Chiếc xe bằng gỗ cũ kỹ, phía trước có ghi tên quán bằng tiếng Việt lẫn tiếng Trung Quốc do chính tay ông Tư Ky đóng.
Món ăn này du nhập vào miền Nam đã hơn 100 năm và nhanh chóng trở nên phổ cập, là món ăn bình dân và quen thuộc đặc biệt với những người lao động ở Sài Gòn.
Sài Gòn phồn hoa đô hội là thành phố tập trung rất đông dân cư từ khắp nơi đổ về. Trong đó, phải nói đến cộng đồng người Hoa di cư vào Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Theo chân họ là những tinh hoa ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn như: hủ tiếu, sủi cảo, hoành thánh, chè hột gà trà… nổi bật nhất là món mì tươi kéo sợi.
Nức tiếng quán mì kéo sợi thủ công hơn 70 năm tuổi giữa Sài Gòn - ảnh 1
VIDEO: Quán mì nức tiếng hơn 70 năm tuổi - Thực hiện: Lưu Trân - Tuấn Anh
Món ăn này du nhập vào miền Nam đã hơn 100 năm và nhanh chóng trở nên phổ cập, là món ăn bình dân và quen thuộc đặc biệt với những người lao động ở Sài Gòn.
Thành phần của mì tươi kéo sợi đơn giản với sợi mì, nước lèo và nguyên liệu ăn kèm. Tô mì ngon nhất ở nước lèo đúng chất người Hoa, có vị ngọt và béo của xương hầm, nước trong và không có cặn.
Thêm một điểm đặc sắc của ẩm thực Trung Hoa chính là truyền thống “cha truyền con nối”. Quán mì Thiệu Ký nằm tại số 66/5 Lê Đại Hành (phường 7, quận 11, TP.HCM) là một quán ăn đạt được đầy đủ những tiêu chí tôi đã nêu trên khi đã trải qua 3 thế hệ người Hoa, gốc Quảng Đông.
Nằm khuất trong con hẻm nhó trên đường Lê Đại Hành (đoạn 1 chiều) nên nhiều người không để ý sẽ khó tìm ra. Thứ đầu tiên thực khách nhìn thấy khi ghé quán là một chiếc xe bằng gỗ cũ kỹ, phía trước có ghi tên quán bằng tiếng Việt lẫn tiếng Trung Quốc.
Mì tươi kéo sợi kiểu Hoa hơn 70 năm ở Sài Gòn1
Sợi mì Thiệu Ký được làm từ bột mì, trứng vịt và nước tro tàu, được chủ quán trộn, nhồi hoàn toàn bằng tay để đảm bảo độ dai, giòn của sợi mì.
Mì tươi kéo sợi kiểu Hoa hơn 70 năm ở Sài Gòn2
Một tô mì có giá từ 35.000 đến 50.000 đồng, tùy vào yêu cầu của thực khách.
Theo lời Bà Quách Thị Thanh Thảo (40 tuổi), chủ quán đời thứ 3: “Chiếc xe này đóng lâu lắm rồi, từ thời ông bà mới mở quán đến giờ. Xe có cũ thiệt nhưng muốn giữ lại cái xe của ông bà nên tôi chỉ mướn thợ sửa cho chắc chắn chứ không bỏ”.
Bà Thảo là con dâu của ông Tư Ky, người chủ đầu tiên của xe mì Thiệu Ký. Những năm 30 của thế kỷ trước, ông Tư Ky di cư sang Việt Nam lập nghiệp bằng một gánh mì nhỏ bán quanh khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo (quận 11, TP.HCM). Tích góp được số vốn nho nhỏ, ông kiếm gỗ rồi tự đóng thành xe mì đẩy đi bán xung quanh khu vực có đông người Hoa sinh sống.
Mãi đến năm 1975, ông đánh liều thuê miếng đất trống trong con hẻm 66 Lê Đại Hành, dựng tạm tấm bạc che nắng che mưa rồi mua thêm bàn, ghế để làm quán mì. Khách cứ ghé đến ăn mãi rồi quen, người ta gọi hẻm 66 là “hẻm Tư Ky”.
Điều khiến thực khách thích thú nhất khi ăn mì ở đây chính là cọng mì bí truyền, ăn cho đến gần hết tô vẫn dai mà không bị nở... Hơn 70 năm trôi qua, các thành viên trong gia đình ông Tư Ky vẫn giữ nguyên thói quen làm sợi mì riêng cho quán mình. Quy trình làm mì bắt đầu từ 2 giờ chiều cho đến 6 giờ tối.
Mì tươi kéo sợi kiểu Hoa hơn 70 năm ở Sài Gòn3
Khách lựa chọn mì Thiệu Ký bởi hương vị món ăn lẫn cách bày trí quán vẫn giữ nguyên dù đã trải qua 3 thế hệ.
Mì tươi kéo sợi kiểu Hoa hơn 70 năm ở Sài Gòn4
Ăn mì tươi kéo sợi kiểu Hoa thì phải kèm một cái bánh tôm mới cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn.
Nguyên liệu để làm ra sợi mì Thiệu Ký gồm: bột mì, trứng vịt và nước tro tàu. Mì tươi đúng cách phải làm từ bột mì và trứng và không được để lẫn giọt nước nào, nghĩa là chỉ có bột mì và trứng thôi. Sợi mì được trộn nhồi bằng tay chứ không phải bằng máy. Sau đó sẽ đem đi ủ một thời gian cho dậy bột rồi mới mang bột đi cán và cắt sợi.
Ông Lư Cẩm Nguyên (ngụ quận 5) nhận xét: “Tôi cũng là người gốc Hoa, ăn mì ở đây mấy chục năm rồi. Ăn mì kiểu Hoa thì nhiều quán bán, nhưng muốn ăn mì đúng hương vị nguyên gốc thì phải đến đây. Từ sợi mì, nước dùng cho đến gia vị ăn kèm đều đúng đặc trưng ẩm thực Trung Hoa”.
Mỗi tô mì Thiệu Ký sẽ gồm hai vắt mì, sau khi được trụng qua nước lèo nóng hổi, chủ quán sẽ cho vào các thành phần ăn kèm như thịt xá xíu, thịt gà xé, cá viên, sủi cảo, hoành thánh… Thêm chút lá hẹ, hành phi vàng ươm, tóp mỡ chiên giòn rụm. Cuối cùng là những vá nước lèo trong veo, thơm lừng mùi xương ống hầm.

Nguyên tắc màu sắc trong ẩm thực Hoa
Cũng nhờ ghé mì Thiệu Ký mà tôi có được một phát hiện khá thú vị là tại quán ăn của người Hoa, trên bàn sẽ để sẵn một khay gia vị bao gồm: sa tế xay nhuyễn sên với dầu, ớt trái cắt lát mỏng, tương đen, tương đỏ và 2 lọ gia vị với màu xanh là xì dầu và màu đỏ là giấm đỏ. “Đó là quy định về màu sắc của giấm và xì dầu ở tất cả những quán ăn có chủ là người gốc Hoa”, chị Thảo chia sẻ.
Ngoài mì nước thì mì khô dầu hào cũng được nhiều thực khách lựa chọn khi ghé quán. Khác với mì nước, khi ăn mì khô thực khách sẽ cảm nhận được rõ hơn cái dai, giòn của sợi mì. Vị mì ngon hòa với một chút dầu hào và tóp mỡ, nêm thêm một chút giấm đỏ, xì dầu và một muỗng sa tế xay nhuyễn… gắp lên một đũa mì với thịt xá xíu rồi thì chẳng ai ngưng lại được sự quyến rũ của hương vị đậm chất “Tư Ky” này.
Ông Nguyễn Văn Tường (ngụ quận 1) khách ruột của quán, cho biết: “Quán này từ thời ông bà cho đến con cháu khi tiếp nhận nghề làm mì đều giữ được cái hương vị đặc trưng của món ăn. Ngay cả cách bày trí quán cho đến cái xe đẩy gỗ cũng y chang hồi xưa luôn. Thêm một điều nữa tôi thích ở đây là cái bánh tôm, nếu ăn một tô mì Hoa mà không có bánh tôm thì không phải mì Hoa nguyên bản rồi”.
Cũng nhờ ghé mì Thiệu Ký mà tôi có được một phát hiện khá thú vị là tại quán ăn của người Hoa, trên bàn sẽ để sẵn một khay gia vị bao gồm: sa tế xay nhuyễn sên với dầu, ớt trái cắt lát mỏng, tương đen, tương đỏ và 2 lọ gia vị với màu xanh là xì dầu và màu đỏ là giấm đỏ. “Đó là quy định về màu sắc của giấm và xì dầu ở tất cả những quán ăn có chủ là người gốc Hoa”, chị Thảo chia sẻ.
Không chỉ dừng lại ở một nghề truyền thống của gia đình mà nghề bán mì cũng đã giúp cho đại gia đình ba đời của quán mì này có thể đảm bảo được cuộc sống của mình. “Sau này tôi sẽ truyền lại nghề làm mì cho con cái. Cái nghề này là nghề của ông bà, cha mẹ, dù có như thế nào thì tôi cũng sẽ không để thất truyền”, chị Thảo khẳng định.

Ngoài mì sợi thì quán cũng có các món đặc sắc khác như hủ tiếu mềm (sợi gần giống sợi phở), sủi cảo, hoành thánh với phần nhân đầy ụ và món bánh tôm chiên giòn giòn, điểm một con tôm ở giữa rất ngon. Quán bán từ 7 giờ sáng đến tận 1 giờ sáng hôm sau, giá mì thấp nhất là 35.000 đồng/tô, cao nhất là 50.000 đồng/tô tùy vào yêu cầu của thực khách.
Lưu Trân
Ảnh: Tuấn Anh

Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong

Tiệm ăn "cha truyền con nối" ở quận 11 phục vụ nhiều thế hệ người Sài Gòn suốt hơn 70 năm qua với món mì nổi tiếng.

00:31| 00:31

Thiệu Ký là tiệm mì có thâm niên hơn 70 năm ở Sài Gòn.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Tiệm nằm khuất mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Đại Hành, quận 11. Bà Quách Thị Thanh Thảo (41 tuổi), chủ quán đời thứ 3 chia sẻ, "gia tài" lớn nhất của quán là chiếc xe phía trước. "Xe đóng từ thời ông bà mở quán tới giờ và đã nhiều lần sửa lại cho chắc chắn", bà Thảo nói.
Theo lời kể, chủ đầu tiên của xe mì này là ông Tư Ky. Ông di cư sang Việt Nam lập nghiệp vào những năm 30 của thế kỷ trước. Khởi đầu của là một gánh mì nhỏ bán quanh khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo (quận 11, TP.HCM). Sau khi buôn bán một thời gian và dành dụm được ít tiền, ông kiếm gỗ rồi tự đóng thành xe mì đẩy đi bán xung quanh khu vực.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Bà Thảo là cháu dâu đời thứ 3 của ông Tư Ky cho biết, đến năm 1975, ông của bà đánh liều thuê miếng đất trống ngay địa chỉ bây giờ rồi mở quán. Thời đó quán đơn sơ khi chỉ có tấm bạt che mưa nắng, dần dần được ông đầu tư mua thêm bàn ghê. Khách quen còn gọi con hẻm hiện tại là "hẻm Tư Ky".
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Đến nay, gia đình bà Thảo đều truyền nhau thói quen tự làm mì cho tiệm của mình. Nguyên liệu chính để làm sợi mì gia truyền là trứng, bột mì và nước tro tàu. Sau khi bột được nhào thật kỹ thì được cho nghỉ để nở và cán mỏng, sau đó cắt thành sợi và chia thành từng vắt nhỏ.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Nhờ nước tro tàu và cách làm gia truyền mà sợi mì đảm bảo độ dai dù có để lâu. Quy trình này thường được làm từ 14h đến 18h mỗi ngày.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Các công đoạn như làm mì, vằn thánh... đều diễn ra trực tiếp tại gian nhà chưa đầy 20 mét vuông.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Mì ăn kèm với xá xíu là món hút khách nhất. Bạn có thể chọn tô mì khô trộn dầu hào hoặc mì nước với nước dùng thơm ngọt.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Ngoài ra, mì ăn với gà cũng đắt khách không kém. Gà luộc chín và xé sợi nhỏ để sẵn. Khi có khách yêu cầu, đầu bếp sẽ xếp vào tô.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Mỗi phần ăn ở quán đều có 2 vắt mì. Mì được trụng qua nước sôi và nước lạnh từ 2 lần để tăng cảm giác giòn dai khi ăn. Tô mì dọn ra hấp dẫn với miếng thịt xá xíu đỏ au bên trên hoặc thịt gà trắng ngần, thêm vào đó là xà lách. Không thể thiếu đó là chút lá hẹ, hành phi vàng ươm, tóp mỡ chiên giòn rụm. Cuối cùng, đầu bếp sẽ chan vào những vá nước dùng trong vắt, thơm lừng mùi xương. Mì của người Hoa không ăn kèm giá hay các loại rau thơm.
Mỗi phần mì có giá từ 40.000 đồng tuỳ theo lựa chọn của khách. Bạn có thể chọn phần thập cẩm, đặc biệt hoặc đồ ăn kèm theo sở thích như xá xíu, thịt gà, vằn thánh, xương... Sợi mì ăn cho đến cuối cùng mà vẫn không bị bở.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Khách đến quán có thể ngồi ăn bên ngoài và bên trong. Nếu đặt chân vào bên trong, bạn sẽ thích thú bởi không khí đặc sệt gốc Hoa, từ câu liễn trên tường đến những vật dụng bát, đũa. Đây cũng là một trong số quán ăn gốc Hoa ở Sài Gòn còn giữ nếp truyền thống bán trên xe đẩy. Quán mở cửa từ 7h đến 1h sáng hôm sau.
Tiệm mì 70 năm ở Sài Gòn khởi đầu từ gánh hàng rong
Theo ông Vương (ngụ ở quận 11) là khách "ruột" của quán, ông ăn ở đây từ hồi còn trẻ đến giờ. "Quán từ thời ông bà cho đến con cháu vẫn giữ nguyên cái hương vị đặc trưng, đặc biệt là cách làm mì không thay đổi, hay cái xe đẩy bằng gỗ cũng y chang ngày xưa”, ông nói.
Phong Vinh