Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Tìm hiểu con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn

Hơn 150 năm tuổi, Đồng Khởi là một trong những con đường cổ xưa, sTheo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong Sài Gòn năm xưa, con đường được biết đến nhiều vì ở đầu đường - giáp với bờ sông Sài Gòn - từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi (nên còn được gọi là Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26.





Ngày 1/2/1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường và đường số 16 được đặt là Catinat - tên một tướng Pháp dưới thời Louis XVI tham dự trong trận đánh cảng Đà Nẵng (1856) và Sài Gòn (1859).
dung-duong-dong-khoi-duoi-thoi-phap-thuoc-ten-la-catinat
Đường Catinat năm 1900. Ảnh tư liệu
Theo tác giả Nguyễn Đức Hiệp trong cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người, trước khi kênh Chợ Vải (kênh Lớn) bị lấp vào năm 1889, gộp chung hai đường Charner và Rigault de Genouilly ở hai bên bờ kênh thành đại lộ Charner thì Catinat và route Natinal (sau năm 1901 là đường Paul Blanchy, nay là đường Hai Bà Trưng) là hai đường chính của Sài Gòn.

Nơi đây tập trung nhiều cơ sở kinh doanh của người Pháp, Hoa, Ấn và Việt với các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, in sách, thuốc tây, máy móc, máy ảnh, rượu, dụng cụ âm nhạc, nữ trang...ang trọng và sầm uất nhất Sài Gòn. 

tim-hieu-con-duong-sam-uat-bac-nhat-sai-gon
Đường Đồng Khởi vào năm 1890. Ảnh tư liệu
Continental là khách sạn lịch sử nổi tiếng TP HCM, hiện nằm ở số 132-134 đường Đồng Khởi. Khách sạn được ông Pierre Cazeau, nhà sản xuất vật liệu cho xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc. Ông Cazeau muốn mở một khách sạn sang trọng để tiếp đón các du khách từ Pháp đến Sài Gòn.
dung-do-la-khach-san-continental
Khách sạn Continental. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Liên Phong đã mô tả một góc cạnh của đường Catinat vào đầu thế kỷ 20 trong cuốn Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca như sau:
"Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
..Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
..Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc xon (l'auction)"
Theo nhiều tư liệu, Catinat là con đường đầu tiên được sửa sang khi Pháp quy hoạch lại thành phố sau khi chiếm và phá thành Sài Gòn. Năm 1890, Catinat là con đường được tráng nhựa đầu tiên ở Sài Gòn với phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xe bò, xe ngựa. 
Tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé tới Sài Gòn cũng cho rằng, Catinat là con đường được tráng nhựa đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn còn gọi là đường Cao Su.
chinh-xac-catinat-duoc-xem-la-con-duong-duoc-trang-nhua-dau-tien-o-sai-gon
Đường Catinat dưới thời Pháp thuộc là con đường sầm uất nhất Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Từ năm 1904, đường Catinat và các đường xung quanh bắt đầu xuất hiện các cửa hàng thương mại kinh doanh của người Việt như cửa hàng nhiếp ảnh của Jean-Pierre Trọng, nhà in của Nguyễn Văn Toán (Đinh Thái Sơn hay Phát Toán), nhà in Lê Phát Tân, cửa hàng bán xe đạp, làm bánh mì của nhà nhiếp ảnh Lê Văn Ba...
Trong số cửa hàng này có một số tham gia phong trào Minh Tân (cuộc vận động duy tân nước Việt Nam theo gương người Nhật Bản) như cơ sở thương mại của Nguyễn An Khương, Trần Chánh Chiếu. Cho đến thập niên 1920, ngay cả sau phong trào Minh Tân tan rã thì rất nhiều cơ sở thương mại và dịch vụ của người Việt đã xuất hiện gia nhập tân trào khắp nơi.
Năm 1911, công tước De Montpensie đã mua lại khách sạn này khi trú ngụ tại đây trong chuyến đi vượt rừng đường xa từ Sài Gòn đến Angkor.
Năm 1930, De Montpensie bán lại khách sạn cho ông Mathieu Francini, một người Pháp gốc Corse. Vốn là thương gia giao thiệp rộng, sau khi đến Sài Gòn, ông lập gia đình với một phụ nữ Việt Nam, con một chủ điền giàu có ở Nam Kỳ.
Căn phòng số 214 của khách sạn Contiental từng là nơi ở của Graham Greene - người đã thai nghén và cho ra đời tiểu thuyết nổi tiếng The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng).
Sau Continental, Majestic được khánh thành năm 1925 cũng thuộc loại khách sạn kỳ cựu của Sài Gòn nằm ở góc đường Catinat và Luro (nay là Tôn Đức Thắng) nhìn ra bờ sông Sài Gòn.
Theo tài liệu "Sài Gòn - Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người" của Nguyễn Đức Hiệp, số 42 đường Catinat thập niên 1920 là tiệm bán vải lụa của ông Nguyễn Đức Nhuận, trên lầu là trụ sở của tuần báo Phụ nữ tân văn.
Ngày 21/6/1929, Sài Gòn bừng lên cuộc tiếp đón một vĩ nhân đến từ Ấn Độ, đại thi hào Rabindranath Tagore. Ông đã ghé thăm tòa soạn Phụ nữ tân văn hai ngày sau đó, nói chuyện với các ký giả và mua áo gấm ở đây.
dung-tagore-da-ghe-tham-toa-soan-phu-nu-tan-van
Trang báo đưa tin về sự kiện đại thi hào Tagore ghé thăm tòa soạn Phụ nữ tân văn. Ảnh tư liệu
Phụ nữ tân văn đã miêu tả lại không khí ấy: "Dân thành phố Sài Gòn cả Tây lẫn ta và đông đảo người Ấn Độ nghinh tiếp tiên sinh rất là trọng thể. Khi tàu cập bến, có quan chánh văn phòng trên phủ Thống Đốc thay mặt chánh phủ và ông Béziat, Đốc Lý Sài Gòn cùng nhiều quan chức nghinh đón, đều lên tàu chào mừng tiên sinh. Người mình lâu nay ước mong được chiêm ngưỡng dung nhan một nhà đại thi hào, thì hôm nay dân Sài Gòn đã toại nguyện".
Năm 1954, sau khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam, đường Catinat được chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi thành Tự Do và nơi đây vẫn là con đường sầm uất bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, một lần nữa, con đường được đổi tên thành Đồng Khởi cho đến nay.
dung-duong-catinat-duoc-doi-ten-thanh-tu-do-nam-1954
Xe cộ nườm nượp trên đường Tự Do năm 1967-1968. Ảnh tư liệu
Tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé tới Sài Gòn nhận định, tiêu chuẩn của một thành phố chính là đường đi. Không có đường đi đàng hoàng thì thành phố dù lớn đến mấy cũng chỉ là một cái làng.
"Sài Gòn khi Pháp tới đường sá còn rất ít và việc đi lại chủ yếu là đi bộ, đi ghe và xuồng. Ngoài con đường cái quan Sài Gòn - Tây Ninh (nay là Cách Mạng Tháng Tám phần trong nội thành) gọi là Thiên Lý Thuận Kiều, đường Sài Gòn - Mỹ Tho (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) thì còn đường Trên (Nguyễn Trãi và Lý Tự Trọng, đoạn từ Thủ Khoa Huân đến ngã sáu Sài Gòn), đường Dưới chạy dọc bờ rạch Bên Nghé từ cầu Khánh Hội tới cầu Xóm Củi, đường hai bên kênh Thị Vải (Nguyễn Huệ) và đường Đồng Khởi", sách viết.
Có thể nói đường số 16 - Catinat - Tự Do - Đồng Khởi là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất, là chứng nhân của những thăng trầm trong lịch sử đất Sài Gòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét