Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Đường phố mang tên danh nhân nước ngoài ở Sài Gòn

TP HCM hiện có nhiều con đường mang tên danh nhân nước ngoài như Pasteur, Alexandre de Rhodes, Tagore... 

trac-nghiem-ve-duong-pho-mang-ten-danh-nhan-nuoc-ngoai-o-sai-gon
Đường Pasteur ở quận 3,  TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Louis Pasteur (1822-1895) là nhà hóa học, vi sinh vật học người Pháp với những phát hiện về nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông thường được biết đến qua những nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm của con người, đặc biệt là bệnh chó dại, nấm than.
Pasteur đồng thời có những khám phá quan trọng trong ngành hóa học, nổi bật là về phân tử đối với tính không đối xứng của một số tinh thể nhất định và raxemic hóa.
Ông được tôn vinh là cha đẻ của ngành vi sinh vật học. Dù chưa bao giờ chính thức học y khoa nhưng ông vẫn được coi là một thầy thuốc vĩ đại và ân nhân của nhân loại.
dung-pastuerla-nha-hoa-hoc-nha-vi-sinh-vat-hoc-nguoi-phap
Louis Pasteur. Ảnh: Wikipedia
Đường Pasteur ở TP HCM dài gần 1.200 m, trải dài từ quận 1 sang quận 3. Theo Sổ tay tên đường ở TP HCM (NXB Trẻ) của tác giả Lê Trung Hoa và Nguyễn Đình Tư, năm 1865, phía bến Chương Dương là con rạch, hai bên có hai con đường đều mang số 4. Sau con đường bên phải đặt tên là Oliver, bên trái là Pellerin.
Dần dần con kinh bị lấp, tên đường Oliver mất luôn, chỉ còn tên Pellerin. Năm 1955, đường này mang tên Pasteur đến năm 1975 đổi lại là Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 1991, đường mang tên cũ là Pastuer
Alexandre de Rhodes (1591-1660) là nhà truyền giáo dòng Tên đồng thời là nhà ngôn ngữ học người Pháp. Ông đến Việt Nam năm 1624 để truyền đạo và từng bị trục xuất 5 lần vì lệnh cấm đạo, rời khỏi đây năm 1645.
Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt - Bồ - La dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Italy trước đó. Từ điển đã hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh và đây được coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ quốc ngữ.
dung-alexandre-de-rhodes-la-mot-nha-truyen-giao-nguoi-phap
Đường Alexandre de Rhodes ở quận 1, TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Đường Alexandre de Rhodes nằm trên phường Bến Nghé, quận 1, kéo dài từ đường Phạm Ngọc Thạch đến Pasteur. Đường dài gần 300 m, rợp bóng cây xanh vì nằm sát bên công viên 30/4.
Theo Sổ tay tên đường ở TP HCM, tháng 6/1871 đường này có tên là Paracels, đến tháng 10 cùng năm được đổi thành Colombert. Năm 1955, đường được đổi sang tên Alexandre de Rhodes, đến năm 1985 mang tên Thái Văn Lung. Khoảng 10 năm sau đó, đường được phục hồi tên Alexandre de Rhodes đến ngày nay.
Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa người Ấn Độ. Ông được trao giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng này.
dung-tagore-la-nguoi-an-do
Tagore. Ảnh: Wikipedia
Ông để lại di sản văn hóa khổng lồ hơn 1.000 bài thơ, 2.000 bài hát, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, ký và kịch và hàng nghìn bức tranh. Sinh thời, Tagore từng ghé thăm Sài Gòn.
Đường Tagore dài 120 m, nằm ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức. Đường này đã có từ trước năm 1975 trong làng đại học.
Đường Yersin nằm ở phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, dài hơn 600 m từ đường Võ Văn Kiệt đến Phạm Ngũ Lão. Thời Pháp thuộc, đường này mang tên Boresse, đến năm 1955 đổi thành tên trên.
dung-dap-an-la-yersin
Đường Yersin ở quận 1, TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Alexandre Émile Jean Yersin (1863-1943) là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là người khám phá cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên. Yersin cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của trường y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin yêu mến vùng đất này và quyết định lưu trú tại đây. Ông sống gần gũi với cư dân trong vùng, tận tụy giúp đỡ những ngư dân nghèo trong xóm chài nhỏ bé và khám bệnh miễn phí cho người nghèo.
Ngoài TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nhà Trang, Đà Lạt cũng có những con đường mang tên Yersin.
Viện Pasteur Sài Gòn là chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của viện Pasteur Paris. Albert Calmette (1863-1933), một trong những học trò của Louis Pasteur, được giao nhiệm vụ thành lập, tổ chức và điều hành viện.
Calmette đã khởi đầu sự nghiệp với đầy rẫy khó khăn về vật chất, kỹ thuật. Sau khi nhận một phòng thí nghiệm đơn sơ tại viện Quân y Grall, ông đã tiếp nhận những dụng cụ chuyên môn, hóa chất từ Pháp chuyển sang, đào tạo những nhân viên kỹ thuật đầu tiên để khai triển công việc.
Chưa đầy 3 năm ở Sài Gòn, ông đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ khi vừa xây dựng cơ sở, vừa cải tiến kỹ thuật để làm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Ông cho sản xuất văcxin đậu mùa, văcxin chống bệnh dại, nghiên cứu về bệnh lý nhiệt đới, làm men rượu, sản xuất huyết thanh chống nọc rắn hổ mang.
chinh-xac-calmette-la-vien-truong-dau-tien-cua-vien-pasteur-o-sai-gon
Đường Calmette ở trung tâm quận 1, TP HCM. Ảnh: Mạnh Tùng
Theo Sổ tay tên đường ở TP HCM, lúc đầu thời Pháp thuộc, đường Calmette mang tên số 32. Từ tháng 4/1877, người Pháp đặt tên đường Bourdias. Năm 1955, đường mang tên Calmette cho đến nay.

dung-ong-laalbert-einstein
Albert Einstein năm 1921. Ảnh: Wikipedia
Albert Einstein (1879-1955) là nhà vật lý người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).
Ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1921 cho những cống hiến với vật lý lý thuyết, đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện. Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
Con đường mang tên ông ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức dài khoảng 600 m, kéo dài từ đường Nguyễn Văn Bá đến đường Dân Chủ.
>>Quay lại
Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét