Lê Sát thì vẫn tham quyền cố vị, cho nên vua rất ghét Sát. Ngoài mặt, vua vẫn tỏ ra điềm nhiên nên Sát không biết sự ghét bỏ này".
Tháng 6/1437, biết vua không thích Lê Sát, hai viên quan là Đinh Cảnh An và Nguyễn Vĩnh Tích bèn mách tội "Lê Sát quen thói chuyên quyền, tội ấy khó lòng dung thứ". Theo tờ tâu của hai viên quan này, vua trao cho hình quan xét hỏi. Lê Sát cởi mũ, tâu vua rằng: "Nếu ngày nay mà thần bị khép vào tội chuyên quyền thế thì chẳng phải tội của thần mà là do tiên đế sắp đặt mà ra đó sao".
Các tướng Lê Văn Linh và Lê Ngân đều cố sức gỡ tội cho Lê Sát, nhưng vua không nghe. Ông xuống chiếu: "Lê Sát chuyên quyền, nắm giữ việc nước, ghét người tài, giết Nhân Chú để ra oai, truất Trịnh Khả để mong người phục, bãi chức của Ư Đài hòng bịt miệng bá quan, đuổi Cầm Hồ ra biên ải để ngăn lời ngôn quan… Mọi việc hắn làm đều trái với đạo làm tôi. Nay ta muốn khép hắn vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng vì hắn là viên cố mệnh đại thần, từng có công với xã tắc nên được đặc cách khoan thứ, nhưng phải tước bỏ hết quan chức".
Sau, vua tiếp tục xuống chiếu: "Lê Sát nay lại ngầm nuôi bọn võ sĩ, liều chết để hại các bậc trung thần lương tướng, mưu kế thật xảo quyệt, ý định gian phi đã quá rõ, lẽ phải đem chém để rao". Lê Ngân và Bùi Cầm Hồ cùng tâu xin không đem xác rao vì Lê Sát từng là đại thần. Vua nghe theo, bèn cho được chết ở nhà. Vợ con và điền sản của Lê Sát đều bị tịch thu. Vua sai đem đồ đạc nhà Lê Sát ban cho các quan.
Về sau, một vị tướng Lam Sơn khác là Lê Ngân cũng bị vua Thái Tông xét xử tử giống như Lê Sát chỉ vì có kẻ tố giác Lê Ngân thờ phật Quan Âm trong nhà để cầu cho con gái mình được vua yêu thương hơn.

Theo Việt sử giai thoại, lúc mới 15-16 tuổi, vua Lê Thái Tông có đến 5 người vợ chính thức được sắc phong, đó là các bà: Dương Thị Bí, Nguyễn Thị Anh, Ngô Thị Ngọc Dao, Lê Ngọc Dao, Lê Nhật Lệ.
Bà Dương Thị Bí sinh con trai cho vua sớm hơn cả, đó là hoàng tử Lê Nghi Dân. Lê Nghi Dân nhanh chóng được phong làm thái tử, nhưng chỉ một năm sau địa vị của hai mẹ con sụp đổ. 
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, do bà Dương Thị Bí kiêu căng vì cậy con là thái tử, sau còn hằn học khi bị vua xử phạt. Vua Lê Thái Tông nghĩ một người mẹ như vậy thì đứa con chưa hẳn đã là người khá nên giáng bà Dương Thị Bí xuống làm thứ nhân, xuống chiếu cho thiên hạ biết là ngôi thái tử chưa định.
Bà Nguyễn Thị Anh sinh ra hoàng tử Lê Bang Cơ (vua Lê Nhân Tông sau này). Về sau, bà bị Lê Nghi Dân, con trai bà Dương Thị Bí giết hại.
Bà Ngô Thị Ngọc Dao sinh ra hoàng tử Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này).
Bà Lê Nhật Lệ (con gái của Lê Ngân) sinh ra hoàng tử Khắc Xương. Khi cha bị xử tội, bà bị phế làm tu dung (bậc thứ năm trong 9 bậc cung tần).
Bà Lê Ngọc Dao là con gái của Lê Sát. Khi cha bị xử tử, bà bị phế làm dân thường.
Tháng 7/1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở thành Chí Linh (Hải Dương). Lúc ấy, đất nước đang thái bình, nhà vua đang ở tuổi thanh xuân sung sức, không ai nghĩ đó là chuyến tuần du cuối cùng của ông. 
Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Ngày 27/7/1442, vua đi tuần về phía Đông, đến thành Chí Linh để thân duyệt quân đội. Nguyễn Trãi (lúc này đã nghỉ hưu và đang ở Côn Sơn, Hải Dương) mời vua về ngự ở chùa Côn Sơn. Đến 4/8/1442, vua về đến Lệ Chi Viên (tên nôm là Trại Vải) thì bỗng bị bạo bệnh rồi mất. 
Trước, vua thích vợ của Nguyễn Trãi, tên Nguyễn Thị Lộ. Thị Lộ đẹp người lại có tài văn chương. Vua gọi vào cung, cho làm Lễ Nghi học sĩ, ngày đêm hầu cận. Khi tuần du miền Đông về, qua Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan bí mật đưa linh cữu về. Ngày 6/8 thì đến kinh sư, vào đến cung là nửa đêm, lúc ấy mới phát tang. Ai cũng nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua".
Về nguyên nhân cái chết của vua, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Vua mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm. Nhà vua mất. Trăm quan đều giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về cung. Nửa đêm, vào đến cung mới phát tang. Người ta nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt Thị Lộ".
Vì Nguyễn Thị Lộ bị nghi giết vua nên ngày 16/8/1442, có lệnh "giết quan Hành khiển là Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ".
Câu hỏi Nguyễn Thị Lộ có thực sự giết vua gây tranh cãi. Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng nhằm củng cố vị thế của con trai (hoàng tử Lê Bang Cơ, sau là vua Lê Nhân Tông), một trong 5 bà vợ vua đã đổ oan cho Nguyễn Thị Lộ. Nhưng cũng có tác giả phủ nhận quan điểm này, cho rằng Lê Thái Tông chết đột ngột ở Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi chỉ là người không may mắn.
Nguyễn Khắc Thuần bàn trong Việt sử giai thoại: "Sau chiến tranh, hàng loạt anh hùng Lam Sơn bị tha hóa, lo vinh thân phì gia mà sao nhãng việc ích nước lợi dân, người đức độ như Nguyễn Trãi bỗng dưng trở thành cái gai khó chịu trước mắt họ. Nguyễn Trãi đã cáo quan xin về trí sĩ, lùi xa chốn kinh thành hỗn tạp mà nào có được sống yên… Vụ án Lệ Chi Viên là vết nhơ nhục nhã muôn đời vậy. Triều thần bấy giờ chém được Nguyễn Trãi, tru di được tam tộc của Nguyễn Trãi, có biết đâu tên tuổi của Nguyễn Trãi lại đời đời bất diệt với non sông".

Thanh Tâm

Những món ngon – độc – lạ nên ăn dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bằng

Vùng đất Cao Bằng có quá nhiều những món ngon độc lạ khiến bạn khó có thể quên. Tham khảo những món ăn bạn nên thưởng thức ngay trong kì nghỉ này.

Vùng đất Cao Bằng có quá nhiều những món ngon độc lạ khiến bạn khó có thể quên. Tham khảo những món ăn bạn nên thưởng thức ngay trong kì nghỉ này.
Cao Bằng những ngày này, nếu bạn đến đây tham quan, du lịch không chỉ được thưởng thức hạt dẻ Trùng Khánh, các loại rau rừng, măng, bánh khảo truyền thống, thịt gác bếp… mà còn được thưởng thức những món ăn ngon – độc - lạ Cao Bằng.
Xôi trám
Xôi đỗ, xôi lạc, xôi gấc, xôi vừng đã quá quen thuộc, nhưng bạn đã ăn xôi trám bao giờ chưa? Quả trám là thành phần đặc biệt để làm nên một món xôi ngon độc lạ chỉ có ở Cao Bằng.
Đến Cao Bằng vào dịp mùa thu, khi bạn có dịp vào các bản làng của người Tày bạn sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám đặc biệt thơm ngon của người dân bản địa.
Nhũng món ngon – dọc – lạ nen an dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bàng
Xôi trám món ngon độc lạ Cao Bằng
Món xôi ngon hay không một phần lớn quyết định ở việc chọn nguyên liệu. Có hai loại trám: trắng và đen. Trám trắng thường dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ô mai và còn dùng để chữa ho và còn có tác dụng giải rượu.
Nhưng chỉ có những người đầu bếp tinh tế và có cách chế biến riêng sẽ chọn quả trám đen để nấu xôi. Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Qủa trám sau khi hái về ngâm nước ấm, bóc lấy phần thị t rồi trộn với gạo nếp cùng một số gia vị rồi nấu.
Mùi vị của xôi trám rất thơm và bùi, mùi lạ đặc biệt. Bạn sẽ không uổng phí công sức khi đến Cao Bằng và thưởng thức món ăn này.
Phở chua độc đáo
Phở chưa? Bạn có thể tưởng tượng được ra món ngon đặc biệt này của đất Cao Bằng không? Phở chua Cao Bằng là món ngon đặc biệt của miền sơn cước Cao Bằng.
Nhũng món ngon – dọc – lạ nen an dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bàng
Phở chua độc đáo
Khi ăn phở chua phải ăn lúc nguội, phở chua được yêu thích khi ăn vào vào mùa thu và mùa hè để đúng vị. Không giống như các món phở thông thường ăn được ở tất cả các bữa, các mùa.
Khi ăn phở chua Cao Bằng, bạn sẽ thấy đặc biệt bởi món sợi mỳ dẻo, kết hợp với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay và còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay của măng ớt…
Món phở chua ăn lần đầu còn lạ miệng, đến lần thứ hai, ba bạn sẽ cảm thấy nghiện hương vị độc đáo của nó. Đến Cao Bằng tham quan và tìm hiểu văn hóa, con người nơi nhớ ghé qua các quán ăn của người dân địa phương để thưởng thức món ngon độc đáo này bạn nhé.
Lạ vị với món bánh trứng kiến
Bạn đừng nghĩ món trứng kiến thì có gì lạ. Sẽ rất lạ nếu bạn ăn thử những loại trứng kiến khác nhau đấy. Món bánh trứng kiến này được làm bởi loại trứng của kiến đen có thân hình nhỏ, đuôi nhọn mới có mùi vị đặc biệt.
Nhũng món ngon – dọc – lạ nen an dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bàng
Lạ vị với món bánh trứng kiến
Vào dịp tháng 4-5, người dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen mang về làm bánh. Bánh trứng kiến đen được làm từ bột nếp và lá non cây vả. Trứng kiến đen rất béo, có hàm lượng protein cao, vị bùi, mùi thơm đặc biệt.
Khi thưởng thức món bánh trứng kiến ở đất Cao Bằng ngon có các vị béo ngậy, vị của hành, vị của lá vả vừa lạ vừa ngon ăn mãi không chán.
Ong vò vẽ xào măng
Ong vò vẽ là một loại ong có nọc độc nổi tiếng là hung dữ và nguy hiểm, đã bao giờ bạn nghĩ đến một ngày sẽ được ăn món ngon đặc biệt làm từ loại ong này chưa?
Nhũng món ngon – dọc – lạ nen an dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bàng
Ong vò vẽ xào măng
Khi chế biến nhộng ong sau khi được tách ra khỏi tổ thân tròn, béo mập rất mềm và trắng mọng. Để món ăn được ngon thì phải xào với măng chua, ăn vừa béo, giòn, ngọt, chua, theo mọi người nói có lẽ là món ăn làm từ côn trùng ngon nhất. Món nhộng ông bò vẽ ngon hết sảy.
Nhũng món ngon – dọc – lạ nen an dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bàng
Khẩu Sli Cao Bằng
Bạn đã bao giờ được thưởng thức món khẩu Sli chưa? Đây là món bỏng gạo nếp ăn rất độc đáo của người dân Cao Bằng.
Thứ bánh này được chế biến rất đặc biệt từ nhiều nguyên liệu khá nhau, thường được người dân bản địa làm để tiếp khách, phục vụ trong dịp lễ, Tết hay nhà có việc trọng đại. Đây không chỉ là một món ăn vặt ngon bởi nguyên liệu mà còn độc đáo và tinh tế từ cách chế biến.
Cốm Cao Bằng
Cốm làm từ những hạt lúa nếp non Pì Pất hay nếp cái hoa vàng có hương vị, nét độc đáo riêng.
Nhũng món ngon – dọc – lạ nen an dịp 30/4 và 1/5 tại Cao Bàng
Cốm Cao Bằng được làm từ lúa nếp Pì Pất hoặc nếp cái hoa vàng có vị thơm ngon đặc biệt
Cốm sau khi gặt lúa về, hạt thóc rửa thật sạch nhiều lần đến khi nước rửa trong không còn đục bẩn, vớt sạch những hạt thóc lép nổi lên trên mặt nước. Sau đó, đổ thóc nếp vào nồi để luộc trong khoảng 1 tiếng. Khi hạt thóc chín, gạn hết nước rồi rải hạt thóc vừa luộc ra cho ráo. Tiếp đó đến công đoạn rang. Mỗi mẻ sẽ được rang bằng bếp. Sau khi rang xong sẽ xát sạch vỏ trấu, sàng sẩy cho sạchNgười giã cốm, người lấy lá chuối hơ qua bếp lửa cho lá chuối mềm rồi cho cốm vào gói luôn.
Cốm thành phẩm thưởng thức những hạt cốm dẻo, dai, thơm ngọt của lúa nếp non vị lạ so với những người đã quen ăn cốm làng vòng, cốm ở các tỉnh thành khác.
Theo khoevadep

Cận cảnh hệ thống lô cốt kiên cố của Mỹ ở phía tây Sài Gòn

Hệ thống lô cốt bằng bê tông, cốt thép được Mỹ xây dựng tại Đức Hòa, Long An từ năm 1964 nhằm biến nơi đây thành căn cứ quân sự vững chắc ở cửa ngõ phía tây Sài Gòn.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 1
Năm 1964, Mỹ xây dựng hệ thống lô cốt lớn tại ngã tư Đức Hòa (thị trấn Đức Hòa, Long An) cách Sài Gòn 20 km.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 2
Hệ thống lô cốt bằng bê tông cốt thép này nhằm củng cố chi khu Đức Hòa, mở rộng hệ thống thông tin liên lạc từ cơ sở đến các đồn bốt; tổ chức các cuộc càn quét, đánh phá trên quy mô lớn trên địa bàn phía bắc Long An; biến nơi đây thành căn cứ quân sự vững chắc ở cửa ngõ phía tây Sài Gòn.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 3
Lô cốt lớn rộng gần 100 m2, có chiều cao hơn 2 m, với hai cửa ra vào. Từ 1964-1975, lô cốt này được sử dụng làm phòng truyền tin và trung tâm hành quân của sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa và chi khu Đức Hòa.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 4
Xung quanh được bao bọc bở những tấm thép kiên cố. Hiện tại, các công trình vẫn còn được giữ lại gần như nguyên vẹn.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 5
Hệ thống lô cốt nằm trong khu vực ngã tư Đức Hòa là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 6
Mỗi ụ có hàng chục lỗ châu mai ở các hướng sâu hun hút, hệ thống tường, mái bê tông cốt sắt được gia cố bằng những mảng thép tưởng chừng bất khả xâm phạm.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 7
Trải qua thời gian và sự bào mòn của mưa nắng, phần lớn tấm thép bên ngoài vẫn chưa bị gỉ sét nhiều.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 8
Trong suốt cuộc chiến tranh, lực lượng vũ trang cách mạng đã nhiều lần tấn công khu vực này, gây cho địch những tổn thất nặng nề.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 9
Lỗ châu mai hai hướng thông với nhau.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 10
Những khẩu hiệu vẫn tồn tại qua nhiều thập niên.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 11
Ụ lô cốt thứ 2 được xây trong lòng đất. Từ năm 1964-1975, lô cốt này được sử dụng làm kho chứa vũ khí và đạn dược của sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 12
Hình dáng lô cốt như một quả đồi với những lỗ châu mai nằm ngang mặt đất, có thể chịu được sự công phá của các loại hỏa lực hạng nặng.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 13
Lối vào lô cốt này nằm sâu phía dưới, cửa sổ được làm bằng những thanh thép lớn hình zích zắc.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 14
Bên trong một trong hai lô cốt với trần được che chắn bằng những thanh thép loại lớn. Hiện ụ này bị ngâm trong nước.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 15
Hình ảnh bên ngoài nhìn qua lỗ châu mai của lô cốt.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 16
Lúc đó, người Mỹ hy vọng rằng ngã tư Đức Hòa sẽ trở thành khu vực bất khả xâm phạm... Vào ngày 27/4/1975, quân giải phóng đánh chiếm cứ điểm Đức Hòa, chi khu Đức Hòa thất thủ, con đường tiến về Sài Gòn được mở rộng.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 17
Hầm tròn, từ 1964-1971 là nơi chứa quân trang, quân dụng của các cố vấn Mỹ được phái đến giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng chi khu Đức Hòa và thực hiện các kế hoạch trên chiến trường Long An, phía tây Sài Gòn.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 18
Phía sau, nằm ngoài khu di tích là những dấu tích hoạt động của lực lượng Việt Nam Cộng hòa đóng tại khu vực này.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 19
Bên cạnh hệ thống lô cốt trong khuôn viên di tích là tượng đài anh hùng Võ Văn Tần nổi bật tại khu vực lịch sử - ngã tư Đức Hòa. Ngày 5/9/1989, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định công nhận Khu vực Ngã tư Đức Hòa là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Can canh he thong lo cot kien co cua My o phia tay Sai Gon hinh anh 20
Hệ thống lô cốt nằm trong Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa (thị trấn Đức Hòa, Long An). Ảnh: Google Maps
Lê Quân

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Ngao du cửa sông thứ chín của miền Tây Nam bộ

Bao lượt về miền Tây Nam bộ, tôi vẫn ao ước sẽ ngao du 9 cửa sông mà dân gian quen gọi Cửu Long giang (thật ra từ những năm 1960, chỉ còn lại 8 cửa sông)

mien tay nam bo hinh anh -shu-401507008
Những cửa sông này vốn là những cánh tay của sông Tiền, sông Hậu, ngày đêm ào ạt tuôn chảy phù sa tạo nên các bãi bồi cho vùng châu thổ ngày càng màu mỡ.
mien tay nam bo hinh anh 6-shu-575025595
Hoa bần thường mọc ở ven sông miền Tây Nam bộ
Sông Tiền chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng và đổ ra biển bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề. Cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1960 đã bị bồi lấp nên sông Hậu ngày nay chỉ còn hai cửa biển.
mien tay nam bo hinh anh -shu-401507008
Cũng như Trần Đề, chợ nổi Ngã Năm là một điểm bạn nên đến tại Sóc Trăng, nếu có dịp đi dài ngày
Lần này, tôi làm một cuộc hành trình thăm viếng cửa sông cuối mang tên Trần Đề (thuộc tỉnh Sóc Trăng). Chạm chân đến vùng biển yên ả mát xanh pha lẫn chút buồn tẻ, một cảm xúc dâng cao khi tôi nghe cư dân kể về giai thoại rồng con mắc nạn vô cùng lý thú.
mien tay nam bo hinh anh 5-shu-264066971
Một cậu bé ở Sóc Trăng

Tìm đến cửa biển Trần Đề

Vài năm trước, việc đi đến cửa biển Tranh Đề (mà ngày nay ta gọi là Trần Đề) xem ra vất vả vì tuyến xe chạy hành trình này rất ít. Mỗi ngày chỉ có vài chuyến xe từ Sóc Trăng lên – xuống Trần Đề mà thôi. Không chỉ có thế, con đường nhỏ hẹp gồ ghề cũng đã làm nản lòng người muốn đến với Trần Đề lắm.
Ngày nay, bạn có thể đi từ Cần Thơ để đến Trần Đề. Nhờ con đường Nam sông Hậu mở rộng, kéo dài từ Cần Thơ đến Trần Đề với chiều dài hơn 100km, nên việc giao thông tới đây rất thuận tiện.
Cho đến nay, chưa có dự đoán chính xác là cư dân đã có mặt tại đây được bao lâu. Song trên những tiêu bản được viết bằng lá cọ, lá buông đang được gìn giữ tại chùa Pô Thi Prứk của người Khmer, tọa lạc tại thị trấn Lịch Hội Thượng (thuộc huyện Trần Đề, Sóc Trăng) chỉ ra rằng: Thuở còn là một dãy những cánh rừng ngập mặn – ngọt đan xen, Trần Đề thuộc quyền sở hữu của những cư dân cổ Khmer do triều đại đế chế Angkor huy hoàng rực rỡ cai trị.

mien tay nam bo hinh anh
Ngôi chùa yên tĩnh ở Trần Đề
Ngày ấy, cư dân rất thưa thớt, người Khmer chỉ trồng cây thốt nốt để làm dấu tích quyền sở hữu. Sau đó, họ xây vài ngôi chùa để việc dâng cúng Phật được dễ dàng trên vùng đất mới. Hầu hết cư dân chỉ đến đây thu hoạch ba khía để làm mắm, bắt hải sản để làm khô và chở về Phnom Penh. Vì vậy, Trần Đề – Lịch Hội Thượng vẫn là chốn cá nước, chim trời, rất ít cư dân tới lui. Chỉ đến giữa những năm 1950, cư dân Việt mới đến đây lập nghiệp.

Giai thoại về vùng đất mang dấu ấn vị hoàng tứ thứ 9

Nghỉ mệt bên ngôi chùa đầy những cây cổ thụ xanh mướt mắt tại Lịch Hội Thượng, tò mò ngắm những cây quách ra trái lúc lỉu, tôi được vị sư trụ trì, lật cuốn sách lá, đọc chữ Phạn và giải nghĩa như sau:
Người Khmer cổ tin rằng, thuở hồng hoang, vùng đất này do Nam hải Long vương cai quản. 9 vị hoàng tử của ông đã cùng nhau phun nước điều hòa trời đất. Song, với bản tính đùa nghịch, lại thêm lòng yêu mến nhân gian, hai trong số các hoàng tử đó đã vướng vào lưới tình và bỏ bê nhiệm vụ.
Tin bay về trời, Thượng đế đã phái thiên tướng trừng phạt hai vị hoàng tử. 9 vị Tiểu long đã đồng tuyên chiến với thiên binh. Cuối cùng, Nhị lang thần phải thân chinh trừng phạt. Biết không địch nổi vị thần tài ba nên các chú rồng đã xé đất thành sông, tìm ra biển để trốn lưới trời. Cuối cùng, tất cả đã bị trừng phạt, biến thành những con sông nhỏ, ngậm nước mặn – ngọt giao hòa để bồi lại đất mà chúng từng vẫy vùng, biến thành hai dòng sông Tiền và sông Hậu mênh mang.
Nghe sư phiên dịch mà tôi phì cười vì điển tích này mang âm hưởng văn hóa của người Hoa Nam, vốn có lịch sử di dân nhằm trốn tránh sự truy sát của triều nhà Thanh chỉ cách đây vài thế kỷ.
Lần đầu được nghe giai thoại trên, một niềm vui len nhẹ trong tim khi tôi phải bon bon vượt quãng đường dài, xuyên qua những khu ruộng lúa ươm vàng nắng sớm, thỏa mắt nhìn hàng đu đủ chi chít trái và những ruộng dưa hấu thẳng tắp, bên những hàng dừa nghiêng mình soi bóng la đà trên con rạch nhỏ.
Nếu nói đúng, Trần Đề của hôm nay không còn là địa chỉ của du khách, bởi lang thang khu bãi Giá, Mỏ Ó, tôi đã thấy những vuông tôm đặc ken trên sóng nước bát ngát. Thi thoảng, vài chú bò lững thững trên đường, chúng nhẩn nha nhai cỏ mà chẳng buồn quan tâm đến tôi, một lữ khách đang chạy lòng vòng ngắm cảnh. Mỏ Ó là bãi biển đẹp nổi tiếng của Sóc Trăng vào thập niên 1990 của thế kỷ trước. Nơi đây vốn là khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây ngập mặn, là nơi trú ngụ của nhiều chim chóc, hải sản, các loài bò sát đã bắt đầu bị con người xâm lấn. Liệu bạn có đến đây kịp lúc trước khi nó thật sự bị mai một một cách tàn khốc như các vùng sinh thái khác?

Đi Mông trên vùng biển bùn bắt vọp

mien tay nam bo hinh anh 2
Thú đi mông đang được nhiều du khách tìm tới trải nghiệm ở Trần Đề
Ở Trần Đề có một trò chơi mà hiện nay vài du khách phượt không ngại đường xa, tìm đến đây trải nghiệm. Đó chính là đi mông, một vật dụng trượt bùn trên biển do ngư dân Trần Đề sáng tạo.
Hôm tôi đến, khi đang ngắm cảnh biển bùn mênh mang trong gió lộng, bỗng hình ảnh một cư dân đi mông trên bùn lọt vào tầm nhìn đã làm tôi thích thú. Tôi nằn nì kết bạn cùng, anh cho biết rằng không biết đi mông có tự khi nào, chỉ biết cha đã đóng dụng cụ này và dạy anh đi mông bắt cá khi anh còn bé tí tẹo.
Thực ra đi mông là nghề mưu sinh của những người có gia cảnh nghèo khó, đất đai không thể trồng trọt do bị nhiễm mặn nên bà con chỉ có thể thu lượm hải sản như bắt vọp, xúc nghêu và rượt, chụp cá thòi lòi biển.
Để đào vuông nuôi tôm hay đi ghe, người dân phải có một nguồn vốn nhất định. Điều này không dễ dàng đối với bà con nghèo nơi đây. Do đó, nhiều người chọn dùng mảnh ván trượt bùn này, lướt băng bắng trên các bãi bùn, bắt chụp cá thòi lòi, ba khía, moi cua để đắp đổi cuộc sống qua ngày, đoạn tháng.
Ngày xưa, tôm cá ê hề nên cư dân nơi đây phó thác cuộc sống của mình cho trời. Bà con không bị đói bữa nào bởi sản vật phong phú lắm.
Khi cư dân tràn lan đông đúc, đất, rừng bị phá bỏ để nuôi tôm, cá… xuất khẩu; những mảng rừng ngập lợ bị tàn phá tại cửa biển Trần Đề, sự biến đổi khí hậu cùng việc hủy hoại môi trường khiến vùng châu thổ khó giữ được nét thanh bình thuở xưa. Tôi cảm nhận dù trời xanh vẫn đang bừng trong nắng xuân nhưng xem ra, tương lai của những cư dân chất phác ở đây lại phảng phất màu xám u buồn. Các cư dân đã không kịp thay đổi nhận biết để chọn cho mình một cách sống phù hợp khi thế thời biến đổi.
mien tay nam bo hinh anh 4-shu-340484930
Đến Trần Đề, bạn nhớ thưởng thức món mắm ba khía đặc sản
Tạm biệt những hàng cây bần, đước, tràm xanh rung rinh chào đón tôi trên vùng biển bùn mang vị phù sa ngai ngái. Quay xe trở về Cần Thơ, một cô bán chuối chiên có nụ cười chân thành đã làm tim tôi xúc động nên ghé lại thưởng thức vị chuối nóng hổi, ngọt lịm qua lời chào: “Chuối này trồng vườn nhà, hỏng có thuốc men gì đâu cô Hai!”. Chỉ một câu nói mộc mạc mà tôi thấy thân thương quá. Giống như lời sẻ chia của một người thân chứ chẳng đượm chút phong vị chèo kéo đặng chỉ nhắm tới việc bán hàng, thu lợi.
Tiếp tục về Cần Thơ, lòng tôi bâng khuâng tự hỏi: Không biết sau này cảnh vật nơi đây sẽ ra sao nhưng một thoáng nghẹt tim khi tôi nhìn thấy những giàn giáo của một nhà máy nhiệt điện sẽ xuất hiện tại huyện Long Phú trong tương lai gần. Có lẽ các khu vườn ruộng xanh sẽ bị phá bỏ để những ống khói, giàn sắt chi chít mọc dày trên vùng đất yên lành này.
Chợt buồn tênh bởi lòng chợt nhớ những mảnh đời gắn liền với thú đi mông.
Bà con sẽ về đâu nếu vùng biển bùn này không còn bóng chim, tăm cá?!

Thông tin thêm

Nhà xe Hoàng Vân mỗi ngày có 4 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 10 giờ đến 19 giờ (bến xe Miền Tây, TP. HCM – chợ Kinh Ba, Sóc Trăng). Thời gian di chuyển khoảng 5 giờ. Giá vé từ khoảng 120.000 đồng, https: //vexere.com/vi-VN/ve-xe-khach-hoang-van-tu-sai-gon-di-tran-de-soc-trang-129t25811-259.html#23022017. Sau khi xuống xe khách, bạn đi xe buýt đến thị trấn Lịch Hội Thượng. Song, để thuận tiện, bạn nên thuê xe máy giá khoảng 120.000 đồng/ngày. Bạn có thể đăng ký đi mông chụp cá thòi lòi biển với giá 50.000 đồng.
BÀI: DƯƠNG THỦY
Tiếp Thị Gia Đình